Bài thảo luận môn Thống kê thương mại

Đề tài 2: để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lời mở đầu: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc tự điều tiết của thị trường bằng các qui luật kinh tế như:

docx42 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận môn Thống kê thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận Môn : thống kê thương mại NHÓM 8 Đề tài 2: để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lời mở đầu:  Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc tự điều tiết của thị trường bằng các qui luật kinh tế như: qui luật giá trị,qui luật cung-cầu và qui luật cạnh tranh,do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường thì họ phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.          Một trong những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh Nghiệp đó là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp. Để hiểu và làm được điều này thì cần nắm rõ những lí luận về năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.           Năng suất lao động là : Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian;hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì vậy nhóm 8 đã chọn đề tài “ để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp” Mục lục Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động    1. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động 2. Phân loại năng suất 3. phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu 4. phân tích sự biến động của nslđ 5. các vấn đề cần giải quyết va phương pháp giải quyết các vấn đê ảnh hưởng biến động của nslđ. Phần II:      Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty 2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 3. nhận xét ưu điểm những tồn tại Phần III:     Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty     1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh   3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn. 4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động. 5. Kỷ luật lao động 6. Đào tạo và phát triển Kết luận Bài làm Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động    Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động. a: Khái niệm năng suất lao động của doanh nghiệp thương mại. Năng suất lao động: Một cách khái quát năng suất lao động được hiểu là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh, được đo bằng mức doanh thu của một nhân viên. Vì vậy nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để dạt được kết quả đó. Năng suất lao động = kết quả / chi phí lao động Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động của một nhân viên bán hàng = mức tiêu thụ hàng hóa / số nhân viên bán hàng Hoặc số nhân viên bán hàng / mức tiêu thụ hàng hóa b: Khái niệm tăng năng suất lao động trong thương mại. - Tăng năng suất lao động là quá trình tăng lực lượng sản xuất của lao động, tăng hiệu quả sử dụng lao động sống. Thực chất đây là quá trình tiết kiệm quá trình lao động sống trong việc sản suất sản phẩm dịch vụ, từ đố chi phí cho lao động sản suất sản phẩm dịch vụ đưuọc giảm xuống, đồng nghĩa với việc bán sản phẩm dịch vụ đó sẽ tăng lên. - Tăng năng suất lao động trong thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong cùng một đơn vị thời gian, hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ. Như vậy năng suất lao động luôn gắn với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản suất kinh doanh. Đó chính là sự khác biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động. - Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là giảm chi phí lao động sống nhưng chất lượng cung câp dịch vụ cho khách hàng không bị giảm sút. Việc tăng năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngành, đối với mọi doanh nghiệp và đối với người lao động. - Ý nghĩa đối với người lao động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc tăng lời nhuận và tăng hiệu quả kinh tế. Mối quan tâm lớn nhất và quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó họ sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể tăng năng suất lao động đến mức tối đa. - Ý nghĩa đối với ngành, việc tăng năng suất lao động làm cho khả năng tái sản suất được tăng lên từ đó qui mô ngành cũng tăng cao. Khi qui mô của ngành tăng cao thì vị thế đống góp cho nền kinh tế của ngành cũng tăng cao. - Ý nghĩa đối với người lao động, tăng năng suất lao động có nghĩa là lượng giá trị do người lao động tạo ra tăng lên từ đó thu nhập của người lao động cũng tăng