Công cuộc cải cách thủ tục hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và thực hiện trong 15 năm qua . Sở dĩ Đảng và Nhà nước coi trọng cải cách thủ tục hành chính đến như vậy là do thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước , tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức .
Thể chế hoá đường lối của Đảng , Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về cải cách thủ tục hành chính , trong đó đặc biệt quan trọng là về cơ chế “ một cửa - một dấu ” . Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 4-9-2003, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi là thực hiện theo cơ chế "một cửa". Và tiếp theo là Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22-6-2007, của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương" .
Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế "một cửa" cho thấy đã có bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao.
Tuy nhiên, bước đầu "một cửa" mới chỉ thực hiện trong nội bộ sở, ngành, quận, huyện, chưa tạo sự kết nối liên thông, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, nghĩa là còn "đứt khúc" trong quá trình phối hợp giải quyết công việc, thậm chí cản trở lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị .
Để thực hiện cơ chế “ một cửa ” được thuận lợi thì chúng ta cần phải cải cách bộ máy hành chính tinh , gọn , thẩm quyền và trách nhiệm rõ rang ; xây dựng quy chế công chức , công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực , lương tâm và trách nhiệm .
28 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về cơ chế một cửa - Một dấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Công cuộc cải cách thủ tục hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và thực hiện trong 15 năm qua . Sở dĩ Đảng và Nhà nước coi trọng cải cách thủ tục hành chính đến như vậy là do thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước , tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức .
Thể chế hoá đường lối của Đảng , Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về cải cách thủ tục hành chính , trong đó đặc biệt quan trọng là về cơ chế “ một cửa - một dấu ” . Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 4-9-2003, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi là thực hiện theo cơ chế "một cửa". Và tiếp theo là Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22-6-2007, của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương" .
Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế "một cửa" cho thấy đã có bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao.
Tuy nhiên, bước đầu "một cửa" mới chỉ thực hiện trong nội bộ sở, ngành, quận, huyện, chưa tạo sự kết nối liên thông, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, nghĩa là còn "đứt khúc" trong quá trình phối hợp giải quyết công việc, thậm chí cản trở lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị .
Để thực hiện cơ chế “ một cửa ” được thuận lợi thì chúng ta cần phải cải cách bộ máy hành chính tinh , gọn , thẩm quyền và trách nhiệm rõ rang ; xây dựng quy chế công chức , công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực , lương tâm và trách nhiệm .
Bài tập cá nhân của em bàn về cơ chế “một cửa - một dấu”, đây là một vấn đề nghiên cứu chuyên sâu vừa mang tính lí luận vừa mang tính thực tiễn được đúc rút từ tình hình thực hiện cơ chế “một cửa”. Do đó, bài làm của em có thể không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !
Nội dung
Nội dung cơ chế “ một cửa ” :
I. Bối cảnh ra đời :
Cơ chế “một cửa” về thực hiện thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức được đề ra đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Quyết định số 366/HĐBT ngày 7/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành chế độ thẩm định các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Cơ chế “một cửa” và “một cửa tại chỗ” đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động của các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó đến nay.
Thực hiện Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức, từ năm 1995 nhiều địa phương đã chủ động thí điểm thực hiện áp dụng cơ chế giải quyết công việc theo mô hình “một cửa” hoặc “một cửa, một dấu”.
Đi đầu trong lĩnh vực này là thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996 và 1997 có thêm 4 tỉnh thành phố là; Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Hoà Bình thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa”; năm 1998 thêm 5 tỉnh là: Quảng Ninh, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ; đến năm 1999 có thêm 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu; năm 2003 thêm các tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Trị, Thanh Hoá v.v… Tính đến tháng 5/2003 đã có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa” tại 196 đơn vị cấp sở, 160 đơn vị cấp huyện.
Được sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chỉ đạo Ban Thư ký tổ chức khảo sát và kiểm tra việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” tại một số tỉnh, thành phố để đề xuất phương án nhân rộng. Tháng 6/2003, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm mô hình “một cửa” .
Căn cứ vào kết luận của Hội nghị tổng kết, Bộ Nội vụ xây dựng quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 ( sau đây gọi là quyết định 181 ). Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế “một cửa” được thực hiện đối với tất cả cấp tỉnh và cấp huyện từ 01/01/2004, đối với cấp xã từ ngày 01/01/2005.
Và sau đó căn cứ vào Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và xét đề nghị của bộ trưởng bộ nội vụ , Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về "Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương" ( sau đây gọi là quyết định 93 ) .
II . Nội dung cơ chế :
Nội dung cơ chế được quy định cụ thể tại quyết định 93 :
Điều 1. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
1. Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
2. Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 2. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
2. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
4. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
5. Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
1. Cơ chế một cửa được áp dụng đối với các cơ quan sau:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Cơ chế một cửa liên thông được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chưa triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại một số huyện đảo có dân số ít, số lượng giao dịch công việc của tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính ít và tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Điều 4. Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
1. Thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này.
2. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông để giải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này.
