1. Đặt vấn đề
Hiệu quả hoạt động nhà nước, xã hội và cá nhân đang là vấn đề được quan tâm đặc
biệt hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề hiệu quả các loại hình hoạt
động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó
có phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi
ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải tính đến chất lượng, hiệu quả trên cả bình
diện cá nhân, tổ chức và toàn xã hội
62 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3BÀN VỀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
HOÀNG THỊ KIM QUẾ *
1. Đặt vấn đề
Hiệu quả hoạt động nhà nước, xã hội và
cá nhân đang là vấn đề được quan tâm đặc
biệt hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu,
đánh giá vấn đề hiệu quả các loại hình hoạt
động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc
biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó
có phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi
ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải
tính đến chất lượng, hiệu quả trên cả bình
diện cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Nhưng để có hiệu quả và để bàn về hiệu
quả của PBGDPL cần phải đề cập những vấn
đề có liên quan trực tiếp như: chất lượng,
các yếu tố tác động, đảm bảo hiệu quả của
loại hình hoạt động này. Nếu không đảm
bảo chất lượng thì không thể có hiệu quả.
Đồng thời, hiệu quả của PBGDPL không
chỉ phụ thuộc vào chất lượng của PBGDPL.
Hiệu quả PBGDPL là vấn đề quan trọng
song cũng rất khó khăn trong việc đánh giá,
bởi lẽ có khi đo lường được, có khi không
hoặc khó, ví như sự gia tăng hay giảm sút
niềm tin vào pháp luật.
2. PBGDPL trong tương quan với xây
dựng pháp luật và thực hiện pháp luật
Đời sống pháp luật là khái niệm rộng, bao
gồm các lĩnh vực cơ bản như: xây dựng pháp
luật (XDPL), thực hiện pháp luật (THPL), ý
thức pháp luật và văn hóa pháp luật; các thiết
chế pháp luật; giáo dục – đào tạo và nghiên
cứu pháp luật; hệ thống dịch vụ và thông tin
pháp luật v.v. Trên bình diện chung nhất,
PBGDPL có mặt ở tất cả các lĩnh vực cơ bản
nêu trên, hoặc ở dạng trực tiếp, hoặc ở dạng
gián tiếp.
PBGDPL là một trong những hoạt động
đảm bảo chất lượng, hiệu quả của xây dựng
pháp luật và hiệu quả của các hình thức thực
hiện pháp luật trong thực tiễn. Xây dựng
pháp luật và thực hiện pháp luật diễn ra đồng
thời xét trên bình diện hệ thống pháp luật,
vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau.
Chất lượng, hiệu quả của cả ba loại hình hoạt
động này: XDPL, THPL và PBGDPL có mối
quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng về
một mục tiêu chung, một cơ sở xã hội chung
đó là hiệu quả xã hội lấy mục tiêu phục vụ
các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của
con người.
Hiệu quả của PBGDPL được thể hiện
tập trung ở kết quả hình thành văn hóa pháp
luật trong đời sống xã hội với ba thành tố cấu
thành cơ bản: tri thức - hiểu biết pháp luật;
thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật và hành
vi phù hợp pháp luật của cá nhân, tổ chức.
Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật đã
* GS-TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
4 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp
của các chủ thể pháp luật. Chính vì vậy mà
PBGDPL là một trong những điều kiện đặc
biệt quan trọng đảm bảo hiệu quả của thực
hiện pháp luật nói chung, thi hành pháp luật
của các cơ quan nhà nước nói riêng.
Hiệu quả của thực thi pháp luật trong bất
kỳ một lĩnh vực xã hội nào cũng được thể
hiện trên hai phương diện: kết quả đạt được
so với mục đích, yêu cầu ban đầu của quy
định pháp luật tương ứng với những chi phí
thấp nhất; hiệu quả về xã hội của thực hiện
pháp luật - những lợi ích xã hội (của cá nhân,
tổ chức, xã hội) đem lại do kết quả của việc
thực hiện các quy định pháp luật tương ứng.
