Báo cáo công nghệ lên men: Methionine

Gram + - Hiếu khí hay kị khí tuỳ tiện - Không di động, không sinh bào tử - Có hình que, các đầu mút thường phình to ra (có dáng vẻ như những kí tự của Trung Quốc hay hình cái chùy), sự nhuộm màu thường có dạng hạt. - tỷ lệ G_C cao - Hầu hết không gây bệnh

pdf51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo công nghệ lên men: Methionine, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 1 I/ NGUYÊN LIỆU: 1. Vi sinh vật: Corynebacterium lilium M-128 Hình 1. Corynebacterium Corynebacterium là giống vi sinh vật có những đặc tính như: - Gram + - Hiếu khí hay kị khí tuỳ tiện - Không di động, không sinh bào tử - Có hình que, các đầu mút thường phình to ra (có dáng vẻ như những kí tự của Trung Quốc hay hình cái chùy), sự nhuộm màu thường có dạng hạt. - tỷ lệ G_C cao - Hầu hết không gây bệnh - Được tìm thấy trong nhiều môi trường sinh thái khác nhau như đất, rau quả, nước cống, da... - Đặc biệt xuất hiện acid mycolic bao quanh khắp tế bào vi khuẩn như một lớp cấu trúc Theo hệ thống phân loại cổ điển, Corynebacterium lilium thuộc: -Giới : Bacteria. -Ngành : Actinobacteria -Bộ: Actinomycetales -Họ : Corynebacteriaceae -Chi : Corynebacterium (Lehmann et Neumann, 1986) -Loài : gồm 16 loài, Lilium là một trong 16 loài. Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 2 Thành tế bào của Corynebacteriaceae có một cấu trúc đặt biệt khác với những vi khuẩn G+ khác, lớp peptidoglycan liên kết với heteropolysaccharide arabinogalactan, lớp acid mycolic bên ngoài liên kết với arabinogalactan ở phía còn lại. Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương chịu được áp lực thẩm thấu tới 15-20 atm. Thành tế bào có thể bị phá hủy hoàn toàn để trở thành thể nguyên sinh khi chịu tác động của lizozyme ( có trong nước mắt, nước muối , đuôi của thể thực khuẩn (bacteriophage),...). Bao nhầy của vi sinh vật này có thành phần chủ yếu là polysacharide chiếm tỉ lệ lớn.Ngoài glucose, trong bao nhầy còn có glucoseamin, ramnose, acid 2-keto-3-deoxygalacturonic, acid uronic, acid pyruvic, acid acetic. Bao nhầy có chức năng tích lũy một số sản phẩm trao đổi chất. Hình 2. Cấu trúc thành tế bào của Corynebacterium sp Ngoài ra, Corynebacterium lilium còn có những ưu điểm như: không sinh độc tố, sinh trưởng nhanh, điều kiện nuôi cấy đơn giản, không tiết protease ngoại bào và có hệ gen tương đối ổn định. Một số loài của Corynebacterium là vi khuẩn kị khí nghiêm ngặt, đặc biệt là : - C.acnés: sống đơn lẻ hay kết lại thành khuẩn cầu chùm (staphylocoque), trong các nhân trứng cá của mụn trứng cá. Bằng cách thủy phân các triglycéride của bã nhờn, nó sản xuất ra các acid béo nhầy (acides gras). Các vi khuẩn này rất nhạy cảm với Tétracyclines. - C.minutissimum : gây bệnh ban đỏ, rất nhạy cảm với Macrolide. Các loài khác là nhóm vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc (C.diphteriae, C.cutiscommune, C.lilium,etc) hay hiếu khí bắt buộc (C.hoffmani). Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 3 * Tính chất hình thái học: Những vi khuẩn Corynebacterium có hình dáng không đều, nói chung có hình dạng phình ra ở một đầu (như cái chùy). Kiểu hình dạng có các nhóm đặc thù (chữ V , N, L hay các kí hiệu kiểu Trung Quốc hay hàng giậu), chứng tỏ rằng sự phân chia của chúng không đều. Thành tế bào của Corynebacterium có chứa các acid béo bất thường như acid méso- diaminopimélique (méso-DAP) như amino acid của sự hợp lại với nhau trong peptidoglycane của thành tế bào. Các glucid chính có mặt trong thành tế bào là đường arabinose và đường galactose, chúng tạo thành arabinogalactan polymer. Thành tế bào có chứa các phân tử acid mycolique mạch ngắn (thành viên của nhóm CMN(Corynebacterium, Mycobacterium, Nocardia)). Acid mycolique có chức năng hỗ trợ chống tác động hóa học, cho phép vi khuẩn sống được trong các đại thực bào. Các acid béo thuộc tế bào đa số là C18:1, C16, C18:0. * Tính chất nuôi cấy: Corynebacterium cho các khuẩn lạc nhỏ trên thạch trắng hay máu (sang –tiếng Pháp). Một số là lipophile (cần lipid cho sự sinh trưởng của chúng). * Tính chất hóa sinh: Có chứa enzyme Catalase , do đó thuộc nhóm hiếu khí đến hiếu khí không bắt buộc. * Tính chất gene: GC% nằm trong khoảng 51-63. Tỷ lệ G-C ở các vi sinh vật khác nhau thì không giống nhau. Đây là một chỉ tiên quan trọng dùng để phân loại vi sinh vật hiện nay. Corynebacterium có chứa bao nhầy (K) và kháng nguyên thuộc tế bào soma (O). (Corynebacterium Un article de Wikipédia, l'encyclopédie libre.) Corynebacterium lilium M128 được sản xuất từ Corynebacterium lilium thuần chủng, qua quá trình đột biến với tác nhân đột biến là N-methyl-N-nitro-N-nitrosoguanidine (NTG) Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 4 Ban đầu C. lilium thuần chủng được nuôi trong môi trường Luria-Bertani (LB) [1% tryptone, 0,5% yeast extract và 1% NaCl] trong 24h, sau đó li tâm, rửa bẳng dd đệm citrate (pH 5.0) và để đột biến làm chết 99.9% tế bào. Đưa vi sinh vật vào dd đệm citrate với 500µg/ml NTG và nuôi trong rotary shaker ( thiết bị nuôi vi sinh vật có khuấy đảo) ở 37oC trong 5h. Các tế bào được li tâm, rửa một lần nữa bằng dd đệm phosphate (pH 7.5), pha loãng và chuyển sang đĩa nuôi ở 30oC trong 2 ngày. Những khuẩn lạc mọc lên được chuyển sang các đĩa có nồng độ dẫn xuất methionine tăng dần. Những tế bào phát triển được trong nồng độ cao nhất của các dẫn xuất sẽ được chọn lựa và dùng để sản xuất methionine . Hình 3. Mô hình đột biến tạo Corynebacterium lilium M-128 Agar plate Agar plate 1.Mutation NTG 2. Stamp techniques (Replica plating) Shake flask culture Minimal media Minimal media with anti-metabolites (L-Methionine analogues) 3. Mutant isolat ion 4. Cult ivation 5. Production of the real metabolite Colonies resistant to anti-metabolites Reason: Overproduction of the real metabolite (in this case L – Methionine) due to a regulation defect Phạm vi ức chế và kìm hãm C. lilium M-128 được kiểm tra bằng cách cho C. lilium M- 128 và C. lilium thuần phát triển tách biệt trong môi trường tối thiểu chứa methionine, lysine hoặc threonine ở hai nồng độ khác nhau ( 2 và 5 mgml-1). Mặc dù C. lilium M-128 có thể phát triển tốt trong cả hai môi trường và nồng độ sinh khối thu được sau 36h là vào khoảng 6.0 mgml-1 còn C. lilium thuần chủng thì không thể phát triển ở môi trường nào. Sự thất bại của C. lilium thuần chủng khi có mặt 2.0 mgml-1 threonine và lysine được suy đoán là do sự cắt đứt enzyme aspartokinase làm cho vi sinh vật không thể tổng hợp methionine cần cho sự phát triển trong khi việc không có sự tăng trưởng nào khi có mặt 2 mg ml-1 methionine được suy đoán là vì sự kìm hãm của homoserine dehidrogenase làm cho vi sinh vật không có khả năng sản xuất threonine và isoleucine. Ở Corynebacterium và Brevibacterium sp., threonine ức chế homoserine dehidrogenase khi không có lysine và ức chế aspartokinase trong sự có mặt của lysine. Bởi vậy, vi sinh vật đã qua đột biến có thể sản xuất thừa methionine vì đã có một sự thay đổi trong điểm điều hòa của aspartokinase và homoserine dehidrogenase. Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 5 C .lilium M -128 có lẽ có một sự thay đổi ở aspartokinase sao cho vị trí điều chỉnh đã được thay thế của enzyme có mối quan hệ ít hơn với lysine và threonine; sự phát triển của nó trong sự có mặt 5 ml.mg-1 lysine và threonine hỗ trợ giả thuyết này. Kiểm tra sắc kí giấy cho thấy rằng vi sinh vật đột biến này sản xuất lysine và threonine tính trên đơn vị phút. Và nhiều nỗ lực đang thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm tạo ra sinh vật đột biến dinh dưỡng-sinh trưởng threonine từ C. lilium M -128 để tăng cường hơn nữa sự sản xuất methionine. Dinh dưỡng của vi khuẩn: a) Nước và muối khoáng: Nước chiếm 70-80% cơ thể vi khuẩn. Đa phần là nước tự do. Nước liên kết dưới dạng kiên kết với các hợp chất hữu cơ cao phân tử trong tế bào (protein, lipid, glucid,...). Lượng khoáng cho vi khuẩn chiếm 2-5% khối lượng khô của tế bào. Khoáng tồn tại dưới dạng ion (anion HPO4 2-, Cl-, ...hay cation Mg2+, Ca2+, K+, Na+,...) Vi khuẩn cần khoáng dưới dạng ion để duy trì độ pH và lực thẩm thấu thích hợp cho cơ thể của chúng. b) Nguồn Carbon: Dựa vào nguồn thức ăn người ta xếp vi khuẩn Corynebacterium vào nhóm vi sinh vật dị dưỡng hóa năng. Nguồn Carbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là từ sự chuyển hóa trao đổi chất. Giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thu các nguồn Carbon khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố: - Thành phần hóa học và tính chất sinh lý của nguồn thức ăn này. - Đặc điểm sinh lí của từng loại vi sinh vật. Có khả năng sử dụng C từ nhiều nguồn khác nhau. Quá trình phân giải được điều khiển bởi 127 protein. Corynebacterium sử dụng nguồn C chủ yếu nhất là đường glucose. Lưu ý, đường đơn ở nhiệt độ cao có thể bị Maillard hóa, Caramel hóa và chuyển thành hợp chất melanoidine (gọi là đường cháy) rất khó hấp thu. Trong môi trường kiềm, sau khi khử trùng đường còn bị acid hóa làm thay đổi pH của môi trường. Để tránh các hiện tượng này, khi khử trùng môi trường chứa đường (để cho vi sinh vật sử dụng), người ta đặt chế độ tiệt trùng 0,5atm 112,5oC, duy trì 30 phút. Đối với các loại đường đơn nên hấp gián đoạn hoặc lọc riêng dung dịch đường bằng màng vi lọc (nồng độ đường thường dùng là 20%) hoặc lọc nến rồi mới xử lí nhiệt để vô trùng. Sau đó mới bổ sung đường vô khuẩn vào môi trường đã tiệt trùng. Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 6 Hầu hết vi sinh vật (không loại trừ Corynebacterium) chỉ đồng hóa được các loại đường ở dạng đồng phân D (phần lớn các đồng phân của đường đơn trong tự nhiên đều thuộc loại D, chứ không phải loại L). Đối với vi sinh vật dị dưỡng hóa năng như corynebacterium thì nguồn Carbon làm cả hai chức năng: cung cấp năng lượng và là nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển, sinh sản. c) Nguồn Nitơ: Nguồn Nitơ thích hợp với hầu hết vi khuẩn nhất, dễ hấp thu nhất là NH3 và NH4+ (dưới ạng muối amoni). Muối amoni có hai dạng là muối vô cơ và muối hữu cơ. Các muối amoni vô cơ sau khi được vi khuẩn đồng hóa sẽ tích lũy các anion