Là một môn học về khoa học quản trị, nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quản trị tài chính trong doanh nghiệp thương mại là việc thực hiện, kiểm tra, xem xét các mối quan hệ tài chính trong vấn đề giao dịch thương mại của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính còn bao hàm cả việc thiết lập ngân sách, xác định các nguồn tài trợ chính cho hoạt động thương mại.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Quản trị tài chính trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 6/30/2012 ‹#› TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Bài Thuyết Trình QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THÀNH LONG DANH SÁCH THÀNH VIÊN Nguyễn Duy Khang 09215021 Đàm Quang Châu 11025911 Phạm Tuấn Kiệt 11076901 Bùi Xuân Quý 11087401 Thái Hùng Lâm 10054811 Đặng Minh Mẫn 10273711 Nguyễn Thanh Hoàng 11222211 NỘI DUNG : Các phần chính I II III KHÁI NiỆM CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG I . KHÁI NiỆM Là một môn học về khoa học quản trị, nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tài chính trong doanh nghiệp thương mại là việc thực hiện, kiểm tra, xem xét các mối quan hệ tài chính trong vấn đề giao dịch thương mại của doanh nghiệp. Quản trị tài chính còn bao hàm cả việc thiết lập ngân sách, xác định các nguồn tài trợ chính cho hoạt động thương mại. II . CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH Việc thực hiện quản trị tài chính trong doanh nghiêp thương mại được thể hiện thong qua các mối quan hệ tài chính như sau : 1. Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với ngân sách : Thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định. 2. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tiền tệ : Thể hiện qua việc tài trợ, cung cấp nhu cầu vốn của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác : Thể hiện qua việc mua sắm các yếu tố sản xuất, tuyển mộ lao động… 4. Các quan hệ tài chính phát sinh trong doanh nghiệp : Thể hiện qua các chính sách : a. Chính sách về phân phối thu nhập b. Chính sách lương bổng c. Chính sách về cơ cấu đầu tư d. Chính sách về cơ cấu nguồn vốn e. Chính sách về chi phí 5. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác : được thể hiện qua các thương vụ, đó là các khoản thanh toán trong giao dịch. III . MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG 1. Chỉ tiêu doanh thu : Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được về cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh như bán hàng, cung cấp dịch vụ, thương mại… Công thức Doanh thu = Đơn giá bán X Sản lượng tiêu thụ 2. Chỉ tiêu về vốn trong kinh doanh : a. Vốn dùng để mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng nhà xưởng và các loại thiết bị khác được gọi là vốn cố định, và các máy móc thiết bị này được gọi là tài sản cố định. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, thường từ 3 đến 10 năm b. Vốn dùng để mua nguyên vật liệu, mua hàng hoá, trả lương công nhân, quản lý và các khoản chi phí khác gọi là vốn lưu động. Vốn lưu động có thể được quay vòng nhiều lần trong một kỳ kinh doanh. ∑Vốn = Vốn lưu động +Vốn cố định Công thức 3 . Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận ròng ) a. Lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận có được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Doanh thu thuần là doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm như chiết khấu thương mại theo chính sách của doanh nghiệp, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp. P.gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán b. Lợi nhuận thuần Là khoản lợi nhuận doanh nghiệp có được sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Chi phí quản lý là toàn bộ chi phí phục vụ cho bộ phận quản lý như tiền lương nhân viên văn phòng nghiệp vụ, cán bộ quản lý, ban giám đốc, chi phí văn phòng phẩm, chi phí khấu hao trang thiết bị văn phòng… Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phục vụ cho bộ phận bán hảng như tiền lương nhân viên bán hàng, bảo vệ cửa hàng, quản lý cử hàng, chi phí bán hàng, chi phí khấu hao trang thiết bị cửa hàng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi… P.thuần = DT.thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng) c. Lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận ròng ) Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. P.ròng = P.thuần – Thuế thu nhập Thuế thu nhập DN = P.thuần (thuế suất thu nhập) P.ròng = P.thuần – [(P.thuần) (Thuế suất thu nhập)] P.ròng = (P.thuần) (1 – Thuế suất thu nhập) P.ròng = ( DT - ∑ chi phí) (1- thuế suất thu nhập) XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE … !