Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) ngày càng trở
nên phổ biến, và cũng từ đó đặt ra hàng loạt vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Nền
tảng pháp luật ban đầu cho môi trường khởi nghiệp điện tử cho đến quản trị doanh
nghiệp điện tử đã được thiết lập, tuy nhiên đã thật sự có hiệu quả hay an toàn hay chưa
là vấn đề mà bài viết này tập trung làm rõ. Qua nghiên cứu định tính trên thực trạng
chính sách, tác giả chỉ ra những vấn đề pháp lý còn bỏ trống, những rủi ro pháp lý có thể
phát sinh từ mô hình mới mẻ này, từ đó xây dựng những gợi ý chính sách điều chỉnh mô
hình này sao cho hiệu quả hơn, và ít rủi ro hơn.
14 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về mô hình pháp lý cho doanh nghiệp điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
205
BÀN VỀ MÔ HÌNH PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ
TS. Trần Vân Long
Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Tóm tắt
Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) ngày càng trở
nên phổ biến, và cũng từ đó đặt ra hàng loạt vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Nền
tảng pháp luật ban đầu cho môi trường khởi nghiệp điện tử cho đến quản trị doanh
nghiệp điện tử đã được thiết lập, tuy nhiên đã thật sự có hiệu quả hay an toàn hay chưa
là vấn đề mà bài viết này tập trung làm rõ. Qua nghiên cứu định tính trên thực trạng
chính sách, tác giả chỉ ra những vấn đề pháp lý còn bỏ trống, những rủi ro pháp lý có thể
phát sinh từ mô hình mới mẻ này, từ đó xây dựng những gợi ý chính sách điều chỉnh mô
hình này sao cho hiệu quả hơn, và ít rủi ro hơn.
Từ khóa: doanh nghiệp điện tử, quản trị điện tử, khởi nghiệp điện tử, trách nhiệm
1. Từ thương mại điện tử đến doanh nghiệp điện tử
Trước hết, bài viết này đang nói đến thực trạng các doanh nghiệp đang hình thành
và phát triển trên cơ sở của kỹ thuật số và môi trường điện tử, gọi là doanh nghiệp điện tử
(e-enterprise), theo xu thế chung của những chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, hải
quan điện tử..., chứ không phải là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực điện tử khi việc sử
dụng danh từ này có thể gây hiểu nhầm.
Cho đến khi Luật Giao dịch điện tử ra đời năm 2006 thì thực tiễn thế giới đã trải
qua hai cuộc cách mạng công nghệ liên quan trực tiếp đến những phát minh của máy tính,
cách mạng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và Internet of things12. Hẳn nhiên, những thành
tựu ấy được nhanh chóng áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau của thương mại, hình
thành nên những ứng dụng tuyệt vời của cái gọi là thương mại điện tử (e-commerce)13.
Sở dĩ gọi là một phương thức kinh doanh tuyệt vời vì các thương nhân nhanh
chóng tìm thấy và khai thác những hữu ích, những lợi thế tuyệt đối của thương mại điện
tử khi so sánh với thương mại truyền thống, từ rất sớm khi nền kinh tế số còn sơ khai.
Theo một điều tra ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau tiến
hành tại Hoa ỳ năm 1999, do tổ chức nghiên cứu M của Ernst & Young tiến hành
năm 1999 thì có đến 50,9% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có sử dụng các
hình thức điện tử khác nhau trong hoạt động thương mại, bao gồm quản trị chuỗi cung
12 Theo
ml, ở đây chỉ đề cập đến cách mạng công nghiệp liên quan đến những phát minh và phát triển
của nền công nghiệp số, được đánh dấu từ việc ra đời của những máy tính cá nhân đầu tiên, vào
những năm 1970 (truy cập ngày 20/09/2018)
13 Theo Luật mẫu của UNCITR L về thương mại điện tử, bất kỳ loại thông tin dưới dạng của
một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong các hoạt động thương mại nào thì được coi là thương
mại điện tử. Trong khi đó, Điều 3 hoản 1 Nghị định 53/2013 của Chính phủ thì “Hoạt động
thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác.”. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận theo pháp luật Việt Nam có xu hướng thu hẹp lại khái
niệm thương mại điện tử.