Trong thực tế, không ít trường hợp, việc thực
hiện các quy định pháp luật không mang lại
lợi ích xã hội nào, thậm chí còn có thể gây
thiệt hại cho lợi ích chính đáng của cá nhân,
tổ chức và xã hội.
Hiệu quả xã hội của PBGDPL về cơ bản
cũng được thể hiện như vậy, tức là tương
ứng với hiệu quả xã hội của chính bản thân
các quy định pháp luật cần được PBGD
cho các đối tượng xã hội nhất định. Nhưng
thông thường, người ta thường giới hạn hiệu
quả của PBGDPL ở phương diện mục đích
là cung cấp kiến thức, nhận thức pháp luật,
hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin đối
với pháp luật và hành vi phù hợp yêu cầu của
pháp luật.
3. Quan niệm về hiệu quả PBGDPL và
các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL
Quan niệm về hiệu quả, các cấp độ của
hiệu quả PBGDPL cũng như bản thân hiệu
quả pháp luật nói chung cũng là vấn đề cần
thiết bàn luận thêm. Khái niệm pháp luật
được đề cập ở đây bao gồm các văn bản pháp
luật, các quyết định áp dụng pháp luật. Từ
phương diện hệ thống, bản thân hoạt động
PBGDPL cũng là một trong những hợp phần
của hệ thống pháp luật hiểu theo nghĩa rộng
của phạm trù này.
Theo lý thuyết chung, hiệu quả pháp luật
được hiểu là kết quả đạt được trong quá trình
pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội,
ý thức xã hội để đạt được mục đích và yêu
cầu của pháp luật đặt ra với những chi phí
vật chất, tinh thần thấp nhất1. Để đánh giá
hiệu quả của pháp luật cần phải xem xét, tìm
hiểu các mục đích, yêu cầu của pháp luật nói
chung và của các văn bản pháp luật, các quy
phạm pháp luật, các quyết định áp dụng pháp
luật nói riêng. Xét trên bình diện xã hội, cần
tìm hiểu mức độ phù hợp của các mục đích,
yêu cầu, định hướng được ghi nhận trong
pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng, tâm lý, tình
cảm và những yếu tố khác của xã hội hiện tại
mà trong đó pháp luật tác động. Tiếp đến là
xem xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật
(trạng thái các quan hệ xã hội) trước khi pháp
luật điều chỉnh và những thay đổi thực tế của
chúng sau khi pháp luật điều chỉnh. Đồng
thời cũng cần xem xét các kết quả đạt được
do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật xét
từ phương diện lợi ích xã hội.
Hiệu quả PBGPL cần được nhận thức,
đánh giá trên cả hai phương diện sau đây:
1. Phương diện kết quả đạt được so với yêu
cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy
định pháp luật tương ứng;
2. Phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ
kết quả thực hiện các quy định pháp luật.
Nếu theo quan điểm này, có thể đề xuất
một quan niệm về hiệu quả của PBGDPL xét
trên cả hai phương diện nêu trên như sau:
hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật
là kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục
đích của các quy định pháp luật tương ứng
và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí
về vật chất, tinh thần thấp nhất.
Thông thường, khi nói đến hiệu quả
1 Xem: Nguyễn Minh Đoan, Hiệu quả pháp luật:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà nội, 1997, tr. 12 - 24.
