Báo cáo bảo dưỡng hệ thống thủy lực

Cùng với với sự phát triển của nền công nghiệp, các máy loại máy móc sử dụng hệ thống thủy lực ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp, khai thác mỏ, giao thông, hàng không, Ngày nay người ta đã có thể điều khiển hệ thống thủy lực một cách chính xác bằng máy tính. Với những ưu điểm của hệ thống thủy lực như: Công suất lớn nhưng quán tính lại nhỏ nhờ đó không sợ va đập mạnh như các hệ thống điện và khí, cơ cấu tương đối đơn giản, dễ đề phỏng quá tải nhờ van an toàn, dễ ứng dụng vào tự động hóa, Tuy nhiên nếu hệ thống thủy lực không được bảo trì tốt sẽ dẫn đến mất mát năng lượng trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử làm hiệu suất hoạt động giảm, ngoài ra nếu hệ thống thủy lực không sạch thì máy sẽ không thể hoạt động được với công suất tối đa. Xuất phát từ yêu cầu đó nhóm em đi tìm hiểu về đề tài bảo dưỡng hệ thống thủy lực. Chúng em xin chân thành cảm ơn những góp ý quý báu và sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Thu Thủy đã giúp chúng em có thể hoàn thành bản báo cáo này.

pdf28 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo bảo dưỡng hệ thống thủy lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Type text] Page 1 TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ SƢ PHAṂ KỸ THUÂṬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TAỌ MÁY NHÓM 18: BÁO CÁO BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG THỦY LỰC. GVHD: Cô Phan Thị Thu Thủy Sinh viêṇ thƣc̣ hiêṇ: 1. Lê Đƣ́c Sơn MSSV: 12144097 2. Lê Giá Hiển MSSV: 12144033 3. Nguyễn Duy Khánh MSSV: 12144049. 4. Trần Trung Kiên MSSV: 12144053 5. Chinh Đô Phú MSSV: 12144082. (Lớp: chiều thứ 3) [Type text] Page 2 Mục lục Lời nói đầu ........................................................................................................................... 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................ 3 I. SỰ BẢO DƯỠNG TỔNG QUÁT. ............................................................................... 5 1. Giới thiệu. .................................................................................................................. 5 2. Bảo Dưỡng Toàn Bộ Hệ Thống. ............................................................................... 6 1.1. Giữ dầu sạch. ...................................................................................................... 7 1.2. Giữ hệ thống sạch. .............................................................................................. 8 1.3. Giữ khu vực làm sạch sẽ. .................................................................................... 9 1.4. Cẩn thận khi thay dầu hay châm thêm dầu. ........................................................ 9 3. Tâm quan trọng trong việc thay dầu và thay bộ lọc. ............................................... 10 4. Thay dầu hệ thống. .................................................................................................. 10 5. Làm sạch và súc rữa hệ thống. ................................................................................ 11 6. Đổ dầu vào hệ thống. ............................................................................................... 12 II. NGĂN NGỪA CÁC LỖ RÒ RỈ. ................................................................................ 12 1. Rò rỉ trong. .............................................................................................................. 