Bài thu hoạch công nghệ nuôi trồng nấm

- Hơn 10 năm trở lại đây, ngành Nấm ở Việt Nam mới thực sự phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Ngành trồng Nấm đã trở thành một ngành nghề quan trọng, trở thành một trong những định hướng mũi nhọn, đóng góp một phần rất lớn trong hiệu quả kinh tế mà sản xuất nông nghiệp mang lại. - Theo những thống kê về sản lượng nấm được sản xuất ở các tỉnh phía Bắc cho thấy tốc độ phát triển của ngành Nấm ở phía Bắc nói riêng, ở Việt Nam nói chung ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nấm thương phẩm. Năm 2005, sản lượng nấm thương phẩm đã đạt khoảng 50.000 tấn, gấp 10 lần so với năm 1995, nếu tính cả sản lượng nấm của các tỉnh phía Nam thì tổng sản lượng nấm của Việt Nam ước đạt khoảng 170.000 tấn, xuất khẩu ra các thị trường thế giới khoảng 50 – 60.000 tấn.

doc23 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch công nghệ nuôi trồng nấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG MỤC LỤC NỘI DUNG Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay? Tổng quan về ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Những thành tựu đạt được của ngành trồng Nấm ở Việt Nam Những thuận lợi trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Những thực tế bất cập của ngành trồng nấm của Việt Nam Những khó khăn gặp phải trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Kết luận Theo anh chị, để ngành Nấm phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cao, các nhà khoa học và các doanh nghiệp VN cần đưa ra chiến lược phát triển như thế nào? Phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cao Một số yêu cầu và vấn đề cần giải quyết cho ngành trồng Nấm. Cơ chế, chính sách và đường lối phát triển nghề trồng nấm ở nước ta. Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 01 02 02 – 19 02 02 03 09 10 19 19 – 22 19 20 20 21 23 CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM Câu I: Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay? Tổng quan về ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Hơn 10 năm trở lại đây, ngành Nấm ở Việt Nam mới thực sự phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành trồng Nấm đã trở thành một ngành nghề quan trọng, trở thành một trong những định hướng mũi nhọn, đóng góp một phần rất lớn trong hiệu quả kinh tế mà sản xuất nông nghiệp mang lại. Theo những thống kê về sản lượng nấm được sản xuất ở các tỉnh phía Bắc cho thấy tốc độ phát triển của ngành Nấm ở phía Bắc nói riêng, ở Việt Nam nói chung ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nấm thương phẩm. Năm 2005, sản lượng nấm thương phẩm đã đạt khoảng 50.000 tấn, gấp 10 lần so với năm 1995, nếu tính cả sản lượng nấm của các tỉnh phía Nam thì tổng sản lượng nấm của Việt Nam ước đạt khoảng 170.000 tấn, xuất khẩu ra các thị trường thế giới khoảng 50 – 60.000 tấn. Những thành tựu đạt được của ngành trồng Nấm ở Việt Nam Trong tình hình xuất khẩu rau củ nói chung, mặt hàng nấm rơm thương phẩm vẫn là chủng loại rau củ được xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch trong tháng 10 năm 2006 đạt 2.5 triệu tấn, tăng 0.8 % so với tháng 9 năm 2006.  Các doanh nghiệp xuất khẩu nấm rơm trong tháng 10 năm 2006 Những thuận lợi trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Về điều kiện thời tiết, khí hậu, nền nhiệt độ để phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay: Trước hết, ta cần biết những đặc điểm cơ bản của khí hậu, thời tiết ở Việt Nam: Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa. Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 oC đến 27 oC. Hàng năm Việt Nam có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Tiếp theo, ta phân tích một vài ngưỡng phát triển về các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của các loài nấm phổ biến (bao gồm nấm rơm, nấm sò …) và các loài nấm cao cấp (bao gồm nấm Linh chi, nấm kim châm …) STT Tên loài nấm Yêu cầu trung bình về nhiệt độ Yêu cầu trung bình về độ ẩm không khí 01 Nấm rơm Giai đoạn ủ tơ: 32 – 34 oC. Giai đoạn quả thể: 28 – 32 oC. Độ ẩm không khí thích hợp nhất: 80 – 85 %. 02 Nấm hương Phát triển sợi nấm: 24 – 26 oC. Hình thành quả thể: 15 – 16 oC. Độ ẩm không khí thích hợp nhất > 80 %. 