Bài thảo luận Vai trò của các công cụ phái sinh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả năng thnah toán gốc và lãi vay đúng hạn. Trải qua bốn giai đoạn: - Khả năng trả nợ suy giảm: thể hiện thông qua các chỉ số tài chính xấu đi, các nguồn thu nhập giảm sút. Doanh nghiệp có thể mất đi thị phần do cạnh tranh khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng. Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm, lãi suất huy động vốn tăng lên. - Tình trạng hết sức khó khăn: doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do tình hìh kinh doanh kém, các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng, bắt đầu các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn. Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm, lãi suất huy động vốn tăng lên, sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên khó khăn với các điều khoản tín dụng hết sức ngặt nghèo. - Khả năng trả nợ: đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Các chủ nợ phải áp dụng biện pháp siết nợ và phong tỏa tài sản. Việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua tòa án. - Phá sản: doanh nghiệp phá sản hoàn toàn. Như vậy rủi ro tín dụng khá đa dạng và trong thực tế không phải đợi đến giai đoạn mất khả năng trả nợ thì mới thành rủi ro. Việc có thể lượng hóa được suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp theo thời gian sẽ giúp hình thành các sự kiện tín dụng, cơ sở hình thành các gốc phái sinh của rủi ro tín dụng. Các loại sự kiện rủi ro tín dụng theo ISDA: - Phá sản. - Không có khả năng thanh toán một công nợ khi đến hạn phải trả. Sự kiện này thường xác định khi số tiền phải thanh toán tăng đến hạn mức nào đó sau giai đoạn ân hạn nhất định. - Tình huống khi một sự kiện phát sinh làm một khoản công nợ phải trả trước thời hạn gốc. - Tình huống khi một sự kiện phát sinh làm một khoản công nợ có thể được coi là phải trả trước thời hạn gốc. - Không thừa nhận: Tình huống khi chủ thể tham chiếu không thừa nhận trách nhiệm hoặc khoản nợ. - Tái cơ cấu: Dẫn đến việc trì hoãn, dãn nợ, tái cơ cấu một khoản công nợ, dẫn tới các điều khoản bất lợi hơn. Tái cơ cấu không bao gồm việc thương lượng dẫn tới các điều khoản ưu đãi hơn. - Xuống hạng định mức tín nhiệm: tình huống khi tổ chức định mức tín nhiệm quyết định xuống hạng định mức tín nhiệm.

doc22 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Vai trò của các công cụ phái sinh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN Đề Tài: Vai trò của các công cụ phái sinh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. I/ Rủi ro tín dụng và các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng 1/ Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả năng thnah toán gốc và lãi vay đúng hạn. Trải qua bốn giai đoạn: - Khả năng trả nợ suy giảm: thể hiện thông qua các chỉ số tài chính xấu đi, các nguồn thu nhập giảm sút. Doanh nghiệp có thể mất đi thị phần do cạnh tranh khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng. Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm, lãi suất huy động vốn tăng lên. - Tình trạng hết sức khó khăn: doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do tình hìh kinh doanh kém, các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng, bắt đầu các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn. Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm, lãi suất huy động vốn tăng lên, sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên khó khăn với các điều khoản tín dụng hết sức ngặt nghèo. - Khả năng trả nợ: đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Các chủ nợ phải áp dụng biện pháp siết nợ và phong tỏa tài sản. Việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua tòa án. - Phá sản: doanh nghiệp phá sản hoàn toàn. Như vậy rủi ro tín dụng khá đa dạng và trong thực tế không phải đợi đến giai đoạn mất khả năng trả nợ thì mới thành rủi ro. Việc có thể lượng hóa được suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp theo thời gian sẽ giúp hình thành các sự kiện tín dụng, cơ sở hình thành các gốc phái sinh của rủi ro tín dụng. Các loại sự kiện rủi ro tín dụng theo ISDA: - Phá