5PBGDPL, chúng ta chủ yếu quan tâm đến
phương diện thứ nhất. Còn phương diện thứ
hai thì thường được coi là hiệu quả xã hội
của pháp luật nói chung. Tuy vậy, trong xã
hội hiện đại, vấn đề hiệu quả xã hội luôn
luôn được đặt ra cho mọi hoạt động của con
người, hoạt động PBGDPL cũng không là
ngoại lệ. Quan tâm đến hiệu quả, chất lượng
của PBGDPL là trách nhiệm của cả nhà nước
và xã hội, cả phía người đầu tư và người
thụ hưởng, ranh giới giữa hai loại chủ thể
này chỉ mang tính tương đối. So với các lĩnh
vực đầu tư khác, sự đầu tư trong hoạt động
PBGDPL có nhiều đặc điểm riêng. Theo đó,
nếu phải đầu tư thêm tiền bạc, công sức, thời
gian cho việc thực hiện PBGDPL song đổi
lại, có nhiều lợi ích xã hội đạt được do sự
gia tăng các hành vi hợp pháp và sự giảm
thiểu các hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn
là sự lựa chọn đúng đắn, nhất là các lợi ích
xã hội xét từ phương diện quyền con người
liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài
sản trong một số lĩnh vực rất bức xúc hiện
nay, như: giao thông, vệ sinh, an toàn thực
phẩm... Đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc
thỏa đáng cho việc tìm kiếm các biện pháp
hữu hiệu để cải thiện thực trạng về trật tự,
an toàn giao thông trong đó có việc đổi mới
mạnh mẽ việc phổ biến, giáo dục pháp luật
cần phải được nhận thức, thực thi một cách
quyết liệt hơn.
Những năm gần đây, công tác PBGDPL
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Người dân hiện nay đã bắt đầu quan tâm
nhiều hơn về sự cần thiết phải “kiểm soát”,
đánh giá đối với công tác PBGDPL, đối với
vấn đề “hậu” PBGDPL sẽ như thế nào hay
chỉ là sự “triển khai” theo chương trình, kế
hoạch đã được thiết kế sẵn. Nói đến hiệu
quả là nói đến đòi hỏi nghiêm ngặt của xã
hội đối với việc đánh giá định lượng, định
tính theo bộ công cụ kiểm định chất lượng
và các tiêu chí, tiêu chuẩn về hiệu quả của
PBGDPL đem lại.
Về hiệu quả PBGDPL xét trên phương
diện thực hiện đúng các yêu cầu, mục đích
của các quy định pháp luật tương ứng:
Hiệu quả PBGDPL cần được đánh giá
trên từng mục đích cơ bản của PBGDPL:
mục đích nhận thức, mục đích thái độ, tình
cảm, niềm tin pháp luật và mục đích hành vi
phù hợp pháp luật. Đây chính là “bộ ba mục
đích“ của PBGDPL. Như vậy mới thật sự
khách quan, toàn diện và công bằng đối với
hoạt động PBGDPL. Theo đó, có các tiêu
chí sau:
Tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức
pháp luật;
Tiêu chí 2: đạt được mục đích thái độ,
tình cảm, niềm tin pháp luật;
Tiêu chí 3: đạt được mục đích hành vi
phù hợp pháp luật.
Nếu như việc PBGDPL đã cung cấp cho
các đối tượng PBGDPL những nhận thức -
hiểu biết cơ bản về pháp luật thì hiệu quả
về mục đích nhận thức coi như đã đạt được.
Như vậy, tiêu chí hiệu quả ở công đoạn này
có thể gọi đó là sự nhận thức, lĩnh hội, hiểu
biết pháp luật (các quy định pháp luật được
phổ biến, giáo dục pháp luật). Tiêu chí tiếp
theo, đó là hiệu quả của mức độ hình thành
thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật. Tiêu
chí về kết quả thực hiện trên thực tế: tiêu
chí về hành vi thực hiện pháp luật được thể
hiện trong các hành vi hợp pháp, trong mức
độ gia tăng các hành vi hợp pháp và giảm
các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện
pháp luật dưới tác động của PBGDPL có
chất lượng còn được thể hiện ở chỉ báo giảm
thiểu các hiện tượng hư vô pháp luật như sự
thờ ơ, sự coi thường; sự “lạng lách” pháp
luật vv...2
2 Xem: Hoàng Thị Kim Quế, Hư vô pháp luật: nhìn
từ phương diện lý luận pháp luật và xã hội học pháp
luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2008, tr.
13 - 18.