12 2. Rò rỉ ngoài. .............................................................................................................. 13 III. NGĂN NGỪA SỰ QUÁ NHIỆT. ........................................................................... 14 1. Tác hại của sự quá nhiệt. ......................................................................................... 14 2. Cách khăc phục. ...................................................................................................... 14 3. Sự giãn nhiệt. ........................................................................................................... 15 4. Ngăn ngừa các vấn đề không khí trong dầu. ........................................................... 15 5. Kiểm tra hệ thống trước khi cho hoạt động. ............................................................ 16 1.1. Kiểm tra bình dầu và dầu. ................................................................................. 16 1.2. Kiểm tra bộ làm mát, đường ống và các ống nối.............................................. 17 1.3. Kiểm tra các van. .............................................................................................. 17 1.4. Kiểm tra các xylanh. ......................................................................................... 17 1.5. Kiểm tra bơm. ................................................................................................... 17 1.6. Kiểm tra mô tơ. ................................................................................................. 18 IV. CHUẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA HỆ THỐNG THỦY LỰC. ............................... 18 1. Hiểu hệ thống. ......................................................................................................... 19 2. Hỏi người điều khiển. .............................................................................................. 19 [Type text] Page 3 3. Vận hành máy. ......................................................................................................... 19 4. Kiểm tra máy. .......................................................................................................... 19 5. Liệt kê những nguyên nhân khả thể. ....................................................................... 20 6. Đi đến kết luận. ....................................................................................................... 20 7. Kiểm tra kết luận. .................................................................................................... 20 V. ĐI VÀO TÌM HIỂU BẢO TRÌ HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN CÁNH TAY MÁY XÚC. .................................................................................................................................. 21 1. Kiểm tra hiệu suất bơm thủy lực. ............................................................................ 21 2. Kiểm tra sự rò rỉ ở mạch cuốc sau. .......................................................................... 22 3. Kiểm tra sự rò rỉ ở mạch nạp. .................................................................................. 23 4. Kiểm tra đệm xy-lanh. ............................................................................................. 24 5. Kiểm tra độ lệch chức năng của cuốc phía sau và gầu trước. ................................. 24 6. Kiểm tra cần cẩu gầu trước và quay trở lại vị trí cuốc. ........................................... 