Chúng ta bắt đầu với sự phân loại chung các nước trên thế giới thành ba nhóm: Nhóm các nước thuộc Thế giới thứ nhất, các nước Thế giới thứ hai, và các nước Thế giới thứ ba. Rồi chúng ta đề cập đến bốn phân loại cụ thể hơn. Đó là:
. Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc: Đây là một phân loại về các nước Thế giới thứ ba (đang phát triển), đó là các thành viên Liên hợp quốc trong năm 1992. Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loại chính. Đó là: 1. "Kém phát triển nhất": 44 thành viên nghèo nhất của Liên hợp quốc nằm trong nhóm này, 2. "Các nước đang phát triển": Nhóm này bao gồm 88 nước không xuất khẩu dầu, 3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC): Nhóm nước này gồm 13 quốc gia có thu nhập quốc gia tăng mạnh từ những năm 1970.
Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới: Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển. 132 nước với quy mô dân số hơn 1 triệu người được chia thành 4 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người. Những nhóm này là: 1. Thu nhập thấp, 2. Thu nhập trung bình, 3. Thu nhập trên trung bình, 4. Thu nhập cao. Phần lớn 108 nước đang phát triển nằm ở nhóm thứ 3 trong khi 19 nước phát triển và 5 nước đang phát triển nằm ở nhóm Thu nhập cao.
Tiêu chí phân loại của UNDP: Sự phân loại này của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là cố gắng lớn nhất để phân loại các nước trên thế giới (cả các nước đang phát triển và các nước phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người HDI chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp với tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Tiêu chí HDI hay hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người bởi vì nó kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế - các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Có 3 phân loại dựa trên tiêu chí này. 1. Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80), 2. Các nước phát triển con người trung bình ( chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79), và 3 là Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50).
33 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển, các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch và xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh sách thành viên nhóm 11 2
I. Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:.................3
1/ Các nước đang phát triển: 3
2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại: 5
3/ Liên hệ Việt Nam: 7
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch : ..... 10
1/ Tỷ lệ mậu dịch: 10
2/ Cán cân thanh toán: 12
3/ Cán cân thương mại: 13
4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 14
III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế. 17
Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch: 17
Tài liệu tham khảo :
Nhận xét của Giảng viên:
DANH SÁCH THÀNHN VIÊN NHÓM 11-LỚP KINH TẾ HỌC
Bùi Thị Thanh Hằng ( nhóm trưởng)
Đinh Lương Thành Đạt.
Lê Viết Hậu.
Hoàng Thị Mến.
Nguyễn Đình Nguyên.
Nguyễn Việt Quốc.
Đồng Hữu Quyết.
Trần Phước Tài.
Trần Phúc Thịnh.
Nguyễn Liên Thanh Vương.
Nguyễn Thanh Tùng.I/ Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:
1/ Các nước đang phát triển:
Phân loại:
Chúng ta bắt đầu với sự phân loại chung các nước trên thế giới thành ba nhóm: Nhóm các nước thuộc Thế giới thứ nhất, các nước Thế giới thứ hai, và các nước Thế giới thứ ba. Rồi chúng ta đề cập đến bốn phân loại cụ thể hơn. Đó là:
. Hệ thống phân loại của Liên hợp quốc: Đây là một phân loại về các nước Thế giới thứ ba (đang phát triển), đó là các thành viên Liên hợp quốc trong năm 1992. Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người GNP và có ba loại chính. Đó là: 1. "Kém phát triển nhất": 44 thành viên nghèo nhất của Liên hợp quốc nằm trong nhóm này, 2. "Các nước đang phát triển": Nhóm này bao gồm 88 nước không xuất khẩu dầu, 3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC): Nhóm nước này gồm 13 quốc gia có thu nhập quốc gia tăng mạnh từ những năm 1970.
Tiêu chí của Ngân hàng Thế giới: Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển. 132 nước với quy mô dân số hơn 1 triệu người được chia thành 4 nhóm theo thu nhập bình quân đầu người. Những nhóm này là: 1. Thu nhập thấp, 2. Thu nhập trung bình, 3. Thu nhập trên trung bình, 4. Thu nhập cao. Phần lớn 108 nước đang phát triển nằm ở nhóm thứ 3 trong khi 19 nước phát triển và 5 nước đang phát triển nằm ở nhóm Thu nhập cao.
