Báo cáo Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX

Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu thuộc Bộ Thương mại, công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại, bao gồm cả xuất nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản.Ngoài ra công ty còn được phép tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn một trăm quốc gia trên thế giới và là Công ty đứng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su.Ngoài ra, Công ty còn được biết đến như một đơn vị xuất khẩu mạnh các mặt hàng thuỷ sản và các sản phẩm chế biến khác. Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo- Hà Nội -Việt Nam. Công ty có 6 chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và chi nhánh tại Matxcova- Liên Bang Nga. Tại Hà Nội, Công ty còn có một Trung tâm thương mại với hệ thống các siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, một xí nghiệp may xuất khẩu, một xí nghiệp thương mại dịch vụ. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng các xí nghiệp chế biên nông sản, nuôi trồng và chế biến hải sản cùng với nhiều trung tâm thương mại trên khắp cả nước. Sau một số lần thay đổi hình thức pháp lý và tên gọi, công ty Intimex đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tích đáng kể cùng với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà. Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã được tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Đặc biệt, tháng 9 năm 2004, công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã vinh dự được Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội các nhà Doanh nghệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, một giải thưởng tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Năm 2008, Công ty đã lọt vào top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong tổng số 500 doanh nghiệp

doc42 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX 1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX 1.1. Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu thuộc Bộ Thương mại, công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại, bao gồm cả xuất nhập khẩu và bán buôn, bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản...Ngoài ra công ty còn được phép tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn một trăm quốc gia trên thế giới và là Công ty đứng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su..Ngoài ra, Công ty còn được biết đến như một đơn vị xuất khẩu mạnh các mặt hàng thuỷ sản và các sản phẩm chế biến khác. Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo- Hà Nội -Việt Nam. Công ty có 6 chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và chi nhánh tại Matxcova- Liên Bang Nga. Tại Hà Nội, Công ty còn có một Trung tâm thương mại với hệ thống các siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, một xí nghiệp may xuất khẩu, một xí nghiệp thương mại dịch vụ. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng các xí nghiệp chế biên nông sản, nuôi trồng và chế biến hải sản cùng với nhiều trung tâm thương mại trên khắp cả nước. Sau một số lần thay đổi hình thức pháp lý và tên gọi, công ty Intimex đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tích đáng kể cùng với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà. Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã được tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Đặc biệt, tháng 9 năm 2004, công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã vinh dự được Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội các nhà Doanh nghệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, một giải thưởng tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Năm 2008, Công ty đã lọt vào top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong tổng số 500 doanh nghiệp. 1.2. Lịch sử hình thành Công ty xuất nhập khẩu Intinmex tiền thân là công ty xuất nhập khẩu nội thương và HTX được thành lập theo quyết định số 58NT/QĐ ngày 10 tháng 8 năm 1979 của Bộ Nội Thương nay là Bộ Thương Mại. Nhiệm vụ ban đầu của công ty là trao đổi hàng hoá nội thương và HTX với các nước XHCN nhằm bổ sung cho nguồn hàng xuất khẩu chính ngạch, tăng thêm mặt hàng lưu động trong nước, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Công ty Intimex được hình thành từ ba Công ty (Công ty xuất nhập khẩu Nội Thương, Hợp tác xã Hà Nội, Tổng Công ty bách hoá trực thuộc Bộ Thương Mại ). Sự hợp nhất này được thực hiện theo nghị định 338/TM. Năm 1995 theo nghị định số 540/TM ngày 24/06/1995 của Bộ Thương mại quyết định sát nhập thêm Công ty GENEVINA vào với Công ty Intimex và lấy tên giao dịch đối ngoại là “ Foreign trade enterprise Intimex”. Viết tắt là Intimex và đến năm 1998, Công ty có tên giao dịch là “ Intimex Import – Export Corporation”. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, có quy mô lớn độc lập và tự chủ về tài chính. Từ năm 2000, Công ty được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Đến ngày 28/11/2008, Intimex đã tổ chức đấu giá thành công với giá bình quân là 26.800đ/cp. Từ đây công ty XNK Intimex được đổi tên thành Công ty cổ phần Intimex. 1.3. Quá trình phát triển Hiện nay, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn của Bộ Thương Mại, thiết lập mối quan hệ với hơn một trăm quốc gia tại khắp các châu lục trên thế giới, tạo được uy tín trong nước và quốc tế. Điểm lại chặng đường đã qua với khoảng thời gian 30 năm hoạt động và phát triển, đã nhiều lần Công ty thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức và hình thức pháp lý để phù hợp với cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của Công ty trong từng thời kì, Intimex đã vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn thử thách, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và phát triển đến quy mô như ngày nay. Quá trình phát triển của Công ty được chia thành hai giai đoạn chính là giai đoạn trước cổ phần hoá và giai đoạn sau cổ phần hoá. 1.3.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá - Giai đoạn 1979- 1985 Vào những ngày đầu thành lập Công ty, cơ sở vật chất quá nghèo, không có kho tàng, phương tiện vận tải, thông tin liên lạc..nói chung mọi thứ đều thiếu thốn. Song bằng nghị lực và ý chí vươn lên nhanh chóng xoá đi sự bị động, vượt lên trên có chế sơ cứng thời bao cấp, ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Nội thương và nhà nước cho Intimex được thực hiện cơ chế tự cân đối, tự trang trải trong kinh doanh và trong thời gian đó, Công ty cũng được sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi của thời kì bao cấp nên công việc kinh doanh của Công ty một phần nào đó vẫn diễn ra hết sức thuận lợi. - Giai đoạn 1986 – 1995 Nếu như thời kỳ 1979-1985 là thời kỳ lập nghiệp, thời kỳ xây dựng và trưởng thành thì đến năm 1986 Công ty đã có một cơ ngơi đồ sộ từ Bắc vào Nam. Cụ thể như: Các mặt hàng bột giặt, diêm, cà phê...là những sản phẩm có chất lượng cao đầu tiên của phía Bắc được khách hàng tiêu dùng chấp nhận, Intimex từ chỗ quan hệ với các thị trường truyền thống Liên Xô, Ba Lan...nay đã dần đặt chân vào thị trường mới xác lập quan hệ đổi hàng với hầu hết các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trong khối SEV. Bên cạnh đó, có thể nói đây cũng là thời kỳ gặp nhiều biến động ví dụ như: Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, khối SEV tan rã, năm 1993 Bộ Thương mại sắp xếp lại doanh nghiệp, tách Tổng Công ty nội thương và hợp tác xã Intimex thành hai đơn vị Intimex Hà Nội và Intimex thành phố Hồ Chí Minh.... Những biến động này một phần ảnh hưởng đến lợi thế kinh doanh trao đổi hàng hoá, các ưu đãi về bán hàng thu ngoại tệ phục vụ cho đối tượng miễn thúê cũng chấm dứt, sự chia tách Công ty làm cho Công ty Intimex gặp nhiều khó khăn. - Giai đoạn 1996 -2006 Năm 1996, hoạt động kinh doanh của Công ty bắt đầu áp dụng cơ chế khoán gọn góp phần phát huy tính chủ động sáng tạo, năng động trong kinh doanh, phá vỡ cơ chế quan liêu bao cấp, đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty gắn với thị trường. Đây là được coi là thời kỳ tăng trưởng và phát triển, giai đoạn này đã phần nào khắc phục được những mặt hạn chế của các giai đoạn trên. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế Công ty ngày càng lớn mạnh về quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, Công ty đã tạo dựng cho mình cơ sở vật chất vững chắc cùng với địa bàn kinh doanh rộng lớn trải dài từ Bắc vào Nam, thêm vào với những kinh nghiệm đã đúc kết qua nhiều năm, Công ty đã có được một cơ cấu nguồn hàng xuất nhập dồi dào, đa dạng, phong phú. Công ty đã tìm cách đầu tư chiều sâu, mở rộng loại hình hoạt động để đương đầu với những thách thức mới của thị trường. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu (năm 2004) Công ty có vốn điều lệ là: 30.090.320.000VNĐ Trong đó: Vốn cố định là: 8.720.597.284VNĐ Vốn lưu động là: 21.369.722.716VNĐ Tổng số lao động của công ty là: 430 người Trong đó: Lao động trực tiếp là: 342 người Lao động gián tiếp là: 88 người 1.3.2. Giai đoạn sau cổ phần hoá - Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Intimex Việt Nam - Tên tiếng Anh: Vietnam Intimex joint stock - Tên viết tắt: VIETNAM INTIMEX - Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)9 423 240 - Website: - Email: info@intimexco.com Intimex@hn.vnn.vn 1.3.2.2. Vốn điều lệ, cơ cấu vốn - Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 250.000.000.000 đồng - Số lượng cổ phần: 25.000.000 cổ phần - Mênh giá cổ phần: 10.000 đồng/cp Trong đó: Vốn Nhà nước (49%): 12.250.000 cổ phần Vốn các cổ đông (51%): 12.750.000 cổ phần Bao gồm: Vốn của các cổ đông ưu đãi (4,95%): 1.273.300 cổ phần Vốn của các cổ đông phổ thông (46,05%): 11.512.700 cổ phần 2.Cơ cấu tổ chức 2.1. Cơ cấu tổ chức trước cổ phần hoá 2.2. Cơ cấu tổ chức sau cổ phần hoá Công ty cổ phần XNK Intimex vẫn dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức cũ nhưng cũng có một số thay đổi trong cơ cấu quản lý gồm có 9 chi nhánh và đơn vị trực thuộc, 3 công ty con dưới sự kiểm soát của Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động của Công ty. Trong Ban giám đốc Công ty có sự phân công cụ thể các nhiệm vụ và quyền hạn để chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc được sắp xếp một cách linh hoạt, vừa quản lý vừa tham gia sản xuất trực tiếp. Khối các Công ty con - Công ty CP SX&TM Intimex Địa chỉ: Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội Điện thoại: 043 6871831 Website: Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng Tỷ lệ vốn góp của Intimex: 51,08% Ngành nghề kinh doanh: + Tổ chức và liên doanh liên kết sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc để xuất khẩu và kinh doanh nội địa + Tổ chức lắp ráp động cơ xe máy và sản xuất các chi tiết động cơ xe máy + Kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ + Xuất nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác + Kinh doanh bán buôn, bán lẻ + Hàng nông sản: cà phê, cao su, hạt tiêu, quế, hồi..... + Kinh doanh bất động sản + Kinh doanh chứng khoán +Ngành nghề kinh doanh khác - Công ty CP Sài Gòn Intimex Địa chỉ: Số 1 Trần Quang Diệu, Ph 14, Q 3, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 9318569 Vốn điều lệ: 2,8 tỷ đồng Tỷ lệ vốn góp của Intimex: 51% Ngành nghề kinh doanh: + Tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu + Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, lâm sản, hải sản + Kinh doanh vận tải, máy móc, thiết bị phụ tùng, giao nhận kho vận + Kinh doanh nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, mặt hàng điện, điện tử + Kinh doanh các loại rượu, hóa chất ( theo của định của nhà nước), phân bón, nhựa và các sản phẩm bằng nhựa, cao su và các sản phẩm bằng cao su - Công ty CP XNK Intimex Địa chỉ: 61 Nguyễn Văn Giai, Phường Đa Kao, Quận 1 Điện thoại: 8201754 – 8203033- 8201998 Website: Vốn điều lệ: 28,8 tỷ đồng Tỷ lệ vốn góp: 27,03% Ngành nghề kinh doanh: + Kinh doanh xuất nhập khẩu + Kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, phục vụ Việt kiều + Kinh doanh khách sạn du lịch và tổ chức sản xuất gia công hàng xuất khẩu + Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng, giao nhận kho vận + Kinh doanh các loại đá quý, các mặt hàng nông sản, lương thực, lâm sản, hải sản + Kinh doanh vận tải, sản xuất gia công, lắp ráp xe máy va các phụ tùng xe máy + Kinh doanh điện thoại các loại, rượu, thuốc lá điều, khoáng sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc + Đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông... 2.3. Chức năng vị trí của từng bộ phận - Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều được tham dự. Đại hội cổ đông được tổ chức thường niên mỗi năm một lần. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyềt nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty... - Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và phương hướng hoạt động kinh doanh; thường xuyên báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty. - Ban giám đốc là người có quyền cao nhất trong việc điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty về công tác tài chính - Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc chỉ đạo kiểm tra về các mặt công tác mà giám đốc giao, đồng thời thay mặt cho giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt trong phạm vi phụ trách có thể được uỷ quyền. - Kế toán trưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động Công ty theo quy định hiện hành của nhà nước. - Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, hoạt động của từng đơn vị thành viên được giám đốc Công ty quy định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý, tổ chức cán bộ của Bộ Thương mại. - Các phòng ban chức năng + Phòng tài chính kế toán: giúp giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của Công ty. Cụ thể nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chi tiêu của Công ty, cân đối cuối kỳ, lập báo cáo tài chính. Nắm giữ và quản lý nguồn tài chính của Công ty, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng XNK, thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách, chứng từ, bảng biểu theo quy định của nhà nước. + Phòng kinh tế tổng hợp: Tổng hợp và dự thảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, nghiên cứu đề xuất các chiến lược phát triển kinh doanh hàng năm, quản lý và đề xuất các biện pháp giải quyết thủ tục cho Công ty và giao dịch với các Công ty nhà nước giải quyết cho Công ty các chỉ tiêu hạn ngạch, quản lý có hiệu quả công tác giao nhận, kinh doanh đối ngoại. + Phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương: giúp tổ chức sắp xếp và thực hiện các chế độn đối với cán bộ, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giải quyết các chính sách về lương, về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Phòng thông tin tin học: Có nhiệm vụ quản lý và lưu trữ các dữ liệu nội bộ của cơ quan trong các thiết bị điện tử.Cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác + Phòng hành chính quản trị: Giúp giám đốc trong công tác tổ chức các hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và phục vị cơ quan như quản lý các loại công văn, giấy tờ, quản lý tài, đồ dùng văn phòng, cơ sở vật chất của công ty + Phòng nghiệp vụ kinh doanh:Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động XNK, kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của Công ty. 3. Lĩnh vực kinh doanh 3.1. Hoạt động thương mại 3.1.1. Xuất khẩu - Nông sản: Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo, lạc nhân... chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu, đứng đầu cả nước trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu và đứng thứ hai trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê với các thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore - Thuỷ hải sản Công ty XNK Intimex là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu ở miền Bắc và đây là ngành kinh doanh quan trọng hiện nay cũng như trong tương lai của công ty. Công ty có thể cung cấp các mặt hàng thuỷ sản với khối lượng lớn, chất lượng cao theo thời gian thoả thuận.. Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Công ty là tôm, cá ( tươi sống và đông lạnh), mực, ngao, cua, ghẹ... được khai thác tại các biển và một phần nuôi trồng tại các ao, đầm. Hiện nay Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...là các thị trường xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu của Công ty. Năm 2004 Intimex xuất khẩu được 367 tấn đạt 1.116.735 USD, ngoài ra Intimex còn có hệ thống siêu thị tại Hà Nội để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản nội địa. - Thủ công mĩ nghệ Mặt hàng thủ công mĩ nghệ mà công ty XNK Intimex kinh doanh bao gồm: gốm sứ, mây tre đan, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hoa khô, hoa gỗ và các hàng trang trí thủ công khác.Các sản phẩm đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên, mẫu mã đa dạng Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Intimex đạt mức 2.000.000 USD/năm. Hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu vào các thị trường chính như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc... - May mặc, bột giặt Nắm bắt thông tin về tiềm năng tiêu thụ bột giặt sang thị trường Iraq, Intimex đã thâm nhập được vào chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc, kí hợp đồng mua bán bột giặt với tổ chức này hàng chục nghìn tấn. Công ty đã liên kết với công ty bột giặt VICO- Hải Phòng và gia công công ty bột giặt LIX là những thương hiệu