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
6 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
Mỗi một loại tiêu chí đều phải có những
chỉ báo nhất định tương ứng, được chia làm
các mức độ (trình độ) khác nhau.Ví dụ, về
tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức, sẽ
bao gồm nhiều mức độ đạt được, theo đó, có
các mức độ: 1, 2, 3, hoặc: trung bình, khá,
tốt. Điều này là lẽ đương nhiên bởi vì sự
nhận thức, lĩnh hội, hiểu biết nội dung được
PBGDPL không thể hoàn toàn như nhau ở
các đối tượng khác nhau. Như chúng đã biết,
hành vi phù hợp pháp luật của các chủ thể
pháp luật không hoàn toàn phụ thuộc vào
PBGDPL kể cả PBGDPL đạt chất lượng
cao. Hai nữa là cũng cần tính đến từng công
đoạn, từng mục đích cụ thể trong “bộ ba”
mục đích của PBGDPL mà chúng ta quan
niệm lâu nay.
Con đường từ kiến thức – hiểu biết pháp
luật đến thái độ, tình cảm và niềm tin pháp
luật rồi đến hành vi phù hợp pháp luật –
những cái mà chúng ta gọi là mục đích của
PBGDPL, không giản đơn chỉ phụ thuộc
vào chất lượng của PBGDPL. Ngay cả công
thức chung về hiệu quả pháp luật vận dụng
vào trường hợp PBGDPL mà lâu nay chúng
ta quan niệm: tương quan giữa kết quả đạt
được so với mục đích ban đầu đề ra với các
chi phí thấp nhất, cũng chỉ đúng ở mức độ
tương đối. Mà chính xác hơn thì phải nhận
thấy rằng, ở đây mới chủ yếu dừng lại ở
phương diện chủ quan của nhà làm luật và
chủ yếu mới chỉ là hiệu quả của chính bản
thân PBGDPL: quy định pháp luật được
thực thi, trở thành những hành vi thực tế của
các nhân, tổ chức.
Một cách cụ thể hơn, hiệu qủa PBGDPL
được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản
sau đây:
Tiêu chí thứ nhất: về trạng thái tri thức
ban đầu của đối tượng PBGDPL khi chưa
được phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tiêu chí thứ hai: về trạng thái thái độ,
tình cảm pháp luật ở đối tượng phổ biến,
giáo dục pháp luật trước khi được phổ biến,
giáo dục pháp luật nhằm xây dựng, củng cố
niềm tin vào pháp luật. Điều này thể hiện
tình cảm pháp luật công bằng, sự không
khoan nhượng đối với mọi hành vi vi pháp
luật và tình cảm trách nhiệm là một trong
những chỉ số để đánh giá hiệu quả của hoạt
động PBGDPL.
Tiêu chí thứ ba: về trạng thái của động
cơ và hành vi tích cực pháp luật ở đối tượng
phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiệu quả của
hoạt động PBGDPL được đánh giá thông
qua việc thực hiện các hành vi tích cực
pháp luật ở đối tượng được PBGDPL. Các
đối tượng được PBGDPL sẽ hình thành thói
quen kiềm chế không thực hiện những hành
vi mà pháp luật cấm; thực hiện nghĩa vụ
pháp lý và tích cực sử dụng các quyền của
mình một cách có văn hóa, đạo đức.
Đây là mục đích quan trọng nhất mà hoạt
động PBGDPL cần đạt được. Ngoài ra, tiêu
chí về mức độ chi phí để đạt được kết quả
thực tế cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả
của hoạt động PBGDPL. Tiêu chí này thể
hiện tính kinh tế, tính văn hóa, tính hữu ích
của hoạt động PBGDPL.
Giữa tri thức và tình cảm pháp luật có
mối liên hệ mật thiết. Sự am hiểu pháp luật
đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo
sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật,
tư duy pháp lý, hình thành hành vi tích cực
pháp luật ở mỗi con người. Điều cần lưu ý là
am hiểu tri thức pháp luật không phải là sự
am hiểu đơn thuần một vài quy phạm pháp
luật nào đó mà là sự am hiểu có hệ thống
thấu đáo về nội dung, ý nghĩa của pháp luật,
biết đánh giá với niềm tin nội tâm các sự
kiện, các hành vi pháp lý là hợp pháp hay
không hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý.
