Bài tập Tìm hiểu các di tích Lịch sự - Văn hóa tỉnh Đồng Nai - Thất phủ cổ miếu (Chùa Ông)

Chùa Ông cù lao Phố, tục danh của Miếu Quan Đế, khai tạo vào năm 1684 và sau ở đổi tên thành Thất Phủ Cổ Miếu. Đây là ngôi chùa Hoa xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cộng đồng di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Biên Hòa năm 1679, tạo lập Nông Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội sớm nhất ở vùng đất phương Nam. Chùa Ông là cơ sở tín ngưỡng do bảy phủ người Hoa: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba đóng góp công của xây dựng và là nơi gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi vùng đất Biên Hòa.

docx13 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tìm hiểu các di tích Lịch sự - Văn hóa tỉnh Đồng Nai - Thất phủ cổ miếu (Chùa Ông), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TÌM HIỂU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH ĐỒNG NAI Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thùy Dung Thực hiện: NHÓM 4 - LỚP THBK5 Huỳnh Thị Thu Hồng Lê Thị Thanh Thanh Phạm Thị Thương Nguyễn Ngọc Thu Thủy Trịnh Thị Minh Trang Vũ Thị Trang Đỗ Phương Uyên Bùi Phương Vy Trần Thị Yến THẤT PHỦ CỔ MIẾU (CHÙA ÔNG) ĐỒNG NAI, 2/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Lịch sử hình thành Chùa Ông cù lao Phố, tục danh của Miếu Quan Đế, khai tạo vào năm 1684 và sau ở đổi tên thành Thất Phủ Cổ Miếu. Đây là ngôi chùa Hoa xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cộng đồng di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Biên Hòa năm 1679, tạo lập Nông Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội sớm nhất ở vùng đất phương Nam. Chùa Ông là cơ sở tín ngưỡng do bảy phủ người Hoa: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba đóng góp công của xây dựng và là nơi gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi vùng đất Biên Hòa. Hình1. Chùa Ông (1684) Vị trí địa lí Chùa Ông tọa lạc trên một thế đất đẹp, rộng khoảng 3000 m2, bên tả ngạn sông Đồng Nai, thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (cù lao Phố) thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Mặt tiền miếu quay về hướng tây – nam nhìn ra sông Đồng Nai. Trước cổng Tam quan có cây si cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, soi bóng xuống dòng sông Đồng Nai hiền hòa, gió lộng, nước trong xanh bốn mùa mát rượi. Tất cả đã tạo cho ngôi miếu một quang cảnh thoáng mát, nên thơ nhưng cũng thật thâm u, cổ kính. Quá trình trùng tu Do chiến tranh tàn phá, chùa Ông gần như bị hư hại hoàn toàn. Đồng bào người Hoa ở đây đã góp tiền trùng tu lại ngôi chùa này vào các năm 1817, 1868 và 1894. Riêng đợt trùng tu 2009 - 2010 là đợt trùng tu lớn, song tuân thủ nguyên tắc phục chế theo nguyên mẫu, có tôn tạo nhưng không làm thay đổi kiểu thức đã có nên giữ được kiến trúc đặc trưng của ngôi miếu của cộng đồng người Hoa đã tồn tại trên 300 năm ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Hình 2. Chùa Ông (2018) Kiến trúc Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định thành thông chí (biên soạn khoảng năm 1820) thì Miếu Quan Đế là một công trình kiến trúc “Miếu điện nguy nga, có tô đắp tượng lớn, cao hơn một trượng; phía sau là Quan Âm Điện. Ngoài bao tường gạch, có bốn con lân đá ngồi bốn góc. Miếu này cùng với Hội quán Phước Châu ở đầu phía tây đường lớn và Hội quán Quảng Đông ở phía đông là ba ngôi đền lớn”. Chùa được ngăn cách với bên ngoài bởi bức tường gạch cao 2,5 mét, có bốn con lân bằng đá ngồi ở bốn