Còn mô hình "một dấu" là ở một cấp chính quyền chỉ có một pháp nhân công quyền duy nhất, chỉ sử dụng dấu Quốc huy của UBND quận, huyện; các phòng ban chuyên môn chỉ là cơ quan tham mưu giúp việc. Mục đích của "một dấu" là để quản lý chặt chẽ văn bản đầu vào, các hình thức ban hành văn bản pháp quy ra bên ngoài của các phòng và quản lý đội ngũ cán bộ.
B. Tình hình thực hiện cơ chế “ một cửa - một dấu ” :
I. Tình hình triển khai quyết định 181 và quyết định 93 :
Sau 5 năm thực hiện cơ chế “một cửa”, nhân dân và doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đồng tình ủng hộ và tỏ thái độ hài lòng. Nhiều địa phương đã mở rộng cơ chế này đối với một số đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công có liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp, một số địa phương đã tổ chức thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông giữa các cấp chính quyền. Qua thực tiễn đã khẳng định sự chuyển biến rõ nét về phương thức hoạt động của các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn bộc lộ một số thiếu sót, khuyết điểm cần được khắc phục để cơ chế “một cửa” thực sự là một phương thức làm việc mới, có tính chất cải cách lề lối làm việc của các cơ quan hành chính các cấp. Sau đây là những nội dung cụ thể:
Ở Trung ương :
Tháng 01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP, tại phần VI mục 1 của Nghị quyết khẳng định: “Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương tiếp tục rà soát loại bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, thực hiện tốt quy chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết các vụ việc liên quan đến người dân”. Ngày 31/12/2007, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2057/TTg-CCHC về việc áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Theo đó, Thủ tướng giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ rà soát, thống kê tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ (bao gồm tại cơ quan Bộ, ngang Bộ và các đơn vị trực thuộc, quyết định việc lựa chọn áp dụng cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, tập trung vào các thủ tục hành chính có liên quan về cấp giấy phép, giấy đăng ký, xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về xuất, nhập cảnh và các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
Tháng 9/2003, Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện cơ chế “một cửa” ở Uỷ ban nhân dân cấp huyện; tháng 10/2004, Bộ tiếp tục xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện cơ chế “một cửa” ở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2003 đến tháng 12/2004, Bộ Nội vụ đã cử nhiều đợt cán bộ giúp các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và phương pháp tổ chức, kỹ năng thực hành tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp tỉnh, huyện, xã; phổ biến kinh nghiệm các nơi đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa”; cùng với Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ sỹ (SDC) và chỉ đạo Dự án VIE 01/024/B Bộ Nội vụ trợ giúp xây dựng mẫu cơ chế “một cửa” ở cấp huyện cho 26 tỉnh, thành phố.
Công tác thông tin tuyên truyền theo Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg ngày 03/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nội dung tuyên truyền về cơ chế “một cửa” được đẩy mạnh; các cơ quan truyền thông, báo chí ở Trung ương như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân … liên tục có tin, bài phản ánh về cơ chế “một cửa”. Thông qua các cuộc họp giao ban báo chí giữa Bộ Nội vụ với các cơ quan truyền thông, báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ chế “một cửa” được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của công tác tuyên truyền.
Bộ Nội vụ, Ban Thư ký Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong suốt thời gian triển khai cơ chế “một cửa”, góp phần tích cực hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định của Quyết định 181.
2. Ở địa phương :
Sau khi Quyết định 181 và quyết định 93 được ban hành, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế ban hành kèm theo, cụ thể là:
- Ban hành văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quán triệt triển khai Quyết định 181 và quyết định 93; bố trí, thành lập các cơ quan, đơn vị chủ trì, trực tiếp giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về vấn đề này.
- Chỉ đạo các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trực thuộc xây dựng Đề án thực hiện cơ chế “một cửa” trên cơ sở tham khảo, vận dụng theo các bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ Nội vụ, như:
+ Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
+ Thành lập, bố trí cán bộ, công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
+ Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
+ Ban hành Quy chế về phối hợp hoạt động của các phòng, ban chức năng có liên quan.
- Tiến hành tập huấn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các cán bộ, công chức có liên quan. Đối với cấp xã, đối tượng tập huấn gồm cả Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
- Rà soát thủ tục hành chính theo các lĩnh vực công việc quy định tại Quyết định 181 và quyết định 93, và lĩnh vực mở rộng theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đầu tư kinh phí, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở, phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác.
- Tiến hành các hoạt động thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế "một cửa” trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
II. Kết quả thực hiện :
1. Về số lượng :
- Cấp tỉnh :
+ Đối với các sở thuộc diện bắt buộc thực hiện trước theo quyết định 181 (Sở Lao động TB và XH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng): đã có 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai, đạt tỷ lệ 98,04%.