Hiểu biết tinh thần pháp luật trên cở sở đạo
đức và văn hóa.
Hành vi hợp pháp, phù hợp với yêu cầu
của pháp luật cũng đa dạng: không vi phạm
7LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
những điều bị cấm, chấp hành các nghĩa
vụ pháp lý, sử dụng các quy định pháp luật
đúng đắn để bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của mình; đấu tranh chống vi phạm
pháp luật v.v. Giáo dục pháp luật là cần thiết
khách quan như chính bản thân pháp luật
vậy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin đã chỉ ra rằng: “Con người vốn là sản
phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. Và do đó
con người thay đổi vốn là sản phẩm của
hoàn cảnh và giáo dục đã thay đổi”3. Luật
pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài
sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế
còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng
và của tinh thần, pháp luật phải được con
người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ
sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với
pháp luật4. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng chỉ rõ: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên”5.
Về hiệu quả xã hội của PBGDPL:
Vấn đề đặt ra ở đây là: liệu có phải bất
kỳ khi nào, bất kỳ ở đâu, “thực hiện đúng”
yêu cầu của các quy định pháp luật cũng
đều đạt được hiệu quả xã hội, nếu xét trên
phương diện tính hợp lý, tính lợi ích, tính
công bằng? Ví dụ, đối với những quy
định pháp luật bất cập, không phù hợp,
không đảm bảo lợi ích hay sự hài hòa các
loại lợi ích? Hiệu quả xã hội của PBGDPL
về cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả xã hội
của chính bản thân các quy định pháp luật
cần được PBGD cho các đối tượng xã hội
nhất định. Đó chính là các lợi ích xã hội đạt
được do thực hiện các quy định pháp luật
của các đối tượng được PBGDPL. Hiệu quả
xã hội của PBGDPL phụ thuộc rất nhiều
3 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị
quốc gia, 1995, tr. 10.
4 Đavưđốp, Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002, bản dịch tiếng Việt, tr. 185-
186.
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995, tr 383.
vào chất lượng của các quy định pháp luật
mà cụ thể là tính hợp lý, công bằng, sự thể
hiện các loại lợi ích của cá nhân, cộng đồng,
xã hội. Hiệu quả xã hội của PBGDPL còn
được thể hiện trên một phạm vi rộng hơn,
lan tỏa ra cả những người xung quanh chứ
không chỉ đối với những người được trực
tiếp PBGDPL. Đây cũng chính là giá trị to
lớn của PBGDPL. Pháp luật chỉ có hiệu lực
thực sự khi được mọi người dân tiếp nhận và
thi hành một cách tự giác.
4. Một số vấn đề về chất lượng, hiệu quả
PBGDPL và nâng cao hiệu quả PBGDPL
trong một số lĩnh vực hoạt động xã hội
hiện nay
Thời gian gần đây dư luận xã hội đặc
biệt quan tâm vấn đề nâng cao hiệu quả
PBGDPL, giáo dục đạo đức trong lĩnh vực
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh,
an toàn thực phẩm. Đây là những vấn đề vô
cùng khó khăn, phức tạp đang đòi hỏi những
nỗ lực to lớn của toàn xã hội. Chúng tôi có
một số đề xuất sau:
- Cần xây dựng Bộ công cụ Kiểm định
chất lượng PBGDPL.
- Để có hiệu quả, cần đổi mới mạnh mẽ
công tác PBGDPL.
- Ưu tiên đầu tư PBGDPL có hiệu quả
vào những lĩnh vực bức xúc nhất hiện nay,
trước hết là lĩnh vực trật tự, an toàn giao
thông. Cũng như trong lĩnh vực đào tạo,
giáo dục hiện nay, vấn đề chất lượng, hiệu
quả đang bắt đầu được quan tâm đặc biệt
và được nhìn nhận, đánh giá, đo lường theo
những bộ công cụ Kiểm định chất lượng.