vô cơ (SO4 2-, HPO4 2-,...) làm chua môi trường, pH giảm rất nhiều sẽ gây ức chế vi khuẩn. Muối amoni của acid hữu cơ ít làm thay đổi pH hơn. Urea là nguồn Nitơ trung tính về mặt sinh lý. Vi khuẩn sẽ dùng Urea theo cơ chế sau: Urease 2 2 2 3 2NH CO NH H O 2NH CO Muối nitrate ít thích hợp với vi khuẩn. Vi khuẩn Corynebacterium không có khả năng đồng hóa khí N2 trong không khí. Vi khuẩn có khả năng đồng hóa tốt các Nitơ hữu cơ trong thức ăn hữu cơ (peptone, chất chiết nấm men (Yeast extract),...). Đây vừa là nguồn C vừa là nguồn N cho vi khuẩn. Đối với Corynebacterium lilium M-128 do đã qua quá trình đột biến nên không dùng Nitơ hữu cơ trong môi trường nuối cấy. Vì chúng sẽ dùng các acid amin trong đấy để tổng hợp lại kiểu gene ban đầu của giống chưa đột biến. Vi khuẩn không có khả năng hấp thu trực tiếp các protein cao phân tử. Chỉ có các polypeptide không quá 5 gốc amino acid mới có thể chuyển trực tiếp qua màng tế bào chất (cytoplasmid membrane) của vi khuẩn. Corynebacterium không hấp thu đồng phân D-acid amin. Do đó, nếu bổ sung acid amin vào môi trường sống của chúng thì bao giờ cũng phải bổ sung dạng L-acid amin. Dạng D- acid amin sẽ đầu độc chúng. Corynebacterium là vi khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật tự dưỡng acid amin.Do đó không cần thiết phải bổ sung acid amin vào môi trường lên men, tuy nhiên nếu có sẵn các acid amin trong môi trường thì chúng vẫn sẽ phát triển tốt hơn. (“Sách Vi sinh vật học thực phẩm”-Nguyễn Lân Dũng chủ biên.NXB Gíao dục, 2005) Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 7 2. Môi trường: Môi trường lên men ở đây là môi trường tổng hợp bao gồm: ●Nguồn carbon: glucose Theo như những thông tin đã được công bố thì nguồn carbon sử dụng trong quá trình lên men sản xuất methionine có thể là glucose, maltose, đường từ dịch quả, mật, chuối, sắn, và nước dừa. Trong đó, glucose là nguồn carbon được sử dụng rộng rãi nhất. Và theo nghiên cứu của Banik và Majumdarr thì maltose là nguồn carbon tốt nhất cho sự sản xuất methionine. ●Nguồn nitơ: urea Nguồn nitơ dùng trong công nghệ lên men bao gồm 2 nhóm chính: nguồn nitơ vô cơ và nguồn nitơ hữu cơ. Để lên men sản xuất methionine thì nguồn nitơ vô cơ được sử dụng bao gồm urea, ammonium nitrate, ammonium sulphate, ammonium dihydrogen phosphat, ammonium chloride, sodium nitrate, ammonium acetate, ammonium tartarate, ammonium citrate và ammonium oxalate Mondal et al.1994 đã quan sát ảnh hưởng của các nguồn nitơ khác nhau trong sản xuất methionine và kết quả cho thấy nguồn nitơ tốt nhất là ammonium nitrate 60 mM. Mặc dù, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng chất chiết nấm men như một nguồn nitơ cho sản xuất methionine, nhưng các nguồn nitơ hữu cơ không được khuyến khích sử dụng vì chúng chứa hầu hết các acid amin và do đó làm tăng khả năng phục hồi lại dạng ban đầu của vi sinh vật. ●Khoáng: MgSO4, K2HPO4, KH2PO4 Khoáng và ion kim loại có vai trò rất quan trọng trong lên men vì hầu hết các ion kim loại là cofactor cho các enzyme. Đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiều loại khoáng lên quá trình lên men tạo methionine. Roy et al.1989 đã đưa ra báo cáo về những ảnh hưởng của hợp chất chứa lưu huỳnh, ion kim loại và vitamin lên sự phát triển và sản xuất methionine của Bacillus megaterium. Theo đó, lượng methionine được tạo ra là lớn nhất khi sử dụng natri