Bài thảo luận Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng thương mại cụ thể và tìm hiểu hình thức thanh toán bằng séc, bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.

Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội. với nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch ), tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội , tiền gửi tiết kiệm của dân cư , tiền gửi các ngân hàng khác.

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng thương mại cụ thể và tìm hiểu hình thức thanh toán bằng séc, bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH * * * * * * * * * BÀI THẢO LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Giảng viên : NGUYỄN NGỌC LÝ Lớp : K6A7 Nhóm sinh viên : NHÓM 7 – K6A7 Thái Nguyên, năm 2011 BÀI THẢO LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Chủ đề thảo luận: A. Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng thương mại cụ thể. B. Tìm hiểu hình thức thanh bằng séc, bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN NGỌC LÝ. Nhóm thuyết trình : NHÓM 7 – K6A7. Thành viên nhóm : LÝ VĂN TOÀN (Trưởng BTC) LÊ VĂN TIẾN TRẦN VŨ HOÀNG ĐỖ TRỌNG THANH LÊ VĂN DUY SƠ LƯỢC NỘI DUNG: PHẦN A: Tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vồn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) tại tỉnh Bình Định. I. Huy động vốn của ngân hàng thương mại. Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội... với nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch ), tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội , tiền gửi tiết kiệm của dân cư , tiền gửi các ngân hàng khác. 1. Các hình thức huy động vốn. a. Nguồn vốn huy động tiền gửi: - Tiền gửi không kỳ hạn. Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán. Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. - Tiền gửi có kỳ hạn. Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi cho nên ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn vì chủ động được thời gian. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc sổ xố trúng thưởng… - Tiền gửi tiết kiệm. Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Là loại tiết kiệm người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Ở Việt Nam, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp. - Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc được trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch. Chúng có cùng tính chất là được hưởng lãi cao và chủ tài khoản không được phát hành séc. b. Nguồn vốn vay: Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng, dưới các hình thức: - Phát hành chứng từ có giá. Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những những dự án đầu tư đã định. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: Phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu) và phát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng). - Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác. Vay qua thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.. 2. Vai trò của huy động vốn tại các ngân hàng tương mại: a. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: - Là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. - Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm, dịch vụ khác. - Là hoạt động để ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại. Vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, là rủi ro cao đối với ngân hàng thương mại. b. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng: - Giúp khách hàng tiết kiệm. - Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiền gửi phù hợp. - Giúp khách hàng tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng. - Khách hàng còn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanh toán, tốc độ thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra khách hàng còn có thể được bảo hiểm số tiền gửi của mình. c. Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế: - Điều phát. - Huy động vốn giúp tăng tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát được lạm vốn để phát triển nền kinh tế. - Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn: - Mội trường kinh tế: Chỉ số giá cả, tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, chính sách của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng gây nên những ảnh hưởng lớn đối với việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Khách hàng: Việc huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thu nhập của khách hàng, tập quán tiêu dùng và độ tin cậy của khách hàng vào ngân hàng. - Ngân hàng thương mại: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt, phong phú, thuận tiện cho khách hàng hay không và lãi suất, cơ sở hạ tầng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn. II. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGRIBANK) tỉnh Bình Định. AGRIBANK là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. 1. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng AGRIBANK tỉnh Bình Định: Các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định đang áp dụng các hình thức huy động vốn sau đây: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi, huy động tiết kiệm (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn các loại). Riêng hình thức tiền gửi tiết kiệm, chi nhánh đang áp dụng các thể thức tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn các loại, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời hạn gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng (huy động theo từng đợt). - Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 2. Đồng tiền dùng trong huy động vốn: Hiện nay, Ngân hàng đang huy động vốn bằng Đồng Việt Nam (VNĐ), Đô la Mỹ (USD), Ơ rô (EUR), ... 