góc. Hai tượng ông Nhựt, bà Nguyệt đặt trên bờ nóc tiền điện là một trong những đặc trưng cơ bản tạo nên nghi dung của một ngôi chùa Hoa. Bên cạnh đó, trên mái chùa là một quần thể tượng gốm liên hoành, sắc sảo. Những mảng tượng gốm với các đề tài lễ hội tiêu biểu như hát tuồng, múa cung đình, đá cầu, chuyện tích dân gian,... được thể hiện sinh động. Quy mô kiến trúc miếu theo thức “tứ hợp viện” truyền thống của chùa Hoa với các thành tố chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Kiến trúc và sự bày trí ở đây đã thể hiện trình độ kĩ thuật điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân dân gian. a. Tiền điện Tiền điện có diện tích 62,13 m2. Trên mỗi cột đều có treo liễn đối và hoành phi. Tiền điện là nơi thờ Mã đấu tướng quân (người giữ ngựa cho Quan Công) và ngựa xích thố (con ngựa mà Quan Công thường cưỡi) ngoài ra còn thờ ông Phước Đức. Đây còn là nơi để tấm bia ghi tên những người đóng góp trùng tu chùa năm 1868. Hình 3. Người dân tới chùa làm lễ cầu an và xin lộc từ con ngựa của Quan Công Hình 4. Bàn thờ Phước đức chánh thần b. Trung điện Bên trong có rất nhiều bao lam, võng, lọng được chạm khắc hết sức công phu và những họa tiết được trang trí đẹp nhưng cũng đầy tính tôn nghiêm. Các bức chạm khắc này thể hiện được những cảnh sinh hoạt của người Hoa thuở xưa, như: gánh nước, đốn củi Và những con vật trong tứ linh được chạm khắc xen lẫn hoa văn con tôm, con cua, con cá cũng hết sức tinh xảo và sinh động. Nghệ thuật điêu khắc cũng rất đặc sắc. Trên các thành phần kiến trúc nhất là các thanh xà ngang, vì, con sơn, thanh chống đứng ở hành lang và các bức hoành phi, bao lam, liễn đối, bệ thờ, bàn hương trong nội thất ngôi miếu Các đề tài trang trí như: “Rồng chầu mặt trời”. “tứ linh”, “hoa điểu”, “bách phước”, “múa hát cung đình”, “rồng – mây”, “phù dung – phụng”, dây hoa lá, sóng nước, là những mảng điêu khắc rất đẹp, kĩ thuật đã đạt đến trình độ cao bởi nét đúc già dặn, tinh vi, sắc sảo, khỏe khoắn và sinh động. Rất nhiều nhang khoanh được treo tại khu vực trung điện, đốt nhang khoanh để gửi gắm ước vọng những điều may mắn trong cuộc sống. Hình 5. Khu vực trung điện (chùa Ông) Tại khu vực trung điện, bên tay phải là lối vào phòng làm việc của Ban trị sự chùa, bên tay trái là nơi giải xăm. Hình 7. Phòng làm việc của Ban trị sự Hình 6. Khu vực giải xăm c. Chánh điện Trước khi đến khu vực bàn thờ chính trong Chánh điện đó là Bàn thờ Quán thánh thái tử và Châu xương tướng quân, là hai người con nuôi và là dũng sĩ trung thành của Quan Công. Hình 8. Bàn thờ Quán thánh thái tử (trái) và Châu xương tướng quân (phải) Hình 9. Bàn thờ Quan Thánh Đế Quân Khu vực bàn thờ chính chia làm ba gian thờ. Chính giữa là bàn thở Quan thánh đế quân. Tượng ông được đặt trong khánh thờ, khánh thờ được trang trí rất lộng lẫy, phỏng theo mô típ lưỡng long tranh châu. Tượng Quan Công mặc áo gấm xanh, ngồi oai vệ trên ngai thờ. Hai gian thờ kế bên là hai khánh thờ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Kim Hoa nương nương. Hình 10. Bàn thờ bên phải thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu Hình 11. Bàn thờ bên trái thờ Kim Hoa nương nương d. Các gian thờ khác Ngoài ra, trong chùa Ông còn có các gian thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề, Quan Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Bao Công, Thần Tài thờ các con vật linh, như: rồng, hổ Hình 12. Bàn thờ Ngũ Nương tại chùa Ông Phía sau chánh điện là Quan Âm các thờ Bồ Tát Quan Thế Âm cùng các thần linh phối tự: Ngũ điện Diêm