206
ứng, thu mua hàng cho đến các hoạt động đấu giá, đặt hàng và giao kết hợp đồng phi văn
bản cho đến việc chấp nhận các yêu cầu của khách hàng dưới dạng thức của thông điệp
dữ liệu... Trên hết, có 92,3% doanh nghiệp công nhận rằng thương mại điện tử làm thay
đổi hiệu suất kinh doanh, với mức doanh thu tăng bình quân là 15,1% hằng năm trong số
các doanh nghiệp có tương tác thương mại điện tử được khảo sát.14
Không riêng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sự bùng nổ kể trên dẫn đến hệ
quả là một hệ thống các thứ điện tử hóa (e-everything) ra đời, từ chính phủ điện tử (e-
government) đến nền dân chủ điện tử (e-democracy), từ hải quan điện tử (e-custom) đến
ngân hàng điện tử (e-banking), và dường như tất cả các mô thức tương tác truyền thống
trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sản sinh ra phiên bản điện tử của nó. Trong nền kinh tế,
các khái niệm điện tử có liên quan hết sức phong phú và có khi bị nhầm lẫn với nhau. Ví
dụ, kinh doanh điện tử (e-business) và thương mại điện tử (e-commerce). Sự nhầm lẫn
này có nguyên nhân là vì khuynh hướng đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Chẳng
hạn các quy định pháp luật ở nước ta hiện nay chỉ có khái niệm “thương mại”15 mà không
tồn tại khái niệm “kinh doanh”16, hay nói cách khác, hai khái niệm đồng nhất với nhau.
Trên thực tế, khái niệm kinh doanh phải hiểu theo nghĩa rộng hơn khái niệm thương mại.
Thương mại hướng đến các khía cạnh cung ứng đầu ra của doanh nghiệp bao gồm các
cách thức để tiêu thụ hàng hóa dịch vụ và tăng lợi nhuận. Trong khi đó, kinh doanh lại
bao gồm các thể thức của thương mại kể trên cùng với các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp, như đầu tư cho dây chuyền sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị nội bộ công ty,
quản trị sản xuất...17 Và như vậy, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử phải hiểu ở
các góc độ khác nhau, mà khái niệm doanh nghiệp điện tử thực chất là một công đoạn của
kinh doanh điện tử, chứ không phải thương mại điện tử. önig, W., & Weitzel, T. (2005)
làm rõ sự khác biệt này, và đồng thời đưa ra khái niệm doanh nghiệp điện tử như sau:
inh doanh điện tử bao gồm các giao dịch kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà
trong đó các bên tham gia tương tác với nhau bằng phương tiện điện tử. hác biệt với
thương mại điện tử vốn chỉ tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ với khách hàng theo
kiểu Business-to-Consumer (B2C), và theo cách tiếp cận đó, doanh nghiệp điện tử bao
gồm tất cả các tương tác điện tử trong nội bộ một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh
nghiệp với nhau.18
Trong bài viết này, tác giả sử dụng khái niệm doanh nghiệp điện tử (e-business)
theo cách như vậy.
14 Hoque, F. (2000). e-Enterprise: business models, architecture, and components (Vol. 2).
Cambridge University Press, trang 4
15 Điều 3 Luật Thương mại 2005, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác”.
16 Trước đây đã từng có định nghĩa về kinh doanh, cụ thể là Điều 3 Luật Công ty 1990 quy định
“Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời”. Có
lẽ do yếu tố tìm kiếm lợi nhuận là sự tương đồng giữa “thương mại” và “kinh doanh”, khái niệm,
nên sau đó khái niệm “kinh doanh” không còn thấy trong luật nữa.
17 Xem thêm Lucking-Reiley, D., & Spulber, D. F. (2001). Business-to-business electronic
commerce. Journal of Economic Perspectives, 15(1), 55-68.
18 König, W., & Weitzel, T. (2005). Towards the E-Enterprise: standards, networks and co-
operation strategies. In The Practical Real-Time Enterprise (pp. 359-384). Springer, Berlin,
Heidelberg.
207
2. Mô hình pháp lý cho doanh nghiệp điện tử
Trong tác phẩm của mình, Hoque, F. (2000)19 đã chứng minh rằng doanh nghiệp
điện tử là hình thái e-everything ra đời muộn màng nhất trong môi trường kinh doanh.
