Bài thảo luận Lãi suất thị truờng Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay

Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Đó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng có được lượng tiền tệ lớn hơn vào ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ để bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Lãi suất thị truờng Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Học viện Ngân Hàng Bài thảo luận: Lãi suất thị truờng Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay Nhóm học sinh thực hiện: Phạm Kim Anh Vũ Quỳnh Anh Vương Ngọc Đức Bùi Sỹ Đồng Nguyễn Thị Thu Huyền Vũ Thị Hồng Nguyễn Thị Thuỳ Liên Tống Bảo Linh Phạm Thị Loan Trần Quốc Minh Hoàng Sơn Nguyễn Thị Thiệp Hà Nội tháng 9 năm 2011 Kết cấu Phần 1: Cơ sở lý thuyết về lãi suất . Định nghĩa . Phân loại . Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất. . Vai trò của lãi suất Phần 2: Khái quát thực trạng lãi suất Việt Nam trong năm 2010. . Thực trạng chung . Nguyên nhân Phần 3: Thực trạng lãi suất Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay. . Thực trạng biến động . Nguyên nhân. . Tác động . Giải pháp Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT Khái niệm Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Đó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng có được lượng tiền tệ lớn hơn vào ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ để bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ. Phân loại :Căn cứ chủ thể trong quan hệ hợp đồng tín dụng Việc phân chia lãi suất tín dụng thành lãi suất tín dụng thương mại, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tín dụng nhà nước và lãi suất tín dụng doanh nghiệp thuộc cách phân loại này. :Lãi suất tín dụng thương mại Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tùy theo thời hạn mua bán chịu và mức độ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mua bán chịu và mức độ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mua bán chịu mà lãi suất tín dụng thương mại có các mức khác nhau. Song các mức lãi suất tín dụng thương mại đều có điểm chung là chúng không được ghi cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chứng từ vay nợ (trên thương pphieeus) mà được bao hàm trong tổng giá trị hàng hóa bán chịu có nghĩa là doanh nghiệp mua chịu phải trả giá hàng hóa cao hơn giá mua trả tiền ngay. Chênh lệch giữa hai loại tổng giá cả hàng hóa này là tiền lãi mà doanh nghiệp mua chịu trả cho doanh nghiệp bán chịu. : Lãi suất tín dụng Ngân hàng Lãi suất TDNH áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng, và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Việc phân biệt khái niệm lãi suất trong các quan hệ này là cần thiết để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng. Lãi suất tiền gửi: được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, vào quy mô tiền gửi. Sự biến động lãi suất tiền gửi ở mức độ lớn không chỉ ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng mạnh tới khối tiền M1 và qua đó tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng mạnh lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn muwac lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau. Sự thay đổi lãi suất tiền vay có tác động tới quy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng trung gian. Vì thế cơ chế này mà Ngân hàng trung ương có thể thực hiện mục tiêu nới lỏng hoặc thắt chặt cung ứng tiền bằng cách ảnh hưởng tới lãi suất tiền vay của các ngân hàng áp dụng đối với nền kinh tế. Lãi suất chiết khấu là một loại lãi suất cho vay áp dụng khi ngân hàng trung gian cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất cấp vốn áp dụng khi ngân hàng Trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng hoặc cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. NHTWW các nước thường hình thành một cặp lãi suất tái cấp vốn tạo nên một khung lãi suất chỉ đạo nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường, đặc biệt là các mức lãi suất ngắn hạn. Lãi suất ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành bởi quan hệ cung-cầu tiền trung ương của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương. Mức độ chi phối này ohuj thuộc vào sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở và tỉ trọng sử dụng vốn vay Ngân hàng Trung ương của các tổ chức tín dụng. Giữa lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với một thị trường tài chính phát triển, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu sẽ tạo nên những phản ứng dây chuyền giữa các muwacs lãi suất. Kết