lâu năm uy tín trên thị trường. Intimex đã xuất khẩu vào thị trường Iraq một khối lượng bột giặt trị giá kim ngạch 15 triệu USD mang lại hiệu quả gần 6 tỉ đồng. Năm 2004 Intimex xuất khẩu được 5200 tấn đạt 4262.000 USD. 3.1.2 Nhập khẩu - Máy móc thiết bị: Intimex cũng nhập khẩu 1 số thiết bị, hàng hóa từ nước ngoài chiếm 30% tổng sản lượng xuất nhập khẩu của công ty. Trong đó máy móc thiết bị được công ty ưu tiên nhập khẩu là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo chiếm 24% tổng sản lượng nhập khẩu như: Một số thiết bị điện như công tơ điện, ác quy điện, các thiết bị điện trong dây truyền sản xuất chế biến nông sản, trong dây truyền đồng bộ sản xuất đá lát, gạch ngói...Nhập khẩu linh kiện xe máy, ôtô tải và phụ tùng cho một số loại xe khác như xe phục vụ xây dựng (đào, ủi, lu,...) Linh kiện điện tử cho điện thoại các loại của các hãng như Samsung, LG..., linh kiện máy vi tính (nhập ủy thác hoặc nhập bán trực tiếp), đồ điện tử, điện lạnh,... - Nguyên liệu sản xuất: Nguyên liệu sản xuất được công ty chú trọng nhập khẩu với số lượng lớn để làm nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy xí nghiệp trong dây truyền sản xuất của Intimex, đồng thời phân phối sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu Vật tư công nghiệp nhập khẩu chủ yếu phôi sắt, thép, nhôm thỏi, đồng, thép không gỉ, nhôm, vòng bi, bông vải sợi, hạt bông, màng nhựa công nghiệp. 3.1.3. Kinh doanh nội địa Định hướng kinh doanh gắn với phát triển thị trường nội địa là một chiến lược chủ đạo của Intimex, vì vậy công ty đã hoạch định một chương trình chiếm lĩnh thị truờng nội địa bằng việc phát triển chuỗi siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số thành phố khác. Ngoài ra Intimex còn xây dựng trung tâm thương mại và các cửa hàng chuyên doanh cũng nhằm mục tiêu này. Hiện nay tại Hà Nội, Intimex có 3 siêu thị trực thuộc Trung tâm thương mại Intimex với trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ khách hàng, đó là siêu thị Intimex Bờ Hồ, siêu thị Intimex Hào Nam, siêu thị Intimex Lạc Trung. Ngoài ra Intimex đang tiếp tục phát triển thêm một số siêu thị khác tại các thành phố trên cả nước như Hải Phòng... Thông qua hệ thống các Trung tâm thương mại và hệ thống kinh doanh bán buôn, Intimex đã và đang phát triển đa dạng về số lượng và chủng loại hàng hóa, tìm kiếm các chủng loại hàng có chất lượng cao, giá cả phù hợp, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Intimex cũng là đại lý độc quyền, đại lý phân phối và bán buôn các mặt hàng tiêu dùng tại phía Bắc. Đến nay mạng lưới phân phối bán buôn của Trung Tâm Thương Mại Intimex đã phủ kín hoàn toàn với tất cả các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã mở rộng quan hệ với các khu vực thị trường: Miền Nam Việt Nam, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước trong khối EU và Mỹ. 3.2. Hoạt động dịch vụ - Dịch vụ kiều hối Công ty Intimex là một trong những đơn vị đầu tiên được Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngay giấy phép làm dịch vụ chi trả kiều hối và hoạt động liên tuc từ năm 1989 đến nay. Các dịch vụ mà Intimex cung cấp bao gồm: nhận và gửi ngoại tệ với số lượng không hạn chế và thời gian chuyển nhanh chóng, nhận đặt hàng và chuyển phát phiếu mua hàng đến gia đình, thân nhân tại Việt Nam. - Dịch vụ viễn thông Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh, công ty XNK Intimex đã và đang phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông mở đầu là mở Trung tâm Dịch vụ Viến thông Intimex tại Hà Nội.Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex hiện nay là một trong những đại lý uỷ quyền cấp một đầu tiên của Viettel Mobile về thuê bao, hoà mạng điện thoại di động 098, điện thoại cố đinh 178. Hiện nay Trung tâm đã mở các đại lý uỷ quyền cấp 2 tại một số tỉnh thành phố trên cả nước như: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí MInh... 3.3. Hoạt động sản xuất - Nông sản: Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới việc nâng cao chất lượng hàng nông sản là một trong những chíên lược hàng đầu của công ty XNK Intimex nhằm chuyển nhượng hướng xuất khẩu nguyên liệu thô sang hàng hoá nông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao. Công ty đã triển khai xây dựng một số nhà máy: nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại Thanh Chương- Nghệ An, xí nghiệp chế biế
Tài liệu liên quan