Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp tham gia kinh doanh các dự án xây dựng và kinh doanh bất động sản
Sự xuất hiện của các công trình xây dựng trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD ở
nhiều đô thị, nhiều tỉnh thành trên cả nước như các dự án khu đô thị gồm biệt thự liền kề
và căn hộ cao cấp như Tricon Towers, Ciputra, Splendora . hay các tổ hợp cao ốc căn
hộ, văn phòng cho thuê và mặt bằng bán lẻ như Dolphin Plaza, Indochina Plaza Hanoi,
Keangnam. góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và. Một vấn
đề đặt ra là, các giao dịch về bất động sản được ghi nhận và trình bày như thế nào? Bài
viết này nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến bất động sản, việc ghi nhận các giao
dịch liên quan đến hoạt động đầu tư bất động sản và việc trình bày bất động sản trên
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 và Quyết
định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Cách ghi nhận các giao dịch liên quan đến bất động sản và việc trình bày bất động sản trên tài chính của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN
ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN VÀ VIỆC TRÌNH BÀY
BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp tham gia kinh doanh các dự án xây dựng và kinh doanh bất động sản
Sự xuất hiện của các công trình xây dựng trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD ở
nhiều đô thị, nhiều tỉnh thành trên cả nước như các dự án khu đô thị gồm biệt thự liền kề
và căn hộ cao cấp như Tricon Towers, Ciputra, Splendora ... hay các tổ hợp cao ốc căn
hộ, văn phòng cho thuê và mặt bằng bán lẻ như Dolphin Plaza, Indochina Plaza Hanoi,
Keangnam... góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và. Một vấn
đề đặt ra là, các giao dịch về bất động sản được ghi nhận và trình bày như thế nào? Bài
viết này nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến bất động sản, việc ghi nhận các giao
dịch liên quan đến hoạt động đầu tư bất động sản và việc trình bày bất động sản trên
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 05 và Quyết
định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
“Tài sản” là một từ khá thông dụng, phổ biến, đã có rất nhiều bài viết bàn luận về
tài sản. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01-Chuẩn mực chung thì Tài sản được
hiểu là một nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, và có thể thu lại lợi ích kinh tế trong
tương lai.
Khi phân loại tài sản, có thể dựa vào một số tiêu thức như hình thái biểu hiện, tính
chất sở hữu, khả năng trao đổi, đặc điểm luân chuyển… Nếu phân loại tài sản dựa theo
đặc điểm luân chuyển thì Tài sản chia thành Tài sản cố định và Tài sản lưu động, nếu dựa
vào khả năng di dời thì Tài sản được chia thành Động sản và Bất động sản. Trên bảng
cân đối kế toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006, Tài sản được
phân loại thành Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn, sự phân chia này dựa vào thời gian
nắm giữa tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn, sử dụng lâu dài
như bất động sản bao gồm đất đai, các toà nhà, nhà xưởng, trang thiết bị dùng cho mục
đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03,
04, tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Theo Điều 181, Bộ luật dân sự của Việt Nam năm 1995, bất động sản là các tài
sản không di dời được bao gồm đất đai; nhà ở; công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Còn động sản là những tài sản không phải
là bất động sản. Cụ thể là máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, tiền, hàng tồn
kho…
Qua cách phân loại tài sản thành Động sản và Bất động sản, ta nhận thấy có một
loại tài sản mang những đặc tính chung là: giá trị rất lớn, việc xác định giá trị của tài sản
này tương đối phức tạp, có tính chất đơn lẻ, duy nhất và đặc biệt là không thể di dời. Thị
trường về loại tài sản này có đặc điểm là cầu rất cao trong khi đó cung rất hạn chế, quy
mô giao dịch lớn. Cho nên rõ ràng không thể coi và gộp hết là tài sản cố định ở doanh
nghiệp. Hơn nữa trong tài sản cố định ngoài bất động sản còn có những tài sản cố định
không mang tính chất đơn lẻ, duy nhất và có thể di dời như xe ôtô chở hàng.