lên, các lợi ích vật chất khác của họ cũng cao hơn. Năng suất lao động làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng mở rộng về qui mô và tăng cao về chất lượng, từ đó điều kiện làm việc của người lao động sẽ được nâng lên. Theo cách tính năng suất lao động bằng chỉ tiêu giá trị: W= M/ T W ; năng suất lao động M : mức hàng hóa tiêu thụ trong kì T : số lao đọng bình quân trong kì. - Để tăng năng suất lao động xảy ra các trường hợp sau: TH1: mức tiêu thụ hàng hóa tăng và số lao đọng bình quân không đổi. do chi phí không đổi lên doanh nghiệp có lợi nhuận tuy nhiên qui mô của doanh nghiệp không tăng vì thế đó không phải là lựa chọn tối ưu đẻ doanh nghiệp phát triển. TH2: doanh thu không đổi và số lao động bình quân giảm. do chi phí giảm vì lượng lao động giảm nhưng qui mô của doanh nghiệp lai giảm vì thế đây không phải là sự lựa chọn tốt để doanh nghiệp phát triển. TH3: doanh thu tăng số lao động bình quân giảm trường hợp này doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, do doanh thu tăng lên và chi phí lao động giảm, tuy nhiên số lao động bình quân giảm tức qui mô của doanh nghiệp giảm, điều này không tốt với doanh nghiệp. TH4: doanh thu và số lao động bình quân đều giảm, nhưng doanh thu giảm ít hơn so với mức của chi phí tiết kiệm được từ việc giảm lao động. ở đây doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận nhưng cả doanh thu lẫn qui mô hoạt động đều giảm so với trước. điều này hoàn toàn không có lợi. TH5: doanh thu và số lượng lao động đều tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn mức chi phí tăng lên do có thêm lao động. lúc này doanh nghiêp có lợi nhuận do doanh thu cao hơn chi phí, mặt khác qui mô của doanh nghiệp cũng tăng lên do thuê thêm lao động. đây chính là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp phát triển kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu. 2. phân loại năng suất lao động Theo nội dung : chia làm 2 loại Năng suất lao động sống là chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động thông qua kết quả sản xuất với chi phí về số lao động tạo ra kết quả đó (vd: số công nhân ) Năng suất lao động vật hóa : là chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động thông qua kết quả sản xuất với chi phí trung gian (C) ( vd: chi phí về nguyên vật liệu, về khấu hao máy móc…) để tạo sản phẩm. Trong các chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động trên thì còn có thể phân tích ra nhiều chỉ tiêu năng suất lao động tùy theo từng chi tiêu kết quả hoặc chi phí. Các chỉ tiêu kết quả có thể dùng để tính năng suất lao động có thể là: Giá trị sản xuất-GO Giá trị gia tăng-VA Giá trị gia tăng thuần-NVA Doanh thu –DT Lợi nhuận-M Cá chỉ tiêu chi phí có thể là: Tổng số lao động trong doanh nghiệp Tổng số ngày người làm việc Tổng số công nhân sản xuất Theo phương pháp chọn giá gốc so sánh Năng suất lao động thuận: biểu hiện bằng cách lấy chỉ tiêu kết quả chia cho chi phí Năng suất lao động nghịch: biểu hiện bằng chỉ tiêu chi phí chia cho chỉ tiêu kết quả. Hai chỉ tiêu này đều biểu hiện năng suất lao động nhưng có ý nghĩa khác nhau nên có tác dụng phân tích khác nhau . năng suất lao động thuận nói lên : cứ một đơn vị lao động hao phí trong kỳ tạo ra một đơn vị kết quả cần bao nhiêu chi phí cho lao động trong kỳ Theo ý nghĩa của chỉ tiêu : chia NSLĐ thành 3 loại Năng suất lao động trung bình Năng suất lao động cận biên Năng suất lao động ca biệt Ngoài ra còn có một số cách phân loại năng suất lao động khác nữa dựa trên nhiều quan điểm và tiêu thức phân loại khác nhau Mối quan hệ của năng suất lao động với các phạm trù khác. - Mối quan hệ giữa năng suất lao động và việc làm: Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giải quyết việc làm cũng như cải thiện đáng kể năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà chúng ta cần khắc phục để lao động và năng suất lao động không trở thành điểm “nghẽn” của tăng trưởng. Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn do tạo ra thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng tiêu thụ ở trong nước – động lực của tăng trưởng kinh tế, là “cứu cánh” của tăng trưởng kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài. . Kết quả tích cực Kết quả rõ nhất là số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế trong 20 năm qua ở nước ta đã tăng bình quân khoảng 965.000 người/năm, suy ra số người được giải quyết công ăn việc làm hàng năm là khá lớn (cao gấp rưỡi số trên để còn thay thế cho số người hết tuổi lao động hoặc các nguyên nhân khác). Nhờ việc giải quyết việc làm tích cực, cộng với tốc độ tăng dân số giảm, nên tỷ lệ thất nghiệp đã giảmnhanh trong thời kỳ 1989- 1996 (từ khoảng 13% xuống dưới 6%); sau đó tăng lên do cuộc khủng hoảng 1997- 1998 ở khu vực tác động (trên 6%); từ năm 2003 đã giảm xuống dưới 6% và từ 2006 đã giảm xuống dưới 5%. Một kết quả tích cực khác là cơ cấu lao động theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm (từ 73% năm 1990 xuống còn 71,3% năm 1995; khoảng 51,9% năm 2009 và năm 2010 khả năng còn dưới 51% gần đạt mục tiêu đề ra). Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục (từ 11,2% năm 1990 lên 11,4%, lên khoảng 13,1% năm 2000, lên 18,2% năm 2005, lên 21,5% năm 2009). Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng liên tục và nhanh nhất (từ 15,8% năm 1990, lên 17,4% năm 1995, lên khoảng 21,8% năm 2000, lên 24,7% năm 2005 và lên 26,6% năm 2010). Xuất khẩu lao động đã đạt kết quả tích cực: Hàng năm đã có khoảng 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện đạt khoảng trên 400.000 người, ở khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo tính toán ban đầu, tổng số tiền của số lao động làm việc ở nước ngoài gửi về nước đạt khoảng 1,7- 1,8 tỷ USD. - Năng suất lao động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong bối cảnh nền kinh tê thị trường cạnh tranh và toàn câu hóa các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro sự thâm hụt, hoặc tình hình trạng lãi lỗ thất thường cho dù các doanh nghiệp luôn có kế hoạch mục tiêu và các kế hoạch cụ thể. Một tổ chức hoạt động với năng suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi vốn đầu tư hơn. Những tổ chức như vậy cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của nền kinh tế. mặt khác một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất đinh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là dành ưu thế mở rộng thị phần, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái với sự nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan hệ tương đối. trong xu thế hội nhập và tự do thương mại hóa, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hóa dịch vụ. ở tầm quốc gia cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lí vĩ mô. Với các doanh nghiệp vấn đề cạnh tranh thường liên quan đến cơ sở hạn tầng, công nghệ, lao động, vốn thị trường, quản lí. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở để có thể tạo ra sức cạnh tranh cao hay thấp. các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: năng suất, công nghệ, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, giá, hệ thống phân phối, sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào. Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới cức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với gía thành rể đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận. - Năng suất với hiệu quả kinh tế. Hai mươi năm Đổi mới tuy chưa phải là dài đối với một nền kinh tế nhưng nó là cả một chặng đường phấn đấu. Toàn bộ hệ thống kinh tế đã và đang chuyển mình, gặt hái được những thành công to lớn, có những thay đổi cả về chất và lượng. Tất nhiên đó là kết quả trực tiếp của nhận thức đúng đắn và bước đi khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một vũ khí trên thương trường hiện nay, nhận thức về năng suất và chất lượng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất- chất lượng là 1 yếu tố tiên quyết. - năng suất lao động và tiền lương. Kết quả khảo sát về tiền lương, năng suất lao động tại 500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mới đây của Bộ LĐ-TBXH cho thấy mức lương bình quân cao nhất đối với các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 12 triệu đồng/tháng; lương bình quân của lao động có chuyên môn, nghiệp vụ: 2,2 triệu đồng/tháng và lao động trực tiếp: 1,3 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là các DN nhà nước, trong đó mức lương bình quân của cán bộ quản lý là 3 triệu đồng/tháng; có chuyên môn nghiệp vụ: 1,4 triệu đồng/tháng và trực tiếp sản xuất: 1,1 triệu đồng/tháng. Kết quả khảo sát, điều tra cũng cho thấy mức độ tăng lương ở các DN không tương xứng với tốc độ tăng năng suất lao động và lợi nhuận. Ở khu vực FDI, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 41% và năng suất lao động tăng trên 18% nhưng tiền lương chỉ tăng 13%. Bất hợp lý nhất là khu vực DN nhà nước, năng suất tăng 10%, lợi nhuận tăng 54% nhưng tiền lương tăng chưa đầy 3%. 3. Phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu 3.1 Mức bán trung bình của 1 nhân viên W = MT Trong đó: M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ T: số lao động bình quân trong kỳ Nếu mẫu số chỉ bao gồm số lao động trực tiếp, chỉ tiêu tính được là NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp. nếu mẫu số là số lao động nói chung( gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp) thì chỉ tiêu tính được là NSLĐ nói chung: W’= MT' Trong đó: W’ : NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp T’ : số lao động trực tiếp 3.2 Lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị mức tiêu thụ t = TM Trong đó : t: lượng lao động hao phí bình quân cho 1 đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ T: số lao động bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của NSLĐ, t càng nhỏ chứng tỏ lượng lao động hao phí cho một đơn vị mức tiêu thụ càng ít, có nghĩa là NSLĐ càng nâng cao, ngược lại thì NSLĐ càng giảm 4. Phân tích sự biến động của NSLĐ Ta có: IW= W1W0=M1T1M0T0 Sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của đồng thời rất nhiều nhân tố như giá cả, kết cấu mức tiêu thụ, kết cấu số nhân viên. Vì vậy để phản ánh chính xác sự biến động của NSLĐ chúng ta cần loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố trên Loại trừ ảnh hưởng của giá cả bằng cách tính mức tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu theo giá kỳ gốc IWss = W1ssW0=M1ssT1M0T0=M1T1M0T0×1IP Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mức tiêu thụ bằng cách tính chỉ số NSLĐ theo CT: IW= iw .T1T1 Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu số nhân viên W0=W.TT=W.TT Vì vậy, sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của 2 nguyên nhân: bản thân NSLĐ kết cấu số nhân viên IW=W1W0=W1W01×W01W0 (b) (c) (a): chỉ số NSLĐ bình quân. Phản ánh sự thay đổi NSLĐ bình quân chung của tổng thể nghiên cứu (b) : chỉ số NSLĐ bình quân cố định kết cấu số lao động. phản ánh sự biến động của NSLĐ bình quân do thay đổi của bản thân NSLĐ của từng đơn vị trong tổng thể (c) : chỉ số NSLĐ bình quân ảnh hưởng sự thay đổi kết cấu số lượng lao động, phản ánh do kết cấu số lượng lao động của từng đơn vị trong tổng thể thay đổi làm cho NSLĐ bình quân chung của tổng thể thay đổi Trong đó: W1=W1.T1T1 W0=W0.T0T0 W01=W0.T1T1 Phân tích bằng số tuyệt đối: W1-W0=W1-W01+W01-W0 Ảnh hưởng đến tổng mức tiêu thụ : W1-W0T1= W1-W01T1+(W01-W0)T1 5. Những vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lao động. Có những cách phân loại khác nhau về các yếu tố tác động tới năng suất lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động có thể được chia thành ba nhóm sau: các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người; các yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất; các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên. Chúng ta phải thừa nhận rằng, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho các náy móc cũ. Cùng với quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động ngày một được nâng cao, các nguyên vật liệu mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi và hữu ích hơn ngày một xuất hiện nhiều thay thế cho các nguyên vật liệu cũ đã kéo theo sự gia tăng năng suất lao động xã hội ngày một cao, khoảng cách giữa năng suất lao động trước kia và ngày nay càng một xa hơn. Con người và quản lý con người tác động rất lớn đến năng suất lao động. Để đạt năng suất tối đa cần tạo ra môi trường tốt nhất cho phối hợp giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Mối quan hệ đó bản thân nó là kết quả của năng suất. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng lao động tao ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản suất, đặc biệt là con người. Cũng như quản lý, lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới năng suất lao động. Năng suất của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nêú không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng. Trong một doanh nghiệp, khi xét đến các nhân tố tác động tới năng suất lao động thì người ta thường đề cập đến các nhân tố như: + Biến động về mức và tốc độ năng suất lao động qua một số năm. + Kết cấu công nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như thế nào. + Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động được thực hiện như thế nào (bao gồm khả năng giảm lượng lao động năm thực hiện so với kế hoạch và khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một triệu đồng giá trị sản lượng). + Khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động (ba
Tài liệu liên quan