Công chức cấp xã đang là đội ngũ công chức nhà nước thực hiện nhiều công việc trực tiếp liên quan đến người dân, chịu nhiều áp lực từ phía nhân dân đối với công tác quản lý Nhà nước với khối lượng công việc đồ sộ nhưng mức lương lại khá hạn chế. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu dân và làm hạn chế ý chí phấn đấu, cống hiến của đội ngũ công
chức chiếm số lượng đông đảo trong tổng số công chức nhà nước này. Thủ tướng Nga Medvedev, khi đang
giữ chức Tổng thống đã cho rằng, nhân loại không nghĩ được cái gì tốt hơn để chống tham nhũng bằng hai
việc: Một mức sống bình thường và một tập hợp những khích lệ để khỏi phải nhận hối lộ. Điều đó cho thấy
sự quan trọng của chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là đối với công chức
cấp xã ở chính quyền cơ sở. Do vậy nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương với công
chức cấp xã là cần thiết. Bài viết hướng đến 2 mục tiêu: (1) Mô tả và đánh giá thực trạng tồn tại trong
chính sách tiền lương với công chức cấp xã, từ đó (2) khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách
tiền lương với công chức cấp xã.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương với công chứng cấp xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 19Số 112 - tháng 2/2017
BAØN VEà CAÙC GIAÛI PHAÙP
HOAØN THIEÄN CHíNH sAÙCH TIEàN lÖÔNG
VÔÙI COâNG CHÖÙC CAáP XAÕ
*Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên
PHẠM THị THU THUỷ*
Công chức cấp xã đang là đội ngũ công chức nhà nước thực hiện nhiều công việc trực tiếp liên quan đến người dân, chịu nhiều áp lực từ phía nhân dân đối với công tác quản lý Nhà nước với khối lượng công việc đồ sộ nhưng mức lương lại khá hạn chế. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu dân và làm hạn chế ý chí phấn đấu, cống hiến của đội ngũ công
chức chiếm số lượng đông đảo trong tổng số công chức nhà nước này. Thủ tướng Nga Medvedev, khi đang
giữ chức Tổng thống đã cho rằng, nhân loại không nghĩ được cái gì tốt hơn để chống tham nhũng bằng hai
việc: Một mức sống bình thường và một tập hợp những khích lệ để khỏi phải nhận hối lộ. Điều đó cho thấy
sự quan trọng của chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là đối với công chức
cấp xã ở chính quyền cơ sở. Do vậy nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương với công
chức cấp xã là cần thiết. Bài viết hướng đến 2 mục tiêu: (1) Mô tả và đánh giá thực trạng tồn tại trong
chính sách tiền lương với công chức cấp xã, từ đó (2) khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách
tiền lương với công chức cấp xã.
Từ khóa: Công chức, công chức cấp xã, tiền lương
Discussion about solution to commune-level civil servants’ payroll policy
Civil servants are state civil servants perform many tasks directly related to the people, with a huge
workload, but the salary is quite limited. This has led to harassment and limit the striving, dedication
of public servants who account for a large number of civil servants. Russian Prime Minister Dmitry
Medvedev, while holding the presidency has said that the humanity does not think of anything better to
fight corruption by two things: A normal living standards and a set of incentives to avoid having to take
bribes. That shows the importance of payroll policy for civil servants and employees, especially for civil
servants in local government. Because this is the part closest to the people, under pressure from the people
for the management of the State. Thus the study of the complete solution wage policy with civil servants is
needed. The article aims to 2 goals: (1) Describe and assess the situation existing in the payroll policy for
civil servants, which (2) recommend a complete solution of the payroll policy for civil servants.
Keywords: Civil servants, commune-level civil servant, payroll
Cán bộ cấp xã đang được hưởng lương như
thế nào?