Giá trị một mảnh đất, một căn nhà ở trung tâm thành phố sẽ rất khác một mảnh
đất, một căn nhà ở xa trung tâm thành phố cho dù có cùng diện tích sử dụng. Ngoài ra
mảnh đất, căn nhà đó mang tính duy nhất do ảnh hưởng rất lớn của vị trí địa lý, không có
một mảnh đất nào, căn nhà nào giống hệt với nó.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nắm giữ, sở hữu bất động sản nhưng không sử
dụng cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ hàng hoá của doanh nghiệp mà lại dùng
cho hoạt động cho thuê hoặc nắm giữ để chờ tăng giá bán. Những tài sản này được gọi là
bất động sản đầu tư.
Theo Chuẩn mực kế toán số 05-Bất động sản đầu tư, bất động sản đầu tư được
hiểu là bất động sản gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và
đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài
chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán mà
không phải để:
- Sử dụng trong việc sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các
mục đích quản lý;
- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
Vậy khi doanh nghiệp nắm giữ một bất động sản thì tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng bất động sản mà bất động sản sẽ được ghi nhận vào một trong ba nhóm: Bất động
sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu (TSCĐ) hoặc hàng hoá bất động sản. Và khi trình
bày trên BCTC bất động sản có thể nằm ở chỉ tiêu hàng hoá bất động sản trong phần tài
sản ngắn hạn, TSCĐ hoặc bất động sản đầu tư trong phần tài sản dài hạn của Bảng cân
đối kế toán.
Công ty TNHH Kinh Bắc hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Do nhu mở
rộng kinh doanh, tháng 4/2011, Công ty mua quyền sử dụng một khu đất có giá mua là 10
tỷ nhằm sử dụng làm bến bãi đỗ xe của công ty. Với mục đích này, quyền sử dụng khu
đất trên sẽ được kế toán tại công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình khi thoả mãn các điều kiện
về tiêu chuẩn ghi nhận. Bởi vì hoạt động chính, hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu
thu chủ yếu của công ty là cung cấp dịch vụ vận tải hành khách. Muốn thực hiện được
hoạt động này cần có xe chuyên trở, cần có chỗ để xe, điều phối xe hoạt động.
Nhưng giả sử công ty nhận thấy nhu cầu thuê bãi đỗ xe ngày càng nhiều, nên đã
mua quyền sử dụng khu đất trên nhằm mục đích cho công ty khác thuê hoạt động thì tài
sản này sẽ được kế toán ghi nhận là bất động sản đầu tư. Tài sản này không tham gia trực
tiếp vào hoạt động vận tải ở công ty nữa, nó là một tài sản doanh nghiệp nắm giữ với mục
địch thu được lợi ích từ việc cho thuê.
Tuy nhiên, nếu công ty TNHH Kinh Bắc lại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
mua bán bất động sản, thì khu đất trên sẽ được kế toán ghi nhận là hàng hoá (cụ thể là
hàng hoá bất động sản). Mục đích kinh doanh là mua bán bất động sản nắm giữ trong thời
gian ngắn.
Trước năm 2001, theo Chuẩn mực kế toán quốc tế thì bất động sản đầu tư được
coi là hoạt động đầu tư tài chính, được trình bày như một công cụ tài chính trong mục
Các khoản đầu tư tài chính trên Bảng cân đối kế toán. Nhưng khi IAS 40 có hiệu lực từ
ngày 1/1/2001, yêu cầu cần phải trình bày bất động sản đầu tư riêng biệt trên Bảng cân
đối kế toán.
Theo Quyết định 1141/QĐ-BTC ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính về
chế độ kế toán doanh nghiệp, Bất động sản đầu tư được trình bày trên BCTC ở chỉ tiêu
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày
20/3/2006 của Bộ tài chính, Bất động sản đầu tư được trình bày riêng thành chỉ tiêu Bất
động sản đầu tư trên Bảng cân đôi kế toán. Đây là một sự thay đổi lớn trong cách nhìn
nhận ảnh hưởng, tầm quan trọng của bất động sản đầu tư. Ngày càng nhiều doanh nghiệp
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bên cạnh các hoạt động kinh doanh thông thường,
có doanh nghiệp còn hoàn toàn kinh doanh về bất động sản.