La Thiên Tử Bao ( Bao Công), Thái Tuế Tinh Quân, Huyền Đàn Triệu Nguyên Soái, Thần Tài âm phủ/ Bạch Vô Thường Hình 13. Lầu thờ Quan Âm (chùa Ông) Hình 14. Khu vực tầng dưới thờ Bao công, Tề thiên và các vị khác Lễ hội chùa Ông Hằng năm cứ mỗi độ Xuân về, vào đầu tháng Giêng âm lịch, nhân dân và đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đổ về di tích cấp quốc gia Chùa Ông – Thất Phủ cổ miếu (Xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để tham dự lễ hội chùa Ông. Sáng 25 – 2 (tức mùng 10 tháng giêng âm lịch) lễ hội chùa Ông lần thứ 6 năm 2018 tổ chức khai lễ bằng một nghi thức nghinh thần long trọng. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã tham gia lễ nghinh thần rước bài vị và linh vị của các bậc tiền nhân như Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại di tích quốc gia đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Đức ông Trần Thượng Xuyên tại di tích quốc gia đình Tân Lân (Phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai),... và các thần linh bổn xứ khác. Lễ nghinh thần được thực hiện trên đường bộ và đường thủy tạo thành một không gian lễ hội đầy màu sắc và sinh động. Lễ hội chùa Ông năm 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 25 - 2 đến 28 - 2 (tức mùng 10 - 13 tháng giêng) với nhiều chương trình đặc sắc như Lễ hội – Chương trình sân khấu hóa “Dấu ấn thời gian” (Nhà hát nghệ thuật truyền thống Đồng Nai), biểu diễn tuồng cổ “Mạnh Lệ Quân kỳ nữ”, đờn ca tài tử, múa Lân – Sư – Rồng của các hội quán người Hoa; lễ cúng trời, nghi thức thả đèn hoa đăng trên sông Đồng Nai đêm 28 – 2,... Hình 15. Nghi thức nghinh thần (chùa Ông) Hình 16. Nghi thức thả đèn hoa đăng trên sông Đồng Nai (chùa Ông) Ngoài ra, chùa Ông có rất nhiều ngày lễ lớn như: vía Ông, vía Bà, lễ Vu Lan trong những lần lễ, vía đó, chùa thu hút rất nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng và cúng bái. Đặc biệt, đây cũng là một điểm tham quan du lịch lý tưởng của du khách trong nhiều năm qua. 6. Giá trị văn hóa - lịch sử Đức tin vào Quan Thánh Đế Quân mà dân gian thường gọi là Đức Ông đã trở thành tín lí của cả cộng đồng. Người dân xa gần thường đến đốt đèn quang minh ở điện chính, Quan Âm các hay đốt nhang khoanh để gửi gắm ước vọng những điều may mắn trong cuộc sống. Đó đã trở thành một biểu tượng gắn kết tín ngưỡng dân gian trong truyền thống văn hóa lâu đời của hai dân tộc Việt – Hoa trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngoài giá trị văn hóa, tín ngưỡng, chùa Ông còn có giá trị về mặt lịch sử: đây là một ngôi chùa gắn liền với sự định cư đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Nam bộ vào giữa thế kỷ XVII, tồn tại hơn 300 năm lịch sử. Với những giá trị lịch sử - văn hóa đó, năm 2010, Thất Phủ Cổ Miếu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Tài liệu tham khảo: Phỏng vấn ông Lưu Chí Cường, thành viên ban trị sự của chùa Ông. https://hanhtrinhtamlinh.com/chua-ong-ben-dong-song-dong-nai/ https://baomoi.com/doc-dao-ngoi-chua-co-hon-300-nam-o-nam-bo/c/21483403.epi https://www.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=36679&CatId=86 https://sites.google.com/site/quany302/du-lich-kham-pha/trong-nuoc/di-tich-chua-ong?tmpl=%2Fsystem%2Fapp%2Ftemplates%2Fprint%2F&showPrintDialog=1 MỤC LỤC 1. Lịch sử hình thành 2 2. Vị trí địa lí 2 3. Quá trình trùng tu 3 4. Kiến trúc 3 a. Tiền điện 4 b. Trung điện 5 c. Chánh điện 6 d. Các gian thờ khác 8 5. Lễ hội chùa Ông 9 6. Giá trị văn hóa - lịch sử 11 Tài liệu tham khảo 12
Tài liệu liên quan