Bàn về khái niệm mệnh đềnghĩa trong ngữ nghĩa học cú pháp

Với tưcách là một khoa học, ngữnghĩa học cú pháp hình thành và phát triển vào khoảng những năm 20 của thếkỷthứ XX. Đặc trưng của giai đoạn này là có sựxích lại gần nhau của ngữnghĩa và logich học. Sựtiến bộcủa triết học và logich học trong những năm đầu thếkỷ thức 20 đã ảnh hưởng đến tưtưởng của các nhà ngôn ngữhọc. Can you use English? Prove it ! Những nghiên cứu, phân tích ngôn ngữtựnhiên từphía một sốnhà triết học và logich học đã có tiếng vang trong ngôn ngữhọc hiện đại. Từnhững năm 50-60 của thếkỷtrước với ngữpháp học cải biến-tạo sinh người ta thấy xuất hiện khuynh hướng vận dụng logich phân tích ngôn ngữ, mới đầu là phân tích cấu trúc cú pháp, bắt đầu với học thuyết ngữnghĩa học tạo sinh của J.D.Mc Cawley, G.Lakoff, J.Ross v v . và dần dần vềsau là phân tích cấu trúc cú pháp-ngữ nghĩa và cấu trúc logich-ngữnghĩa của câu đơn, của lời. Ngữnghĩa học cú pháp trong giai đoạn này có những đặc trưng nhưsau: 1.Thếgiới khách quan được xem xét không phải nhưlà tổng hòa của các vật thể, mà là tổng hòa của các sựkiện (event, fact), và tương ứng nhưvậy, đơn vịtếbào cơbản của ngữnghĩa được thừa nhận không phải là từ- tên gọi của vật thể, mà là phát ngôn vềsựkiện - tức là câu.

pdf8 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khái niệm mệnh đềnghĩa trong ngữ nghĩa học cú pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ KHÁI NIỆM MỆNH ĐỀ NGHĨA TRONG NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP Hứa Văn Đức(* ) Trong bài viết này chúng tôi muốn bàn thêm về khái niệm “proposition” (tạm dịch là mệnh đề nghĩa*) thường được giới thiệu một cách rất cô động trong các tài liệu về ngữ nghĩa học. 1. Với tư cách là một khoa học, ngữ nghĩa học cú pháp hình thành và phát triển vào khoảng những năm 20 của thế kỷ thứ XX. Đặc trưng của giai đoạn này là có Can you use English? Prove it ! sự xích lại gần nhau của ngữ nghĩa và logich học. Sự tiến bộ của triết học và logich học trong những năm đầu thế kỷ thức 20 đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà ngôn ngữ học. Những nghiên cứu, phân tích ngôn ngữ tự nhiên từ phía một số nhà triết học và logich học đã có tiếng vang trong ngôn ngữ học hiện đại. Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước với ngữ pháp học cải biến-tạo sinh người ta thấy xuất hiện khuynh hướng vận dụng logich phân tích ngôn ngữ, mới đầu là phân tích cấu trúc cú pháp, bắt đầu với học thuyết ngữ nghĩa học tạo sinh của J.D.Mc Cawley, G.Lakoff, J.Ross…v…v….. và dần dần về sau là phân tích cấu trúc cú pháp-ngữ nghĩa và cấu trúc logich-ngữ nghĩa của câu đơn, của lời. Ngữ nghĩa học cú pháp trong giai đoạn này có những đặc trưng như sau: 1.Thế giới khách quan được xem xét không phải như là tổng hòa của các vật thể, mà là tổng hòa của các sự kiện (event, fact), và tương ứng như vậy, đơn vị tế bào cơ bản của ngữ nghĩa được thừa nhận không phải là từ - tên gọi của vật thể, mà là phát ngôn về sự kiện - tức là câu. 2. Có một số từ của ngôn ngữ bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực ngoài ngôn ngữ, chúng được giải thích bằng thuật ngữ của các sự kiện hay vật thể quan sát được. 3. Đối với những đơn vị cuối cùng (tức những câu) thì thủ pháp phân tích chủ yếu là đặc trưng của sự sắp xếp tương tác giữa các từ và ngữ trong câu và trong lời nói chung. Đó là sự tổ hợp (phân bố luận) và sự hoán cải lẫn nhau (phép cải biến , phép cải dung). * Phó Giám đốc Trung tâm ĐTTX, Đại học Mở Bán công TP.HCM 1 4. Miêu tả những nghĩa khởi nguyên có tính chất cơ sở để qui về đó tất cả những nghĩa còn lại là nhiệm vụ đặc biệt được gọi là sự xác lập các “primitives ngữ nghĩa” [1, tr 11] Khuynh hướng phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu trong giai đoạn này đã đưa vào cú pháp học những ý tưởng và những khái niệm mới. 2. Trước đây khi đề cặp đến chức năng định danh người ta thường nghĩ đó là chức năng của từ . “Nhờ từ con người gọi tên sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan, những đặc điểm và quan hệ của chúng. Chính vì vậy chức năng cơ bản của từ trong ngôn ngữ là chức năng định danh.” (.