" Chất xám " ở đây: được hiểu là đội ngũ những nhà trí thức có trình độ cao ( như các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kĩ sư . Sinh viên tài năng . trong tất cả các chuyên nghành KHKT - cũng như KHXH)
Do vậy "chảy máu chất xám" có thể được hiểu như sau:
16 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển Khái niệm Thực trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Khái niệm " Chất xám " ở đây: được hiểu là đội ngũ những nhà trí thức có trình độ cao ( như các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kĩ sư .... Sinh viên tài năng ... trong tất cả các chuyên nghành KHKT - cũng như KHXH) Do vậy "chảy máu chất xám" có thể được hiểu như sau: Khái niệm + Xét ở phạm vi nhỏ: chảy máu chất xám là hiện tượng nhân viên giỏi đã được đào tạo ở một công ty này quyết định chuyển sang một doanh nghiệp khác để làm việc + Xét ở phạm vi rộng hơn chảy máu chất xám là hiện tượng các nhân tài từ quốc gia này qua quốc gia khác làm việc, đặc biệt là các du học sinh, họ thường có mong muốn ở lại quốc gia mà họ đã học tập hơn là quay về quê nhà Thực trạng chảy máu chất xám ở các nước trên thế giới Hiện nay hiện tượng chảy máu chất xám cũng là vấn nhức nhối ở các nước nghèo và các nước đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, Haiti ,Granada , Venezuela,và đặc biệt là ở Châu phi có tỷ lệ chảy máu chất xám rất cao điển hình là: Đất nước Tây Phi Sierra Leone là 53%, Gambia có 63% và Cape Verde là 67%. Ở Venezuela ước tính, khoảng 1 triệu người Venezuela đã ra nước ngoài chỉ trong vòng 10 năm qua từ sau cuộc cách mạng Bolivar, hàng chục nghìn giáo sư Venezuela đã lao vào vòng xoáy khốn đốn. Các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, nhà quản lý và kỹ sư đang lần lượt rời bỏ đất nước này. Còn những ai đã ra nước ngoài thì không có ý định quay trở về. Tình trạng để mất người tài đặc biệt đáng lo ngại trong những năm gần đây ở Malaysia. Từ đầu năm 2008 đến khoảng giữa năm 2009, số công dân Malaysia xuất ngoại lập nghiệp là hơn 300.000 người, tăng cao so với con số 140.000 người năm 2007. Lực lượng này lại làm việc trong các ngành trọng yếu như tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Hiện tại Việt Nam đang dấy lên quan ngại về vấn đề chảy máu chất xám. Những số liệu cho thấy khoảng 70% sinh viên du học không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng tình hình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tin tưởng rằng ngày càng nhiều sinh viên sẽ trở về quê hương. Điển hình là Tiến sĩ Nguyễn Cúc là một giảng viên tại Đại học Melbourne. Bà rời Việt Nam tới Úc cách đây 12 năm để thực hiện khóa Cao học và sau đó là chương trình Tiến sĩ. Với nhiều người như bà, việc thiếu cơ hội tại quê hương đã khiến bà quyết định ở lại Úc. Nguyên nhân ● Do lương bổng và chính sách đãi ngộ thỏa đáng mà nhân viên giỏi thường chuyển tới công ty khác có mức lương cao hơn để làm việc, du học sinh thường không trở về nước ● Do trình độ khoa học kĩ thuật ở các nước phát triển thường tiên tiến hơn mà các du học sinh không muốn trở lại nước nhà để làm việc Nguyên nhân Môi trường học tập và làm việc ở các nước phát triển thường tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhân tài có cơ hội thăng tiến, áp dụng những gì mình học vào thực tế Cũng có người ra đi vì lý do chính trị, tìm một cuộc sống tự do hơn, an toàn hơn Nguyên nhân => Tóm lại, nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói , lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, một hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền. Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến. Hậu quả Chảy máu chất xám vừa có những hậu qủa tốt vừa có những hậu qủa xấu Hậu quả tốt: Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại. Hậu quả Hậu quả xấu: Đối với quốc gia: - Mất nhân tài, mất một nguồn vốn nhân lực phục vụ cho sự phát triển đất nước Mất vốn đầu tư vào việc giáo dục Gia tăng khoảng cách phát triển, tạo sự chênh lệch giữa các nước giàu và các quốc gia nghèo, đang phát triển. Mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kỹ thuật, đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế giới đẫn đến mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn Hậu quả Đối với doanh nghiệp: Chảy máu chất xám làm ta mất đi nhân tài hoạt động trong một bộ phận nhất định của doanh nghiệp dẫn tới sự trì trệ của bộ phận đó trong thời gian ngắn. Trong doanh nghiệp thông thường sự ra đi của nhân tài cũng đồng thời kèm theo với công nghệ mà người đó nắm giữ, hay nói cá khác nhân tài ra đi cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đí công nghệ (người dó năm giữ) Hậu quả Trong trường hợp nhân tài do doanh nghiệp đào tạo thì sự ra đi của nhân tài sẽ là thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp vì chi phí đào tạo nhân tài trở thành số 0 và còn tạo thành một trợ lực cho đối thủ. Và vấn nạn chảy máu chất xám này sẽ tác động xấu tới tâm lý của doanh nghiệp khiến cho quá trình hợp tác giữa nhân tài và doanh nghiệp trở nên gặp nhiều khó khăn hơn. Hậu quả =>Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh hưởng lên toàn cầu. Giải pháp Đối với nhà nước Đầu tư giáo dục táo bạo: xây dựng “thành phố giáo dục toàn cầu” Ban hành quy định mới xác định sáu loại đối tượng không được phép ra làm việc ở nước ngoài nếu không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền Xây dựng mô hình tập trung nghiên cứu cấp cao để thu hút sự quan tâm của những đứa con xa tổ quốc Giải pháp Xây dựng đề án về trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên có trình độ cao. Áp dụng biện pháp “hoàn lại tiền đào tạo” nếu sinh viên bỏ nước mà đi Đối với doanh nghiệp Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ Giải pháp Doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi. Cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo cơ hội thăng tiến cho những cán bộ trẻ có năng lực. Không thể trả lương theo kiểu “cào bằng” mà cần xây dựng một cơ chế lương bổng theo năng lực