3. Quyền lợi của khách hàng gửi tiền: - Được hưởng lãi suất theo quy định của Ngân hàng nơi giao dịch; - Được Ngân hàng bảo hiểm tiền gửi bằng Đồng Việt Nam theo quy định của Nhà nước (trừ giấy tờ có giá vô danh); - Được cấp sổ tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và toàn quyền sử dụng tiền gửi, giấy tờ có giá của mình để thực hiện quyền tài sản theo luật định; - Được rút tiền theo yêu cầu trong phạm vi nguồn tiền gửi của mình (kể cả bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt); - Được hoàn trả cả gốc và lãi theo từng thể thức gửi đã thoả thuận với Ngân hàng; - Được giữ bí mật và bảo vệ quyền lợi theo qui định của pháp luật; - Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành được chiết khấu, cầm cố vay vốn theo chế độ hiện hành của Ngân hàng; - Được Ngân hàng nơi giao dịch xác nhận quyền sở hữu miễn phí khi khách hàng có yêu cầu; - Khách hàng gửi bằng ngoại tệ nào được lĩnh cả gốc và lãi bằng ngoại tệ đó. 4. Trách nhiệm của Ngân hàng: - Tạo điều kiệm cho khách hàng gửi vào thuận lợi, lĩnh ra dễ dàng; - Giữ bí mật theo qui định của pháp luật và bảo đảm an toàn tiền gửi của khách hàng; - Tham gia mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng có tiền gửi bằng Đồng Việt Nam theo đúng qui định của Nhà nước (trừ giấy tờ có giá vô danh); - Chịu trách nhiệm bồi thường theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho khách hàng trong trường hợp do chủ quan Ngân hàng gây ra; - Niêm yết công khai lãi suất, thời hạn và phương thức huy động tại nơi giao dịch. 5. Lãi suất huy động: Phù hợp với quan hệ thị trường từng thời gian và khu vực, theo qui định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Khi có thay đổi lãi suất, Ngân hàng sẽ áp dụng chế độ như sau: - Với tiền gửi không kỳ hạn: thực hiện theo mức lãi suất mới kể từ ngày có hiệu lực thi hành. - Với tiền gửi có kỳ hạn, kể cả kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi: Giữ nguyên mức lãi suất đã thoả thuận ghi trên giấy tờ có giá từ ngày gửi cho đến hết kỳ hạn. 6. Qui định trả lãi: * Tiền gửi không kỳ hạn (bao gồm tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn): Lãi được tính trả hàng tháng, nếu khách hàng không lĩnh ra, được Ngân hàng nhập lãi vào gốc. * Tiền gửi có kỳ hạn (bao gồm tiền gửi trên tài khoản và tiết kiệm có kỳ hạn, trừ tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời hạn gửi, tiết kiệm dự thưởng có qui định riêng): - Rút vốn đúng hạn: Ngân hàng trả lãi theo đúng mức lãi suất ghi trên giấy tờ có giá. - Rút vốn trước hạn: Được Ngân hàng trả lãi bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Riêng đối với thể thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời hạn gửi, khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn bộ vốn trước thời hạn, được trả lãi bằng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi. - Rút vốn sau hạn: Ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng, áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Nếu tại thời điểm chuyển, Ngân hàng không qui định loại kỳ hạn tương ứng thì giữ nguyên kỳ hạn chuyển tiếp và được hưởng lải suất cao nhất của loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn liền kề mà Ngân hàng đang huy động. Trường hợp hết kỳ hạn khách hàng chỉ rút lãi thì Ngân hàng chỉ trả lãi cho khách hàng, số tiền gốc chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng theo nội dung trên. * Đối với kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi: - Nếu thanh toán trước hạn: Ngân hàng trả lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành. Với kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, khách hàng được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tính trên số tiền thực nộp khi mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Nếu thanh toán đúng hạn: Khách hàng được thanh toán gọn một lần cả gốc và lãi (đúng với mức lãi suất đã ghi trên kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi khi phát hành). - Nếu thanh toán sau hạn: Ngân hàng không chuyển sang kỳ hạn tiếp theo mà phải theo dõi riêng để thanh toán kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi quá hạn. Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi quá hạn được hưởng thêm lãi suất theo mức lãi suất không kỳ hạn hiện hành đối với thời gian quá hạn và chỉ tính trên số tiền gốc của kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Với phương thức thanh toán lãi định kỳ: Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi đúng định kỳ quy định thì sẽ được trả vào kỳ kế tiếp theo (không tính lãi nhập gốc) * Đối với trái phiếu: Ngân hàng chỉ thanh toán trái phiếu khi đến hạn, khi khách hàng có nhu cầu thanh toán trước hạn, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, mua bán trên thị trường chứng khoán (nếu trái phiếu đó được niêm yết trên thị trường chứng khoán) để đáp ứng vốn cho khách hàng. PHẦN B: Tìm hiểu 3 thể thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế: Thể thức thanh toán bằng séc, bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. Thể thức thanh toán không dùng tiền mặt là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền. Đó cũng là sự liên kết các yếu tố trong