Ç.Ðỵçíị ). “Một trong những chức năng quan trọng nhứt của từ là chức năng định danh.” (.Þ.Ìđìỵ), còn giao tiếp (hay thông báo) là chức năng của câu. Ì.ß.ỵ viết :“ Khác với từ, câu là một đơn vị thông báo”. ..ỵĩỵ cũng có ý kiến tương tự : “ Từ là đơn vị định danh cơ bản, câu là đơn vị thông báo”. Khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại cho rằng định danh và thông báo là chức năng của từ và câu. Định danh và thông báo không phải là những chức năng riêng biệt của từng cấp độ ngôn ngữ (từ và câu) mà chúng tồn tại song song và chuyển hóa cho nhau tùy theo tình huống mà chúng được hiện thực hóa. Nếu như trong cú pháp truyền thống vấn đề được nghiên cứu trước tiên là quan hệ của những đơn vị cú pháp đối với cấu trúc logich của tư duy, trong đó các nhà ngôn ngữ cố gắng tìm tòi không chỉ nội dung cơ bản mà còn cả mẫu cấu trúc câu khái quát, thì những người ủng hộ khuynh hướng ngữ nghĩa học cú pháp, xuất phát từ quan điểm cho rằng phát ngôn là một ký hiệu ngôn ngữ hoàn chỉnh để tập trung sự chú ý đến mối quan hệ của câu đối với tình huống được biểu hiện bởi chúng. Tính tổng hợp của chức năng cú pháp hiện nay được chứng minh không chỉ bằng quy luật tư duy của con người, mà cả bởi tính loại suy chung phổ biến của cấu trúc hoạt động con người. Tư tưởng về tính tổng hợp của những tình huống trong ngôn ngữ trở thành cơ bản của việc nghiên cứu đối chiếu và tiêu biểu trong lĩnh vực ngữ nghĩa học cú pháp, dẫn đến bằng con đường so sánh cấu trúc câu của những ngôn ngữ khác nhau với cấu trúc một sự kiện được biểu hiện bởi chúng. Một mặt, với sự lý giải ký hiệu học của câu, mặt khác do khuynh hướng chung đối với ngữ nghĩa của việc phân tích cú pháp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với bình diện định danh của câu và khi nói đến chức năng định danh của câu trong ngôn ngữ học đã nêu lên khai niệm mệnh đề nghĩa (proposition) hay định danh mệnh đề (propositional nomination). Định danh mệnh đề chính là yếu tố thông báo của câu. Khi tách ra khỏi cái được thông báo thì tác động của nó đối với cấu trúc định danh theo cách thức: trung tâm thông báo trở thành cốt lõi của định danh vì vị ngữ thể hiện dấu hiệu của sự vật (chất lượng, thuộc tính…) hay hành động và cấu trúc danh hóa liên quan đến cả câu chớ không riêng gì một phần vị thể. Ý nghĩa được biểu hiện của nó thuộc về dãy nghĩa. Vì vậy, cái biểu vật của câu khác với cái biểu vật của từ, về nguyên tắc nó không thể có tính vật chất của sự vật cụ thể. Với ý nghĩa này, định danh sự kiện đối lập với định danh vật thể. Nói cách khác, định danh mệnh 2 đề là sự định danh của ký hiệu ngôn ngữ ở cấp độ cú pháp. Đặc trưng của định danh này là nó không mang thuộc tính vật thể. Nó tương liên với trục thời gian và được tư duy trong mối quan hệ với các vật và các sự kiện, nó thuộc loại nghĩa của lời nói và được biểu hiện ra trong câu , cũng như các chuyển đổi của câu trên cơ sở của vĩ tố cấu tạo danh từ. 3. Như vậy, khái niệm «PROPOSITION» được hiểu như thế nào trong ngữ nghĩa học? Trước hết để tránh sự nhầm lẫn đối với thuật ngữ mệnh đề, chúng tôi xin phân biệt rõ về cách dùng của thuật ngữ này. Lâu nay, trong cú pháp học vẫn thường dùng thuật ngữ mệnh đề để chỉ hai thành phần trong câu phức. Đó là mệnh đề chính (main clause) và mệnh đề phụ (surbordinate clause). Chẳng hạn như trong các ví dụ sau đây: 1) I agree that it was a mistake. 