Bài viết Bàn về vấn đề quản lý vốn oda ở Việt Nam( discussion on oda capital management of viet nam)

Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sửdụng vốn Hổtrợphát triển chính thức (ODA) khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công vềquản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kểtrong lĩnh vực này: đầu tưbằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tưxã hội, 28% vốn đầu tưtừNSNN, 50% vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủvà Quốc hội phải quan tâm đúng mức

pdf8 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Bàn về vấn đề quản lý vốn oda ở Việt Nam( discussion on oda capital management of viet nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 1 BÀN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỐN ODA Ở VIỆT NAM DISCUSSION ON ODA CAPITAL MANAGEMENT OF VIET NAM Hồ Hữu Tiến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn Hổ trợ phát triển chính thức (ODA) khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức ABSTRACT Many countries attracted, mobilised and managed Official Development Assistance (ODA) capital efficiently. But some other countries were not successful in ODA management. For more than 25 years, Viet Nam has got some remarkable success in this field: ODA capital investment makes up about 12% of total social investment capital, 28% of investment capital from the national budget, 50% of development investment credit of the government. However, there exist many problems demanding the attention of the Government and the national suitably reasonably 1. Đặt vấn đề Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức 2. Thực trạng huy động vốn ODA của Việt Nam Kể từ năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Các nhà tài trợ đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và có những động thái hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này ( vốn ODA cam kết cho Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 2 Nam ngày càng nhiều, đề xuất một số sáng kiến: sáng kiến áp dụng mẫu báo cáo tiến độ thực hiện dự án theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của nhóm 6 Ngân hàng phát triển (WB, ADB,SBIC,KFD,EXB Hàn Quốc), sáng kiến “Một Liên hợp quốc” nhằm thúc đẩy thực hiện chương trình dự án, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ; sáng kiến hài hòa quy trình và thủ tục ODA trong nội bộ các nước thành viên EU, cụ thể hóa các cam kết trong tuyên bố Paris thành cam kết Hà Nội, tham gia tích cực các Hội nghị của các nhà tài trợ, các Hội nghị của các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, v..v…). Đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu quản lý nợ công nói chung, nợ nước ngoài và ODA nói riêng. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng công tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu nhiều hơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương và đa phương, hoàn thiện dần thể chế pháp lý về ODA. (ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế pháp lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ), tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn ODA v.v…) Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ với hơn 1500 chương trình dự án. Tình hình nợ của khu vực công nói chung và nợ ODA nói riêng trong giai đoạn 2002- 2006 ( số liệu cuối năm) được phản ánh qua bảng sau: Bảng Tình hình nợ công và nợ ODA của Việt Nam giai đoạn 2002 -2006 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 1- GDP Tỷ.đ 535762 613443 715307 839211 974266 2-Tổng nợ công a-Nợ trong nước b-Nợ nước ngoài Trong đó: nợ ODA Nợ ODA quy đổi ngoại tệ Tỷ.đ Tỷ.đ Tỷ.đ Tỷ.đ Tr.USD 179100 34728 144372 133173 8683 249419 71829 177590 166191 10652 311834 99572 212262 198305 12617 365229 139843 225386 200044 12611 359599 108477 251122 223497 13921 2-Cơ cấu ODA theo chủ thể cho vay a-Chính phủ -Nhật Bản -Pháp -LB Nga -Khác b-TC Tài chính quốc tế - ADB - IDA - IMF % 61,91 30,78 4,99 13,56 12,59 38,08 12,86 19,80 4,18 56,62 33,03 5,95 6,22 11,42 43,38 14,48 24,26 3,21 56,18 34,06 6,08 5,15 10,89 43,82 14,52 25,38 2,26 54,54 32,69 5,60 5,31 10,94 45,45 14,75 26,81 1,75 54,45 33,80 5,86 4,76 10,03 45,55 15,01 26,83 1,41 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 3 - Khác 1,24 1,43 1,66 2,14 2,30 3-Cơ cấu ODA theo lãi suất - Từ 0 – 2,99 % - Từ 3 – 10% % 75,36 24,64 82,44 17,56 84,16 15,84 79,54 20,,46 81,35 18,65 4-Tỷ trọng trên GDP - Của nợ công - Của nợ ODA % 33,43 24,86 40,66 27,09 43,59 27,72 43,52 23,84 36,91 22,94 (Số liệu xử lý lại từ các nguồn: Bulletin External Debt của Bộ Tài chính 2007, Đề án “Hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý nợ của Việt Nam” cuả Bộ Tài chính 2008) Trong giai đoạn 2002- 2006, bình quân hằng năm nợ ODA tăng 12,53%, trong khi đó tốc độ tăng tương ứng của GDP (theo giá thực tế) là 16,13%, nên tỷ trọng nợ ODA/GDP giảm dần, đến cuối năm 2006 tỷ trọng này gần 23%. Nếu tính cả các khoản nợ khác của khu vực công, tỷ trọng này gần 37%, nằm trong giới hạn tỷ lệ nợ an toàn cho phép của quốc gia. Trong các Chính phủ tài trợ ODA, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga là nhiều nhất, đặc biêt là Chính phủ Nhật Bản. Riêng Liên bang Nga do khoản nợ tồn đọng trước đây, thời gian qua chủ yếu là trả nợ trong khi tài trợ mới rất ít nên dư nợ giảm dần. Trong các Tổ chức tài chính quốc tế, IDA (International Development Association) và ADB (Asian Development Bank) cho Việt Nam vay ODA nhiều nhất. Vì vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịu mức lãi suất dưới 3%/năm.Tình hình vận động ODA trong 2 năm 2007, 2008 có chiều hướng khả quan. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, ký kết được 1,92 tỷ USD và giải ngân được 754 triệu USD. Trong vấn đề ODA có thể đúc kết được những thành công cơ bản sau:  Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã được Chính phủ xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là: đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia, đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia; tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.  Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành trong vấn đê quản lý ODA Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý ODA. Bộ Tài chính là đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng. Bộ Tài chính cũng chính là tổ chức cho vay lại, hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án cho vay lại từ NSNN, quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án … Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 4 WB, RMF và ADB v..v…  Các khoản nợ nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng hiện tại đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép; có lãi suất, thời hạn và đồng tiền vay hợp lí.  Nguồn vay nợ nước ngoài trong đó có ODA là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo, tăng cường và củng cố thể chế pháp lý, pháp triển quan hệ đối tác chặt chẽ với nước ngoài. Nhưng thực tiễn quản lý ODA của Việt Nam còn nhiều điều bất ổn:  Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của DA khi đi vào vận hành khai thác.  Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các DA vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ phận liên quan.  Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Như ông Dương Đức Ưng - Cố vấn cao cấp của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam – đã nêu: điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí (chi phí chuẩn bị DA, tăng chi phí đầu tư do lạm pháp bởi thời gian kéo dài) tăng khả năng rủi ro vì có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp.  Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điều phải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA Đại lộ Đông Tây v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này, đòi hỏi Chính phủ cần phải có ngay những giải pháp triệt để. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể:  Một số giới lãnh đạo của Chính phủ, của chính quyền địa phương và chủ đầu tư TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 5 có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA. Đúng là trong nguồn vốn ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, song phần này chỉ chiếm khoảng 20-30%, phần còn lại là vốn vay. Do thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn dài, lãi suất thấp, áp lực trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài sau này nên dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết định, lựa chọn nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra, cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thường là các bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy hết tác động của những điều kiện khó khăn mà nhà tài trọ ràng buộc.  Ngoài ra, “phải quản lý dựa vào kết quả” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý nguồn ODA, lại không phải luôn có sự đồng tình từ phía các cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA. Các chuyên gia của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam đã tiến hành thăm dò ý kiến của 24 cơ quan chủ quản và quản lý vốn ODA, kết quả chỉ có 70,2% tán đồng quan điểm trên, số còn lại không đồng ý hoặc không có ý kiến. Điều này cho thấy sự mơ hồ trong nhận thức và phương cách quản lý của một số cơ quan chủ quản.  Chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm hoạch định chiến lược nợ dài hạn, soạn thảo danh mục các chương trình, DA được đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài hàng năm của quốc gia. Song thiết nghĩ như thế là chưa đủ. Cách thức huy động và đầu tư bằng vốn ODA có những điểm đặc thù rất khác biệt. Do đó, Chính phủ cần phải hoạch định chiến lược vận động sử dụng ODA một cách phù hợp, dù đây là vấn đề khó khăn phụ thuộc phần nhiều vào ý định, khả năng của các nhà tài trợ. Đối với các địa phương, vấn đề hoạch định chiến lược; quy hoạch thu hút và sử dụng ODA là hết sức nan giải do có rất ít sự chủ động của địa phương trong vấn đề này, và năng lực đội ngũ quản lý ODA ở địa phương là yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu..  Khuôn khổ thể chế pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ. Nhìn chung, Chính phủ chưa xây dựng được cơ chế thống nhất giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài của quốc gia . Các quy định pháp lý quản lý nợ nói chung, nguồn ODA nói riêng chủ yếu điều chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai đoạn sau đầu tư, các chế định pháp lý hầu như còn rất sơ lược, có thể nói là còn bỏ ngỏ.  Cơ chế vận động và sử dụng nguồn ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp bộ ngành, địa phương. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ. Do vậy, một dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA không thành công (không tìm kiếm và vận động được nhà tài trợ, thủ tục chậm, vốn bị thất thoát, công trình vận hành và khai thác không hiệu quả) thường liên quan đến trách nhiệm nhiều cấp, nhiều bộ phận khác nhau. Do vậy, chúng ta gặp khó khăn khi muốn xác định nguyên nhân đích thực để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.  