Tổng quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2006-2008, cho thấy nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện giá cả tăng cao, quy mô tổng sản phẩm trong nước không ngừng tăng lên.
Tốc độ tăng GDP bình quân trong ba năm 2006-2008 là 7,8%, cao hơn mức 7,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong đó năm 2006, tăng trưởng GDP của cả nước là 8,23%; năm 2007 là 8,48%; năm 2008, GDP chỉ tăng 6,7%.
- Năm 2006: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,23% (kế hoạch là 8%). Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 (kế hoạch là 3,8%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% (kế hoạch là 10,2%); ngành dịch vụ tăng 8,29% (kế hoạch là 8%); Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
- Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ba nhóm ngành chính (nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp-xây dựng và dịch vụ) có tốc độ tăng trưởng khá (tương ứng là 3,5%, 10,6% và 8,7%), đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ tiêu kế hoạch tương ứng là 3,5-3,8%; 10,5-10,7% và 8-8,5%). Cơ cấu giữa các nhóm ngành tiếp tục có chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 20,4% xuống còn 20%; của công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,5% lên 41,8%. Đây cũng là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ (8,7%) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế 2007 được đánh giá là toàn diện do tăng trưởng đồng đều ở cả ba khâu cơ bản: đầu vào, sản xuất và đầu ra.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế GĐ 2006-2008
Phần I: Đánh giá chung
Tổng quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2006-2008, cho thấy nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện giá cả tăng cao, quy mô tổng sản phẩm trong nước không ngừng tăng lên.
Tốc độ tăng GDP bình quân trong ba năm 2006-2008 là 7,8%, cao hơn mức 7,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong đó năm 2006, tăng trưởng GDP của cả nước là 8,23%; năm 2007 là 8,48%; năm 2008, GDP chỉ tăng 6,7%.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế GĐ 2006-2008.
- Năm 2006: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,23% (kế hoạch là 8%). Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 (kế hoạch là 3,8%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% (kế hoạch là 10,2%); ngành dịch vụ tăng 8,29% (kế hoạch là 8%); Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
- Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ba nhóm ngành chính (nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp-xây dựng và dịch vụ) có tốc độ tăng trưởng khá (tương ứng là 3,5%, 10,6% và 8,7%), đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ tiêu kế hoạch tương ứng là 3,5-3,8%; 10,5-10,7% và 8-8,5%). Cơ cấu giữa các nhóm ngành tiếp tục có chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 20,4% xuống còn 20%; của công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,5% lên 41,8%. Đây cũng là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ (8,7%) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế 2007 được đánh giá là toàn diện do tăng trưởng đồng đều ở cả ba khâu cơ bản: đầu vào, sản xuất và đầu ra.
- Năm 2008 Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 - 7%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,5 - 3,9%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,3 - 7,5%, dịch vụ tăng 7,2 - 7,8%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá đầu vào tăng cao nhưng nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả nổi trội: giá trị sản xuất ước tăng 5,1% (năm 2007 tăng 4,6%); sản lượng lúa tăng khoảng 2,6 triệu tấn, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thuỷ sản tăng gần 9,0%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,2% (năm 2007 tăng 17,1%). Nhiều ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 31% (năm 2007 tăng 22,7%). Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP là 21,7%, trong khi mục tiêu năm 2010 đạt 15-16%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng là 40%, trong khi mục tiêu 2010 là 43-44%. Tỷ trọng dịch vụ là 38,3% (trong khi mục tiêu 2010 là 40-41%).
Bảng1: Tổng hợp cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2006-2008
Đơn vị : %
Năm
2005
2006
2007
2008
KH 2010
Nông-lâm ngư nghiệp
21,02
20,40
20
21,7
15-16
Công nghiệp-xây dựng
40,97
41,52
41,8
40
43-44
Dịch vụ
38,01
38,08
38,2
38,3
40-41
Tổng
100
100
100
100
Qua biểu đồ trên có thể thấy ba năm qua tuy cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm song về cơ bản cơ cấu kinh tế của nước ta đã được bố trí hợp lý và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trong nhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong công nghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng phát triển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh.
