Báo cáo Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành chương trình Nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janerio (Braxin) đã thông qua tuyên bố Rio de Janerio về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chương trình Nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Từ năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 chương trình nghị sự 21 cấp địa phương. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ năm 1991 Chính phủ đã ban hành " kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: " bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "phát triển nhanh, hiệu quả và bến vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và " phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt và bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữ môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cũng nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp lý và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Định hướng chiến lược này không thay thế các chiến lược, kế hoạch mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước. Để triển khai thực hiện, ngày 09 tháng 03 năm 2005 Bộ KH&ĐT ban hành thông tư số: 01 / 2005 /TT-BKH: Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, nêu rõ yêu cầu, hướng dẫn nội dung xây dựng chương trình phát triển bền vững cấp địa phương (LA21) của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhìn lại, trong chặng đường phát triển kinh tế - xã hội vừa qua của tỉnh Sơn La vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu như khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, song với trình độ công nghệ sản xuất còn thấp còn lạc hậu, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không bền vững, năng suất lao động thấp, cộng với tỷ lệ tăng dân số cao, dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, cơ sở hạ tầng còn thấp kém đang là những vấn đề nổi cộm bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, nước bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Trong các quy hoạch tổng thể của tỉnh, ngành và các huyện thị, cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm trong thời gian qua 3 mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa thực sự được kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững - chương trình nghị sự 21 của tỉnh là rất cần thiết, nhằm định hướng phát triển bền vững cho tỉnh trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian tương đối dài - đến năm 2020 và vạch ra những việc cần thực hiện của những năm trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với tiến trình chung của cả nước, tiến trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường bền vững cho Sơn La và cho cả nước. II- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: - Nghị quyết số: 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. - Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Kế hoạch số 93/KH-TU ngày 6/1/2005 của Ban thường vụ tỉnh Uỷ Sơn La v/v thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. -Thông tư hướng dân số: 01/2005/ TT-BKH ngày 9/3/2005 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư V/v triển khai thực hiện quyết định số 153 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Quyết định số: 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La. - Quyết định số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020. - Quyết định số: 586/QĐ-UBND ngày 18/3/2005 của UBND tỉnh Sơn La V/v thành lập Ban chỉ đạo dự án thí điểm xây dựng chương trình Nghị sự 21 của tỉnh Sơn La. - Quyết định số: 683/QĐ-UBND ngày 28/3/2005 của UBND tỉnh Sơn La V/v chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Ban điều hành dự án thí điểm xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và phát triển các địa bàn trong tỉnh; Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các Tổ chức Quốc tế, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đây là khung định hướng, các kế hoạch phát triển đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn 10 – 15 năm tới. Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La) gồm phần: Phần I: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển Phần II: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh trong những năm qua. Phần III: Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020. Phần IV: Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

doc61 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành chương trình Nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janerio (Braxin) đã thông qua tuyên bố Rio de Janerio về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chương trình Nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Từ năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 chương trình nghị sự 21 cấp địa phương. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ năm 1991 Chính phủ đã ban hành " kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: " bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "phát triển nhanh, hiệu quả và bến vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và " phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt và bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữ môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cũng nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề xuất những chủ trương, chính sách, công cụ pháp lý và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Định hướng chiến lược này không thay thế các chiến lược, kế hoạch mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước. Để triển khai thực hiện, ngày 09 tháng 03 năm 2005 Bộ KH&ĐT ban hành thông tư số: 01 / 2005 /TT-BKH: Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, nêu rõ yêu cầu, hướng dẫn nội dung xây dựng chương trình phát triển bền vững cấp địa phương (LA21) của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhìn lại, trong chặng đường phát triển kinh tế - xã hội vừa qua của tỉnh Sơn La vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu như khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, song với trình độ công nghệ sản xuất còn thấp còn lạc hậu, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không bền vững, năng suất lao động thấp, cộng với tỷ lệ tăng dân số cao, dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để, cơ sở hạ tầng còn thấp kém đang là những vấn đề nổi cộm bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, nước bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Trong các quy hoạch tổng thể của tỉnh, ngành và các huyện thị, cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm trong thời gian qua 3 mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa thực sự được kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững - chương trình nghị sự 21 của tỉnh là rất cần thiết, nhằm định hướng phát triển bền vững cho tỉnh trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian tương đối dài - đến năm 2020 và vạch ra những việc cần thực hiện của những năm trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với tiến trình chung của cả nước, tiến trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường bền vững cho Sơn La và cho cả nước. II- NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở SƠN LA: - Nghị quyết số: 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. - Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Kế hoạch số 93/KH-TU ngày 6/1/2005 của Ban thường vụ tỉnh Uỷ Sơn La v/v thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. -Thông tư hướng dân số: 01/2005/ TT-BKH ngày 9/3/2005 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư V/v triển khai thực hiện quyết định số 153 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Quyết định số: 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La. - Quyết định số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020. - Quyết định số: 586/QĐ-UBND ngày 18/3/2005 của UBND tỉnh Sơn La V/v thành lập Ban chỉ đạo dự án thí điểm xây dựng chương trình Nghị sự 21 của tỉnh Sơn La. - Quyết định số: 683/QĐ-UBND ngày 28/3/2005 của UBND tỉnh Sơn La V/v chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Ban điều hành dự án thí điểm xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và phát triển các địa bàn trong tỉnh; Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các Tổ chức Quốc tế, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đây là khung định hướng, các kế hoạch phát triển đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn 10 – 15 năm tới. Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Sơn La (LA21 Sơn La) gồm phần: Phần I: Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển Phần II: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh trong những năm qua. Phần III: Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020. Phần IV: Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Phần I CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039' - 22002' vĩ độ Bắc. 103011' - 105002' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km. Có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 974.988 người năm 2004 (mật độ dân số trên 69 người/km2), với 12 dân tộc anh em. Về mặt địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã. Có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng- Lóng Sập) - vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần một triệu ha đất rừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, môi trường và phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình và công trình thủy điện Sơn La sắp tới. Việc thông thương ra ngoài tỉnh phải nhờ vào hệ thống đường bộ (QL6, QL 37 qua cầu Tạ Khoa); đường sông (sông Đà, sông Mã); đường hàng không Nà Sản - Hà Nội, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu để vận chuyển hành khách, hàng hoá dọc hồ thuỷ điện Hoà Bình đến thuỷ điện Sơn La. II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội. 1. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng 869.457 ha (năm 2005) chiếm 61,6% đất tự nhiên của tỉnh, so với cả nước tỉ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi Bắc bộ là 56,14%. Việc tăng diện tích đất sử dụng phần lớn do sự tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng sản xuất. Diện tích đất sử dụng sẽ có thay đổi khi thủy điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012. Theo tính toán Sơn La có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp, trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha… Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các vùng bán ngập với diện tích hàng trăm ha, có thể tận dụng diện tích này để trồng trọt vào mùa chưa bị ngập. Biểu 1. Hiện trạng tài nguyên đất và dự báo sử dụng quỹ đất tỉnh Sơn La STT Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2005 2010 2020 Tổng diện tích tự nhiên ha 1.405.500 1.405.500 1.412.500 1.412.500 1.412.500 1 Đất nông nghiệp ha 367.334,10 521.190,31 828.010,60 971.845 1.050.688 % so với diện tích tự nhiên % 26,14 37,08 58,62 68,80 74,38 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp ha 153.866,19 188.435,39 248.244,01 196.570 198.295 % so với diện tích tự nhiên % 10,95 13,41 17,57 13,92 14,04 1.2 Đất lâm nghiệp ha 212.387,20 331.120 577.638,09 773.025 850.000 % so với diện tích tự nhiên % 15,11 23,56 41 55 60 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 1.077,91 1.627,12 2.087,52 2.216,5 2.368,4 1.4 Đất nông nghiệp khác ha 2,8 7,8 40,98 33,5 24,6 2 Đất phi nông nghiệp ha 32.908,46 37.934,15 41.445,73 50.625 55.812 % so với diện tích tự nhiên % 2,34 2,70 2,93 3,58 3,96 2.1 Đất ở ha 4.859,79 5.755,58 6.534,1 6.766 7.000 % so với diện tích tự nhiên % 0,35 0,41 0,46 0,48 0,50 2.1.1 Đất ở nông thôn ha 4.368,21 5.345,58 6.068,49 5.816 5.500 2.1.2 Đất ở đô thị ha 491,58 410 465,61 950 1.500 2.2 Đất chuyên dùng ha 7.719,65 10.226,13 13.024,75 22.257 23.830 % so với diện tích tự nhiên % 0,55 0,73 0,92 1,58 1,82 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 