sulphate là nguồn sulfur, Fe2 +, Mn2 + là nguồn ion kim loại và cyanocobaltamine là vitamin. ● Chất sinh trưởng: biotin Khái niệm chất sinh trưởng ở vi sinh vật là một khái niệm rất linh động để chỉ những chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống mà một vi sinh vật nào đó không thể tổng hợp ra chúng từ những chất khác. Như vậy những chất được coi là chất sinh trưởng của loại vi sinh vật này hoàn toàn có thể không phải là chất sinh trưởng đối với một loại vi sinh vật khác. Hầu như không có chất nào là chất sinh trưởng chung đối với tất cả các loại vi sinh vật. Nhu cầu về chất sinh trưởng của vi sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống, kiểu trao đổi chất ( hệ thống enzyme) và điều kiện nuôi cấy. Biotin đóng vai trò là một chất sinh trưởng vì nó tham gia vào coenzyme của các phản ứng β – carboxyl hóa (có vai trò quan trọng trong chu trình Krebs). Mondal et al.1994 đã quan sát ảnh hưởng của nồng độ biotin trong sản xuất Methionine và kết quả thực nghiệm tốt nhất là 5 µg l-1 biotin. Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 8 II/ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: III/ GIẢI THÍCH QUY TRÌNH: 1. Chuẩn bị môi trường: ● Mục đích công nghệ: + Tạo hỗn hợp đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng cho vi sinh vật sử dụng trong lên men. + Chỉnh pH về giá trị thích hợp ● Nguyên tắc: Xác định chính xác thành phần định tính, định lượng Ở đây môi trường lên men có thành phần như sau: Glucose: 5% Urea: 0.6% MgSO4: 0.3% K2HPO4: 0.1% KH2PO4: 0.01% Và biotin: 20µg/l ● Cách thực hiện: + Cân chính xác riêng biệt từng thành phần dinh dưỡng của môi trường theo hàm lượng đã định + Trộn lẫn tất cả các thành phần dinh dưỡng với nhau ,cho vào bồn phối trộn và thêm đủ thể tích nước cất. Vi sinh vật Nguyên liệu Nhân giống Lên men Sản phẩm Chuẩn bị môi trường Tiệt trùng Cấy giống Tinh sạch Cysteine Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 9 + Kiểm tra pH bằng máy đo và hiệu chỉnh về pH 7.0 bằng dd H2SO4 2N +Toàn bộ môi trường được giữ ở 30oC. + Thiết bị hình trụ có cánh khuấy Hình 4. Thiết bị pha chế môi trường 2. Tiệt trùng ●Mục đích công nghệ: vô trùng môi trường chuẩn bị cho quá trình lên men, hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi do nhiễm vi sinh vật lạ. ●Các biến đổi: + Vi sinh vật bị tiêu diệt Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 10 + Sự bốc hơi nước + Các thành phần có thể phản ứng với nhau gây tổn thất dinh dưỡng do đó cần cho một lượng dư để bù tổn thất + Trạng thái môi trường có thể bị biến đổi nhưng không đáng kể ●Các yếu tố ảnh hưởng: + Lượng môi trường đem đi tiệt trùng + Nhiệt độ tiệt trùng + Thời gian tiệt trùng ●Thiết bị: nồi hấp tiệt trùng dạng đứng Model SA-300VF ● Thông số công nghệ: Nhiệt độ :121oC Thời gian : 20 phút. Hình 5. Thiết bị tiệt trùng 3. Nhân giống: ●Mục đích công nghệ: tạo đủ lượng vi sinh vật đồng nhất về gen và có hoạt tính cao đủ để lên men trong môi trường đã chuẩn bị. ●Các biến đổi: Vi sinh vật phát triển và tăng sinh khối, tăng số lượng tế bào. ●Sơ đồ nhân giống: 5ml -50 ml -500ml – 5lit -50 lit 4. Cấy giống: ●Mục đích công nghệ:cho vi sinh vật vào môi trường, chuẩn bị lên men ●Lượng giống cấy: 5% (v/v) ●Cách thực hiện: chuyển vi sinh vật đã được nhân giống vào môi trường trong thiết bị lên men. 5. Lên men: ●Mục đích công nghệ: tạo điều kiện để vi sinh