Nhìn chung, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA - như đã nêu qua ở trên- là khá yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 6 này ở các bộ ngành còn tương đối khả dĩ do được chuyên môn hóa, được đào tạo bồi dưỡng và có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết một cách thường xuyên. Còn ở các địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ODA chưa được chuyên môn hóa, ít được bồi dưỡng và không có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chuyên biệt. Nếu có chăng cũng chỉ là cho từng dự án một, trong khi trình độ của cán bộ địa phương lại không đồng đều nên gặp khá nhiều khó khăn. Chẳng hạn ở Bắc Giang, để triển khai một dự án xóa đói giàm nghèo do WB tài trợ, địa phương đã mất hơn 2 năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương.  Vấn đề quan trọng nữa chứa đựng bất cập là phân cấp quản lý vốn ODA giữa trung ương và địa phương. Nguồn ODA là của Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam qua Chính phủ nên Chính phủ phải thống nhất quản lý. Song, rõ ràng Chính phủ không thể trực tiếp quản lý toàn bộ các dự án ODA, nên nhất thiết phải có sự phân cấp cho chính quyền địa phương. Song hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, chỉ mới dựa vào qui mô của dự án để quyết định phân cấp: Chính phủ trực tiếp quản lý các DA lớn, còn chính quyền địa phương được phân cấp quản lý một số DA qui mô nhỏ. Sự không rõ ràng trong phân cấp quản lý vốn ODA là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cấp. 3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA Từ thực trạng như đã nêu, để có thể hình dung những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA, cần thống nhất một số quan điểm cơ bản sau:  Nguồn vốn ODA là không chắc chắn. Vì vậy, quốc gia tiếp nhận vốn ODA không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này.  Vốn ODA phải được nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà nước. Các cấp quyết định, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA phải chịu trách nhiệm trước toàn dân - không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả mai sau - về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.  Hiệu quả quản lý vốn ODA phải được đảm bảo từ 2 phía: nhà tài trọ và quốc gia tiếp nhận tài trợ.  Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng và minh bạch, cần được cập nhật và công bố công khai một cách thường xuyên. Từ thực trạng và trên cơ sở quan điểm đã nêu, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA phải thống nhất nhận thức: nguồn vốn ODA là một bộ phận NSNN, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng nợ nần cho người dân, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả mai sau. Quản lý lãng phí và không hiệu quả nguồn vốn này là có tội đối với dân tộc. Thứ hai, Chính phủ cũng như từng chính quyền địa phương phải hoạch định TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 7 chiến lược vận động và sử dụng vốn ODA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bất định nên khó có thể dự kiến chuẩn xác (trong dài hạn) vốn ODA vận động được. Vì vậy, các chương trình, dự án dự định sẽ đầu tư bằng vốn ODA phải được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo một số phương án với các khả năng khác nhau. Các chương trình dự án có mức ưu tiên cao cần bố trí nguồn vốn thay thế nếu không vận động được vốn ODA. Mặt khác, kinh nghiệm của Malaysia trong vấn đề này cũng rất đáng tham khảo: họ lựa chọn rất kĩ các DA sử dụng vốn ODA và nguồn vốn vay ODA, chỉ tập trung vào các DA qui mô lớn và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà tài trợ. Thứ ba, cần quán triệt nguyên tắc quản lý vốn ODA phải căn cứ vào kết quả và hiệu quả. Xây dựng và thực hiện qui trình kỹ thuật dự án theo hướng chuyên nghiệp hóa: từ khi xác định DA, chuẩn bị DA, đánh giá DA, phê duyệt DA, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá sau DA và kiểm toán, cố gắng mỗi khâu phải được đảm nhiệm bởi cơ quan chuyên trách. Ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan. Đặc biệt, cần có những hướng dẫn cụ thể thực hiện quá trình đánh giá dự án sau hoàn thành. Các thông tin về quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng minh bạch, được thông báo đầy đủ cho nhân dân và các nhà tài trợ. Thứ tư, để khắc phục tình trạng một dự án phải có hai thủ tục như đã nêu ;Chính phủ cần chấp nhận dự án nhà tài trợ nào được phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ đó. Mặc dầu đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục, nhưng khó có thể hình thành một hệ thống thủ tục chung của các nhà tài trợ trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, đối với các DA ODA, Chính phủ nên hình thành qui định hệ thống thủ tục trong nước theo kiểu “khung“, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ. Thứ năm, Chính phủ cần xây dựng hệ thống tiêu chí hợp lý, phân cấp quản lý vốn ODA. Để xây dựng được hệ thống tiêu chí này cần đánh giá lại một cách toàn diện và thống kê đầy đủ các DA ODA đã và đang được triển khai thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa mức độ hiệu quả đạt được của DA với các tiêu chí: qui mô, trách nhiệm trả nợ, năng lực quản lý vốn ODA của địa phương, lĩnh vực đầu tư của DA, nhà tài trợ v.v… Thứ sáu, các bộ ngành trong Chính phủ và chính quyền các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hướng chuyên môn hóa. 4. Kết luận Việt Nam là một trong các quốc gia tiếp nhận vốn ODA có nhiều nỗ lực
Tài liệu liên quan