sản. - Không có khả năng thanh toán một công nợ khi đến hạn phải trả. Sự kiện này thường xác định khi số tiền phải thanh toán tăng đến hạn mức nào đó sau giai đoạn ân hạn nhất định. - Tình huống khi một sự kiện phát sinh làm một khoản công nợ phải trả trước thời hạn gốc. - Tình huống khi một sự kiện phát sinh làm một khoản công nợ có thể được coi là phải trả trước thời hạn gốc. - Không thừa nhận: Tình huống khi chủ thể tham chiếu không thừa nhận trách nhiệm hoặc khoản nợ. - Tái cơ cấu: Dẫn đến việc trì hoãn, dãn nợ, tái cơ cấu một khoản công nợ, dẫn tới các điều khoản bất lợi hơn. Tái cơ cấu không bao gồm việc thương lượng dẫn tới các điều khoản ưu đãi hơn. - Xuống hạng định mức tín nhiệm: tình huống khi tổ chức định mức tín nhiệm quyết định xuống hạng định mức tín nhiệm. - Mất khả năng chuyển đổi tiền tệ: khi các cơ quan chức năng chính phủ áp dụng các kiểm soát ngoại hối hoặc các hạn chế về tiền tệ dẫn tới việc đồng tiền không thể chuyển đổi cho việc thanh toán. - Hành động của chính phủ: xảy ra khi chính phủ tuyên bố hoặc hành động làm thay đổi tính chất pháp lí của công nợ hoặc việc xảy ra chiến tranh chấp vũ lực khác làm tê liệt hệ hoạt động của chính phủ và hệ thống ngân hàng. Việc ISDA xây dựng các định nghĩa và phân loại sự kiện tín dụng có vai trò tăng cường tính minh bạch của rủi ro tín dụng ngày càng phát triển. 2/ Các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng. Nguồn gốc của phái sinh rủi ro tín dụng: Có rất nhiều động lực thúc đẩy sự ra đời của phái sinh rủi ro tí dụng, song động lực chính vẫn là nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Hiệp định an toàn vốn basel quy định mức an toàn vốn tối thiểu để bù đắp rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cần 1 giải pháp bảo hiểm rủi ro tín dụng, qua đó giảm thiểu nhu cầu vốn mà không phải bán các danh mục tài sản của mình. Đây chính là động lực ra đời bảo hiểm rủi ro tín dụng mà hình thái thông dụng nhất chính là phái sinh rủi ro tín dụng, bảo lãnh tín dụng đã ra đời làm nhiệm vụ tương tự. Như vậy phái sinh rủi ro tín dụng bậc cao nhằm giúp các ngân hàng có một công cụ để chuyển giao mua, bán, gia công chế biến rủi ro tín dụng mà không cần phải chuyển giao các danh mục tín dụng của mình. 2.1/ Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. - Cơ chế hoạt động: trong hợp đồng hoán đỏi rủi ro tín dụng bên mua bảo vệ ( bên B) sẽ thanh toán cho bên bán bảo vệ ( bên A) một khoản phí bảo hiểm cố đinh hoặc định kì trên cơ sở hàng tháng hoặc hàng quy. Hoặc ngược lại bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản bồi thường rủi ro tín dụng nhất định khi sự kiện tín dụng xảy ra đối với tài sản tham chiếu mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi sự kiện tín dụng xảy ra, hợp đồng hoán đổi tín dụng coi như chấm dứt và các khoản phí bảo hiểm thanh toán định kì cũng ngừng thanh toán. Khoản bồi thường mà bên A thanh toán cho bên B có tính chất tiềm ẩn vì nó phụ thuộc vào sự kiện tín dụng có xảy ra không đối với tài sản tham chiếu. . Nếu không xảy ra sự kiện tín dụng, số tiền thanh toán là 0. . Nếu xảy ra sự kiện tín dụng : Số tiền thanh toán = Gía trị gốc - giá trị thu hồi. Bên mua bán rủi ro tín dụng ( bán bảo vệ rủi ro) trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng sẽ có trạng thái tín dụng “ trường”. Muốn cân bằng trạng thái rủi ro tín dụng, bên mua rủi ro có thể thực hiện một số cách thức sau: . Thương lượng với bên bán rủi ro thanh lí hợp đồng bằng cách thanh toán cho nhau 1 khoản tương đương giá trị định giá lại của hợp đồng. . Chuyển nhượng hợp đồng sang cho 1 bên thứ 3 với việc thanh toán cho bên kia 1 khoản tương đương giá trị định giá lại của hợp đồng. . Tiến hành mua bảo vệ từ 1 bên thứ 3 cho khoản thời hạn còn lại của hợp đồng để cấn trừ rủi ro từ hợp đồng mua rủi ro đã kí kết. Nếu rủi ro tín dụng của tài sản tham chiếu tăng lên so với ban đầu, mức phí bảo hiểm phải trả cho bên thứ 3 sẽ tăng theo. Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ duy trì 2 trạng thái tín dụng đối ngược nhau từ hai đối tác khác nhau. Nhà đầu tư sẽ nhận phí bảo hiểm từ bên bán rủi ro và thanh toán cho bên mua rủi ro. - Phương thức tất toán hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng phải quy định rõ phương thức tất toán hợp đồng. Cụ thể, khi xảy ra sự kiện tín dụng, bên B và bên A có 2 phương thức tất toán hợp đồng, đó là phương thức thanh toán bằng tiền mặt và phương thức trao đổi tài sản trong vòng 14 ngày làm việc kể từ khi sự kiện phát sinh, 1 trong 2 bên phải gửi thông báo cho bên kía về việc tất toán hợp đồng. Thông thường 1 bên thứ 3 đóng vai trò trung gian giám sát hợp đồng được gọi là đại lí tính toán, có nhiệm vụ phãi xác định số tiền 2 bên phải thanh toán cho nhau. . Phương thức thanh toán tiền mặt Bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản tiền bồi thường tương đương số tiền gốc - giá trị thu hồi chính là giá trị thị trường của tài sản tham chiếu sau khi xảy ra sự kiện default thông thường 2 bên xác định giá trị thị trường của tài sản tham chiếu thông qua phương pháp thu nhập ‎ kiến của các nhân viên đầu tư trên thị trường trong vòng 14 - 30 ngày kể từ ngày sự kiện tín dụng phát sinh. Khoảng thời gian này nhằm mục đích để giá trị thị trường của tài sản tham chiếu trở về trạng thái ổn định. Trong 1 số trường hợp giá trị của tái sản tham chiếu không thể xác định được, hai bên sẽ có thể thỏa thuận sử dụng 1 tài sản tương đương làm mục đích thay thế tính giá trị. Tài sản tham chiếu tương đương phải có cùng mức độ rủi ro tín dụng và kì hạn với tài sản tham chiếu. . Phương thức chuyển giao tài sản. Bên B sẽ chuyển giao tài sản tham chiếu cho bên A để đổi lấy khoản tiền tương đương mệnh giá tài sản. Bên A sẽ nhận tài sản tham chiếu về và chụi tổn thất tín dụng kèm theo với tài sản đó. Trong thực tế, 2 bên có thể thống nhất với nhau loại tài sản thanh toán không nhất thiết phải là tài sản tham chiếu mà có thể là tài khoản tương đương tài khoản tham chiếu. Tài sản thay thế thường là 1 loại công cụ nợ do cùng chủ thể phát hành và có thứ tự uy tiên thanh toán tương đương. Về mặt thủ tục, sau khi phát sinh sự kiện tín dụng, bên B sẽ làm đơn thông báo cho bên A về kế hoạch trao đổi tài sản và việc thanh toán đó sẽ được thực hiện sau 3 ngày ( T+3 ). Nếu bên B không thực hiện việc giao tài sản tham chiếu trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, bên A sẽ không có trách nhiệm thanh toán và giao dịch coi như hoàn tất. Thông thường, bên mua bảo vệ ( bên B ) thường lựa chọn phương thức thanh toán tiền mặt để tránh phải ra thị trường mua tài sản tham chiếu để giao cho bên bán bảo vệ ( bên A ). Nếu bên mua bảo vệ đang nắm giữ tài sản tham chiếu, họ có thể lựa chọn hình thức trao đổi tài sản để tránh việc giải quyết các thủ tục thu hồi. Trong khi đó, bên bán bảo vệ cũng có thể sẵn sàng chọn lựa hình thức trao đổi tài sản nếu họ tin rằng việc giải quyết thu hồi tài sản mang lại giá trị cao hơn so với việc thanh toán tiền mặt. 2.2/ Các sản phẩm phái sinh tín dụng khác - Chứng khoán hóa tổng hợp - Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng - Hợp đồng hoán đổi toàn bộ lợi ích - Quyền chọn biên độ tín dụng 2.3/ Các đối tượng sử dụng phái sinh rủi ro tín dụng - Ngân hàng - Công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm - Doanh nghiệp - Qũy đầu cơ - Qũy tương hỗ - Qũy hưu trí - Chính phủ Ngân hàng thương mại là đối tượng sử dụng chính với cả vai trò người bán người mua và trung gian mua bán rủi ro tín dụng. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng như các tỷ lệ an toàn vốn . Tuy nhiên các cuộc khảo sát trong những năm gần đây các chủ thể khác trên thị trường đã bắt đầu tích cực tham gia vào sản phẩm này, đặc biệt là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu cơ với vai trò là những người bán bảo vệ rủi ro tín dụng cho thị trường. Phái sinh rủi ro tín dụng đã thoát khỏi mục đích nguyên thủy của chúng và trở thành một hàng hóa mang tính chất trao đổi, đầu cơ kiếm lời. II/ Tình hình tài chính kinh tế , tín dụng, rủi ro tín dụng, trong nước 1- Tình hình hoạt đông ngân hàng 6 tháng đầu năm 2010 1.1.Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngoại hối: Thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng ở mức hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất, đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế và cải thiện nguồn cung ngoại tệ, hạn chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các biện pháp chỉ đạo, điều hành sau: - Giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm. - Tăng lượng tiền cung ứng thông qua: Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7,8%/năm xuống 7,5%-7%/năm; Tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn; Thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các tổ chức tín dụng có dư vốn huy động bằng ngoại tệ; giảm lãi suất hoán đổi ngoại tệ kỳ hạn 1 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm và 3 tháng từ 8,5%/năm xuống 8%/năm; Hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ -tín dụng. - Ban hành cơ chế cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo hướng mở rộng đối tượng cho vay phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến của nền kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận và giảm dần mặt bằng lãi suất; đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tạo đồng thuận giữa các thành viên trong việc thống nhất mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay VND phù hợp với khả năng vay vốn và trả nợ của doanh nghiệp và hộ sản xuất; chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc các giải pháp về lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. - Sửa đổi và ban hành các quy định hướng dẫn cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2010 phù hợp với các quy định của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND phát sinh trong năm 2009 và triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2010 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. - Theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường, tình hình tăng trưởng huy động và dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là huy động và cho vay bằng ngoại tệ; xem xét các biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với cho vay bằng ngoại tệ để không tạo sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường.     - Ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Triển khai nhiều giải pháp về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ, thị trường vàng và cải thiện lòng tin của thị trường vào tính nhất quán của chính sách tiền tệ và tỷ giá:  + Quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Điều chỉnh tăng 3,36% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND kể từ ngày 11/2/2010 và duy trì ổn định cho đến nay.  + Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực mua lại ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Bán ngoại tệ can thiệp ở mức hợp lý để hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.  + Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc cho vay bằng ngoại tệ và VND để mua ngoại tệ nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu; Kiểm soát chặt việc sử dụng ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.  + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối của các tổ chức tín dụng; chấn chỉnh hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ.  +  Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng và chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng; chỉ đạo việc tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động vàng nhằm giảm áp lực mua vàng; can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước, hạn chế hoạt động đầu cơ, đưa giá vàng trong nước về sát giá vàng thế giới.  Diễn biến tiền tệ, tín dụng, ngoại hối  6 tháng đầu năm:  - Về lãi suất: Diễn biến CPI tháng 12/2009 tăng 1,38%, tháng 01/2010 tăng 1,36% và tháng 02/2010 tăng 1,96% đã tác động đến tâm lý thị trường nên mặt bằng lãi suất huy động VND trong Quý I/2010 có xu hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở mức khá cao. Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng 13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007). Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng giảm 1,3-3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm; lãi suất tiền gửi USD của dân cư và lãi suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009. - Về tỷ giá và thị trường ngoại hối: Từ đầu năm 2010, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã được cải thiện đáng kể.  