Từ khi trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền
kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự hội nhập theo cả chiều rộng
và chiều sâu với nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền
kinh tế Việt Nam. Cơ hội ở đây chính là ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài
chú ý và mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, còn thách thức chính là sự cạnh
tranh sẽ xảy ra ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau
cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự
cạnh tranh gay gắt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước cần phải
có một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng để đáp ứng được khối lượng công việc
và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biết
khai thác nguồn lực này sao cho có hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả là một vấn đề khó khăn
và thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Sự
biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và
yêu cầu đáp ứng ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường đã và đang
tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi các quản trị gia Việt Nam phải có quan điểm mới, lĩnh hội
được phương pháp mới và nắm được những kỹ năng về quản trị con người. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượng
trong công tác quản trị nhân sự, thì các công ty cần phải xem xét công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực cho công ty mình. Bởi lẽ “con người” là trung tâm của mọi
vấn đề, nếu doanh nghiệp đào tạo đúng người, đúng lúc sẽ giúp công ty gặt hái được
những nhân viên giỏi chuyên môn, tốt kỹ năng và luôn tận tâm với công việc.
50 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty KPMG viêt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
----------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
KPMG VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
THẦY NGUYỄN MAI DUY TRƯƠNG VĂN CHIẾN
Mã số sinh viên: 1551010153
Lớp: QTKDVT1 – K9
TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
i
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
----------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY KPMG VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
THẦY NGUYỄN MAI DUY TRƯƠNG VĂN CHIẾN
Mã số sinh viên: 1551010153
Lớp: QTKDVT1 – K9
TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, thầy Nguyễn Mai Duy,
Trường Học viện Hàng không Việt Nam đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài Báo cáo thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn các phòng ban của công ty KPMG Việt Nam đã chia
sẻ nhiều thông tin, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em hoàn thành
bài viết này.
Xin cảm ơn Quý thầy/cô cùng các Anh/chị thuộc văn phòng Khoa Vận Tải
đã hỗ trợ và cung cấp những thông tin kịp thời, giúp em hoàn thành bài Báo cáo
thực tập đúng thời hạn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Chiến
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực. các dữ liệu lấy từ nguồn
khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ.
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Chiến
iv
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thầy Nguyễn Mai Duy
vi
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KPMG VIỆT NAM ............................... 3
1.1. Tổng quan về công ty KPMG Việt Nam .......................................................... 3
1.2. Vị thế của KPMG tại Việt Nam và trên thế giới .............................................. 5
1.3. Cơ cấu hoạt động .............................................................................................. 7
1.3.1. Các phòng ban ............................................................................................ 7
1.3.2. Các hoạt động chính ................................................................................. 13
1.4. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực .................................................................... 16
1.4.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 16
1.4.2. Hoạt động nhân sự .................................................................................... 19
1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh gần đây ....................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM ................................................... 23
2.1. Đặc điểm của nguồn nhân lực ........................................................................ 23
2.2. Thực trạng tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty .......... 25
2.2.1. Nội dung đào tạo ...................................................................................... 25
2.2.2. Mô hình đào tạo ........................................................................................ 27
2.2.3. Chính sách và chế dộ đãi ngộ đối với nhân .............................................. 32
2.3. Đánh giá về công tác đào tạo của công ty ...................................................... 33
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN ............................................................ 34
3.1. Định hướng phát triển trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ...................... 34
3.2. Giải pháp xây dựng hoàn thiện nguồn nhân lực ............................................. 34
3.2.1. Giải pháp chung ........................................................................................ 34
3.2.2. Giải pháp cụ thể cho công ty KPMG Việt Nam ....................................... 37
3.3. Nhận xét và kết luận ....................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1-1: Danh sách nơi làm việc tốt nhất 2018. ....................................................... 6
Bảng 1-2: Doanh thu của KPMG so với các Big khác. ............................................ 21
Bảng 2-1: Cơ cấu nhân viên tại KPMG Việt Nam. ................................................... 24