Từ năm 2004 đến nay, Nhà nước đó đã 10 lần
điều chỉnh tiền lương cơ sở. Căn cứ để điều chỉnh
tiền lương cơ sở phụ thuộc sự biến động tăng lên của
chỉ số giá sinh hoạt và tốc độ tăng trưởng GDP. Cụ
thể, tháng 10/2005: 340 nghìn đồng, tháng 10/2006:
450 nghìn đồng, tháng 1/2008: 540 nghìn đồng,
tháng 1/5/2009: 650 nghìn đồng, tháng 5/2010: 730
nghìn đồng, tháng 5/2011: 830 nghìn đồng, tháng
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN20 Số 112 - tháng 2/2017
5/2012: 1.050.000 đồng; 1/7/2013: 1.150.000 đồng;
1/5/2016:1.210.000 đồng.
Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/
NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn và Thông tư Liên tịch số 34/2004/TTLT –
BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14/05/2004 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày
21/10/2003 của Chính phủ. Theo đó tiền lương cán
bộ, công chức cấp xã có thay đổi căn bản như sau:
Tiền lương được chi theo các nhóm đối tượng (i)
Chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách cấp
xã; Chế độ tiền lương đối với công chức cấp xã và
Chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách
ở cấp xã. Cụ thể như sau:
* Chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách
cấp xã:
- Nguyên tắc xếp lương đối với cán bộ chuyên
trách cấp xã:
+ Cán bộ chuyên trách cấp xã hiện đang giữ
chức vụ chuyên trách nào thì xếp lương theo chức
vụ chuyên trách đó. Trường hợp được phân công
kiêm nhiệm nhiều chức vụ chuyên trách thì được
xếp lương theo chức vụ chuyên trách cao nhất; khi
không kiêm nhiệm chức vụ chuyên trách thì đảm
nhận chức vụ chuyên trách nào xếp lương theo
chức vụ chuyên trách đó.
+ Khi thôi giữ chức vụ chuyên trách thì được
giữ nguyên (bảo lưu) mức lương và phụ cấp tái cử
(nếu có) trong 6 tháng, sau đó làm công việc gì thì
hưởng lương theo công việc đó. Trường hợp khi
thôi giữ chức vụ chuyên trách mà làm công việc
khác có mức lương cao hơn thì xếp ngay vào mức
lương cao hơn đó. Trường hợp trước khi giữ chức
vụ chuyên trách cấp xã đã là công chức cấp xã, khi
thôi giữ chức vụ chuyên trách nếu trở về ngạch cũ
thì thời gian giữ chức vụ chuyên trách được tính
để xếp bậc lương thâm niên theo ngạch lương của
công chức cấp xã.
+ Chuyển xếp vào hệ số lương chức vụ đối với
cán bộ chuyên trách cấp xã: Căn cứ vào chức danh
cán bộ chuyên trách, xếp vào hệ số lương tương
ứng với chức danh đó.
+ Trường hợp công chức cấp xã được bầu giữ
các chức vụ cán bộ chuyên trách cấp xã, xếp lương
theo chức vụ bầu cử có mức lương thấp hơn mức
lương của công chức đã hưởng trước đó thì được
hưởng lương chức vụ và bảo lưu hệ số chênh lệch
giữa mức lương của công chức và mức lương chức
vụ. Thời gian bảo lưu hệ số chênh lệch thực hiện
trong suốt thời gian giữ chức vụ bầu cử.
+ Cán bộ chuyên trách cấp xã nếu được tái cử
thì từ tháng thứ 61 trở đi kể từ thời điểm được bầu
giữ chức vụ bầu cử lần đầu được hưởng phụ cấp tái
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 21Số 112 - tháng 2/2017
cử là 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ hiện
đang đảm nhiệm.
* Chế độ tiền lương đối với công chức cấp xã
- Nguyên tắc xếp lương đối với công chức cấp
xã như sau:
+ Công chức cấp xã tốt nghiệp từ đại học trở
lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện
đang đảm nhiệm được xếp lương theo bảng lương
hành chính như công chức ngạch chuyên viên từ
cấp huyện trở lên.
+ Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo trung
cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện
đang đảm nhiệm, được xếp theo bảng lương hiện
hành, ngạch cán sự. Trường hợp được tuyển dụng
lần đầu mà có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp
với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm
nhiệm thì sau thời gian tập sự được xếp lương bậc
2 của ngạch cán sự.
+ Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo sơ cấp
phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang
đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành
chính, ngạch nhân viên văn thư.