Từ giữa tháng 4/2010, cung - cầu ngoại tệ đã trở lại cân bằng, tính thanh khoản của thị trường ở mức cao, các tổ chức tín dụng tự cân đối được ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước, nhiều tổ chức tín dụng do lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng tăng lên đã tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Nhờ những diễn biến tích cực của thị trường ngoại hối, tỷ giá giao dịch USD/VND của các ngân hàng thương mại từ tháng 4/2010 luôn thấp hơn trần cho phép, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do xoay quanh tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại. Giá vàng trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng thế giới, có thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới. - Về huy động vốn, cho vay: Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng  tăng dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư nợ tín dụng ước tăng 10,52%. 1.2. Bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng: Để đảm bảo an toàn và phát triển hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung: - Rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành một số quy định mới phù hợp với diễn biến của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và thông lệ, chuẩn mực quốc tế, như: Quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; hướng dẫn tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của ngân hàng thương mại; quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Trong đó, quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã điều chỉnh tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% và bổ sung quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (80% đối với ngân hàng và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng). - Yêu cầu các tổ chức tín dụng chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn, gắn mục tiêu và hoạt động kinh doanh của chi nhánh với việc phục vụ phát triển kinh tế địa phương nơi mở chi nhánh, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro đáp ứng yêu cầu hội nhập. - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cổ phần rà soát vốn cổ phần của cổ đông, nhóm cổ đông có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tổ chức tín dụng, đảm bảo việc quản lý đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật. - Theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn ổn định, khả năng thanh toán được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. 1. 3. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: - Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng địa bàn, phù hợp với đặc điểm tình hình và xu hướng phát triển của từng địa phương, với mục tiêu đến cuối năm 2010 có ít nhất 55% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản (đến cuối năm 2009 tỷ lệ này là 41,5%); - Tiếp tục triển khai đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Việc kết nối hệ thống ATM, POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc được triển khai tích cực, trong đó 03 liên minh thẻ Banknet – VNBC – Smartlink đã kết nối liên thông 10 thành viên là ngân hàng thương mại có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2010, các phương tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là dịch vụ thẻ. Đến cuối tháng 5/2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đã đạt trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ, gần 11.000 ATM và khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS. So với cuối năm 2009, số lượng thẻ phát hành tăng 14,3%, số lượng ATM tăng 22,2%, số lượng POS tăng 9%. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ ngày càng được đa dạng hóa như thẻ mua xăng dầu, mua hàng qua mạng, thanh toán tiền điện nước…; việc triển khai thí điểm cung ứng phương tiện thanh toán Ví điện tử của các tổ chức không phải tổ chức tín dụng cũng có bước phát triển nhanh chóng, trong đó số lượng phát hành đạt gần 84.500 Ví điện tử với 17 ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ
Tài liệu liên quan