Măc dầu có những đóng góp to lớn và có những bước phát triển mới như trên nhưng nhìn tổng thể và khách quan thì 3 năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn quá chậm, thậm chí có một số lĩnh vực vẫn còn trong tình trạng lạc hậu so với sự phát triển. Sự chậm chễ này biểu hiện ở những bằng chứng sau: Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp là một trong những yếu điểm nhất của chúng ta hiện nay. Mô hình tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam là dựa vào những lợi thế so sánh tĩnh đó là nguồn tài nguyên thô và lao động rẻ chưa có kỹ năng. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp , rất ít sản phảm có hàm lượng trí tuệ cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp và nông thôn còn rất lúng túng. Đến nay sản xuất nông nghiệp vẫn luôn luôn bị động trước những đòi hỏi của thị trường, nhiều địa phương vẫn không xác định được định hướng nuôi trồng cây gì, con gì … Tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp (năm 2006 là 38,01% thì đến 2008 chỉ là 38,3 %). Quá trình phát triển khu vực này cũng đang bộc lộ khá nhiều thách thức như: phát triển các khu du dịch, sân gôn, khu công nghiệp … tuỳ tiện làm giảm diện tích cấy trồng của nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nông dân. Phần II: Đánh giá quá trình thực hiện KH chuyển dịch trong nội bộ các ngành GĐ 2006-2008 và dự báo thực hiện trong 2 năm còn lại của KH 2006-2010
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của từng ngành GĐ 2006-2010
2005
2006
2007
2008 (ước đạt)
KH 2006-2010
Tốc độ tăng trưởng GDP
- Nông–lâm–thủy sản
- Công nghiệp–xây dựng
- Dịch vụ
8,43
4,00
10,65
8,48
8,20
3,40
10,37
8,29
8,48
3,41
10,60
8,68
6,5–7,0
3,5-3,9
7,3-7,5
7,2-7,8
7,5-8,0
3,0-3,2
9,5-10,2
7,7-8,2
Qua bảng trên ta thấy trong 2 năm 2006, 2007 tốc độ gia tăng GDP của toàn nền kinh tế và của các ngành đều cao và vượt KH ( tốc độ tăng GDP ngành công nghiệp-xây dựng TB là 10,5% trong khi KH chỉ là 9,5-10,2%; của ngành dịch vụ là 8,5% KH là 7,7-8,2%). Riêng năm 2008 tốc độ tăng chậm lại đã kéo thụt lùi thành tích của 2 năm trước. Đặc điểm của năm 2008 là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới lẫn khó khăn về lạm phát trong nước, tuy vậy, nông nghiệp ít bị ảnh hưởng nhất. Thêm một đặc điểm nữa là nông nghiệp năm 2008 lại thuận lợi. Đầu năm 2008 nhiều người nghĩ là ngành sản xuất lương thực sẽ gặp khó khăn, nhưng sau đợt rét đậm, rét hại, sâu bệnh lại chết nhiều, diện tích lúa hè thu tăng gần gấp đôi, khu vực sản xuất nông nghiệp nổi trội trong cơ cấu kinh tế. Năm 2008, cơ cấu nông nghiệp được đẩy lên nhưng sang năm và sang năm nữa thì tỉ trọng sẽ giảm đi.
Sau đây là đánh giá cụ thể quá trình thực hiện KH chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành GĐ 2006-2008.I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
A. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010.
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao trình độ nghiên cứu, tăng hiệu quả và nâng cao trình độ công nghệ thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là các ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao.
- Về lương thực, tăng lương thực ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, coi trọng chất lượng, tăng sản lượng gạo chất lượng cao, không tăng diện tích lúa, chuyển một số vùng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng cây con khác có hiệu quả cao hơn. Phát triển đa dạng các sản phẩm rau quả đặc trưng của Việt Nam, nhất là các loại quả đặc sản. Đối với cây công nghiệp: Tăng năng suất, chất lượng, chế biến các sản phẩm có giá trị cao và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh lớn gắn với công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, các giống mới có năng suất và chất lượng cao. Phát triển cây chè phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng nhanh diện tích và sản lượng điều, đẩy mạnh trồng mới cây cao su, chuyển một phần diện tích rừng nghèo kiệt, nương rẫy sang trồng cao su. Giảm diện tích cây cà phê tại các vùng khó tưới, thổ nhưỡng không phù hợp và năng suất thấp.
- Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung gắn với chế biến và phòng trừ dịch bệnh.
- Phát triển khai thác nuôi trồng, chế biến thủy sản đồng bộ bảo đảm tăng trưởng bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, ổn định khai thác ven bờ.
B. Đánh giá tình hình thực hiện
Năm 2006: Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ tăng tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn, trong đó lúa 35,83 triệu tấn, giảm 0,1% và ngô 3,82 triệu tấn, tăng 0,9%. Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước tăng, giảm với mức độ khác nhau: khoai lang tăng 0,8%; sắn tăng 14,9%; đỗ tương giảm 11,8%; lạc giảm 5%; rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9%... Do thời tiết thuận và giá thu mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản lượng: trong đó sản lượng cao su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng 2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%) nhưng sản lượng giảm 2%. Diện tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra, tính đến 1/8/2006, đàn trâu cả nước đạt 2,92 triệu con, đàn bò 6,51 triệu con (trong đó đàn bò sữa 113,2 nghìn con); đàn lợn 26,86 triệu con; đàn gia cầm 214,6 triệu con (trong đó đàn gà 152 triệu con). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,1 triệu tấn, tăng 9,3% so với năm 2005, trong đó thịt trâu tăng 7,5%; thịt bò tăng 12,2%; thịt lợn tăng 9,5%; gia cầm tăng 7%. Sản lượng sữa bò đạt 215,9 nghìn tấn, tăng 9,2%. Sản lượng trứng gia cầm các loại 4 triệu quả, tăng 0,5%.
Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 184 nghìn ha, bằng 103,7% năm trước; trồng cây phân tán 202,5 triệu cây, bằng 99,2%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 486,7 nghìn ha, tăng 0,9%; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh 911,4 nghìn ha, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác 3011,2 nghìn m3, tăng 0,5% (chủ yếu là gỗ rừng trồng). Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2006 chỉ bằng 45,8% năm trước, do thời tiết không nắng, nóng nhiều và công tác bảo vệ rừng được quan tâm hơn (trong đó bị cháy 2,1 nghìn ha, bị chặt phá 2,5 nghìn ha).
Thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 1694,2 nghìn tấn, trong đó cá 1148 nghìn tấn, tăng 18,2%; tôm 354,6 nghìn tấn, tăng 8,4%. Mặc dù bị ảnh huởng của bão, lũ lớn, nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven biển bị mất trắng hoặc giảm năng suất, nhưng nuôi trồng thuỷ sản tăng khá do diện tích nuôi tăng 3,3%; các địa phương tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi theo hướng đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, không những phục vụ cho xuất khẩu mà còn tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước. Sản lượng thuỷ sản khai thác 2 triệu tấn, tăng 0,7% so với 2005, trong đó khai thác biển 1,81 triệu tấn, tăng 0,9%.
Năm 2007: Vượt qua những khó khăn và thách thức do thiên tai, bão lũ và dịch bệnh gây ra, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng. Giá trị tăng thêm toàn ngành tăng khoảng 3,5% so với năm 2006 ( kế hoạch 3,5 – 3,8% ). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4,5%( kế hoạch 4,5-4,8%), trong đó: ngành nông nghiệp tăng 3%, ngành lâm nghiệp 1,4%, ngành thủy sản 9,9%. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ đạt mức thấp của kế hoạch là do diện tích trồng lúa giảm, năng suất và sản lượng lúa đông xuân ở đồng bằng Bắc bộ đạt thấp do thời tiết không thuận và các dịch bệnh cây trồng, gia súc và gia cầm ảnh hưởng đến sản xuất. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng 11,5% so với năm 2006
Trồng trọt: Sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006, trong đó miền Bắc 12,63 triệu tấn, giảm 3,7%; miền Nam 23,24 triệu tấn, tăng 2,2%; vụ đông xuân 17,03 triệu tấn, giảm 3,2%; vụ hè thu 10,11 triệu tấn, tăng 4,3%; vụ mùa 8,73 triệu tấn, tăng 1,9%. Nếu tính thêm 4,11 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt 39,98 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2006.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển tuy nhiên tốc độ tăng không cao, chưa ổn định và thiếu đồng đều giữa các địa phương. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 1/8/2007 thì cả nước có 2996 nghìn con trâu, tăng 2,6% so với năm 2006; 6725 nghìn con bò, tăng 3,3%; 226,0 triệu gia cầm, tăng 5,3%. Riêng đàn lợn sụt giảm mạnh, chỉ có gần 26,6 triệu con, giảm 1,1%, trong đó một số địa phương giảm nhiều là: Hải Dương giảm 29,6%; Long An giảm 22,2%; Đà Nẵng giảm 17,6%; Hậu Giang giảm 17,2%; Bình Thuận giảm 16,7%; Sóc Trăng giảm 14,9%; Cần Thơ giảm 14,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%; Hải Phòng giảm 12,2%; Đồng Nai giảm 10,5%...
Điều đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp năm 2007 là gieo trồng cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước năm 2007 đạt trên 1,8 triệu ha, tăng 74,9 nghìn ha so với năm 2006; cây công nghiệp hàng năm 840,8 nghìn ha, tăng 6,6 nghìn ha; cây ăn quả 775,5 nghìn ha, tăng 4,1 nghìn ha. Một số cây có diện tích gieo trồng lớn và tăng nhiều so với năm 2006 là: Cao su 549,6 nghìn ha, tăng 27,4 nghìn ha; cà phê 506,4 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha; điều 437,0 nghìn ha, tăng 35,2 nghìn ha; lạc 254,6 nghìn ha, tăng 7,9 nghìn ha; đậu tương 190,1 nghìn ha, tăng 4,5 nghìn ha. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số cây trồng giảm như: diện tích trồng bông giảm 40,7%; thuốc lá giảm 28,1%; hồ tiêu giảm 1,2%.
Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 6503 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2006. Trong năm đã trồng được 194,7 nghìn ha rừng tập trung, tăng 1% so với năm trước; khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%; khai thác 3260,5 nghìn m3 gỗ, tăng 2,2%, trong đó 80% là khai thác từ rừng trồng. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007.
Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46663 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, gồm có nuôi trồng 30181 tỷ đồng, tăng 16,5%; khai thác 16482 tỷ đồng, tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm đạt 4149 nghìn tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó cá 3053,6 nghìn tấn, tăng 13,5%; tôm 498,2 nghìn tấn, tăng 7,6%; thủy sản khác 597,2 nghìn tấn, tăng 5,2%.
Giá trị và sản lượng thủy sản tăng cao so với năm 2006 chủ yếu là do các địa phương mở rộng diện tích nuôi trồng, nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do tăng cả diện tích và năng suất nên sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 đã đạt 2085,2 nghìn tấn, tăng 23,1% so với năm 2006.
Năm 2008. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 gặp một số khó khăn: thời tiết diễn biến bất thường đầu năm với đợt rét đậm, rét hại kéo dài nhất từ vài chục năm trở lại đây làm thiệt hại trên 200 nghìn ha lúa và gần 18 nghìn ha mạ, khô hạn ở miền Trung và Tây nguyên, dịch bệnh gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến phát triển đàn, nuôi cá tra phát triển tự phát và giá mua biến động bấp bênh, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng nhanh. Bên cạnh những khó khăn nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng có nhiều điều kiện thuận lợi:(1) Có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự tích cực của các đơn vị sản xuất; (2) Giá nhiều loại nông sản: lúa, cà phê, cao su...ở mức cao có lợi và khuyến khích người sản xuất tăng cường đầu tư. Do vậy, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhiều so với năm trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước đạt 144399,63 tỷ đồng, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp đạt 103300,46 tỷ đồng, tăng 4,78% lâm nghiệp đạt 4917,65 tỷ đồng, tăng 1,5%, thủy sản đạt 36181,52 tỷ đồng tăng 7,91%. Kết quả sản xuất từng ngành khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như sau:
Trồng trọt.
Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7374,3 nghìn ha, tăng 172,5 nghìn ha(+ 2,4%) so năm 2007. Nguyên nhân tăng diện tích là do thời tiết tương đối thuận lợi và giá lúa từ đầu năm tăng cao nhất từ trước tới nay nên các địa phương đều chủ động hướng dẫn người nông dân cấy hết diện tích, đặc biệt là diện tích lúa vụ thu đông/ vụ ba sạ trên nền lúa hè thu chính vụ ở các tỉnh ĐBSCL tăng trên 1000 ha (+42%) so với năm 2007 .
Năm 2008 tiếp tục là năm sản xuất lúa được mùa lớn trên diện tích rộng. Nếu sản xuất vụ mùa và thu đông trong những tháng sắp tới không bị ảnh hưởng nhiều do mưa bão và sâu bệnh thì sản lượng lúa cả năm 2008 có thể đạt trên 38,5 triệu tấn, tăng trên 2,6 triệu tấn so với năm 2007.
Cây ngô: Diện tích ngô đạt 1075,9 nghìn ha, tăng 4,8 nghìn ha (+0,4%); năng suất ước đạt 40,1 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha (+2%). Sản lượng đạt 4315,9 nghìn tấn tăng 104,7 nghìn tấn (+2,5%) so cùng kỳ.
Cây hàng năm khác: Các chất bột có củ, diện tích cây rau đậu các loại, cây công nghiệp hàng năm diện tích và sản lượng đều tăng.
Cây công nghiệp lâu năm: Năm 2008 giá cà phê, cao su, chè, hồ tiêu đều ổn định và ở mức cao đã kích thích người dân mở rộng diện tích cũng như chú trọng đầu tư tăng năng suất. Diện tích gieo trồng phần lớn các cây công nghiệp lâu năm tăng. Sản lượng phần lớn các cây lâu năm tăng khá.
Chăn nuôi: Sau những đợt rét đậm và dịch bệnh lan rộng trong 6 tháng đầu năm, hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng phát triển tích cực. Đàn trâu đạt xấp xỉ năm trước, đàn bò ước tăng 3-4%, đàn lợn ước tăng 1% và đàn gia cầm ước tăng 6-7% . Thời tiết rét đậm, rét hại đầu năm, dịch tai xanh trên diện rộng, dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra ở nhieuf địa phương và giá các loại thức ăn tăng cao là những nguyên nhân làm cho chăn nuôi tăng chậm hơn rất nhiều so với các năm trước.
Lâm nghiệp: Trồng rừng tập trung tháng 9 ước đạt 16,5 nghìn ha, đưa diện tích trồng 9 tháng đ