Roto maý khởi động bị hở mạch hay chạm mát
Cổ góp máy khởi động bị mòn, bị bẩn hay bị cháy
Cuộn kích từ bị đứt mạch hay bị chạm mát
Chổi than bị mòn
Lò xo giữ chổi than bị yếu
Cụm bánh răng khởi động và các bánh răng khác bị mòn, bị sứt mẻ
Hỏng hóc vòng bi
Hỏng hóc rơ le khởi động
Dây dẫn điện và công tắc bị hỏng
19 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống khởi động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾKHOA ĐỘNG LỰC BÀI THẢO LUẬN BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VHD: Thầy Trung Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Lớp: 08CDOT02 1. Nhiệm vụ hệ thống khởi động (HTKĐ) HTKĐ có nhiệm vụ dùng một nguồn năng lượng bên ngoài quay trục khuỷu động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó, đảm bảo cho nhiên liệu đưa vào động cơ có thể tự bốc cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được. 2. Những hư hỏng thường gặp Roto maý khởi động bị hở mạch hay chạm mát Cổ góp máy khởi động bị mòn, bị bẩn hay bị cháy Cuộn kích từ bị đứt mạch hay bị chạm mát Chổi than bị mòn Lò xo giữ chổi than bị yếu Cụm bánh răng khởi động và các bánh răng khác bị mòn, bị sứt mẻ Hỏng hóc vòng bi Hỏng hóc rơ le khởi động Dây dẫn điện và công tắc bị hỏng 3. Kiểm tra HTKĐ Kiểm tra bằng mắt thường ta có thê phát hiện được các dạng mòn của máy khởi động Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch các cuộn dây của máy khởi động Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor Kiểm tra mạch sơ cấp 4. Bảng các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và cách sữa chữa HTKĐ 4. Bảng các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và cách sữa chữa HTKĐ Máy khởi động 1. Nhiệm vụ Máy khởi động là bộ phận chính của HTKĐ có nhiêm vụ quay trục khuỷu động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó, đảm bảo cho nhiên liệu đưa vào động cơ có thể tự bốc cháy được 2. Những hư hỏng Mất điện sơ cấp Cổ góp bị cáu bẩn và cháy sém Chổi điện bị mòn và bị treo, khớp một chiều quay trượt hay bị kẹt Phần ứng hay bị sộc sệch, lỏng vít bắt chặt Cháy sém các tiếp điểm đóng mạch máy khởi động điện vào rơle kéo Cháy sém các vòng đệm và tấm cách điện của giá đỡ chổi điện Phần ứng của rơle mắc kẹt vào ống lót của nam châm điện Mòn vòng bi, kẹt cơ cấu dẫn động trục phần ứng của máy phát điện Đứt cuộn dây rơ le kéo, yếu lò xo giảm chấn cuộn kích thích bị chạm mát 3. Kiểm tra máy khởi động 3.1. Kiểm tra rotor Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor :Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống. Kiểm tra thông mạch cuộn rotor: Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor. Kiểm tra cổ góp: Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm. Kiểm tra độ mòn của cổ góp: Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế. Kiểm tra ổ bi Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo 3.2. Kiểm tra stator Kiểm tra thông mạch cuộn Stator :Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator. Kiểm tra cách điện stator:Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động 3.3 . Kiểm tra chổi than Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra lò xo của chổi than:Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét. Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than 3.4. . Kiểm tra ly hợp Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều. 3.5. Kiểm tra cuộn hút,cuộn giữ Thử chế độ hút: Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối. Thử chế độ giữ:Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1. 4. Sữa chữa máy khởi động điện Các chổi than bị mòn quá thì cần phải thay mới Nếu lõi thép bị xước cần mài phục hồi bằng giấy nhám, nếu xước sâu thì mài trên máy mài, đường kính lõi thép bị giảm được bù lại bằng cách lót các tấm đệm bên dưới các đầu trục Nếu chỗ lắp vòng bi của cổ trục bị mòn được khôi phục bằng mạ crom hay mạ thép Nếu cách điện các cuôn dây bị đánh thủng thì phải thay mới Các cuộn dây bị cháy thì cuốn lại Nếu mòn các mặt ma sát của cổ góp và vòng tiếp xúc thì mài lại trên máy mài chuyên dùng, mài xong đánh bóng các mặt bằng giấy ráp Nếu vỏ, nắp máy bị nứt có thể hàn lại, gia đỡ chổi than bị lỏng thì tản lại bằng đinh tán. Thay lò xo của gia đỡ chổi than bị gay. Rơ le khởi động 1 Nhiệm vụ Tạo lực từ trường đủ mạnh đóng lõi thép có tiếp điểm đối diện với hai cọc bắt dây nối giữa ắc quy va máy khởi động. Đầu kia của lõi thép nối dài điều khiển cần gat , tách truyền với vành răng bánh đà 2 Hư hỏng của rơ le cach điện bi đánh thủng Lệch vòng gạt, đứt các cuộn dây Các tiếp điểm bị cháy sém, gỉ hoặc dính với nhau Lò xo yếu, biến dạng Các tiếp điểm bị mòn Kẹt lõi sắt của rơ le 3 Cach kiểm tra Kiêm tra cách điện bị đánh thủng : dùng đồng hồ VOM đo thông mạch Kiểm tra độ mạnh yếu cua lò xo cuộn hút va giữ: dùng ắc quy để kiểm tra trực tiếp Kiểm tra điện trở của rơ le: dùng đồng hồ VOM Kiểm tra các tiếp điểm bị cháy sém : có thể dùng mắt thường để kiểm tra Đối với cuộn dây điện từ: nhả các mối hàn bằng mỏ hàn để tháo cuộn dây ra, nhẹ nhàng gỡ ống dây, đếm số vòng, xác định chiều dài và đường kính của dây cũ bằng palmer hay thước kẹp 4 Sửa chữa rơ le Đối với cặp tiếp điểm: dùng giấy nháp mịn số không, đánh sạch tiếp điểm và lau sạch nếu còn sử dụng được Đối với lõi sắt của rơle: cần lật đi rồi lật ngược rơle lại nhiều lần để kiểm tra đóng và ngắt mạch. Nếu lõi sắt không di chuyển dễ dàng có thể cho vào ít dầu lanh rồi lắc đi lắc lại và để một vài ngày cho việc làm sạch và bôi trơn lỗi sắt. Sửa chữa lò xo : lò xo bị biến dạng quá lớn thì thay thế