Bảng 3-1: Tỷ trọng khách hàng và nhân viên của Big 4 so với toàn ngành. ............ 36
Bảng 3-2: Danh sách 10 công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam. ......... 38
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tháp tổ chức cấp bậc tại ban kiểm toán. .......................................... 9
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KPMG
Klynveld Peat Marwick Goerdeler
ACCA
Association of Chartered Certified Accountants .............................................. 6, 32
BO
Back Office ........................................................................................................... 10
CPA
Certified Public Accountant .............................................................................. 6, 32
FO
Front Office ............................................................................................................. 7
PPC
People, Performance & Culture ...................................................................... 12, 13
TNHH
trách nhiệm hữu hạn ......................................................................6, 8, 9, 10, 13, 16
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Logo KPMG ............................................................................................... 3
Hình 1-2: Phòng học nghiệp vụ. ................................................................................. 5
Hình 1-3: Hai năm liên tiếp vượt qua Deloitte, EY và PwC về danh hiệu nơi làm việc
tốt nhất Việt Nam (2018). ........................................................................................... 7
Hình 1-4: Một góc nhỏ ở chi nhánh văn phòng quận 7. ........................................... 11
Hình 1-5: Chi nhánh tại Sunwah quận 1. .................................................................. 17
Hình 1-6: Chi nhánh tại tòa Paragon quận 7. ............................................................ 18
Hình 1-7: Vật dụng công ty cấp cho thực tập sinh. ................................................... 19
Hình 2-1: Thi đầu vào KPMG Việt Nam, khá gắt gao với 4 vòng. .......................... 26
Hình 2-2: Mỗi năm các Big đều chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt tuyển dụng. ................. 27
Hình 2-3: Vòng 3 (Phỏng vấn nhóm), là lúc nhân sự đánh giá khả năng hợp tác của
ứng viên. .................................................................................................................... 31
Hình 2-4: Chứng chỉ kế toán – kiểm toán viên hành nghề của Úc. .......................... 32
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền
kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự hội nhập theo cả chiều rộng
và chiều sâu với nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền
kinh tế Việt Nam. Cơ hội ở đây chính là ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài
chú ý và mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, còn thách thức chính là sự cạnh
tranh sẽ xảy ra ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau
cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự
cạnh tranh gay gắt ấy đòi hỏi các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước cần phải
có một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng để đáp ứng được khối lượng công việc
và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biết
khai thác nguồn lực này sao cho có hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả là một vấn đề khó khăn
và thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Sự
biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và
yêu cầu đáp ứng ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường đã và đang
tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi các quản trị gia Việt Nam phải có quan điểm mới, lĩnh hội
được phương pháp mới và nắm được những kỹ năng về quản trị con người. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượng
trong công tác quản trị nhân sự, thì các công ty cần phải xem xét công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực cho công ty mình. Bởi lẽ “con người” là trung tâm của mọi
vấn đề, nếu doanh nghiệp đào tạo đúng người, đúng lúc sẽ giúp công ty gặt hái được
những nhân viên giỏi chuyên môn, tốt kỹ năng và luôn tận tâm với công việc.
Là một sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, nhận thấy được những vấn đề đã
nêu trên, em quyết định chọn đề tài: "CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
2
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KPMG VIÊT NAM” để làm báo cáo tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này là nhằm tìm được những mặt hạn chế ảnh hưởng đến
toàn thể nguồn nhân lực của công ty. Rồi từ đó khắc phục những điểm yếu này và
đồng thời khích lệ tinh thần nhân viên, gắn kết mọi người. Điều này giúp cho toàn
thể phòng ban ngày càng đoàn kết, kéo theo đó là sự phát triển công ty ngày càng đi
lên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn. Kết hợp với những kiến thức
nền tảng đã học được trong trường, trong môi trường làm việc của công ty và qua
phương tiện truyền thông để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tốt giúp công ty
có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
công ty KPMG Việt Nam.
Về phạm vi:
• Về không gian: Công ty KPMG Việt Nam.
• Về thời gian: từ 18/02/2019 – 09/04/2019.
5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục. báo cáo thực tập tốt nghiệp
được chia làm 3 chương sau đây:
• CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KPMG VIỆT NAM
• CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM
• CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KPMG VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về công ty KPMG Việt Nam
Hình 1-1: Logo KPMG
Trên phạm vi toàn cầu, KPMG được đánh giá là một trong những công ty kiểm
toán uy tín nhất. KPMG được thành lập năm 1987 với sự sáp nhập bởi Peat Marwick
International (PMI), Klynveld Main Goerdeler (KMG) và các thành viên sáng lập của
hai hãng này.