Như vậy theo Quyết định số 1141/QĐ-BTC ban hành ngày 01/11/1995 thì bất
động sản đầu tư được coi như là một hoạt động đầu tư tài chính, và không có tính trọng
yếu nên khi trình bày trên BCTC được gộp với các khoản mục có bản chất là khoản đầu
tư tài chính dài hạn. Nhưng theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 thì
bất động sản đầu tư được trình bày riêng biệt ở chỉ tiêu Bất động sản đầu tư thuộc nhóm
chỉ tiêu tài sản dài hạn, khoản mục bất động sản đầu tư được đánh giá là khoản mục mang
tính trọng yếu. Đầu tư về bất động sản đã được coi như hoạt động kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động bán hàng, cung cấp
dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Trước đây, khi các doanh nghiệp chưa
kinh doanh nhiều về bất động sản thì hoạt động tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao trong
doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ hàng hoá thông thường.
Đối với công ty TNHH Kinh Bắc đó là hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hành
khách. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản ở Việt Nam sôi động, các doanh nghiệp
ngày càng tham gia nhiều vào việc trao đổi, kinh doanh bất động sản. Lượng vốn của
doanh nghiệp nằm trong bất động sản lớn, lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ bất động sản
ngày càng được nhìn nhận, kéo theo đòi hỏi phải hạch toán cụ thể và trình bày riêng rẽ
khoản mục bất động sản đầu tư trên BCTC của doanh nghiệp nếu nó trọng yếu. Bản thân
những đối tượng cần thông tin kế toán cũng quan tâm tới chỉ tiêu bất động sản đầu tư của
doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho các quyết định của mình.
Giữa TSCĐ và bất động sản đầu tư của doanh nghiệp có một số điểm giống nhau:
Thứ nhất, chúng đều là Tài sản- tài sản dài hạn của doanh nghiệp, đều được doanh
nghiệp nắm giữ, sử dụng với thời gian dài, nhằm đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Thứ hai, xét về hình thái biểu hiện có thể giống hệt nhau, như một toà nhà nếu
không xét về mục đích sử dụng thì có thể thuộc TSCĐ, hoặc bất động sản đầu tư. Bất
động sản đầu tư sẽ thuộc nhóm tài sản nằm trong tài sản cố định nếu không xét theo mục
đích sử dụng.
Qua đó, có thể thấy tính chất của bất động sản đầu tư có điểm nào đó giống với
TSCĐ. Theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính, bất
động sản đầu tư cũng được phản ánh giống TSCĐ như phản ánh theo giá gốc, trích khấu
hao định kỳ, trình bày trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu liên quan: Nguyên giá, số
khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại.
Tuy nhiên, giữa bất động sản đầu tư với TSCĐ có sự khác biệt thể hiện ở mục đích
sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Do mục đích sử dụng khác nhau, do tính chất trọng
yếu khi trình bày trên BCTC, nên đòi hỏi sự tách biệt bất động sản thành bất động sản
đầu tư. TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý của doanh
nghiệp. Trong khi đó bất động sản đầu tư không sử dụng cho mục đích này, nó được nắm
giữ nhằm mục đích cho thuê và chờ tăng giá bán.
Bên cạch đó, bất động sản đầu tư còn có tính chất của hàng hoá. Mục đích thứ hai
của việc nắm giữ bất động sản đầu tư là chờ tăng giá để bán, nhưng việc bán ở đây không
phải là trong kỳ kinh doanh thông thường mà là nắm giữ trong thời gian dài, chờ tăng giá
bán. Điều đó đã lý giải tại sao khi hạch toán việc nhượng bán bất động sản đầu tư, theo
quy định được ghi nhận như một hoạt động bán hàng, kế toán cũng phản ánh giá vốn
hàng bán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Và cũng vì tính chất đặc biệt của bất động sản nói chung, bất động sản đầu tư nói
riêng, cho nên trong quá trình nắm giữ bất động sản khi mục đích nắm giữ thay đổi, kế
toán sẽ phản ánh chuyển nhóm bất động sản, từ bất động sản đầu tư thành bất động sản
chủ sở hữu hoặc hàng hoá bất động sản hoặc ngược lại.
