I.Kết quả khảo sát:Sau khi tiến hành khảo sát 32 người tại trường Đh Sư pham kĩ thuật nhóm chúng tôi đã nhận được các kết quả sau:
Bạn nghĩ áo dài có mang phẩm chất của người Việt Nam hay không? 100% trả lời có.
2.Bạn có thể nêu một số phẩm chất của người Việt Nam khi nhìn vào chiếc áo dài?
Duyên dáng dịu dàng,thùy mị,nết na,chất phát,gần gũi
Tôn vinh phẩm chất của người Việt Nam.
16 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 4665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Chứng minh áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trìnhChứng minh áo dài là trang phục truyền thống của người Việt NamNội dung trình bày:Kết quả khảo sát:Lý giải tại sao áo dài là trang phục truyền thống:I.Kết quả khảo sát:Sau khi tiến hành khảo sát 32 người tại trường Đh Sư pham kĩ thuật nhóm chúng tôi đã nhận được các kết quả sau:1.Bạn nghĩ áo dài có mang phẩm chất của người Việt Nam hay không? 100% trả lời có. 2.Bạn có thể nêu một số phẩm chất của người Việt Nam khi nhìn vào chiếc áo dài?Duyên dáng dịu dàng,thùy mị,nết na,chất phát,gần gũi Tôn vinh phẩm chất của người Việt Nam.3.Mặc áo dài trong ngày lễ tết,cưới hỏi là truyền thống lâu dời của người VN phải không? 100% trả lời có. 4.Bạn có thích người yêu của bạn mặc áo dài hay không? Thì 75% trả lời có,22% trả lời không, 3%không có ý kiến.5.Ưu điểm của việc mặc áo dài là gì? Đẹp,kín đáo,tôn lên dường cong cơ thể,tôn vinh vẽ đẹp của người phụ nữ Việt nam,làm bật lên phẩm chất của người Việt Nam,quyến rũ Tôn vinh vẻ truyền thống của người Việt Nam, vẻ đẹp Á Đông Áo dài cần được bảo tồn và phát huy để làm rạng danh đất nướcVậy thế nào là trang phục truyền thống?Trang phục truyền thống là loại trang phục có quan hệ gần gũi với các vùng địa lý hay các thời kỳ lịch sử.Cho đến nay vẫn chưa biết chính xác về xuất xứ của chiếc áo dài.Áo dài đã sống mãi với thời gian nó đã gắn liền với người dân Việt Nam ta không chỉ bằng thơ ca mà nó còn gắn liền với các sự kiện lịch sử .CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAMChiếc áo quê hương dáng thướt thaNon sông gấm vóc mở đôi tàTà bên Đông Hải lung linh sóngTà phía Trường Sơn rực rỡ hoaVạt rộng Nam phần chao cánh gióVòng eo Trung bộ thắt lưng ngàNhịp tim Hà Nội nhô gò ngựcHương lúa ba miền thơm thịt da. Đinh Vũ NgọcNhư trong truyền thuyết có lại rằng cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.Áo dài là trang phục bình dị hằng ngày cũng là phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam thời trước và đặc biệt đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam xưa và nay “áo dài” đã trở thành một biểu tượng rất riêng, là niềm tự hào đối với những người con Việt.Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Áo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu, dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”.Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị..Nói chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết người ta đều dùng đến nó. Có lẽ vì sự phổ biến này nên áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam. Bộ trang phục này càng thú vị hơn khi đó là trang phục cho cả nam và nữ. Áo dài may cho nữ thường bó sát người, có tà xẻ cao; còn cho nam giới bao giờ cũng rộng rãi. Không chỉ trong các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp Việt Nam, chiếc áo dài Việt Nam đã có mặt ở các sự kiện lớn, và nó được đón nhận với sự trân trọng và ưa thích. Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh.Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009 (Mrs. World Peagant 2009) tại Việt Nam ,trong phần mở đầu của đêm chung kết tất cả các thí sinh xuất hiện trong trang phục áo dài của nước chủ nhà. Hình ảnh những sinh viên duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ. Và đây cũng là điều gây ấn tượng đặc sắc cho du khách đến Việt Nam. Người nước ngoài đến Việt Nam không chỉ thích ngắm mà còn rất thích mặc áo dài. Ở các lễ hội, nhiều du khách và các nghệ sĩ nước ngoài khi đến dự và biểu diễn cũng đã chọn mặc áo dài và thấy rất thích thú. Áo dài là món quà kỉ niệm mà nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là các thiếu nữ, đã chọn khi ở Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là phố cổ Hội An (Quảng Nam) nổi tiếng với những hiệu chuyên may áo dài phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Không chỉ trên sâu khấu biểu diễn, áo dài trong đời thường cũng xuất hiện rất nhiều ở các hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài.Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác. Chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo nhiều kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà.Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam. Thiết kế của Văn Thành Công sử dụng chất liệu ánh kim làm chủ đạo nhằm tôn vẻ sang trọng, uy nghi của tà áo dài.Ngày nay ở Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụChính những điều đó áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người VN.