quá trình thanh toán. Có nhiều cách để liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán, cho nên cũng có nhiều thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng được quyền lựa chọn các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán cho nhau đó là: Thể thức thanh toán bằng séc; Thể thức thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi; Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng; Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán. Mỗi thể thức thanh toán đều có nội dung và những quy định riêng phù hợp với từng quan hệ mua – bán hàng hóa. Việc lựa chọn thể thức thanh toán nào là do khách hàng tự thỏa thuận với nhau trên cơ sở hợp đồng kinh tế hợp lệ và với sự hướng dẫn của ngân hàng nhằm đảm bảo tăng nhanh tốc độ thanh toán và tiết kiệm chi phí trong quá trình tổ chức thanh toán. I. Thể thức thanh toán bằng séc. 1. Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có ghi tên trên tờ séc. Ngoài ra séc còn là một phương tiện thanh toán có thể chuyển nhượng trong thời gian có hiệu lực. Người có tiền mở tại ngân hàng một tài khoản, ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền một quyển séc. Mỗi lần muốn rút tiền ra thì lập một tờ séc đưa đến ngân hàng để lĩnh tiền. Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy nó phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Theo công ước Genève năm 1931 được nhiều nước áp dụng, một tờ séc cần ghi đủ những điều sau đây: Tiêu đề của séc: Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô điều kiện lệnh này, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý. Địa điểm và ngày tháng năm phát hành séc: Đây là một yếu tố quan trọng để xác định thời hạn thanh toán của tờ séc cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên quan đến séc. Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ khớp nhau, có ký hiệu tiền tệ. Tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó (nếu có). Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng mực đỏ. Điều cơ bản trong phát hành séc là người phát hành séc phải có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền trên tờ séc không vượt quá số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể phát hành để trả tiền cho một tổ chức, một cá nhân hoặc nhiều người, séc cũng có thể do một ngân hàng này phát hành trả tiền cho một ngân hàng khác. Séc thường được in sẵn theo mẫu có những dòng để trống để người phát hành séc điền vào. Ngày nay, rất nhiều ngân hàng trên thế giới dùng máy in nhiều màu số tiền, ký hiệu tiền, số tiền bằng số, bằng chữ lên chỗ trống của tờ séc. Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc và tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nói chung séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu hành trong thanh toán quốc tế. Séc trả tiền ngay, thời hạn hiệu lực là 8 ngày làm việc kể từ ngày phát hành séc, nếu là séc lưu hành trong nước, thời hạn hiệu lực là 20 ngày làm việc nếu lưu thông ngoài nước trong cùng một châu, là 70 ngày nếu séc được trả ở một nước không cùng châu. Qúa thời hạn trên nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì séc sẽ mất hiệu lực. Đối với séc du lịch thì không quy định thời hạn hiệu lực. Ở Việt Nam, thời hạn thanh toán séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát séc. Có thể nói, phương tiện thanh toán bằng séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thê kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ có những người có địa vị trng xã hội và một số tâng lớp thượng lưu mới được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc. Những người dân bình thường chưa tiếp cận với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thòi ký mở kinh tế của nước ta từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã ngày càng mở rộng và hiện nay séc cũng đã được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc chủ yếu vẫn là những pháp nhân, những cá nhân vẫn còn sử dụng hầu hết là thanh toán bằng tiền mặt. 2. Những người liên quan đến séc. Những người liên quan đến việc phát hành và sử dụng séc thường bao gồm ngưới ký phát séc, người hưởng lợi séc và ngân hàng thanh toán séc. Người phát ra séc để trả nợ gọi là người phát hành séc. Ngân hàng thanh toán là người trả tiền cho người hưởng lợi tờ séc. Người nhận tiền là người hưởng lợi tờ séc. Sau khi séc được phát hành, người có quyền hưởng lợi tờ séc gọi là người cầm séc. Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng phương pháp ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc. Ký hậu có 2 ý nghĩa. Thứ nhất, ký hậu chứng nhận việc chuyển giao quyền hưởng séc cho một người khác. Thứ hai, ký hậu xác nhận trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với tất cả những người cầm giữ tờ séc sau đó về việc trả tiền đối với tờ séc. Tuy nhiên người chuyển nhượng séc có thể thoái thác trách nhiệm này bằng cách ghi thêm một điều kiện về bảo lưu cùng với chữ ký hậu “không được truy đòi”. Việc ký hậu séc chỉ được thực hiện đối với loại séc theo lệnh. Quyền hạn, nghĩa vụ của người cầm séc: Người phát hành séc phỉ lập séc đúng quy định, đảm bảo có đủ số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán khi tờ séc được xuất trình tại đơn vị thanh toán. Nếu trên tài khoản tiền gửi thanh toán không còn đủ tiền để thanh toán tờ séc thì séc bị từ chối thanh toán, người phát hành hành séc phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và các khoả
Tài liệu liên quan