Tiêu chí phân loại của UNDP: Sự phân loại này của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là cố gắng lớn nhất để phân loại các nước trên thế giới (cả các nước đang phát triển và các nước phát triển). Sự phân loại này dựa trên cơ sở Chỉ số Phát triển Con người HDI chứ không phải là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. HDI là một thước đo phát triển bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, nó cũng kết hợp với tuổi thọ, tỷ lệ sinh đẻ và kiến thức, tỷ lệ biết chữ trung bình và số năm tới trường. Tiêu chí HDI hay hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người bởi vì nó kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế - các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Có 3 phân loại dựa trên tiêu chí này. 1. Các nước Phát triển Con người cao (HDI lớn hơn hoặc bằng 80), 2. Các nước phát triển con người trung bình ( chỉ số HDI lớn hơn hoặc bằng 51 và nhỏ hơn hoặc bằng 79), và 3 là Các nước Phát triển con người thấp (chỉ số HDI nhỏ hơn hoặc bằng 50).
Tiêu chí OECD: OECD có nghĩa là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiêu chí này đưa ra một phân loại về các nước thế giới thứ ba và bao gồm cả các nước không nằm trong hệ thống Liên hợp quốc. Phân loại này gồm có: 1. Low Income Countries (LIC) (Các nước thu nhập thấp), 2. Middle Income Countries (Các nước có thu nhập trung bình), 3. Newly Income Countries (Các nước công nghiệp mới), và 4. OPEC (các nước thuộc OPEC).
Đặc điểm:
Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo nên mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển.
Sản lượng thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Năng suất lao động có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là bằng việc huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là bằng việc xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
Tỷ lệ tăng dân số cao và gánh nặng phụ thuộc: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển cao hơn tỷ lệ cùng loại ở các nước phát triển. Điều này cũng góp phần tạo ra gánh nặng phụ thuộc cao ở các nước đang phát triển.
Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng: Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau giữa các số liệu thất nghiệp được công bố và tình trạng thất nghiệp thực tế ở các nước đang phát triển. Trong quá trình này chúng ta bàn đến "các công nhân bất mãn" và các hình thức bán thất nghiệp khác nhau.
Sự phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm cơ bản: Hầu hết các nước đang phát triển có một khu vực nông nghiệp rất lớn và phần lớn sản lượng xuất khẩu của họ thường là các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là một phong cách sống ở các nước đang phát triển. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp là một kết quả từ bản chất của một nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển. Mô hình nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng rất khác so với ở các nước phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ và sử dụng nhiều lao động.
Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ: Thành công của một nền kinh tế thị trường phát triển phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của các điều kiện tiên quyết về luật pháp, văn hoá và thể chế nhất định. Chẳng hạn như bộ máy tư pháp mạnh, quyền sử hữu được xác định rõ ràng, hệ thống tiền tệ ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện, nhiều thông tin. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển những điều kiện này phần lớn đã được đảm bảo, thì ở các nước đang phát triển nhiều cơ sở tổ chức và luật pháp còn thiếu thốn hay yếu kém. Kết quả là không phân phối được các nguồn lực.
Sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các Quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại:
Quan điểm của trường phái bi quan:
Trường phái bi quan cho rằng việc phân phối các yếu tố về con người và công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, theo lý thuyết lợi thế so sánh, các nước đang phát triển chỉ có thể chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu các nguyên vật liệu, nhiên liệu, khoáng sản và lương thực thực phẩm sang các nước phát triển. Trong khi đó sẽ nhập khẩu các sản phẩm chế tạo từ các nước phát triển.
Trường phái bi quan cho rằng mô hình chuyên môn hóa và mậu dịch này chuyển các nước đang phát triển sang vị trí lệ thuộc vào các nước phát triển và làm cho các nước phát triển thu được các lợi ích từ công nghệ là: lực lượng lao động được đào tạo nhiều hơn, sáng kiến tăng lên, mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho xuất khẩu, thu nhập của dân chúng tăng lên. Trong khi đó các nước đang phát triển ngày càng rơi vào tình trạng nghèo khổ, lạc hậu và lệ thuộc. Điều này càng được tăng cường bằng các quan sát thực tế rằng các nước phát triển lấy kinh tế công nghiệp làm nền tảng, trong khi các nước đang phát triển lại chủ yếu dựa vào sự phát triển nông nghiệp hoặc khai thác quặng mỏ.
Rõ ràng cách nhìn nhận của trường phái bi quan là dựa trên lý thuyết truyền thống về mậu dịch quốc tế được xem xét ở trạng thái tĩnh. Trong khi đó, trên thực tế, cùng với sự phát triển nhiều mặt, lý thuyết truyền thống về mậu dịch quốc tế cần được xem xét ở trạng thái động. Có nghĩa là, một khi điều kiện sản xuất đã thay đổi thì cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển cũng có thể được thay đổi theo.