+ Công chức cấp xã có sự thay đổi về bằng cấp
chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
quyết định cử đi đào tạo, thì được xếp lương vào
ngạch tương ứng với trình độ đào tạo mới. Thời
gian nâng bậc lần sau được tính từ thời điểm có
bằng cấp mới.
- Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn
đối với công chức cấp xã trước đó là cán bộ chuyên
môn hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị
định 09/1998/NĐ-CP như sau:
+ Căn cứ vào thời gian công chức cấp xã
đã đưởng hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định
09/1998/NĐ-CP đối với công chức cấp xã được
xếp vào ngạch chuyên viên là: Nếu có thời gian
hưởng sinh hoạt phí dưới 3 năm (dưới 36 tháng)
thì giữ nguyên ngạch bậc hiện hưởng; thời gian
tính nâng bậc lần sau kể từ ngày hưởng sinh hoạt
phí; Nếu thời gian hưởng sinh hoạt phí từ đủ 3 năm
(đủ 36 tháng) thì được xếp vào bậc lương liền kề
(nếu trong ngạch còn bậc); Trường hợp xếp vào
ngạch cán sự thì dưới 2 năm (dưới 24 tháng) thì
giữ nguyên ngạch; từ đủ 2 năm (đủ 24 tháng) thì
xếp vào bậc liền kề (nếu trong ngạch còn bậc).
- Chế độ tiền lương trong thời gian tập sự đối
với công chức cấp xã: Công chức cấp xã đang trong
thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi
điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch
công chức tuyển dụng; Đối với công chức tập sự ở
các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo thì trong thời gian tập sự được hưởng 100%
bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên
môn của ngạch công chức được tuyển dụng.
- Chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với
công chức cấp xã:
Công chức cấp xã có đủ điều kiện về thời gian
giữ bậc cũ là 3 năm (đủ 36 tháng) đối với công chức
xếp ngạch chuyên viên và 2 năm (24 tháng) đối với
công chức giữ ngạch cán sự hoặc văn thư đồng thời
đạt đủ 2 tiêu chuẩn: Hoàn thành nhiệm vụ được
giao; Không bị một trong các hình thức kỷ luật
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc chịu hình
phạt của tòa án.
Một số vấn đề khó khăn, tồn tại trong chính
sách tiền lương với công chức cấp xã
Qua một số năm thực hiện, bên cạnh những
kết quả đạt được ban đầu, thực tế cho thấy việc tạo
nguồn để thực hiện cải cách tiền lương còn gặp
một số khó khăn, cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống tiền lương khu vực hành
chính nhà nước các cấp sau cải cách năm 2004,
mức lương tối thiểu chung được gắn với lương bậc
thấp nhất (bậc 1) của nhân viên phục vụ, tạp vụ
(chức danh này không phải là công chức) và lấy nó
làm cơ sở cho tính toán các mức lương khác của
các bậc cao hơn. Tiền lương tối thiểu chung mặc
dù được điều chỉnh theo thời gian nhưng so với
yêu cầu nâng cao mức sống của cán bộ, công chức,
trong điều kiện tăng trưởng GDP khá cao của nền
kinh tế nước ta thì vẫn rất thấp.
Thứ hai, trong quan hệ tiền lương tối thiểu -
trung bình - tối đa mặc dù đã được mở rộng lên
1 - 2, 34 - 13, song trong nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế như hiện nay khoảng giãn cách
như hiện nay còn thấp, mang tính bình quân, chưa
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN22 Số 112 - tháng 2/2017
khuyến khích được lao động có trình độ chuyên
môn cao, tay nghề giỏi làm việc cho khu vực hành
chính Nhà nước, dẫn đến hiện tượng chảy máu
chất xám ra khu vực sản xuất kinh doanh và ra
nước ngoài.