vật sinh tổng hợp sản phẩm với hàm lượng cao nhất Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 11 ● Các biến đổi: + Vi sinh vật sử dụng các chất dinh dưỡng trong môi trường, sinh tổng hợp methionine theo các phản ứng sau: Đầu tiên vi sinh vật sẽ chuyển hoá glucose thành aspartate theo con đường: Glucose Glucose 6 phosphate Fructose 6 phosphate Oxaloacetate 3 phosphoglycerate Glyceroldehyde 3 phosphate Phosphoenol pyruvate Aspartate Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 12 + + Sau đó aspartate tiếp tục được chuyển hoá để tạo thành sản phẩm là Methionine: H O C CH2 C COO- Aspartate -O NH3 + ATP Aspartate kinase (ask) ADP 2O3P O C CH2 O H C NH3 COO- Aspartate phosphate NADPH Aspartate semialdehyde dehydrogenase (asd) NADP+ + Pi O C CH2 H H C NH3 COO- Aspartate semialdehyde NADPH Homoserine dehydrogenase (hom) NADP H CH2 CH2 C COO- Homoserine OH NH3 + Acetyl - CoA Homoserine acetyl transferase (metA) CoASH Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 13 + H CH2 CH2 C COO- O-Acetylhomoserine O Acetyl NH3 Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 14 3 + + O-Acetylhomoserine (see last page) Cystein Cystathione y-synthase (metB) Acetat H CH2 S CH2 CH2 C COO - Cystathione H C NH3 + COO- NH + direct sulfhydrylation pathway O-acetylhomoserine sulfhydrylase (metY) Cystathione ß-lyase (aecD) - Pyruvat - NH4 H HS CH2 CH2 C COO - Homocysteine NH3 N5 - Methyl - THF Homocysteine methylase (metE/metH) THF glyA (metF) H S CH2 CH2 C NH3+ COO- Methionine Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 15 Cùng với sự tổng hợp methionine, các amino acid trong họ aspartate cũng đồng thời được tổng hợp. Ở vi sinh vật bình thường thì lượng methionine sinh ra bị hạn chế bởi sự ức chế ngược của chính nó. Trong khi đó, qua quá trình đột biến, những vi sinh vật như C. lilium M-128 có khả năng sinh tổng hợp methionine cũng theo con đường này nhưng lượng methionine tạo ra là lớn hơn rất nhiều. Hình 6. Methionine biosynthesis in Corynebacterium glutamicum (Ru¨ckert et al., 2003). [1] Aspartate kinase, [2] aspartaldehyde dehydrogenase, [3] homoserine dehydrogenase, [4] homoserine O- acetyltransferase, [5] O-acetylhomoserine (thiol)- lyase (cystathionine g-synthase), [6] cystathionine g- lyase, [7] homoserine S-methyltransferase (vitamin B12 independent or metH-encoded, vitamin B12 dependent), [8] homoserine kinase, [9] threonine synthase, [10] O-acetylhomoserine sulfhydrylase, [11] serine hydrooxymethyle transferase. Ngoài ra trong quá trình lên men cũng có những biến đổi khác như: + Một số phản ứng hóa học khác có thể xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ và thành phần hóa học trong canh trường + Tăng nhiệt độ do quá trình lên men tỏa nhiệt + Sự sinh khí CO2 ● Các yếu tố ảnh hưởng: + Nhiệt độ: cần được duy trì ở nhiệt độ tối ưu cho vi sinh vật tổng hợp methionine. Cao quá hay thấp quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật. Nhiệt độ cao làm giảm hoạt tính bất thuận nghịch. Nhiệt độ thấp thì biến đổi là thuận nghịch nhưng nhiệt độ thấp thì thời gian lên men sẽ phải kéo dài mới đạt được một lượng sản phẩm như yêu cầu. Bản thân quá trình lên men cũng làm tăng nhiệt độ, do đó điều chỉnh nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình. Báo cáo công nghệ lên men Methionine Page 16 + pH đầu: pH cũng gây ảnh hưởng tương tự như nhi