Quan điểm của trường phái lạc quan:
Ngược với quan điểm của trường phái bi quan, trường phái lạc quan cho rằng mậu dịch quốc tế lại là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển và các nước này vẫn thu lợi từ mậu dịch quốc tế. Cơ sở của quan điểm này là phải nhìn nhận mậu dịch quốc tế ở trạng thái động. Có nghĩa là lý thuyết mậu dịch truyền thống có thể được mở rộng để kết hợp với những thay đổi của những nhân tố cung, công nghệ và thị hiếu con người bằng “kỹ thuật tĩnh tương đối”. Nghĩa là mô hình phát triển của một quốc gia không chỉ được xác định một lần cho toàn bộ quá trình phát triển mà có thể tính lại mỗi khi điều kiện cơ bản đã thay đổi. Vì thế các nước đang phát triển không cần loại bỏ thuyết mậu dịch truyền thống hoặc luôn luôn phủ nhận nó trong vấn đề xuất khẩu phần lớn các mặt hàng thô sơ và nhập khẩu đa phần các mặt hàng chế tạo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc mở rộng sản xuất công nghiệp không phải lúc nào cũng đóng vai tò tối ưu cho các nước đang phát triển khan hiếm tài nguyên. Các nước NICs trong thời gian đầu phát triển công nghiệp đã chọn sản xuất những mặt hàng còn “trống” trong nhu cầu thị trường quốc tế và dùng lao động để sản xuất các sản phẩm nhỏ nhoi cần ít vốn đầu tư nhưng khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới là rất lớn. Họ bắt đầu từ những sản phẩm mà các quốc gia khác lảng tránh như hoa nhựa, đồ chơi trẻ em, giày dép…, điều này khiến cho các nước thành công vì sản xuất những cái “nhỏ” mà lại xuất khẩu với khối lượng khổng lồ, không tham cái “lớn” khi nó còn ngoài tầm tay. Nhất là muốn phát triển những ngành “lớn” này cần phải có nhiều vốn, trình độ quản lý cao và hiểu biết khoa học kỹ thuật mà NICs lại chưa có. Bằng cách này chẳng những mau chóng lọt vào thị trường quốc tế mà họ còn có thể giải tỏa tình trạng thất nghiệp.
Ngược lại với lối đi trên, các nước có nền kinh tế chỉ huy đôi khi chỉ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đầu tư không có tập trung và hiệu quả vào ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật cao trong buổi đầu phát triển kinh tế đã dẫn đến kết quả là kinh tế không phát triển, trì trệ mà một số nước đã mắc phải trong nhiều năm qua.
Vì vậy, trong khi chờ đợi một lý thuyết đông thật sự, các nước đang phát triển không nên phủ nhận lý thuyết tĩnh tương đối có thể đưa đến sự hợp nhất những thay đổi chủ đạo của nền kinh tế với lý thuyết mậu dịch truyền thống. Và kết quả là lý thuyết mậu dịch truyền thống vẫn có khả năng thích hợp với các nước đang phát triển nhưng phải tính đến quá trình phát triển kinh tế của họ.
Để đánh giá vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển, có thể sử dụng những khẳng định của Harbenler:
Mậu dịch có thể đưa đến việc sử dụng hết các nguồn lao động trong nước. Nếu không có thương mại sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng không hết nguồn nhân công trong nước. Đó là vì nhờ thương mại một nước đang phát triển có thể trở thành một điểm sản xuất không có hiệu quả bên trong giới hạn sản xuất của mình sang một điểm trên đường giới hạn sản xuất khi có thương mại.
Như vậy, đối với một quốc gia, thương mại tương ứng với một lối thoát cho thặng dư hoặc là một lối thoát cho thặng dư tiềm năng của các mặt hàng nguyên liệu và nông sản. Điều này thực tế đã xảy ra ở nhiều nước đang phát triển đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Tây Châu Phi.
Hơn nữa, nhờ việc mở rộng quy mô thị trường, mậu dịch đã tạo ra sự phân công lao động hợp lý và tính kinh tế nhờ quy mô. Đây là điểm quan trọng, đặc biệt trong sản xuất sản phẩm công nghiệp nhẹ thuộc các đơn vị kinh tế nhỏ ở Hồng Kông, Đài Loan và Singapore.
Mậu dịch quốc tế là động cơ chuyển động các tư tưởng mới, công nghệ mới, quản lý sản xuất mới và những chuyên môn khác.
Mậu dịch cũng khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng cho nguồn tư bản quốc tế từ nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển. Trong trường hợp đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào một quốc gia nào đó thì quốc gia này, các công ty nước ngoài sẽ đầu hành việc đầu tư và luồng tư bản nước ngoài đổ vào thường kèm theo các chuyên viên điều hành trực tiếp.
Ở các nước đang phát triển có diện tích lớn, đông dân như Ấn Độ, Brasil việc nhập khẩu các sản phẩm mới, kỹ thuật cao từ các nươc phát triển đã kích thích sản xuất và nhu cầu tiêu thụ nội địa ở các nước này.
Sau cùng, thương mại là vũ khí chống độc quyền rất tốt vì nó khuyến khích các nhà sản xuất trong nước có nhiều khả năng tốt hơn để đối phó cạnh tranh với nước ngoài, nhằm giữ chi phí thấp, hiệu quả cao.