24 Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy Lời nói đầu Cùng với với sự phát triển của nền công nghiệp, các máy loại máy móc sử dụng hệ thống thủy lực ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp, khai thác mỏ, giao thông, hàng không, Ngày nay người ta đã có thể điều khiển hệ thống thủy lực một cách chính xác bằng máy tính. Với những ưu điểm của hệ thống thủy lực như: Công suất lớn nhưng quán tính lại nhỏ nhờ đó không sợ va đập mạnh như các hệ thống điện và khí, cơ cấu tương đối đơn giản, dễ đề phỏng quá tải nhờ van an toàn, dễ ứng dụng vào tự động hóa, Tuy nhiên nếu hệ thống thủy lực không được bảo trì tốt sẽ dẫn đến mất mát năng lượng trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử làm hiệu suất hoạt động giảm, ngoài ra nếu hệ thống thủy lực không sạch thì máy sẽ không thể hoạt động được với công suất tối đa. Xuất phát từ yêu cầu đó nhóm em đi tìm hiểu về đề tài bảo dưỡng hệ thống thủy lực. Chúng em xin chân thành cảm ơn những góp ý quý báu và sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Thu Thủy đã giúp chúng em có thể hoàn thành bản báo cáo này. Tài liệu tham khảo chính: Hệ Thống Thủy Lực – tác giả: Lưu Văn Hy, Trung Thế Quang, NXB Giao Thông Vận Tải. Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy Máy ép thủy lực Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Giáo viên hướng dẫn Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy I. SỰ BẢO DƢỠNG TỔNG QUÁT. 1. Giới thiệu. Hệ thống thuỷ lực khá dễ bảo dưỡng: dầu cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ chống lượng quá tải. Nhưng giống như bất kỳ cơ cấu nào khác,nó phải được hoạt động đúng cách.Bạn thể gây hại đến hệ thống thuỷ lực bằng việc quá tăng tốc, quá tăng nhiệt, quá tăng áp suất hoặc quá nhiễm bẫn. Bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên sẽ làm giảm trục trặc và thấy trước những hư hỏng đặc biệt ở hệ thống thuỷ lực để sữa chữa trước khi thành vấn đề. Các chương khác trong cẩm nang này sẽ cho bạn biết cách chuẩn đoán và sữa chữa chúng. Chương trình này giữ cho hệ thống chạy khi hoạt động. Đây là những vẫn đề chính cần bảo dưỡng:  Không đủ dầu trong bình chứa.  Bộ lọc dầu bị bít kính hay bụi bẩn.  Các đường ống lấy dầu vào bị hỏng.  Dầu không phù hợp với hệ thống. CHÚ Ý: trước khi thực hiện việc bảo dưỡng hãy chắc chắn là đã: Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy  Tắt máy.  Giảm hết áp suất thuỷ lực.  Hạ thấp mọi thiết bị xuống đất. 2. Bảo Dƣỡng Toàn Bộ Hệ Thống. Sạch sẽ là điều kiện số 1 khi nói tới bảo dưỡng các hệ thống thuỷ lực. Làm sao không để đất cát và các chất gây bẩn khác xâm nhập hệ thống. Các phần tử nhỏ có thể làm trầy xước van, làm kẹt bơm, nghẹc giclơ để rồi phải sữa chữa đầy tốn kém. Làm thế nào để giữ cho hệ thống thuỷ lực được sạch sẽ? Chúng ta hãy làm như sau:  Giữ dầu sạch.  Giữ hệ thống sạch.  Giữ khu vực làm việc sạch sẽ.  Cẩn thận khi đi châm dây hay thay dầu. Sau đây là chi tiết cho từng công đoạn: Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy 1.1. Giữ dầu sạch. Cống gắng giữ dầu sạch ngay từ lúc phân phôi, chọn vị trí sạch để lưu trữ dầu. Dầu nhận rồi phải dựng trong thùng sạch có nắp đậy. Sử dụng phiễu sạch có màng lưới lọc tốt để đổ dầu từ thùng vào bình của máy. Trước lúc đưa cây thăm dầu vào để kiểm tra mức dầu phải lau cây thăm cho sạch. Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy 1.2. Giữ hệ thống sạch. Thay dầu vào bộ lọc đều đặn. Lau sạch đất và dầu mỡ trước khi vặn tháo nắp bình chứa hoặc cây thăm. Dùng hơi nước hay chất dung môi làm sạch những phần máy trước khi tháo chúng ra. CHÚ Ý: Khi dùng hơi nước hay chất rửa máy, nhớ bảo vệ các lỗ châm dầu, nắp ống thông hơi, v.v đều được bảo vệ không cho nưới lọt vào hệ thống. Dùng nút hoặc nắp nhựa sạch nút các đầu đường ống được tháo rời, hay nút các lổ thông khi làm việc trên hệ thống thủy lực. Khi tháo rời các bộ phận dể bảo dưỡng, hãy làm sạch chúng bằng dung môi thích hợp, và đặt chúng trong các bao nhựa hoặc các thùng đựng sạch cho tới khi ráp chúng lại. Khi làm sạch các bộ phận thủy lực, hãy cẩn thận để tránh gây tổn hại các phần được hoàn thiện tốt, thật khít khao với nhau. Chỉ sử dụng dung môi gôm (gum sol-vents) hay chất hóa học làm sạch để làm sạch phần kim loại. Không để các chất làm sạch và dung môi này tiếp xúc với vòng đệm hoặc miếng đệm. Dùng nước rửa sạch các phần đã đuợc làm sạch và dùng khí nén thổi khô. Ngay sau đó bảo vệ các phần này bằng một lớp dầu chống gỉ sét. Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy 1.3. Giữ khu vực làm sạch sẽ. Bàn làm việc sạch là điều hết sức cần thiết khi bảo dưỡng các bộ phận thuỷ lực. Dùng máy hút bụi chân không công nghiệp để loại bỏ bụi, đất, và các mạt kim loại nhỏ xíu khỏi khu vực làm việc. Kiểm tra tình trạng dụng cụ chúng phải sạch sẽ, luôn sử dụng búa làm bằng nhựa, da, hoặc đồng thau để tránh đừng để mạt giữa kim loại rơi vào các bộ phận. 1.4. Cẩn thận khi thay dầu hay châm thêm dầu. Khi kiểm tra mức dầu hoặc châm them dầu vào hệ thống, cần làm sạch các khu vực quanh que thăm dầu và nắp lỗ châm dầu trước khi mở nắp ra. Trước khi châm thêm dầu, cần biết chắc là dầu còn trong hệ thống vẫn sạch. Nếu không sạch, cần xả hết dầu củ và thay dầu mới. Tuy nhiên, nếu dầu xả ra có cặn dầu, hoặc vón cục, bạn nên làm sạch và súc rữa hệ thống trước khi đổ dầu mới vào. Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy 3. Tâm quan trọng trong việc thay dầu và thay bộ lọc. Bộ phận lọc dầu của máy thủy lực. Không thể chạy hiệu suất tối đa khi hệ thống thuỷ lực không sạch. Cho dù bạn hết sức thận trọng khi làm việc với hệ thống thuỷ lực, song một số chất gây bẩn vẫn có thể vào được hệ thống bằng một cách nàođó. Dầu thuỷ lực tốt sẽ giữ các chất gây bẩn không gây tác dụngvà bộ lọc sẽ gom chúng lại khi dầuđi qua. Dầu thuỷ lực tốt có chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng giữ không cho cácchất gây bẩn gây tổn hại hoặc làm nghẹt hệ thống. Thế nhưng, các chất phụ gia này sẽ mất tác dụng sau một thời gian hoạt động. Do đó, cần thay dầu theo hạn định khuyến nghị để bảo đảm chất phụ gia tác dụng tốt. Bộ lọc hệ thống có thể chỉ hấp thu khỏi dầu một lượng đất và các chất gây bẩn khác có giớihạn. Sau đó bộ lọc hết tác dụng. Lúc ấy làm sạch hoặc thay mới. 4. Thay dầu hệ thống. Việc thay dầu toàn bộ hệ thống thuỷ lựctheođịnh kỳ là rất quan trọng. Đây là cách tích cực duy nhất để loại bỏ hoàn toàn các chất gây bẩn, chất lỏng bịoxy hoá, và các chất có hại khác khỏi hệ thống. Thời hạn thay dầu lệ thuộc vào nhiệt độ hoạt động và tính khắc nghiệt của điều kiện làm việc. Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy 5. Làm sạch và súc rữa hệ thống. Bản chất và lượng chất cận trong từng hệ thống có thể rất khác nhau. Kiểm tra có thể cho thấy bất kỳđiều kiện nào giữa màng dầu nhớt và chất lắng cứng (sự hình thành chất gôm hay chất keo) có khả năng làm nghét hoàn toàn các đường dẫn dầu nhỏ. Nếu hệ thống thường xuyên được thay dầu đủ, sẽ làm giảm sự hình thành chất gôm hay chất keo. Khi biết là không có sự hình thành chất gôm hay chất keo, hãy làm sạch hệ thống theo cách sau: Sau khi xả dầu khỏi hệ thống, cần làm sạch bất kỳ chất lắng nào đọng trong bình chứa, và làm sạch