Một câu hỏi đặt ra: Việc chuyển nhóm xảy ra khi nào vào thời điểm nào? Có phải
cứ thay đổi mục đích sử dụng kế toán sẽ ghi tăng bất động sản đầu tư, giảm bất động sản
chủ sở hữu; tăng hàng hoá bất động sản, giảm bất động sản đầu tư…? Theo Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 05- Bất động sản đầu tư, câu trả lời được tóm lược thông qua bảng
sau:
Bảng 1: Bất động sản đầu tư chuyển thành bất động sản chủ sở hữu (TSCĐ) hoặc hàng
hoá bất động sản
BĐS đầu tư chuyển
nhóm
BĐS đầu tư gồm
Bất động sản chủ sở hữu Hàng hoá bất động sản
Bất động sản cho thuê Chủ sở hữu bắt đầu sử dụng cho
hoạt động sản xuất, cung cấp dịch
Chủ sở hữu không cho
thuê và bắt đầu triển khai
vụ, hàng hoá, quản lý doanh
nghiệp, không cho thuê nữa
cho mục đích bán
Bất động sản đầu tư chờ
tăng giá bán
Chủ sở hữu bắt đầu sử dụng cho
hoạt động sản xuất, cung cấp dịch
vụ, hàng hoá, quản lý doanh
nghiệp
Chủ sở hữu bắt đầu triển
khai cho mục đích bán
Bảng 2: Bất động sản chủ sở hữu (TSCĐ) hoặc hàng hoá bất động sản chuyển thành bất
động sản đầu tư:
Chuyển nhóm thành Bất động sản đầu tư
Bất động sản chủ
sở hữu (TSCĐ)
Chủ sở hữu kết thúc sử dụng bất động sản cho hoạt động sản
xuất, cung cấp dịch vụ, hàng hoá, quản lý doanh nghiệp. Tiến
hành cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán
Hàng hoá bất động
sản
Chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác thuê hoạt động
Khi mục đích sử dụng bất động sản thay đổi không phải trường hợp nào kế toán
cũng chuyển nhóm bất động sản. Cụ thể bất động sản đầu tư của doanh nghiệp đang chờ
tăng giá bán khi thay đổi mục đích sử dụng là bán trong kỳ kinh doanh thông thường mà
không nắm giữ nữa, thì không phải chuyển về hàng hoá bất động sản. Bởi bất động sản
đầu tư cũng có đặc tính của hàng hoá như đã phân tích ở trên. Vậy nó chỉ chuyển thành
hàng hoá bất động sản chỉ khi có sự thay đổi mục đích sử dụng, bằng chứng là sự bắt đầu
của việc triển khai cho mục đích bán, nghĩa là có giai đoạn sửa chữa, cải tạo lại bất động
sản để bán.
Hay hàng hoá bất động sản chỉ chuyển thành bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu
bắt đầu cho bên khác thuê hoạt động. Trong trường hợp chờ tăng giá để bán kế toán sẽ
không cần phải chuyển nhóm thành bất động sản đầu tư.
Việc ghi nhận các giao dịch liên quan tới bất động sản được đánh giá tương đối
phức tạp, đặc biệt là các giao dịch về bất động sản đầu tư. Trong Chuẩn mực kế toán Việt
Nam về bất động sản đầu tư vẫn còn một số điểm khác biệt so với chuẩn mực quốc tế,
như ghi nhận theo giá gốc hay theo giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư. Tuy nhiên
trong giới hạn bài viết, tác giả muốn làm rõ các vấn đề về bất động sản tại Việt Nam, tuân
thủ theo chế độ kế toán của Việt Nam.
Ths.Nguyễn Diệu Linh
Nguyễn Bích Liên
(Khoa Kế toán- Kiểm toán Học viện Ngân hàng)
Tài liệu tham khảo
1.Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán quốc tế
2.Quyết định 1141/QĐ-BTC ban hành ngày 01/11/1995
3.Quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006
4.Nguyễn Minh Hoàng, Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp
(2009), NXB Thống Kê