Nếu như những tiếp cận ban đầu của thương mại điện tử (brochurewave) đã xuất hiện từ
những năm đầu của thập kỷ 90, thì các hình thái của doanh nghiệp điện tử chỉ xuất hiện
từ những năm 2000, theo biểu đồ kèm theo đây:
Biểu đồ 1. Ứng dụng điện tử trong môi trường kinh doanh
(Theo Hoque, F. (2000). e-Enterprise: business models, architecture, and components
(Vol. 2). Cambridge University Press)
Như biểu đồ trên, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ điện tử, từ việc thành lập,
tổ chức kinh doanh, quản trị nhân sự hay tương tác giữa các bộ máy quản trị hoàn toàn
bằng các thông điệp dữ liệu, gặp gỡ giao kết hợp đồng với các đối tác cũng với hình thức
electronic, thì được gọi là doanh nghiệp điện tử, vốn chỉ xuất hiện từ những năm 2000,
như kết quả cuối cùng của thang phát triển e-application.20 Điều này có nghĩa là doanh
nghiệp điện tử vốn không mới trong thực tiễn kinh doanh, nhưng khái niệm của nó vẫn
còn rất mơ hồ trong bối cảnh định nghĩa pháp lý hay mô hình pháp lý của nó vẫn còn là
một khoảng trống. Bài viết này sẽ bàn về các hướng luật hóa những vấn đề liên quan
19 Sđd 3, trang 8
20 Sđd 7, trang 8
208
3. Khởi nghiệp điện tử (e- entrepreneurship)
hởi nghiệp điện tử hiểu một cách đơn giản là khởi sự kinh doanh hoàn toàn trên
môi trường điện tử, toàn bộ các quá trình triển khai các ý tưởng kinh doanh cho đến thành
lập cơ sở kinh doanh đều dựa trên các tương tác kỹ thuật số. Theo Kollmann, T. (2006)21,
khởi nghiệp điện tử được hiểu như sau:
Khởi nghiệp điện tử là việc thiết lập một công ty mới dựa trên những ý tưởng kinh
doanh được hiện thực hóa trong nền kinh tế số, mà ở đó, tất cả các vấn đề từ cơ sở dữ
liệu, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho đến quản trị công ty đều dựa trên nền tảng của công
nghệ thông tin và phụ thuộc vào kết quả của cách mạng công nghiệp thông tin.
Hẳn nhiên, công nghệ thực tế ảo cũng như nền tảng pháp lý hiện nay chưa cho
phép hình thành những công ty ảo, và hoàn toàn ảo, nghĩa là không có gì là thật. Công ty
bản thân nó là một cấu trúc phức tạp đi kèm với những ràng buộc trách nhiệm pháp lý.
Vấn đề là có thể ảo đến đâu? Trong giới hạn nào? Để có thể tránh nguy cơ sự hình thành
của những công ty ma với “tư cách pháp nhân ma”. Nhà làm luật không thể phớt lờ đi sự
hình thành của những dạng công ty số, và trong tương lai, sẽ rất nhiều các nhà khởi
nghiệp sẽ khai thác các tiện ích của công nghệ thông tin mà tối ưu hóa lợi nhuận của họ22.
Những công ty số (smart company) sẽ là lựa chọn tốt cho các nhà khởi nghiệp của thời
đại công nghệ 4.0. Theo ông Vũ Ngọc nh, - Giám đốc điều hành Hội các nhà khoa học
và chuyên gia Việt Nam toàn cầu ( VSE Global) cho rằng, cần có cách tiếp cận về 4.0 và
ứng dụng công nghệ số gần gũi, thiết thực hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà
khởi nghiệp23. Cách tiếp cận 4.0 về vấn đề khởi nghiệp trước hết là tiếp cận về mặt pháp
lý.
Đăng ký kinh doanh trực tuyến:
Sau năm 201024, việc đăng ký kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn thông qua việc
vận hàng trang đăng ký kinh doanh trực tuyến (dangkykinhdoanh.gov.vn). Người thành
lập doanh nghiệp giờ đây có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp vào bất kỳ thời điểm
nào, trên cơ sở thông tin trao đổi hai chiều giữa người nộp đơn và cơ quan đăng ký kinh
doanh sẽ chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử. Về nguyên tắc, người nộp đơn không
cần thiết phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ hay nhận kết quả, vì
chỉ cần có chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh. Người nộp đơn sẽ
scan file hồ sơ thành dạng file pdf và gửi trực tuyến thông qua trang đăng ký kinh doanh,
và sau khi thanh toán (cũng trực tuyến) sẽ nhận được biên nhận và giấy hẹn nhận hồ sơ.
Thế nhưng, vấn đề là đương sự sau đó vẫn phải đến nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ
quan đăng ký kinh doanh, theo lịch hẹn, dù cho pháp luật có quy định “Thông tin trong
thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện
dưới dạng thông điệp dữ liệu”.25
21 Kollmann, T. (2006). What is e-entrepreneurship?–fundamentals of company founding in the
net economy. International Journal of Technology Management, 33(4), 322-340.