Thứ ba, Chế độ phụ cấp quá nhiều và khó phân
biệt được điều kiện hưởng: Theo quy định hiện
hành, hiện có 16 loại phụ cấp khác nhau được áp
dụng (trong đó riêng phụ cấp đặc thù đã có tới
5 loại). Một số mức phụ cấp đã xấp xỉ bằng mức
lương cơ sở, một số loại phụ cấp rất khó phân biệt
điều kiện hưởng như phụ cấp khu vực và phụ cấp
đặc biệt, phụ cấp thâm niên và chế độ nâng bậc
theo thâm niên
Các chế độ phụ cấp cũng được sửa đổi, điều
chỉnh theo hướng loại bỏ một số chế độ phụ cấp
không còn phù hợp với tính hình thực tế và bổ
sung thêm một số loại phụ cấp mới như bổ sung
thêm phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm
nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp đặc biệt và
một số chế độ phụ cấp đặc thù nghề (phụ cấp trách
nhiệm nghề, phụ cấp ưu đãi nghề) và điều chỉnh
tăng hệ số phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm công
việc được bổ sung thêm hệ số 0,5; phụ cấp chức
vụ được điều chỉnh tăng ở tất cả các chức vụ từ
phó phòng cấp huyện đến Thứ trưởng. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều loại phụ cấp lương còn trùng lặp về
mục đích, mức phụ cấp lương thấp nên không đủ
bù đắp hao phí sức lao động tăng thêm như phụ
cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm công
việc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực
Thứ tư, cơ chế quản lý tiền lương đã có nhiều
thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường. Đối với các
cơ quan hành chính, nguồn tiền lương do ngân sách
cấp thì Nhà nước trực tiếp xác định và duyệt biên
chế, quản lý chặt chẽ việc trả lương cho công chức.
Tách hẳn biên chế viên chức khu vực sự nghiệp nhà
nước có nguồn thu sang chế độ hạch toán tự trang
trải hoặc cơ chế Nhà nước hỗ trợ một phần kinh
phí hoạt động và trả lương. Song trên thực tế, cơ
chế quản lý tiền lương chưa có hướng tạo mở, phân
cấp cho các địa phương chủ động trong mở rộng
quỹ tiền lương của công chức.
Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền
lương công chức nói chung và với công chức cấp
xã nói riêng
Thực tiễn trong thời gian qua, hàng năm chúng
ta đã thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở với
mức tăng khá cao, trên dưới 20% (cao hơn cả tốc
độ tăng giá) song đời sống người hưởng lương vẫn
khó khăn. Do đó, cần phải có cách tiếp cận khác
về giá trị mức lương cơ sở trong việc đảm bảo đời
sống của người hưởng lương. Cùng với tính đúng,
tính đủ mức lương cơ sở, cần phải có các biện pháp
đảm bảo đời sống khác như phát triển và quản
lý thị trường cho thuê nhà ở để giải quyết vấn đề
nhà ở trong lương; đẩy mạnh các hoạt động dịch
vụ công (đi lại - học tập - chữa bệnh) để có được
mức chi phí hợp lý mà người hưởng lương phải
chi trả Nghiên cứu áp dụng mức lương tối thiểu
vùng để phù hợp với vùng giá và điều kiện sinh
hoạt từng vùng
Về quan hệ tiền lương, phải cân nhắc kỹ về mức
độ mở rộng quan hệ trung bình, tối đa ở mức hợp
lý và có lộ trình. Trước mắt, nên hướng tới bộ phận
hưởng lương trung bình. Đây là lực lượng lao động
đông đảo, chủ lực trong các cơ quan, đơn vị hiện nay.
Đối với chế độ phụ cấp lương cần phải có sự
rà soát, sắp xếp lại để trở về đúng ý nghĩa chủ yếu
của nó là bù đắp cho tiền lương và có quan hệ hợp
lý với tiền lương. Những phụ cấp không phân biệt
được điều kiện hưởng, có sự trùng lặp, giao thoa
nhau cần phải xử lý lại.
Giải pháp thứ hai là phải đổi mới cơ chế quản
lý. Hiện nay, căn cứ vào biên chế được giao và định
mức chi theo biên chế, Nhà nước cấp kinh phí hoạt
động cho các cơ quan, đơn vị. Việc chi tiêu được
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 112 - tháng 2/2017
kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước theo đúng khoản
mục quy định, không được điều chỉnh từ khoản
này sang khoản khác và thực hiện tỷ lệ tiết kiệm
theo quy định. Cách quản lý và bảo đảm nguồn
như trên mang nặng tính hành chính, không gắn
với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị,
không khuyến khích các đơn vị tiết kiệm, sử dụng
có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp. Giải pháp cụ
thể có thể là:
- Hạn chế thành lập thêm tổ chức bộ máy, tuyển
dụng thêm biên chế ở mức hợp lý, cần thiết trên cơ
sở đẩy mạnh cải cách hành chính, xác định rõ chức
năng nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể cho từng
cơ quan, đơn vị, từng lĩnh vực quản lý, không ôm
đồm làm thay công việc của xã hội.