KPMG được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với văn phòng tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội và gần đây nhất là tại Đà Nẵng.
KPMG được Bộ Tài chính và VACPA công nhận là công ty kiểm toán hàng đầu
tại Việt Nam, dẫn đầu về doanh thu, số lượng khách hàng và số lượng kiểm toán viên
đạt chuẩn.
Ngoài ra, KPMG có các mảng dịch vụ rất thiết yếu đối với các khách hàng doanh
nghiệp, bao gồm:
• Audit & Assurance (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo);
• Tax (Thuế);
• Advisory (Tư vấn);
• Enterprise.
4
Có sự khác biệt nhỏ giữa KPMG Global và KPMG Việt Nam khi ở KPMG Việt
Nam còn có thêm các dịch vụ khác như Legal (Tư vấn Pháp lý).
Nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, từ khi thành lập đến nay, KPMG luôn khẳng
định được vị trí và tên tuổi của mình bằng những thành tựu rất đáng kể. Tốc độ tăng
trưởng hằng năm của công ty luôn đạt trên 5%.
Hiện nay, KPMG là một trong những công ty cung cấp dich vụ chuyên nghiệp
lớn nhất tại Việt Nam với số lượng lớn các khách hàng quốc tế cũng như khách hàng
trong nước. Trong tổng số 207050 (2018) nhân viên hoạt động khắp 152 lãnh thổ,
quốc gia, thì có 1400 nhân viên tại KPMG Việt Nam, riêng chi nhánh Hồ Chí Minh
chiếm một nửa, và số còn lại phân bố tại Đà Nẵng và Hà Nội.
Phương châm hoạt động của KPMG là “Cutting through complexity” – Đơn
giản hóa mọi sự phức tạp. Với câu slogan này, KPMG muốn định hướng cho nhân
viên của mình tìm ra cách xử lí tình huống tốt nhất cho mọi vấn đề bằng cách nhìn
nhận các vấn đê phức tạp và thể hiên nó một cách rõ ràng và đơn giản để đưa ra quyết
định đúng đắn.
Tiếp nữa, KPMG luôn hướng tới giá trị cốt lõi là:
• Lãnh đạo bằng cách nêu gương;
• Làm việc trên tinh thần đồng đội;
• Tôn trọng từng cá nhân;
• Tìm hiểu sự thật và thấu hiểu bản chất;
• Cởi mở và thành thật trong giao tiếp;
• Cam kết với cộng đồng;
• Hành động liêm trực.
Điều đặc biệt ở KPMG còn có KPMG Business School (Phòng học nghiệp vụ
KPMG) giúp học viên tiếp cận những kiến thức mới nhất về nghiệp vụ, công việc và
kỹ năng lãnh đạo. Ngay cả khi không có thời gian ngồi học nhân viên vẫn luôn có cơ
hội học tập. Điều này cho thấy vấn đề tích lũy trau dồi kiến thức, đào tạo cho nhân
viên để có được một nguồn nhân lực chất lượng tốt luôn là sự ưu tiên hàng đầu của
KPMG.
5
Hình 1-2: Phòng học nghiệp vụ.
Một hoạt động thú vị ở KPMG là chương trình “Feel Good Friday” vào thứ 6.
Mọi người sẽ được làm việc ở bất kỳ nơi nào mình muốn và không phải mặc đồ công
sở. Tuy nhiên, sự kiện này chỉ thực hiện khi công ty gửi email đến toàn thể nhân viên,
nếu không thì vẫn mặc đồ công sở bình thường.
1.2. Vị thế của KPMG tại Việt Nam và trên thế giới
Hiện nay, KPMG là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp
quốc tế hàng đầu thế giới, với hơn 207050 (2018) nhân viên chuyên nghiệp hoạt động
trên toàn cầu, các công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán,
thuế và luật pháp, tư vấn tài chính và các dịch vụ tưvấn cho hơn 760 thành phố tại
152 quốc gia.Tại Việt Nam hiện nay số lượng và chất lượng hoạt động của các công
ty kiểm toán ngày càng gia tăng. Cụ thể là ngày càng có nhiều công ty kiểm toán Việt
Nam như VACO, AASC, AFC các công ty liên doanh như Coopers and Lybrand-
6
AISC, các công ty 100% vốn nước ngoài. KPMG là một trong số những công ty 100%
vốn nước ngoài đó.