hoặc thay mới các thành phần trong bộ lọc. Nên súc rửa dầu cũ còn đọng trong hệ thống sau khi xả dầu, đặc biệt nếu dầu bị nhiễm bẩn nặng. Để thực hiện việc súc rửa, hãy sử dụng dầu thuỷ lực được khuyến nghị dành cho hệ thống. Vận hành thiết bị để tuần hoàn dầu súc rửa khắp hệ thống. Điều quan trọng là dung tay vận hành các van để dầu mới lưu thông khắp hệthống . Thời gian cần thiết cho việc làm sạch hệ thống có khác nhau tuỳ theo điều kiện hệ thống .Hãy vận hành dầu chạy khắp hệ thống cho tới khi kiểm tra thấy thiết bịở tình trạng thảođáng, hoặc cho tới khi cần phải thảo rời hệ thống và làm sạch bằng tay thương là từ 4-48 giờ làđủ cho hầu hết các hệ thống. Xả hết dầu súc rửa ra và đổ dầu thuỷ lực sạch được đề nghị vào hệ thống. Cần làm sạch hoặc thay mới các bộ lọc trong hệ thống trước khi đổ dầu mới vào hệ thống. CHÚ Ý: Hầu hết các chất dung môi và hoá chất làm sạch trên thị trường hiện nay không được khuyến nghị để xúc rửa các hệ thống thủy lực:  Chúng là hoá chất bôi trơn kém, gây hại cho các sản phẩm chuyển động, đặc biệt là bơm.  Chúng khó bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ thống, chỉ 1 chút các chất dung môi thương mại bằng clo có thểđủ để phá huỷ tính khửoxy hoá của cả loại dầu thuỷ lực tốt nhất. Hơn nữa, chỉ cần có một lượng nhỏ nước, một số chất dung môi này gặm mòn thép và đồng đỏ. Nếu chất gôm hoặc chất keo đã hình thànhở các phầnđang làm việc, và các phần đang “bị kẹt”, hãy tháo các phần bị ảnh hưởng ra và làm thật sạch chúng. CHÚ Ý: trước khi tháo rời các phần của hệ thống, hãy xả hếtáp suất thuỷ lực bằng việc xoay các cần điều khiển. Cũng xả luôn cả bộ tích luỹ nếu có sử dụng (xem Chương 6) Khi làm sạch các phần đã tháo rời, cần rất cẩn thận tránh gây hại cho các phần đã hoàn thiện tốt, rất ăn khớp nhau. Chỉ được phép sử dụng dung môi chất gôm hoặc hoá chất làm Công Nghệ Thủy Lực Khí Nén GVHD: Phan Thị Thu Thủy sạch không ăn mòn khác trên các phầnkim loại. Không đƣợc để cho các chất này tiếp xúc với vòng đẹm và miếng đệm. Dùng nước rửa cẩn thận phần đã làm sạch, thổi khô bằng khí nén, và sau đó thoa ngay lên một lớp dầu thuỷ lực có tác dụng chống gỉ sét. Thường thì nến sử dụng cùng một loại dầu dung cho hệ thống. Sau đó lắp ráp lại mọi phàn được làm sạch vào hệ thống. Cẩn thận khổng để cho đất, xơ vải, hỗn hợp trét đường ống lọt vào trong hệ thống. Bước cuối cùng là súc sạch hệ thống như được trình bày ở trên. 6. Đổ dầu vào hệ thống. Trước khi đổ dầu vào hệ thống. cần làm sạch khu vực quanh nấp lỗ châm dầu. Đổ đầy dầu thuỷ lực theo khuyến nghị vào bình chứa tới mức được quy định. Chỉ sử dụng dầu sạch, phễu sạch hay thùng dựng sạch. Sau đóđóng kin nắp trước khi vận hành thiết bị Khởi động động cơ và làm ấm hệ thống thuỷ lực. Sau đó vận hành thiết bị qua chu kỳ làm việc ít nhất bốn lần để rút không khí ra khỏi hệ thống. Châm thêm dầu nếu cần thiết, và vận hành máy cho tới khi thiết bị chạy đều. Khi thiết bị ở trang thái nghĩ hoặc tắt động cơ, cần kiểm tra lại mức dầu. Châm thêm dầu tới mức phù hợp nếu cần. Điều Quan Trọng: luôn kiểm tra mức dầu sau mỗi lần sữa chữa hệ thống. II. NGĂN NGỪA CÁC LỖ RÕ RỈ. Nguyên nhân nào tạo ra các lỗ rò rỉ? Có hàng trăm nguyên nhân, nhưng chúng nằm trong hai loại cơ bản sau:  Rò rỉ trong.  Rò rỉ ngoài. Rò rỉ trong tuy không làm tổn thất dầu, nhưng lại làm giảm năng suất của hệ thống. Rò rỉ ngoài gây tổn thất dầu và còn đưa tới những hậu quả không lường. 1. Rò rỉ trong. Rò rỉ trong khi có màng dầu mỏng trong những phần đang hoạt động của hệ thống thuỷ lực.
Tài liệu liên quan