3/ Liên hệ Việt Nam:
Nhìn lại bức tranh thương mại của Việt Nam từ năm 1986 đến 2005, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm khai khoáng, thâm dụng lao động, sử dụng lao động nhân công giá rẻ và những mặt hàng có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta lại nhập khẩu chủ yếu những hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước như máy móc, nguyên nhiên vật liệu.
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Hàng CN nặng và khoáng sản
16.0
30.4
31.4
31.1
2.Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN
29.8
21.4
34.8
40.4
3.Hàng nông sản và NS chế biến
35.7
31.5
22.7
15.3
4.Hàng lâm sản
6.0
4.0
1.8
1.1
5.Hàng thủy sản
12.2
12.8
9.2
10.1
Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Tư liệu sản xuất
87.3
85.0
91.1
93.6
-Máy móc thiết bị
33.3
25.4
29.8
28.5
-Nguyên nhiên vật liệu
51.1
59.6
61.3
64.9
2.Vật phẩm tiêu dùng
12.7
15.0
8.9
6.4
Xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các năm có thể nhận thấy định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta: trong tổng trị giá xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vào giai đoạn đầu 1986-1990 là 35.7% sau đó giảm lien tục và dừng ở mức 15.3% thời kì 2000-2005, công nghiệp khai thác tăng 16.0% ở giai đoạn 1986-1990 đến 33.1% ở 2000-2005, công nghiệp chế biến giai đoạn cuối là 40.4% tăng 1,5 lần thời kì đầu. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1986-2005 đứng đầu là nhóm công nghiệp khai thác (29.4%), tiếp đến là sản xuất nông nghiệp chế biến (22,2%), hàng thủy sản (19.1%) và hàng nông sản (15.1%) cuối cùng là hàng lâm sản (11.9%). Theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn 2006-2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với trung bình 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn. Năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và dự báo tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch trên 39 tỷ USD.
Nhận thấy tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết 4 vấn đề lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Đó là về cơ cấu hàng xuất khẩu, chính sách xuất khẩu, xúc tiến thương mại và chính sách tỷ giá. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn.
Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời.
Thứ hai, cần tìm cách mở ra những thị trường mới để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á đều được đánh giá là sẽ phục hồi rất nhanh và trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển.
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
Không nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần phải làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế.
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch :
1/ Tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch (The terms of trade) của một quốc gia là tỷ số giữa giá cả hàng xuất khẩu và giá cả hàng nhập khẩu.
Trong thế giới hai quốc gia, xuất khẩu của quốc gia này sẽ là nhập khẩu của quốc gia kia, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ hai sẽ bằng số nghịch đảo tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ nhất.
Trong một thế giới có rất nhiều sản phẩm trao đổi ( hơn hai sản phẩm trở lên), tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ của chỉ số giá cả hàng xuất khẩu PX và chỉ số giá cả hàng nhập khẩu PM. Chỉ số giá cả hàng hóa xuất khẩu và chỉ số giá cả hàng nhâp khẩu được xác định như sau :
+ Chỉ số giá cả hàng xuất khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Xi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị xuất khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
+Chỉ số giá cả hàng nhập khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Mi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị nhập khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
Tỷ lệ mậu dịch thường được tính bằng phần trăm.
Các loại tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch hàng hóa (N) : tỷ số giữa giá cả xuất khẩu Px với chỉ số giá cả nhập khẩu PM của một nước :
Ví dụ, nếu ta chọn năm 1960 là năm cơ sở (base year) có N=100% và thấy rằng đến cuối năm 1993, Px của một quốc gia giảm còn 90% trong khi PM tăng lên 5% (thành 105%).Như vậy, tỷ lệ mậu dịch của nước này là :
Điều này có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993 chỉ số giá cả xuất khẩu của nước đó giảm hơn 14% so với chỉ số giá cả xuất khẩu.
Tỷ lệ mậu dịch thu nhập I :
Với, QX là chỉ số khối lượng xuất khẩu. Vì vậy tỷ lệ mậu dịch nhập khẩu I đo khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu.
Trong ví dụ trên, nếu QX tăng từ 100 vào năm 1960 lên 130 vào năm 1993 thì điều kiện thu nhập thương mại tăng đến :
Điều đó có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993, khả năng nhập khẩu quốc gia (dựa vào doanh thu xuất khẩu) tăng 11,42% (mặc dù Px/PM giảm).
Sự thay đổi về tỷ lệ mậu dịch thu nhập rất quan trọng với các nước đang phát triển vì họ tin vào việc mở rộng hàng hóa tư bản nhập khẩu để phát triển quốc gia.
Tỷ lệ mậu dịch yếu tố đơn S:
S