Ở nước ta chưa có một khái niệm chính xác về tập đoàn kinh tế, Luật doanh nghiệp 2005 cũng chỉ quy định tập đoàn kinh tế là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể tại Điều 149 chỉ quy định: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”.
Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau như trên nhưng có thể đưa ra khái niệm chung về tập đoàn kinh tế như sau: "Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhauu, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính hay chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận."
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thương mại 1: Đặc điểm của tập đoàn kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở nước ta chưa có một khái niệm chính xác về tập đoàn kinh tế, Luật doanh nghiệp 2005 cũng chỉ quy định tập đoàn kinh tế là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể tại Điều 149 chỉ quy định: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”.
Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau như trên nhưng có thể đưa ra khái niệm chung về tập đoàn kinh tế như sau: "Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhauu, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính hay chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận."
Từ khái niệm về tập đoàn kinh tế nêu ở trên ta thấy tập đoàn kinh tế có các đặc điểm cơ bản sau:
Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ. Khác với sự hình thành của các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài (được hình thành trên cơ sở sáp nhập, mua bán, đầu tư vốn giữa các DN), sự hình thành của hầu hết các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - công ty con (chuyển từ quan hệ hành chính trong tổng công ty nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn) là kết quả và là giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN Nhà nước mà cụ thể hơn là các Tổng công ty Nhà nước của Chính phủ. Đây có lẽ là đặc trưng rất cơ bản và rõ nét nhất của các tập đoàn kinh tế Việt Nam so với các tập đoàn tư bản nước ngoài và các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Hầu hết các tập đoàn này đều hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản,... bởi vì đây là các ngành, lĩnh vực mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc khó thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý. Thế nên hoạt động của các tập đoàn kinh tế không chỉ tác động và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là một trong những công cụ điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc điều hành các tập đoàn kinh tế cùng tham gia vào việc kìm chế lạm phát trong năm 2008 là một minh chứng sinh động.
Ba là, quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty trước đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Tuy nhiên, nếu so với các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài thì quy mô và khả năng tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế Việt Nam còn hạn chế, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tập đoàn chỉ được hình thành và có điều kiện phát triển khi đã đạt tới trình độ nhất định về khả năng tích tụ và tập trung vốn, tài sản và quá trình tập trung hoá về SXKD, tích tụ, tập trung vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 được chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế (Điện lực, Bưu chính viễn thông, Than,...) tuy có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các Tổng công ty khác nhưng vẫn được đánh giá là chậm và yếu so với các nước trong khu vực và chưa tương xứng với yêu cầu hình thành các tập đoàn kinh tế.
Bốn là, hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế được nâng cao; quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên Bản chất các tập đoàn kinh tế Việt Nam là các tổng công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi trong đó liên kết trong các Tổng công ty chuyển đổi sang tập đoàn kinh tế chưa phù hợp với liên kết trong tập đoàn kinh tế. Trong các tổng công ty quan hệ giữa các đơn vị thành viên hầu hết là mang tính hành chính, sự chi phối của tổng công ty đối với đơn vị thành viên cũng vẫn mang tính hành chính mà chưa thực sự dựa trên cơ sở quan hệ lợi ích kinh tế và tự nguyện theo nguyên tắc thị trường. Sự điều hành, chi phối của tổng công ty đối với các đơn vị thành viên không hiệu quả, ví dụ, các tổng công ty hầu như chưa thực hiện được chức năng điều hoà vốn hợp lý giữa các đơn vị thành viên: tập trung vốn nhàn rỗi của các DN thành viên thừa vốn cho các đơn vị thành viên thiếu vốn vay,... Đồng thời, quan hệ về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hoá, nghiên cứu và phát triển giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty chưa thực sự chặt chẽ và rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các DN thành viên trong tập đoàn kinh tế.
Năm là, trình độ tổ chức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính còn hạn chế so với yêu cầu quản lý đối với tập đoàn kinh tế. Trong các tổng công ty Nhà nước- đơn vị tiền thân của các tập đoàn kinh tế Việt Nam do chưa thực hiện phân tách rõ ràng giữa quyền sở hữu hoặc đại diện sở hữu và quyền điều hành DN do đó chưa có sự chuyên môn hoá và chuyên sâu trong công tác quản lý
Sáu là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan; Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn.
Bảy là, quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo các phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.