22 Như trên, trang 339
23 Theo Viễn Thông lược ghi, Vnexpress (21/09/2018), “Doanh nghiệp nhỏ lo hụt hơi chạy theo
4.0”, tại https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/doanh-nghiep-nho-lo-hut-hoi-chay-theo-
4-0-3812620.html (truy cập ngày 24/09/2018
24 Tính theo thời điểm Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/14/2010 của Chính phủ về đăng ký
doanh nghiệp
25 Điều 11, Luật Giao dịch điện tử 2006
209
Vậy rốt cuộc thì thủ tục đăng ký kinh doanh trực tuyến chỉ có thể giúp người đăng
ký kinh doanh có thể ở nhà, tìm hiểu thủ tục hồ sơ, và gửi trước bản điện tử các loại giấy
tờ cần thiết. Điều này chỉ mang lại tiện lợi cho công tác lưu trữ hồ sơ của cơ quan đăng
ký kinh doanh, thực tế thì người thành lập doanh nghiệp vẫn phải, ít nhất một lần, trực
tiếp đến nơi đăng ký kinh doanh. Chất lượng dịch vụ công có vẻ được cải thiện theo
hướng hiện đại hơn, nhưng chưa mang lại sự thuận tiện hơn. Cơ quan đăng ký kinh doanh
trong sự thận trọng cần thiết, không sẵn lòng chấp nhận các tài liệu điện tử với giá trị
pháp lý tương đương với giấy tờ bản gốc. Cuối cùng, với mã số doanh nghiệp, việc số
hóa trong quản lý doanh nghiệp cũng đã có một bước phát triển dài so với việc quản lý
thủ công trước đây.
Trụ sở ảo và văn phòng ảo (i-office)
Theo thông lệ quốc tế, trụ sở của doanh nghiệp được xem là căn cứ xác định quốc
tịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại có khuynh hướng xem nơi hình
thành của pháp nhân là nơi xác định quốc tịch của pháp nhân26. Điều này có nghĩa là
không quan trọng địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ở đâu, miễn thành lập theo pháp
luật Việt Nam thì đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam. Theo điều 43 Luật doanh
nghiệp 2014, thì:
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ
Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc
thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
hông có yêu cầu cụ thể về diện tích tối thiểu, hay các trang thiết bị cần thiết,
ngoài việc quy định tại trụ sở phải có gắn bảng tên doanh nghiệp27. Dứt khoát đó phải là
địa chỉ có thật, dù trên thực tế nhiều doanh nghiệp sử dụng địa chỉ không tồn tại để đăng
ký mà cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn không thể phát hiện được. Trước đây, hồ sơ đăng
ký kinh doanh thường phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hoặc hợp đồng thuê
nhà để chứng minh về sự tồn tại của địa chỉ trụ sở. Hiện nay quy định này đã bị bãi bỏ,
doanh nghiệp chỉ phải công bố công khai trên trang đăng ký kinh doanh của mình. Trong
thực tế việc tiếp nhận một ngày lên đến cả ngàn hồ sơ đăng ký kinh doanh, như trường
hợp tại TPHCM, thì việc kiểm soát vấn đề đó là không thể, ngay cả khi nghi ngờ địa chỉ
ma thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng không có quyền bắt đương sự phải chứng minh28.
Địa chỉ trụ sở không thể là một e-mail, một hộp thư bưu điện, cũng không thể là
địa chỉ của một căn hộ chung cư29, mà phải là một địa chỉ có thật, và cụ thể. Điều này
26 Điều 8 Bộ Luật Dân sự 2015 “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân
Việt Nam”
27 Điều 40, 41 Luật doanh nghiệp 2014
28 em thêm, Đời sống và pháp lý (01/12/2016), “TP HCM: Nhiều doanh nghiệp dùng địa chỉ
'ma' để buôn lậu”, tại https://vietnammoi.vn/tp-hcm-nhieu-doanh-nghiep-dung-dia-chi-ma-de-
buon-lau-12107.html (truy cập ngày 28/09/2018)
29 hoản 7 Điều 80 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở: “Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh
doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh
trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ
đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là
căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm
210
cũng phù hợp với pháp luật của các nước, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp phải là một nơi mà
nhân viên bưu tá của bưu điện có thể đến để giao nhận bưu phẩm trực tiếp từ người của
công ty
30. Do vậy, người khởi nghiệp, để tiết kiệm chi phí, có thể nghĩ đến dịch vụ thuê
văn phòng ảo (i-office) đang nở rộ hiện nay. Với văn phòng ảo, địa chỉ trụ sở doanh
nghiệp sẽ xuất hiện hoành tráng tại một cao ốc văn phòng nào đấy, và có đội ngũ công ty
dịch vụ sẽ làm luôn các công việc của các doanh nghiệp như tiếp khách, trực điện thoại
và chuyển phát thư tín. Gọi là ảo, vì thật ra chẳng có đại diện doanh nghiệp nào làm việc
thường trực ở đó, khi họ có thể ủy thác mọi thứ giao dịch đơn giản cho công ty dịch vụ,
và mỗi khi cần tiếp khách, chỉ việc thuê những phòng tiếp khách được sử dụng chung. Và
như thế, chỉ vài trăm ngàn/ tháng31, bạn có thể sở hữu một địa chỉ doanh nghiệp hoành
tráng, dù chỉ là mang tính biểu tượng, nhưng quan trọng nhất là luật không cấm.
Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là, Luật doanh nghiệp 2014 hoàn toàn không xác định
sự tồn tại của loại e-office (hay i-office) kiểu như thế. Trong quan hệ với khách hàng, với
đối tác của doanh nghiệp, những người cứ mặc định rằng những ai tiếp đón họ ở văn
phòng ảo ấy đều là người có thẩm quyền của công ty, và khi những người này thực hiện
một giao dịch mà không có ủy quyền của doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho khách hàng,
thì họ có chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho khách hàng không? Phân định trách
nhiệm giữa hai bên trong hoạt động của doanh nghiệp thế nào? Các công ty dịch vụ có
chịu trách nhiệm gì không khi cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp ma, vốn dĩ chỉ
dùng tư cách pháp nhân để lừa đảo hoặc buôn lậu? Đây là một khoảng trống của pháp
luật, dù rằng có lợi cho người khởi nghiệp, nhưng đồng thời lại là rủi ro cho việc quản lý
nhà nước, rủi ro cho chính khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.
Vốn ảo và vốn điện tử (e-capital): Tại sao không?
Vốn ảo (e-capital) 32 ở đây được hiểu là người khởi nghiệp bỏ vốn đầu tư cũng
như huy động vốn góp từ các loại tài sản ảo, mà đặc biệt là tiền ảo (e-money, ví dụ
Bitcoin), từ các tài sản trong các thể loại game online, cũng như vô vàn các loại tài sản ảo
khác trong thế giới mạng, như một tài khoản facebook hay một kênh youtube. Vì đều có
thể được định giá bằng tiền, có thể quy ra tiền, tài sản ảo được hiểu một cách chung nhất
là những thứ do tài nguyên mạng máy tính mang lại, có thể được định giá bằng tiền, có
thể là đối tượng chuyển giao trong các hợp đồng dân sự33.
Tài sản là ảo nhưng sự tồn tại của nó là thật, giá trị của nó là thật, và nó cũng là
đối tượng của rất nhiều tranh chấp trong thời gian gần đây. Pháp luật của các nước bắt
đầu tìm kiếm các mô hình pháp lý điều chỉnh các quan hệ xoay quanh đối tượng này, ví
dụ, Liên minh châu Âu đã ban hành Chỉ thị về quản lý, giám sát đối với các tổ chức phát
kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang
địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”
30 Ví dụ, xem The Companies ( ddress of Registered ffice) Regulations 2016 của nh Quốc,
tại https://www.legislation.gov.uk/ukdsi/2016/9780111143360 (truy cập ngày 28/09/2018)
31 Xem thêm chi tiết dịch vụ văn phòng ảo tại https://i-office.com.vn/goi-dich-vu-i-office/
32 Theo Brynjolfsson, E., Hitt, L. M., & Yang, S. (2002). Intangible assets: Computers and
organizational capital. Brookings papers on economic activity, 2002(1), 137-181.
33 Theo TS. Trần Lê Hồng (2007), “Tài sản ảo- Từ nhận thức đến bảo hộ”, Tạp chí Luật học số
7/2007
211
hành tiền điện tử từ năm 200934. Tiếc rằng, sau nhiều tranh luận, Bộ Luật Dân sự 2015
vẫn còn bỏ ngõ vấn đề này. Hơn thế, Ngân hàng nhà nước còn ra một loạt văn bản ngăn
cấm việc sử dụng tiền ảo nói riêng, tài sản ảo nói chung như một phương tiện thanh toán,
mà việc vi phạm quy định có khả năng bị truy cứu hình sự35. Tuy nhiên, do thừa nhận về
tầm quan trọng của việc cần có một khung pháp lý cho giao dịch liên quan đến tài sản,
quan điểm của Chính phủ cũng nhận thức được tầm quan trọng phải luật hóa lĩnh vực
này. Cụ thể, theo Chỉ thị 10 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/04/2018 về tăng
cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo khác36, Chính phủ
đã giao cho Bộ Tài chính hai nhiệ