03 Nấm mỡ Phát triển hệ sợi: 24 – 25 oC. Hình thành cây nấm: 16 – 18 oC. Độ ẩm không khí thích hợp nhất: 80 – 85 %. 04 Nấm Linh chi Giai đoạn nuôi sợi: 18 – 32 oC. Giai đoạn quả thể: 20 – 30 oC. Giai đoạn nuôi sợi: 70 – 80 %. Giai đoạn quả thể: 80 – 95 %. 05 Nấm bào ngư Nhóm chịu nhiệt: 20 – 30 oC. Nhóm chịu lạnh: 15 – 20 oC. Độ ẩm không khí không nhỏ hơn 70 %. Độ ẩm không khí trung bình 70 – 95 %. 06 Nấm kim châm Giai đoạn nuôi sợi: 20 – 23 oC. Giai đoạn quả thể: 13 oC. Giai đoạn nuôi sợi: 80 – 90 %. Giai đoạn quả thể: 80 – 85 %. 07 Nấm mèo Nhiệt độ trung bình 28 – 32 oC. Độ ẩm không khí trung bình 90 – 95 %. 08 Nấm trân châu Giai đoạn nuôi sợi: 24 – 27 oC. Giai đoạn quả thể: 25 – 28 oC Giai đoạn nuôi sợi: 65 – 70 %. Giai đoạn quả thể: 85 – 95 %. Như vậy, ta thấy được ngưỡng nhiệt phát triển trung bình của các loại nấm phổ biến và nấm cao cấp (bao gồm giai đoạn nuôi sợi và giai đoạn quả thể) đều thích hợp và phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và nhiệt độ của Việt Nam. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi để nước ta đẩy mạnh phát triển ngành trồng Nấm: Kết quả là., hướng trồng nâm rơm là một trong những hướng phát triển được ngành nấm của Việt Nam xác định và chú trọng, để có được định hướng đó là nhờ thời tiết khí hậu thuận lợi của Việt Nam cho phép. Nấm mỡ cũng là một trong những hướng ưu tiên phát triển của Miền Bắc, điều đó có được do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi của Miền Bắc – 1 năm có 4 mùa rõ rệt, Không chỉ có vậy, với điều kiện khí hậu, thời tiết của miền Nam rất phù hợp cho việc triển khai và phát triển trồng nấm Bào ngư. Nhìn chung, loại nấm Bào ngư rất thích hợp với thời tiết, khí hậu của Miền Nam, nấm Bào ngư có thể được trồng quanh năm, nhất là đối với những giống ưa nhiệt. Với nhiệt độ trung bình của Việt Nam trong khoảng: 20 – 30 oC là ngưỡng nhiệt cực thịnh của đa số các loại nấm và một số các loại nấm cao cấp. Do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cho phép, Việt Nam đã định hướng và chú trọng phát triển các loại nấm Sò, nấm Linh chi …, bắt đầu đưa vào nuôi trồng các loại Nấm cấp cao như Nấm chân dài, Nấm sò tân, Nâm kim châm … Đây được đánh giá là một trong những bước đi đúng đắn nhằm đưa ngành Nấm thành 1 ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Về nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cung cấp cho ngành nuôi trồng Nấm ở Việt Nam: Ta tham khảo một số nguyên liệu được áp dụng làm giá thể trồng các loại nấm hiện nay: STT Tên loài nấm Nguyên liệu làm giá thể 01 Nấm rơm Từ trước đến nay, nguồn nguyên liệu phổ biến để trồng nấm là rơm, rạ, mùn cưa, cây gỗ, bông phế thải … Hiện nay, nguồn nguyên liệu mới được nghiên cứu là bã mía … 02 Nấm hương Nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa không có tinh dầu, Hiện nay, nấm hương mới được áp dụng trồng trên gỗ. 03 Nấm mỡ Nguyên liệu chủ yếu 04 Nấm Linh chi Nấm Linh chi được trồng ở nước ta từ năm 1997 với nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa thuần chủng, mùn cưa tạp, lõi ngô … Đến 1999, nấm Linh chi đã được áp dụng trồng trên nguyên liệu bã mía. 05 Nấm bào ngư Nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu như: gỗ khúc, mạt cưa, rơm rạ, bã mía, vỏ cây đậu, cùi bắp … 06 Nấm kim châm Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đỗ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa bồ đề, mùn cưa tạp, rợm rạ, lõi ngô, bã mía, vỏ chuối… 07 Nấm trân châu Nguyên liệu trồng nấm trân châu chủ yếu là các phế thải như: mùn cưa, mùn dừa, bã mía, rơm rạ … Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, với nền tảng là một nước nông nghiệp. Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn còn hơn 78 % hộ nông thôn vẫn dựa vào nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Chính vì vậy, xét trên tình hình chung của nông thôn nói riêng và của Việt Nam nói chung thì hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết quả là: Diện tích gieo trồng lúa cơ bản của Việt Nam là: 7.4 triệu ha (Năm 2008). Nếu tính tỷ lệ thóc / rơm rạ là 1 : 1 thì mỗi năm, Việt Nam thu được 20 triệu tấn thóc và khoảng 20 triệu tấn rơm rạ có thể dùng làm nguyên liệu. Như vậy, nguồn nguyên liệu phục vụ nuôi trồng Nấm cơ bản là rơm rạ được đánh giá là dồi dào, phong phú, đầy đủ, thừa khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành trồng Nấm phát triển. Mặt khác, trong công nghiệp khai thác và chế biến các sàn phẩm công nghiệp, Việt Nam còn định hướng phát triển các cây công nghiệp như mía, bông vải ... Chính vì vậy, các phế phẩm sau quá trình khai thác và chế biến rất dồi dào, phong phú: Diện tích trồng mía của Việt Nam niên vụ 2008 – 2009 theo ước tính sơ bộ vào khoảng 271.100 ha. Diện tích trồng cây bông vải của Việt Nam ở thời điểm năm 2001 – 2002 trên 32.600 ha. Ước tính vụ mùa năm 2006 – 2007, Việt Nam thu được 970.000 tấn mía đường và có khoảng 2.619.000 tấn bã mía. Với nguồn nguyên liệu khổng lồ như vậy đã tạo tiền đề rất quan trọng để phát triển ngành nuôi trồng Nấm ở Việt Nam. Nó có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng đế quy mô sản xuất, năng suất nuôi trồng và hiệu quả kinh tế mang lại của ngành nuôi trồng Nấm ở Việt Nam. Thị trường là một yếu tố tiềm năng giúp ngành trồng nấm của Việt Nam phát triển: Nấm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch rất giàu dinh dưỡng, có thể thay thế thịt cá và là nguồn dược liệu quý. Ngoài ra, nấm cũng là một trong những dược liệu tự nhiên rất quý, được sử dụng để chữa bệnh, có tác dụng rất tốt, bồi bổ sức khỏe … Chính vì những tác dụng to lớn của nấm như vậy, nhu cầu của xã hội về sử dụng nấm ngày càng tăng. Hiện nay, thị trường tiêu dùng nấm đã được mở rộng trên toàn thế giới với lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Nó đã mở ra nhiều thuận lợi về mặt đầu ra cho các sản phẩm nấm của ngành nuôi trồng Nấm của Việt Nam. Kết quả là: Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm: muối, sấy khô, đóng hộp rộng mở. Gần Trung Quốc, vừa là thị trường, vừa là cạnh tranh. Sản lượng Nấm của TQ, 14 triệu tấn / năm. Nấm Trung Quốc, nghi ngờ có chất bảo quản. Thương hiệu nấm VN hoàn toàn không có chất bảo quản. Về nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với khoảng 52 triệu người trong độ tuổi lao động Lao động Việt Nam mang bản chất của người nông dân, vì vậy, họ rất cần cù, chịu thương – chịu khó, lao động chăm chỉ, “một nắng hai sương”. Lao động Việt Nam có khả năng sáng tạo cao, thông minh trong các hoạt động sản xuất. Lao động Việt Nam có truyền thống khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận. Lao động Việt Nam có khả năng áp dụng thực tế cao, có khả năng hiện thực hóa tốt. Lao động Việt Nam có bản chất ham học hỏi, có khả năng tiếp thu cao nhanh. Lao động Việt Nam có truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết, sự tương thân – tương ái cao. Lao động Việt Nam yêu hòa bình, có tính nhẫn nhịn cao. Giá lao động – nhân công của Việt Nam thấp. Trên đây là liệt kê những đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam – tạo nên những thuận lợi nhất định cho việc phát triển các ngành sản xuất nói chung và ngành trồng Nấm nói riêng. Ngoài ra, do lao động Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông thôn, chính vì vậy, họ có sẵn truyền thống người nông dân, đã mang nhiều kinh nghiệm trong canh tác trồng trọt. Hơn nữa, do việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời vụ nên quỹ thời gian của người nông dân lao động nói chung là nhiều, thuận lợi cho việc cần cù, chăm chỉ chăm sóc nấm qua các giai đoạn phát triển. Công nghệ nuôi trồng Nấm mang thương hiệu Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy ngành nấm Việt Nam phát triển: Các sản phẩm Nấm do Việt Nam sản xuất qua thời gian dài đã được thị trường chấp nhận. Các thị trường tiêu thụ nấm khó tính trên thế giới như thị trường tiêu dùng nấm ở Châu Âu, thị trường tiêu thụ nấm ở Nhật Bản, thị trường tiêu thụ nấm ở Mỹ … đã dần dần chấp nhận mặt hàng Nấm xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó đã hình thành thương hiệu Nấm Việt Nam – chất lượng cao, ổn định trên thị trường thế giới. Nhờ đó, chúng ta luôn có thị trường ổn định để xuất khẩu nấm, kích thích ngành trồng Nấm phát triển. Để được như vậy, trước hết, đó là do sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự định hướng nghiên cứu của các Viện, Trung tâm đầu ngành về trồng Nấm. Qua một thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng, Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng thực tế thành công Nguồn giống nấm của Việt Nam là một tiềm năng để phát triển ngành trồng nấm của nước ta hiện nay: Tương đối hoàn chỉnh, tương đối đa dạng. Có đầy đủ các bộ giống mà nhu cầu thế giới đang cần. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đang tích cực thúc đẩy ngành trồng Nấm của Việt Nam phát triển: Đầu tư cho vấn đề sản xuất nấm. Ngành Nấm được Nhà nước & Chính Phủ ưu tiên phát triển đặc biệt. Mặt khác, với những đặc điểm cơ bản của mình, ngành trồng nấm cho thấy nhiều thuận lợi khi phát triển ở Việt Nam: Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động – chiếm khoảng 30 – 40 % giá thành 1 đơn vị sản phẩm. Chính vì vậy, ngành trồng Nấm rất phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế của Việt Nam, nó sẽ thúc đẩy các nền kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã … phát triển, qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của xã hội. Phát triển nghề sản xuất nấm ăn – nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà định hướng trồng nấm sẽ là một trong những hướng quan trọng được các cấp lãnh đạo các thôn, xóm, HTX … khuyên bà con. Từ đó, thúc đẩy ngành trồng Nấm dược liệu nói riêng và ngành trồng Nấm nói chung phát triển. Một trong những điểm rất quan trọng quyết định vấn đề đầu ra của ngành trồng Nấm của Việt Nam, cũng là chìa khóa then chốt giúp ngành trồng Nấm của Việt Nam phát triển; Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO – Tổ chức Thương mại thế giới. Điều này sẽ giúp Việt Nam rộng mở với thế giới, qua đó dần dần tiếp cận với thị trường thế giới. Gia nhập WTO nghĩa là Việt Nam có thể vượt qua những hàng rào thuế quan ngăn cản hàng xuất khẩu vào các nước, từ đó xâm nhập vào các thị trường khó tính. Những thực tế bất cập của ngành trồng nấm của Việt Nam Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng hiện sản xuất nấm của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua tay người khác. Một số doanh nghiệp cảnh báo, mục tiêu đạt 1 triệu tấn nấm vào năm 2010 sẽ khó đạt được nếu chúng ta không biết điều tiết thị trường, hình thành vùng nguyên liệu và nhất là xây dựng thương hiệu để nâng cao giá bán. Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm/năm. Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao: nấm mỡ muối khoảng 1.200 USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm 1.700 - 6.500 USD/tấn. Trong khi đó, giá nấm sản xuất trong nước ở thời điểm đắt nhất cũng chỉ 28.000 - 30.000 đồng/kg, nấm rơm 10.000 - 15.000 đồng/kg. Điều đáng nói là giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã... Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm rạ 20-30 triệu tấn/năm đủ để cho "ra đời" 2 triệu tấn nấm tươi, trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm 2002, cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000 tấn/năm. Điều đó chứng tỏ nghề trồng nấm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chỉ có một số ít địa phương đang dần hình thành quy mô sản xuất hàng hoá còn đa phần bà con vẫn xem nấm là cây trồng lúc nông nhàn, dẫn đến lượng cung luôn thấp hơn nhu cầu”. Bên cạnh đó, do thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nên dẫn tới tình trạng nấm làm ra không biết bán cho ai, trong khi doanh nghiệp thì khan hàng. GS. TS Nguyễn Hữu Đống (Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp) cho rằng: “Việt Nam có nhiều khả năng xuất khẩu nấm nhưng do vùng sản xuất nguyên liệu chưa đủ lớn nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu". Một hạn chế không thể không nhắc tới là nấm ăn chưa có thương hiệu và có nguy cơ chịu chung số phận như gạo, chè, cà phê, hạt điều khi mà các nhà xuất khẩu nấm Việt Nam phải “chịu” để các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và đóng gói lại sản phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với giá cao hơn... Rõ ràng, việc tạo dựng thương hiệu nấm vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Những khó khăn gặp phải trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay Bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam, chúng ta vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn và tồn tại. Chính những điều kiện thúc đẩy ngành trồng Nấm phát triển, đôi khi cũng là những yếu tố gây kìm hãm, tạo ra thách thức thực sự với ngành trồng Nấm của Việt Nam. Dưới đây, chúng em xin liệt kê những khó khăn, thách thức đối với ngành trồng Nấm ở Việt Nam, đồng thời kèm theo những thao tác kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật, những giải pháp và những chú ý trong quá trình nuôi trồng nấm để giải quyết hay hạn chế những khó khăn đó. Đôi khi, điều kiện khí hậu, thời tiết … cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho ngành trồng Nấm ở Việt Nam: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ hàng năm tương đối cao, độ ẩm không khí trung bình trong ngày cũng khá cao, đây là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho “nấm mục tiêu” (nấm trồng, nấm ăn, nấm dược liệu …) mà còn cho các loại nấm hoại, tạp nấm, tạp khuẩn … phát triển. Trong điều kiện môi trường có nhiều nấm hoại, tạp nấm, tạp khuẩn, các loại nấm mốc … như vậy, việc nuôi trồng nấm gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị – nuôi trồng – chăm sóc – thu hoạch – bảo quản. Kết quả là: Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, với nguồn nguyên liệu rất đa dạng, phong phú (bao gồm bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, rơm rạ …) – đây đều là những nguồn nguyên liệu hữu cơ, sẵn có trong tự nhiên, thường là các thành phần loại bỏ sau quá trình thu hoạch sản phẩm chính. Chính vì đều là những nguồn nguyên liệu hữu cơ, sẵn có trong tự nhiên, nên chúng thường phải tồn tại trong môi trường bên ngoài một thời gian khá dài. Đây là giai đoạn mà các tạp khuẩn, tạp nấm, nấm mốc, nấm hoại … sẽ xâm nhiễm và ảnh hưởng vào nguyên liệu. Chính vì vậy, trong quá trình chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, người ta thường áp dụng một vài kỹ thuật để loại bỏ các tạp khuẩn, tạp nấm, nấm mốc, nấm hoại … Ví dụ như, với nguyên liệu là rơm rạ để nuôi trồng nấm rơm. Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, người ta thường có những bước cơ bản sau. Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5 – 2 m, chiều dài 4 – 8 m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20 – 30 cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dễ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3 - 1,5 m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60 – 70 oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này. Sau khi ủ rơm từ 10 – 12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8 - 1,0 m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống. Cách xử lý nước vôi trước khi ủ: Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20 - 30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5 – 2 m, chiều dài 4 – 8 m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Thời gian ủ 5 – 6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2 – 3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. Đến ngày thứ 5 – 6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất. Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:Rơm rạ mềm hẳn, có màu vàng tươi và có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men. Với phương pháp trồng nấm hương trên mùn cưa, người ta thường lựa chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70 %. Ủ đống có khối lượng từ 300 kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thu hoạch.doc
  • mht- Những khó khăn của nghề trồng nấm xuất khẩu Việt Nam.mht
  • mhtAsset_vn - Việt Nam khó đạt mục tiêu 1 triệu tấn nấm vào năm 2010.mht
  • docCâu hỏi.doc
  • docCông nghệ nuôi trồng nấm mộc nhĩ trên gỗ.doc
  • docCông nghệ trồng Nấm rơm.doc
  • docCông nghệ trồng Nấm sò.doc
  • docDPN030407_20080227.doc
  • docHạn chế trồng Nấm của VN.doc
  • docKế hoạch sản xuất.doc
  • mhtLinh chi - Nguồn dược liệu quý giá.mht
  • mhtNGHỀ NẤM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN Ở SƠN LA.mht
  • mhtnghề trồng nấm ở thái Bình - một hướng đi mới.mht
  • docSử dụng nguồn giống.doc
  • mhtThanh Hóa Portal.mht
  • docThế mạnh trồng Nấm của VN.doc
  • mhtTrồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa.mht
  • mhtVIET NAM NET.mht
Tài liệu liên quan