2) He complained that he had been underpaid . trong đó : I agree, He complained: là những mệnh đề chính it was a mistake, he had been underpaid: là những mệnh đề phụ. Còn khái niệm proposition được đề cặp trong bài viết này được hiểu là mệnh đề nghĩa, là một đơn vị ngữ nghĩa thường được chứa đựng trong mệnh đề cú pháp (clause). Khái niệm mệnh đề được hình thành từ khái niệm của logich học. Mệnh đề logich là cấu trúc dùng để biểu thị phán đoán. Bản chất của phán đoán là liên kết khái niệm để thực hiện nhận định. “ “Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm có thể khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào đó, về mối liên hệ giữa các đối tượng với dấu hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đối tượng.” [2, tr. 48] Thực hiện một nhận định là hành động mệnh đề. Nhận định đó có thể là nhận định khẳng định hay phủ định. Hành động đó tồn tại dưới dạng một ngôn ngữ nhất định. Hành động mệnh đề tồn tại trong tư duy dưới dạng chất liệu ngôn ngữ chứ không phải là hành động hư vô. Chất liệu biểu hiện ngôn ngữ của mệnh đề chính là câu. Câu trong tiềm năng đó khi được đưa vào giao tiếp được gọi là một phát ngôn. Câu chính là cái vỏ vật chất của phán đoán được bộc lộ ra bên ngoài theo các cấu trúc hình thức khác nhau và cấu trúc câu không trùng với cấu trúc mệnh đề. Ngôn ngữ học vay mượn khái niệm mệnh đề từ logich học và làm thành một đơn vị của ngôn ngữ học. Khi đó nó thuộc về bình diện nội dung, là một đơn vị ngữ nghĩa. Từ đây, ta có khái niệm mệnh đề nghĩa, hay nói cách khác thuật ngữ mệnh được sử dụng trong ngữ nghĩa học cú pháp là mệnh đề nghĩa, là ý nghĩa cơ bản của câu có động từ làm vị ngữ và thường diễn đạt một nội dung tương ứng với một tình huống, sự kiện hiện thực hay hư tạo. Trong giáo trình “ĐỴÐÌÍÍ ÐĨĐĐ ßÇ” tác giả .. ỵỵa đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Khuynh hướng của ngữ nghĩa học cú pháp khi hướng sự chú ý vào cấu trúc 3 sự kiện, tình huống với tư cách là cái biểu niệm của câu, đã nêu lên khái niệm mệnh đề, được vay mượn từ logich học, để chỉ cái chung nhất tồn tại giữa câu và các biến thể của câu trong giới hạn của một ngôn ngữ và sự diễn dịch sang các ngôn ngữ khác. Mệnh đề được hiểu như là sự tình, một nội dung khách thể của câu , được xem xét trong sự tách biệt với tất cả các ý nghĩa chủ thể đi kèm và với các phép qui chiếu mà tổ chức hình thức của câu đặt ra.” [3, tr 480] 4. Là đơn vị cơ bản của định danh sự kiện, mệnh đề nghĩa có kết cấu của riêng mình. Trong đa số các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học cú pháp, cấu trúc của mệnh đề được miêu tả như sau: hạt nhân ngữ nghĩa của mệnh đề là vị thể (predicate), nó mang trong mình sự tình (state of affairs) – một dấu hiệu của đối tượng hay quan hệ giữa các đối tượng, sự vật, nó cho một vị trí xác định đối với sự vật là các tham tố (participants) của sự tình, xác định số lượng và vai trò của chúng. Cấu trúc của mệnh đề nghĩa có thể được thể hiện như sau: participant participant participant PREDICATE participant participant participant Ví dụ: Trong mệnh đề: The Earth revolves around the Sun. Vị thể là động từ có hình thái “revolves” (hay là hình thái tương ứng revolving trong cụm từ revolving around the Sun). Vị thể này được bao bọc bởi các tham tố nằm trong mối quan hệ xác định với vị thể. Trong trường hợp trên, trái đất (the earth), mặt trời (the sun) là các tham tố. Trong mối quan hệ với vị thể các tham tố này có các ý nghĩa khác nhau: trái đất (the earth) - mang ý nghĩa agent, mặt trời (the sun) - mang ý nghĩa undergoer. Cần lưu ý rằng ngòai các ý nghĩa của tham tố vị thể cũng xác định số lượng của chúng. Đ.. ưíđỵí