quả cuối cùng sẽ là sự thay đổi của mặt bằng lãi suất phù hợp mục tiêu của NHTW Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. : Lãi suất tín dụng Nhà nước Lãi suất tín dụng nhà nước áp dụng khi nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu. Loại lãi suất này có thể do nmhaf nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác như: sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước…hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, NHNN được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước. : Lãi suất tín dụng doanh nghiệp Lãi suất tín dụng doanh nghiệp áp dụng khi doanh nghiệp đi vay của các chủ thể khác trong xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếu. Lãi suất này có thể do các doanh nghiệp ấn định hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi doanh nghiệp bán chịu hàng, hàng hóa tiêu dùng được bán với giá bán chịu cao hơn giá thanh toán ngay trên cơ sở lãi suất tín dụng tiêu dùng. :Căn cứ giá trị thực của lãi suất Theo giá trị thực, lãi suất được phân chia thành hai loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nếu i biểu thị lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực tế và n là tỷ lệ lạm phát, thì mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và làm phát có thể viết như sau: ir = i – n * Hiệu ứng Fisher: Biến đổi phương trình về lãi suất thực tế, chúng ta có thể thấy rằng lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = ir + ∏ Phương trình viết theo cách này gọi là phương trình Fisher, lấy tên của nhà kinh tế học nổi tiếng Irving Fisher (1867-1947) - người đã phát hiện ra mối quan hệ giữa 3 biến số trên. Theo phương trình Fisher, tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ tiếp tục làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Tỷ lệ một - một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher. Mặc dù người cho vay và người vay không thể dự đoán một cách chắc chắn lạm phát trong tương lai, nhưng họ có một kỳ vọng nào đó về tỷ lệ lạm phát. Dùng n để biểu thị tỷ lệ lạm phát được thực hiện trong tương lai và ∏e biểu thị kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Mức lãi suất thực dự kiến là i – ∏e, còn mức lãi suất thực được thực hiện là i – ∏. Sự phân biệt giữa lạm phát thực tế và dự kiến cho thấy lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát thực tế mà chỉ có thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher vì vậy có thể được biểu diễn chính xác hơn dưới dạng: i = ir + ∏e Lãi suất thực dự kiến ir bị quy định bởi trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Lãi suất danh nghĩa thay đổi theo tỷ lệ một - một với những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát dự kiến ne. Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về mức giá nên lãi suất thực phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc vay tiền và do vậy sự phân biệt hai loại lãi suất này có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể tham gia trên thị trường tín dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Nhìn từ góc độ cung cầu quỹ cho vay Khi các doanh nghiệp, chính phủ phát hành chứng khoán nợ chẳng hạn phát hành trái phiếu để huy động vốn , cung trái phiếu cho thị trường và ,do đó , cầu quỹ cho vay được tạo nên.Còn khi các chủ thể có vốn tiết kiệm mua trái phiếu sẽ hình thành cầu trái phiếu va qua đó họ cung ứng vốn cho thị trường. Điểm cân bằng lãi suất thị trường thay đổi khi cung trái phiếu ( cầu quỹ cho vay ) hoặc cầu trái phiếu (cung quỹ cho vay ) thay đổi. Cung – cầu quỹ cho vay Cầu quỹ cho vay Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.cầu quỹ cho vay được cấu thành từ nhu cầu vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình; nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ và nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài.Doanh nghiệp doanh nghiệp và hộ gia đình vay vốn nhằm mục đích đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng.Trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh ( lạm phát dự tính , khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư ) không đổi, nhu cầu vốn doanh nghiệp và gia đình rất nhạy cảm với sự biến động của lãi suất.Chính phủ và khu vực chính phủ phát sinh nhu cầu vốn nhằm bù đắp thiếu hụt Ngân sách nhà Nước.Nhu cầu này độc lập với sự biến động của lãi suất.Các chủ thể nước ngoài bao gồm doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài.Nhu cầu vốn của loại chủ thể này phản ứng với sự chênh lêch lãi suất giữa hai quốc gia và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mở của và khả năng di chuyển vốn giữa hai nước. Tổng hợp lại, cả ba bộ trên tạo thành cầu quỹ cho vay của xã hội, biến động ngược chiều với lãi suất .Vì lẽ đó, đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và cầu quỹ cho vay là đường dốc xuống.