+ Đối với các sở, ngành khác đạt tỷ lệ 58,36%
- Cấp huyện :
Tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai ở 661/671 đơn vị, đạt tỷ lệ 98,50%. Chỉ còn 7/64 tỉnh chưa triển khai cơ chế này 100%.
- Cấp xã :
Tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai ở 9422/10873 đơn vị, đạt tỷ lệ 86,6%. Đã có 36/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai đồng loạt 100%
2. Về chất lượng :
a/ Về việc chấp hành quy định của Quyết định 181 và quyết định 93 :
Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều chấp hành nghiêm túc quy định của Quyết định 181. 35 tỉnh, thành phố thí điểm (trước thời điểm tháng 9/2003) đã điều chỉnh các quy chế cho phù hợp với các quy định của Quyết định 181 và sau đó là quyết định 93 , tiến hành mở rộng ra toàn tỉnh, chỉ sau một thời gian ngắn đã có nhiều địa phương thực hiện 100% ở các cấp chính quyền như thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp v.v… Các tỉnh còn lại đã tổ chức đi nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm của các địa phương làm trước, đồng thời căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Nội vụ để triển khai. Tính đến hết năm 2004, 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã cơ bản triển khai ở cấp tỉnh đối với 4 sở bắt buộc thực hiện trước là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; đến hết năm 2005 cấp xã đã cơ bản triển khai, thể hiện tính nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong việc chấp hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ .
b/Về nội dung thực hiện cơ chế “một cửa” và kết quả đạt được trong giải quyết công việc : 64 tỉnh, thành phố khi thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cấp chính quyền đều tuân thủ các nội dung được quy định trong Điều 4 và Điều 5 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 181. Các nội dung đều được niêm yết công khai, minh bạch tại nơi làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cùng với các quy định về phí, lệ phí rõ ràng, theo đúng nguyên tắc: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân .
Qua 5 năm thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương đã giải quyết cơ bản những yêu cầu của dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, các quyết định về đầu tư, các lĩnh vực về đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, chính sách xã hội v.v…chất lượng và thời gian giải quyết công việc được nâng lên, người dân chỉ cần đến một nơi, với thời gian nhất định để được giải quyết công việc đúng nguyện vọng, không phải đi lại nhiều lần; đã rút ngắn đáng kể thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo quy định chung là 90 ngày, nhiều tỉnh đã giải quyết chỉ trong 30 ngày như tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh v.v…), cấp giấy phép xây dựng (theo quy định chung là 30 ngày, rất nhiều tỉnh chỉ giải quyết trong vòng 15 ngày hoặc dưới 15 ngày), trong lĩnh vực cấp phép đầu tư nhiều tỉnh chỉ giải quyết trong vòng từ 3 đến 7 ngày, chậm là 15 ngày v.v…
c/ Nâng cao chất lượng của tổ chức và cán bộ, công chức :
Để thực hiện được kết quả đã nêu ở mục b , các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã quan tâm đến việc chấn chỉnh tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Về tổ chức bộ máy: Hầu hết các địa phương đã rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp ở cấp tỉnh và cấp huyện. Các sở cấp tỉnh tổ chức tốt Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhất là các sở bắt buộc thực hiện trước; ở cấp huyện đã tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân, đại diện cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Về cán bộ, công chức: Phần lớn cán bộ, công chức được điều động làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp là các đồng chí có kinh nghiệm công tác, hiểu biết chính sách, pháp luật, có chuyên môn về lĩnh vực công việc phụ trách. Ngoài ra còn được tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành chính và các nội dung cơ bản về thực hiện cơ chế “một cửa”.
Thực tế 5 năm qua, cán bộ, công chức làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã trưởng thành rõ rệt, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được nâng cao, lấy mục đích phục vụ công dân, tổ chức làm mục tiêu công tác, được người dân đánh giá tốt về thái độ tiếp xúc và cung cách làm việc.
d/Về cơ sở vật chất:
Nhìn chung các địa phương đã chú ý đến trụ sở làm việc và trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, như máy vi tính, máy fax, điện thoại, trang bị lại bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, máy photocopy v.v… Ở cấp tỉnh, các sở đã sửa chữa lại phòng làm việc để có chỗ tiếp dân tốt hơn. Cấp huyện, nhiều nơi xây dựng dựng mới trụ sở, phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như các tỉnh Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Cà Mau, Hải Phòng v.v… Cấp xã cũng được củng cố tốt như ở Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình … Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế ở một số tỉnh, thành phố thì trụ sở vẫn cần được nghiên cứu sửa chữa hoặc xây dựng lại, mới đạt yêu cầu.
e/ Quan hệ giữa chính quyền với người dân và các tổ chức, doanh nghiệp :
Quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn. Lãnh đạo, cán bộ, công chức các cấp đã hướng mục tiêu công việc là phục vụ nhân dân, đã giảm đi nhiều phiền hà mà trước đây người dân phải gánh chịu như sự sách nhiễu của cán bộ, công chức, không rõ ràng về thủ tục, thiếu công