Bài tập nhóm đề 2 môn pháp luật quảng cáo

MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hàng hóa (GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệp định, không cho phép đối xử đặc biệt hơn hoặc kém giữa các nước tham gia GATT. Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét về bản chất MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhất cho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO. Do đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử và nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại . Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản quy định về MFN. Thể hiện rõ ở điều I của GATS. Căn cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bên ký kết khác phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc trong phạm vi áp dụng do WTO quy định. Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với các nước phát triển vì nó đêm lại cho họ những lợi thế tương tự mà nước phát triển có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán bên ngoài WTO. Không có MFN thì bất cứ nhân nhượng nào đạt được cơ sở song phương hay nhiều bên sẽ không tự động dành cho các nước phát triển.

docx4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm đề 2 môn pháp luật quảng cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I./ĐẶT VẤN ĐỀ: Pháp luât quảng cáo, hội chợ, triển lãm quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động quảng cáo, hội chợ, triển lãm. Để tiếp cận với PLQCHCTLQT trước hết ta cần tìm hiểu nội dung những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ PLQCHCTLQT, và đó cũng là nội dung bài tập nhóm lần thứ 1 của nhóm 9-N02. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN- Most Fovoured National). MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hàng hóa (GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệp định, không cho phép đối xử đặc biệt hơn hoặc kém giữa các nước tham gia GATT. Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét về bản chất MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhất cho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO. Do đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử và nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại . Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản quy định về MFN. Thể hiện rõ ở điều I của GATS. Căn cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bên ký kết khác phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc trong phạm vi áp dụng do WTO quy định. Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với các nước phát triển vì nó đêm lại cho họ những lợi thế tương tự mà nước phát triển có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán bên ngoài WTO. Không có MFN thì bất cứ nhân nhượng nào đạt được cơ sở song phương hay nhiều bên sẽ không tự động dành cho các nước phát triển. 2.Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT - National Treatment) Là nguyên tắc quan trọng được quy định trong nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điều 17 GATS quy định: “ mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.” Nguyên tắc này đòi hỏi những dịch vụ cung ứng của nước ngoài và nhiều khi cả các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn (ngang bằng) so với dịch vụ nội địa cùng loại và các nhà cung ứng dịch vụ nội địa. Cụ thể, dịch vụ cung ứng của nước ngoài không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh và bị áp đặt những tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với dịch vụ cung ứng trong nội địa. Bản chất của nguyên tắc này không phải là cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội cung ứng dịch vụ. Nguyên tắc này được cụ thể hóa ở khoản 2, Điều 1 PLQC, tại Pháp lệnh MNF và NT của Việt Nam quy định: “ Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.” 3.Nguyên tắc mở cửa thị trường (viết tắt là MA) hay tiếp cận thị trường. Nguyên tắc mở cửa thị trường (viết tắt là MA) hay tiếp cận thị trường thực chất là mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Và đây cũng chính là một trong các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế. Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Mở cửa thị trường cũng đồng nghĩa với việc xây dựng những quy định, chính sách pháp luật phù hợp tạo thuận lợi cho sự phát triển của quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật Việt Nam như: Điều 12 Quyết định số 390/1994 về việc ban hành quy chế về hội chợ, triển lãm và quốc tế; Điều 18 của Pháp lệnh số 39/2001 về quảng cáo. 4.Nguyên tắc minh bạch hóa chính sách. Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều X của GATT và Điều III của GATS, theo đó: Điều X của GATS đã định nghĩa chi tiết các quy tắc về “đăng tải và quản lý thực hiện các quy định về thương mại”; GATS cũng đã yêu cầu mọi quốc gia thành viên phải công bố kịp thời “tất cả các biện pháp áp dụng chung có liên quan” theo quy định của Hiệp định, đồng thời phải xây dựng các đầu mối liên hệ để trả lời các thắc mắc hoặc câu hỏi của các quốc gia thành viên về các thông tin có liên quan; GATT cũng yêu cầu các bên cần quản lý việc thực hiện tất cả các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan một cách đồng bộ, khách quan và hợp lý. Nguyên tắc minh bạch hóa chính sách yêu cầu tất cả các chính sách của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế phải được công khai để các doanh nghiệp và các nhà đầutư đều có cơ hội tiếp cận, biết đến các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Việc đảm bảo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách trong hoạt động quảng cáo, hội chợ, triển lãm quốc tế có ý nghĩa rất lớn trong việc: Thứ nhất, đảm bảo tính dân chủ của nhà nước theo đó người dân và doanh nghiệp có quyền được biết về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Thứ hai, chính sách và pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đều xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và ngược lại, ảnh hưởng của các chính sách đó đến thực tiễn đòi hỏi các đối tượng chịu tác động của chính sách phải nắm bắt được nội dung của chính sách; Thứ ba, cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi không chỉ các cơ quan quản lý cần thông tin mà các doanh nghiệp, thể nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phải cập nhật thông tin nhiều hơn để phát triển hoạt động kinh doanh quảng cáo, hội chợ, triển lãm quốc tế. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tính minh bạch của các quy định của pháp luật còn bị chi phối bởi các điều ước quốc tế mà các quốc gia đã ký kết hoặc gia nhập; Thứ tư, công khai, minh bạch được thừa nhận là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả những tệ nạn của bộ máy quản lý nhà nước như hối lộ, tham nhũng… Để nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến môi trường kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải được lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp ; phải được đăng tải trên công báo hoặc yết thị, đưa tin để công dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện tìm hiểu, thực hiện. 5.Nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo. Tự do kinh doanh, tự do quảng cáo không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quảng cáo, hội chợ và triển lãm mà còn là một quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; mỗi người dân, tổ chức được quyền tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp pháp luật quy định. Pháp luật quảng cáo và hội chợ triển lãm là một bộ phận của xúc tiến thương mại vì vậy nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động quảng cáo và hội chợ triển lãm. Nguyên tắc đó được thể hiện trong các quy định pháp luật thương mại, Khoản 1, Điều 103, LTM quy định về quyền quảng cáo thương mại, Điều 2, pháp lệnh quảng cáo cũng quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình”. Khoản 1, Điều 113, LTM quy định về quyền tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên nguyên tắc tự do kinh doanh,tự do quảng cáo phải trong khuôn khổ của pháp luật và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân khác. Có như vậy mới phát huy được ưu thế của tự do kinh doanh trong nền kinh tế mở cửa. 6. Nguyên tắc thiện chí trung thực Thiện chí trung thực cũng được xem là một nguyên tắc đặc thù điều chỉnh hoạt động quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế mà biểu hiện của nó rõ nét nhất trong quan hệ hợp đồng bởi trung thực, thiện chí trung thực là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, được ghi nhận không những trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước. Giữa hành vi vi phạm hợp đồng với nguyên tắc này tồn tại mối quan hệ tương hỗ, trong đó vi phạm hợp đồng cố ý là biểu hiện của sự không trung thực, thiện chí; còn không cố ý vi phạm hợp đồng có thể không vì không thiện chí, trung thực. Xét trong mối quan hệ tổng thể với các nguyên tắc cơ bản khác thì nội dung của nguyên tắc thiện chí trung thực có thể được hiểu như sau: - Các quốc gia đều thỏa thuận, ký kết và thực hiện các hợp đồng quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế trên tinh thần trung thực, thiện chí và hạn chế các hành vi vi phạm hợp đồng.  - Các quốc gia phải trung thực trong việc xác định mức độ vi phạm, lỗi gây ra vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; đồng thời phải thiện chí trong việc bồi thường thiệt hại và khác phục hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. - Trung thực, thiện chí là yếu tố quan trọng tạo sự uy tín, sự hợp tác lâu dài cho các quốc gia trong hoạt động quảng cáo, hội chợ và triển lãm quốc tế. Trong luật thương mại cũng có đề cập tới nguyên tắc này tại khoản 2 điều 6 PLQC,; Điều 6 BLDS 2005. III./ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên còn nhiều bất cập, những hạn chế chế tồn tại phần nào là do quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm chua hợp lý, do vậy PLQCHCTLQT cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Tài liệu liên quan