cho rằng : “Mỗi vị thể mở ra những “chỗ trống” để lôi kéo các tham tố lấp vào” (ưíđỵí 1972 : 177). Nếu động từ vị thể “revolves” mở ra 2 vị trí đối với “The Earth” và “the Sun” (xem sơ đồ 1) thì động từ vị thể “write” (trong câu: I write my father the 4 letter.) mở ra 3 vị trí là “ I”, “the letter” và “ my father” trong mệnh đề “write my father the letter”(xem sơ đồ 2). REVOLVES THE EARTH THE SUN Sơ đồ 1 I THE LETTER WRITE MY FATHER Sơ đồ 2 Ngoài vị thể xác định cấu trúc của mệnh đề, các từ danh hóa cũng là những thành tố của cấu trúc mệnh đề đó. Chúng là những tham tố sự kiện được hiểu tương đối độc lập với nhau. Song các tham tố không khác nhau trong mối quan hệ với vị thể, chúng tồn tại trong những mối quan hệ khác nhau với vị thể, biểu hiện các ý nghĩa ngữ nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như trong ví dụ sau đây: đối với động từ vị thể “write” có thể có các tham tố sau đây: 1) Người thực hiện hành động: Ai viết ? 2) Đối tượng của hành động : Viết cái gì? 3) Công cụ thực hiện hành động: Viết bằng gì? 4) Đối tượng tiếp nhận hành động: Viết cho ai? 5) Vật liệu : Viết vào đâu ? 6) Chủ đề : Viết về cái gì? Tóm lại, về mặt ý nghĩa các tham tố không đồng loại. Tùy thuộc vào các định hướng của vị thể các tham tố có những ý nghĩa khác nhau. 5. Liên quan đến hình thái của mệnh đề cần phải thấy rằng hình thái của mệnh đề có thể trùng với hình thái vị thể của câu (Her eyes glow) hoặc có thể không trùng (glow in her eyes). Trong ngữ nghĩa học cú pháp mệnh đề được xem xét trong sự khác biệt với hình thái vị thể của câu ( không có phạm trù tình thái và thời gian), cũng như nó tồn tại ngoài thời gian và tình thái thể hiện mối quan hệ giữa vị thể và định danh. Có những câu hàm ẩn nhiều mệnh đề nghĩa và ngược lại nội dung một mệnh đề nghĩa có thể được thể hiện bằng nhiều cấu trúc 5 cú pháp khác nhau. Nói cách khác, giữa mệnh đề nghĩa và cấu trúc cú pháp không có sự tương ứng theo nguyên tắc ‘ 1-1’ . Sự không tương ứng này dẫn đến hiện tượng phi đối xứng giữa cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp của câu Ví dụ: Câu : John’s friend, Tony, who is a dentist, likes apples. Hàm ẩn những mệnh đề sau đây: (1) John has a friend. (2) The friend’s name is Tony. (3) Tony is a dentist. (4) Tony likes apples. [4, tr 24] và các câu sau đây có chung một mệnh đề nghĩa: Ví dụ: - John gave Mary a book. - Mary was given a book by John. hoặc cả 3 câu sau đây: - That Galahad had arrived late offended the King. - For Galahad to have arrived late offended the King. - Galahad’s having arrived late offended the King. có cùng một nội dung mệnh đề nghĩa mà khi diễn đạt sang tiếng Anh sẽ là: Galahad arrived late and this late arrival offended the King. [5, tr ] còn trong các ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như trong tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt cả ba câu sau đây đều có chung một mệnh đề nghĩa: - Çìÿ ðịđÿ ỵðĩ Đỵíư. - The Earth revolves around the Sun. - Trái đất quay chung quanh mặt trời. Những câu khác nhau về cấu trúc như ta đã thấy có liên quan đến tình thái (ý nghĩa ngữ dụng của câu) mà nội dung của mệnh đề thì không có. Chúng ta thấy rằng định danh mệnh đề không thể hình thái hóa như là một đơn vị vị thể, tức là một câu riêng biệt. Nó chỉ có thể liên quan với một định danh mệnh đề khác, nhận một hình thái của vị thể. Ví dụ: Câu: John’s friend, Tony, who is a dentist, likes apples. Câu này thể hiện hai quan hệ vị thể, hai sự kiện: - Tony likes apples. - Tony is a dentist. 