3.436,66 3.687,02 2.669,29 2.574 2405 2.4 Đất sông suối và mặt nước CD ha 15.751,33 18.124,25 19.077,48 18.895,5 22.478,4 2.5 Đất phi nông nghiệp khác ha 60,32 141,17 140,11 132,5 98,6 3 Đất chưa sử dụng ha 1.005.257,4 846.375,54 543.043,67 388.020 306.000 % so với diện tích tự nhiên % 71,52 60,22 38,45 27,47 21,66 3.1 Đất bằng chưa sử dụng ha 929,62 380,22 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng ha 91.6861,82 78.1619,33 496.451,67 344.975 265.875 3.3 Núi đá không rừng cây ha 87.466 64.375,99 46.592 43.045 40.125 Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La. Như vậy, đến hết năm 2005, đất chưa sử dụng và sông suối còn rất lớn: 543.043,67 ha, chiếm 38,45% diện tích tự nhiên, trong đó có 496.451,67 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, ngô, khoai sắn tạo thêm lương thực, vì vậy dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 306.000 ha. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đặc biệt ruộng nước bình quân đầu người chỉ có 0,017 ha/người (cả nước là 0,05 ha/người). Hướng tới cần khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho đồng cỏ trồng chăn nuôi trên 3.000 ha. Nếu công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, sẽ có thêm 13.700 ha mặt nước hồ. Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng gần 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản. 2. Khí hậu, thuỷ văn Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và con nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm,… Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C (Thị xã Sơn La từ 20,90C lên 21,10C Yên Châu từ 22,60C lên 230C) lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm: Thị xã từ 1.445 mm xuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm, hiện tại ở Thị xã độ ẩm không khí trung bình cả năm là 82%, Yên Châu 80%; số ngày có gió Tây khô nóng trung bình năm tăng lên: Thị xã từ 1,27 ngày tăng lên 4,3 ngày, Yên Châu từ 34 ngày tăng lên 37,2 ngày. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 – 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống. Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đà được hình thành có thể tình hình khí hậu khô nóng vào mùa khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống. Nước: Sơn La có hệ thống sông suối khá dầy nhưng phần lớn mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nước là phải làm hồ chứa, đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác nước ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thuỷ… Song, với địa hình khó khăn hiểm trở, phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cao. Sông suối ở Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Hầu hết mọi nơi trong tỉnh đều có điều kiện làm thuỷ điện cực nhỏ, ngoài 96 điểm xây dựng được thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MW còn có công trình thuỷ điện Suối Sập 11,8 MW, thuỷ điện Nậm Chiến công suất 210 MW, thuỷ điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt là công trình thuỷ điện Sơn La với công suất 2.400 MW đang được khởi công xây dựng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2005 - 2010 và 2020. 3. Tài nguyên rừng Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, sinh thái trong tương lai. Đến năm 2005 diện tích rừng của Sơn La chỉ còn 577.638,09 ha, trong đó rừng sản xuất 47.856,69 ha, rừng phòng hộ 482.980,42. Độ che phủ của rừng đạt 41% (so với toàn quốc là 40%, như vậy độ che phủ của rừng Sơn La còn thấp so với yêu cầu và đặc điểm của một vùng đất dốc núi cao, mưa lớn và tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình… Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 27.084 ha; Sốp Cộp 18.709 ha; Copi A (Thuận Châu) 19.354 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 17.650 ha. Về trữ lượng rừng: Theo số liệu kiểm kê của Đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 203,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh có 543.043,67 ha đất chưa sử dụng (chiếm 38,45% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp khoảng 440.719 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2006-2020. Khi có thuỷ điện Sơn La sẽ có 1 phần rừng và đất rừng bị ngập, theo tính toán có khoảng 2.451 ha rừng sẽ bị ngập, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu cây trong lòng hồ trước khi nước ngập và sau đó là trồng rừng phòng hộ dọc theo 2 bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này. 4. Khoáng sản Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau (gần 150 điểm), song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. + Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu, tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Tuy trữ lượng không lớn nhưng trên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc, loại than mà hiện nay nước ta rất thiếu và phải nhập khẩu với giá cao. Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La có mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… dự kiến sản lượng khai thác trong vài năm tới đạt 2-3 vạn tấn than/năm và ngoài năm 2000 nâng lên 20-25 vạn tấn than/năm, để dần dần thay thế việc phải đưa than từ Quảng Ninh lên vùng Tây Bắc. + Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Đáng kể có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. + Ni ken-đồng có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mông, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng ni ken 3,55%, đồng 1,3%. Đã có dự án khả thi liên doanh với các Công ty tài nguyên khoáng sản nước ngoài, thời gian khai thác 13 năm với tổng lợi nhuận thu được 60,52 triệu USD và giá trị lãi ròng bình quân/năm từ 1,3 đến 1,56 triệu USD. + Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc đều thuộc loại mỏ nhỏ C1 + C2 < 500 kg, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Lu huyện Mai Sơn. Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. + Bột tan có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tài liệu liên quan