- Mở rộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan, đơn vị;
Nhà nước giao ổn định mức khoán trong một thời
gian. Căn cứ vào số biên chế và nguồn kinh phí
được khoán, các đơn vị chủ động sử dụng đảm bảo
hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các cơ
quan, đơn vị được sử dụng phần kinh phí tiết kiệm
vào một số mục đích, trong đó chủ yếu để tăng tiền
lương theo quy định.
- Đối với khu vực sự nghiệp công lập thực hiện
đổi mới theo hướng đơn vị sự nghiệp được từng
bước tính đủ các chi phí (trong đó có tiền lương);
đơn vị sự nghiệp thực hiện hạch toán thu-chi
(không vì mục đích lợi nhuận) nhưng vẫn phải
đảm bảo chính sách an sinh xã hội.
Giải pháp thứ ba là đề xuất tạo nguồn đảm bảo
thực hiện chính sách tiền lương. Trong giải pháp
này cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập xã hội và
tăng thu NSNN, dành một phần hợp lý số tăng thu
cho cải cách tiền lương: Mục tiêu của giải pháp này
là tạo mọi điều kiện để sản xuất kinh doanh phát
triển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 7%
- 8%, trên cơ sở đó bảo đảm nguồn lực động viên
tài chính; đảm bảo tỷ lệ huy động vào NSNN bình
quân hàng năm từ 21% đến 23% GDP, trong đó
thuế, phí, lệ phí khoảng 18% đến 19% GDP. Thực
hiện được các mục tiêu này thì tổng thu NSNN
hằng năm dự kiến tăng khoảng từ 8,5 đến 10%/
năm trên cơ sở đó dành một tỉ lệ hợp lý từ số tăng
NSNN (Trung ương - địa phương) hàng năm cho
cải cách tiền lương.
Cơ cấu lại chi NSNN và tăng cường quản lý
tiết kiệm chi NSNN. Mục tiêu của giải pháp này
là hướng tới việc bố trí chi hợp lý tiết kiệm hơn
để có nguồn cho cải cách tiền lương. Tính toán lại
nhu cầu chi đầu tư phát triển từ NSNN, kết hợp với
khả năng huy động các nguồn khác để vừa đảm bảo
tổng mức đầu tư toàn xã hội (trên dưới 40% GDP
để đảm bảo tăng trưởng kinh tế) vừa đưa mức đầu
tư từ NSNN về mức khoảng 18-20% (nếu tính cả
các nguồn huy động của Nhà nước khác sẽ là 30%)
dành nguồn chi cho cải cách tiền lương.
Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự
nghiệp, giảm áp lực tăng cơ sở vật chất, tăng bộ máy
biên chế và tăng kinh phí từ NSNN. Nhu cầu dịch
vụ công (học tập, khám chữa bệnh, nghệ thuật...)
hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà
nước cần phải bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, thành lập tổ chức, bộ máy, tuyển dụng biên
chế, cấp phát kinh phí. Những năm gần đây, Nhà
nước đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá trong
các lĩnh vực sự nghiệp, có cơ chế khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia hoạt động sự nghiệp,
phục vụ nhu cầu của người dân để giảm áp lực tăng
chi NSNN khi cải cách tiền lương.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, về lâu dài cần
triển khai việc xây dựng các dự án luật liên quan.
Theo đó, vấn đề nguồn tài chính cho tiền lương sẽ
được luật pháp hóa, tạo điều kiện ổn định, vững
chắc, giải quyết cơ bản một vấn đề lớn đang bức
xúc hiện nay trong mỗi lần cải cách tiền lương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống các văn bản luật, nghị định, thông
tư về tiền lương cán bộ, công chức.
2. Niên giám Thống kê.
3. Các báo cáo của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh Thái Nguyên.