5. Theo B.Russel thì mệnh đề nghĩa có 3 đặc trưng cơ bản sau đây: 6 - Mệnh đề nghĩa là một đơn vị ngữ nghĩa mà bản chất của nó là một sự kiện thực tại có một thiết chế nhất định đẳng cấu (isomorphism) với cấu trúc của sự kiện thực tiễn. - Nó có khả năng diễn đạt một ý nghĩa mang giá trị chân ngụy, nghĩa là mệnh đề nghĩa đó có thể đúng hoặc có thể sai. - Tương liên với động từ quan hệ mệnh đề. Như vậy, theo B.Russel thì mệnh đề nghĩa là cái mà chúng ta nghĩ khi chúng ta nghĩ đúng hoặc nghĩ sai. (What we believe when we believe truly or falsely.) 6. Lý thuyết mệnh đề đã đưa ra một cách tiếp cận mới giúp cho việc phân tích các hiện tượng ngữ nghĩa một cách đầy đủ và sâu sắc. Việc phân tích ngữ pháp và phân tích thông tin có khi trùng nhau, có khi không trùng nhau. Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu thực chất là phát hiện những thành tố tham gia vào tổ chức ngữ nghĩa cũng như các phương thức biểu hiện của mỗi thành tố. Trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu có 3 thành tố cơ bản : - Chủ thể ngữ nghĩa - Vị thể ngữ nghĩa - Khách thể ngữ nghĩa Hiện tượng phi đối xứng giữa cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp của câu thể hiện cụ thể ở sự không tương ứng các thành phần câu trong hai loại cấu trúc nêu trên. Chẳng hạn như chủ thể ngữ nghĩa không phải lúc nào cũng tương ứng với chủ ngữ ngữ pháp. Các chủ thể trong mệnh đề thứ nhất và mệnh đề thứ hai hoàn toàn khác nhau về hình thức biểu hiện và chức năng ngữ pháp. Trên cơ sở lý thuyết mệnh đề chúng ta có thể thiết lập hệ thống ngữ pháp ngữ nghĩa với đầy đủ sự đa dạng và phong phú về phương thức biểu hiện của các thành tố trong cấu trúc ngữ nghĩa. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO (*) Trong từ điển Anh- Việt của Viện ngôn ngữ học thuộc Uy ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1975 giải thích là: proposition dt 5. (toán) mệnh đề. 1. Hoàng Văn Hành.1997. Ngữ nghĩa học – Các khuynh hướng và phương pháp phân tích ngữ nghĩa.Hà nội. 2. PTS. Vương Tất Đạt . Logich hình thức. Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1 7 3. ..ỵỵ. Đỵðìíí ðĩđđ ÿç.Ì. 1981 4. Đặng Thị Hưởng. Semantics, TP.Hồ Chí Minh 1997 (Tài liệu lưu hành nội bộ) 5. Trương Gia Vinh. Những bài giảng Cơ sở Ngôn ngữ học. BXB Đại Học mở Bán công TP.HCM.(Tài liệu lưu hành nội bộ) 6. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) Dẫn luận Ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 2000 7. Í..ðĩịþíỵ. ðỵỉíÿ ỵ đìđ. ç. Íĩ Ì 1976 8. Trần Văn Cơ . ðììị ðĩđđỵỵ ÿç. Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh.1986. 9. Roderick A. Jacobs. English syntax. A Grammar for English language professionals. Oxford American English. 10. A.S. Hornby. Guide to patterns and usage in English. Second edition. Oxford University press. 1975. TÓM TẮT Mệnh đề nghĩa là một đơn vị ngữ nghĩa, là nội dung khách thể của câu miêu tả sự tình. Mệnh đề nghĩa có các đặc trưng như sau: 1. Mệnh đề nghĩa có thể được diễn đạt bằng các cấu trúc cú pháp khác nhau. 2. Mệnh đề nghĩa có khả năng diễn đạt một ý nghĩa mang giá trị chân ngụy, nghĩa là mệnh đề nghĩa đó có thể đúng hoặc có thể sai. 3. Câu được diễn đạt bằng các ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng có chung một mệnh đề nghĩa. 4. Tương liên với động từ quan hệ mệnh đề. SUMMARY A proposition is that part of the meaning of the utterrance of a declare sentence which describes some state of affairs. Proposition has some special features: 1. A proposition can be expressed by using different sentences. 2. True proposition corresponds to facts. 3. One can entertain propositions in the mind regardless of whether they are true or false, e.g by thinking them or believing them. But only true propositions can be known. 4. Propositions, unlike sentences, cannot be said to belong to any particular language. Sentences in diferent languages can correspond to the same proposition. 8