Cần phải Kiểm định chất lượng PBGDPL,
xây dựng các Bộ công cụ Kiểm định chất
lượng PBGDPL, xây dựng các trung tâm
đảm bảo chất lượng PBGDPL. Chính
yếu tố chất lượng, hệ thống đảm bảo chất
lượng là điều kiện đặc biệt quan trọng để
nâng cao hiệu quả PBGDPL (tất nhiên, hiệu
quả PBGDPL còn phụ thuộc vào hàng loạt
8 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
yếu tố khách quan và chủ quan khác). Nếu
không, các đánh giá của chúng ta rồi vẫn sẽ
rơi vào chung chung, thiên về định tính và
khó kiểm soát, khó tường minh. Vì vậy, cần
xây dựng hệ tiêu chí, tiêu chuẩn về đánh giá
hiệu quả PBGDPL nói chung và cho từng
loại đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động
xã hội tương ứng.
Để nâng cao hiệu quả PBGDPL, phải đổi
mới mạnh mẽ bản thân công tác này so với
cách làm lâu nay, đổi mới về hình thức, nội
dung, phương pháp, phong cách PBGDPL.
Cần phải kết hợp “ba trong một” mới có
thể đạt hiệu quả cao về PBGDPL: kết hợp
giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống, kỹ năng sử dụng pháp luật
cho các đối tượng xã hội nói chung, những
người tham gia giao thông nói riêng. Kết
hợp các biện pháp đồng bộ theo hướng vừa
xử lý, “chữa trị” các triệu chứng của hành
vi vi phạm pháp luật, vừa khắc phục các
nguyên nhân của chúng.
Đơn cử, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
hành vi vi phạm pháp luật giao thông, kèm
theo những hậu quả thiệt hại là do lỗi của
người tham gia giao thông: ý thức pháp luật
yếu kém, không hiểu biết những quy định
pháp luật liên quan. Thế nhưng, liều thuốc
nào, cách thức nào để chữa trị căn bệnh
“thiếu, kém ý thức pháp luật, ý thức đạo
đức và văn hóa trong tham gia giao thông”,
hiện vẫn đang là bài toán nan giải của chúng
ta. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao
thông quốc gia thì có đến trên 80 % các vụ vi
phạm gây tai nạn đều do người tham gia giao
thông ở độ tuổi từ 18 đến 35; 90% sinh viên
có giấy phép lái xe không đúng kỹ thuật...6.
Do đó, cần phân hóa đối tượng và ưu tiên
đầu tư nhiều hơn về PBGDPL, giáo dục đạo
đức và kỹ năng sống, kỹ năng tham gia giao
thông cho thanh, thiếu niên, cho nam giới.
6h t t p : / / a n t g . c a n d . c o m . v n / v i - v n / p h o n g -
su/2008/12/70894.cand
Hiệu quả PBGDPL đối với họ sẽ được nâng
cao rất nhiều nếu áp dụng các biện pháp
thiết thực, như: giáo dục tính cách, kỹ năng
ứng xử trong tham gia giao thông, bổn phận,
trách nhiệm đạo đức, pháp luật và văn hóa.
Giáo dục để xây dựng, thực hành ở họ sự từ
tốn, thận trọng, nhường nhịn, trách nhiệm
với chính mình, với những người thân và
những người xung quanh mỗi khi tham gia
giao thông. Điều này, xem ra liên quan trực
tiếp với “mục đích” thứ hai của PBGDPL –
xây dựng thái độ tôn trọng pháp luật, tình
cảm đúng đắn và niềm tin vào pháp luật giao
thông bởi đó là lợi ích, là nét đẹp của văn
hóa giao thông.
Nếu xét từ góc độ quyền về sức khỏe, tính
mạng, quyền sống của con người thì hoàn
toàn có thể nói rằng, đảm bảo an toàn, trật
tự giao thông còn nóng bỏng hơn, bức xúc
hơn so với tham nhũng. Hiệu quả PBGDPL
trong lĩnh vực này thực sự là vấn đề đặc biệt
cấp bác