Tại Việt Nam, KPMG là một trong những công ty kế toán và tư vấn hàng đầu.
Sự xuất hiện của KPMG đã đóng một vai trò quan trọng vào việc phát triển, nâng cao
ngành kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Với đóng góp của mình cùng với những
thành tích đã đạt được, vào tháng 2 năm 2004 công ty đã vinh dự nhận được giải
thưởng “Rồng Vàng” do Thời báo kinh tế lựa chọn và trao tặng. KPMG có văn phòng
tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Hải Phòng (năm 1997).
Từ chỗ chỉ có một chục nhân viên kể từ khi thành lập năm 1994, KPMG đã phát
triển thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất tại Việt
Nam với hơn 1400 nhân viên và hàng nghìn khách hàng tại Việt Nam và các nước
trong khu vực. Đội ngũ kiểm toán viên của công ty TNHH KPMG rất dày dặn kinh
nghiệm và được đào tạo bài bản. Các giám đốc phụ trách bộ phận của KPMG Việt
Nam là các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới như từ Vương quốc Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc.... Đa số nhân viên cấp cao người Việt Nam đều đã có chứng chỉ
Kiểm toán viên công chứng (CPA) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp. Bên cạnh đó, hầu
hết các nhân viên của KPMG đều có cơ hội tham gia các khoá học để lấy bằng ACCA,
đây là một chứng chỉ chuyên ngành kế toán viên công chứng của Vương Quốc Anh
được cả thế giới công nhận.
26 Tổng công ty Hàng không Việt Nam
27 PNJ
28 FrieslandCampina Việt Nam
29 Thế Giới Di Động
30 Nike Việt Nam
31 Nutifood
32 Masan Group
33 KPMG Việt Nam
34 L'Oréal Việt Nam
35 FPT Software
36 Deloitte Việt Nam
Bảng 1-1: Danh sách nơi làm việc tốt nhất 2018.
7
Hiện tại, trong danh sách 100 công ty đáng làm việc nhất tại Việt Nam 2018,
KPMG đứng vị trí thứ 33 và lại tiếp tục dẫn đầu trong 2 năm liền trong các công ty ở
mảng tài chính. Đến hiện tại, KPMG Việt Nam đã và đang nỗ lực mở rộng và nâng
cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, phấn đấu trở thành công ty kiểm toán tài chính
lớn nhất Việt Nam.
Hình 1-3: Hai năm liên tiếp vượt qua Deloitte, EY và PwC về danh hiệu nơi làm
việc tốt nhất Việt Nam (2018).
1.3. Cơ cấu hoạt động
1.3.1. Các phòng ban
1.3.1.1. Nhánh Font Office
Bộ phận Front Office hay còn viết tắt là FO chính là bộ phận Tiền sảnh, nơi đón
tiếp khách đầu tiên khi khách đến làm thủ tục check in, check out. Bởi vì được xem
là “bộ mặt” của khách sạn nên FO có vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa các bộ
phận với nhau và tiếp nhận, đáp ứng nhu cầu của khách, giúp cho khách hàng có
những trải nghiệm đầu tiên thú vị khi đến với doanh nghiệp.
8
a. Ban kiểm toán
Kiểm toán là một yêu cầu tất yếu của tất cả các thành phần kinh tế và phi kinh
tế. Vì thế hoạt động của phòng Kiểm toán ngày càng được mở rộng tại công ty TNHH
KPMG. Phòng kiểm toán thực hiện các dịch vụ kiểm toán bao gồm kiểm toán lĩnh
vực ngân hàng, kiểm toán sản xuất và các lĩnh vực kiểm toán khác.
Hiện nay, kiểm toán lĩnh vực ngân hàng đang là thế mạnh của công ty, chiếm
80% các ngân hàng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động Kiểm toán Ngân hàng
của KPMG được đánh giá là hoạt động rất chuyên nghiệp. Khách hàng của KPMG
trong lĩnh vực này đều là các Ngân hàng lớn trong nước và một số Ngân hàng nước
ngoài đã có uy tín tại Việt Nam như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(VIDB), Citibank, Ngân hàng Cổ phần Quân đội (Millitary Bank).
Ngoài lĩnh vực kiểm toán ngân hàng, kiểm toán hoạt động sản xuất cũng đang
là một thế mạnh của công ty. Kiểm toán hoạt động sản xuất bao gồm các qui trình và
n