Độ dốc càng thoải phản ánh mức độ nhạy cảm càng cao của lượng cầu quỹ cho vay đối với mỗi phần trăm lãi suất thay đổi Cung quỹ cho vay Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nó được tạo bởi các nguyên nhân sau: - Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu nhất của quỹ cho vay.Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất: nếu lãi suất sẽ làm tăng nhu cầu tiết kiệm và ngược lại.tuy nhiên mức độ nhạy cảm này còn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, thu nhập cũng như thói quen tiết kiệm của công chúng. - Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức: quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng … - Các khoản thu chưa sư dụng đến của Ngân sách Nhà nước. - Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài có thể là Chính phủ, có thể là doanh nghiệp, có thể là cư dân nước ngoài. Như vậy, cung quỹ cho vay được tạo bởi cung quỹ cho vay dư thừa chưa sử dụng đến của các hộ gia đình, của các doah nghiệp, của Chính phủ và của nước ngoài.Mặc dù có sự biến động không phụ thuộc vào lãi suất, nhưng tổng hợp lại quỹ cho vay phản ứng đồng biến với sự biến động của lãi suất trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh ( lạm phát dự tính, của cải,…) không thay đổi.Đường biểu diễn mối quan hệ giữa cung vốn vay và lãi suất có hướng dốc lên, hàm ý rằng lãi suất càng cao thì càng có nhiều người muốn cho vay.Điểm cân bằng lãi suất được tạo nên tại điểm phản ánh sự phù hợp giữa cung và cầu quỹ cho vay. Quỹ cho vay Lãi suất Q1 Q2 i2 i1 S D 2 D1 Hình 4.1: Cung – Cầu quỹ cho vay quyết định lãi suất thị trường : Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường cũng là những nhân tố làm dich chuyển đường cung và cầu quỹ cho vay. : Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay : Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư Quỹ cho vay Lãi suất D’L DL Hình 4.2: Dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay Trong giai đoạn đang tăng trưởng của nền kinh tế, có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, làm tăng nhu cầu vay vốn để thực hiện các dư án đầu tư của các doanh nghiệp.Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải , lãi suất tăng. Ngược lại, trong giai đoạn đang suy thoái của nền kinh tế, sự giảm sút của các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi làm giảm lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất giảm. Khi lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi lãi suất, đường cầu quỹ cho vay dich chuyển từ DL sang DL’ : Lạm phát dự tính Sự tăng lên của lạm phát dự tính làm cho chi phí dự tính của việc vay tiền ở mọi lãi suất cho trước giảm xuống. Người vay vốn được lợi. Điều này làm tăng nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế, lượng cầu quỹ cho vay tăng ở mọi lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dich chuyển sang phải. Sự giảm xuống của lạm phát dự tính có tác động ngược lại cầu quỹ cho vay ở mọi lãi suất khi nó giảm đi, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. : Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước Khi mức bội chi Ngân sách Nhà nước tăng, nhu cầu vay vốn tài trọ Ngân sách Nhà nước tăng ở mọi lãi suất làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. Ngoài ra, hành vi phát hành công cụ nợ để để huy động nhu cầu vốn tài trợ thâm hụt ngân sách địa phương của chính quyền địa phương hoặc huy động vốn của các cở quan Chính Phủ khác cũng có thể tác động đến lượng cầu quỹ cho vay theo chiều tăng lên và sự dịch chuyển sang phải của đường cầu quỹ cho vay. : Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay : Tài sản và thu nhập Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, thì tài sản và thu nhập của các chủ thể tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất . Cũng quy cho vay, vì vậy, tăng lên và đường cung quỹ cho vay dich chuyển sang phải, lãi suất giảm. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tể, lượng cung quỹ cho vay giảm ở mọi mức lãi suất, đường cũng quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. Quỹ cho vay Lãi suất S’L SL Hình 4.3:Dịch chuyển đường cung quỹ cho vay Khi lượng cung quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển từ SL sang SL’ : Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ Tỷ suất lợi tức của các công cụ nợ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất của công cụ nợ mà còn phụ thuộc vào sự biến động giá thị trường của công đó, đặc biết đối với các công cụ nợ dài hạn.Tỷ suất lợi tức có thể khác xa so với lãi suất do có sự biến động giá thị trường của các công cụ nợ. Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó theo đó giảm.Công cụ nợ hiện tại trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế, cung quỹ cho vay giảm và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái .Trong trường hợp ngược lại, cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ dịch chuyển sang phải. Sự thay đổi về lạm phát dự tính cũng sẽ làm thay đổi mối tương quan giữa tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực ( nhà cửa, ô tô,…) và tỷ suất lợi tức của công cụ nợ và do vậy có ảnh hưởng đến sự dich chuyển của đường cong cung quỹ cho vay. Chẳng hạn, nếu lạm phát dự tính tăng sẽ làm tăng tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ so với tài sản thực.lượng cầu công cụ nợ giảm và làm cho đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. : Rủi ro: Khi mức độ rủi ro của các công nợ tăng lên ( do giá cả các công cụ nợ bất ổn định, do rủi ro vỡ nợ,…) so với công cụ đầu tư khác sẽ làm cho nhu cầu mua công cụ nợ giảm đi, làm cung quỹ cho vay giảm đi, dường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. Trường hợp ngược lại làm cho cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. : Tính lỏng của các công cụ đầu tư. Tính “lỏng” của các công cụ nợ đầu tư là nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của công cụ đó một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Nếu tính “lỏng” của công cụ nợ cao hơn so với tính “lỏng” của các công cụ đầu tư khác làm tăng tính hấp dẫn của công cụ nợ, làm cầu cung cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất. Lượng cung quỹ cho vay vì vậy tăng lên, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. Trường hợp ngược lại làm cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dich chuyển sang trái. Việc các nhân tố ảnh hưởng riêng biệt đến đường cung và cầu quỹ cho vay chỉ mang ý nghĩa lý thuyết nhắm nghiên cứu 1 cách đầy đủ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất. Trong thực tế, các nhân tố này có thể đồng thời tác động đến cả hai mặt cung và cầu quỹ cho vay. Tổng hợp tác động của các nhân tố quyết định đến chiều hướng biến động của lãi suất thị trường. Vì thế để dự đoán sự biến động của lãi suất cần nghiên cứu đầy đủ những tác động qua lại này. Nhìn từ góc độ cung cầu tiền : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền Thu nhập thực tế Nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ thể kinh tế muốn chi tiền cho tiêu dung nhiều hơn làm cho cầu tiền tăng. Ngược lại, suy thoái kinh tế khiến thu nhập, tài sản của mọi chủ thể kinh tế giảm xuống, lúc này cầu tiền giảm. Mức giá cả Sức mạnh của tiền chính là khả năng mua hay trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, khi mức giá cả tăng lên, sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo cho khả năng vẫn có được lượng hàng hóa và dịch vụ như trước kia, dẫn tới cầu tiền tăng lên. Ngược lại, sự giảm xuống của mức giá cả kéo theo nhu cầu nắm giữ tiền cũng giảm, đường cầu tiền dịch chuyển sang trái. : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền Sự thay đổi mức cung tiền chủ yếu do NHTW quyết định. Khi NHTW tăng cung ứng tiền, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. Tác động của mức cung tiền tới lãi suất là rất đáng kể. Về ngắn hạn, khi lượng cung tiền tăng lãi suất thị trường tiền tệ sẽ giảm xuống( còn gọi là “tác dụng tính lỏng”). Về dài hạn, một sự tăng lên lượng cung ứng có thể dẫn tới lãi suất thị trường tăng tùy theo tác dụng của các nhân tố thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính tới lãi suất so với “tác dụng tính lỏng” của sự tăng tiền cung ứng tới lãi suất Tóm lại, có 3 nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường: thu nhập thực tế, mức giá cả và lượng tiền cung ứng của NHTW. Tổng hợp sự tác động của 3 nhân tố này sẽ quyết định mức lãi suất của thị trường Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế Là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dung ở hiện tại của các chủ thể kinh tế .Với việc tạo thu nhập cho ngừơi tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm .Lãi suất cao khiến người ta hy sinh tiêu dùng hiện tại,tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng cao hơn trong tương lai ngược lại .Trong một nền kinh tế có thị
Tài liệu liên quan