Ông cha ta từ xa xưa đã có câu: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” ý muốn coi trọng sự chịu khó chuyên sâu thành thạo một nghề nghiệp nhất định. Vì nếu có sự chuyên môn hoá cao một công việc thì mới có thể làm thật tốt công việc đó, còn chỉ biết sơ sài chung chung nhiều công việc thì sẽ chẳng thể nào làm tốt, làm hay được gì.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sự đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt càng trở nên bức thiết.
Trường Kinh tế Quốc Dân Hà Nội đã có quan điểm đúng đắn trong công tác đào tạo sinh viên, nguồn lao động kế cận cho xã hội, người chủ tương lai của đất nước, yêu cầu sinh viên phải biết học tập đi đôi với thực hành, phải nắm bắt những kiến thức trong bài giảng trên lớp để áp dụng vào thực tế từng doanh nghiệp.
Trên quan điểm đó, khoa Thương Mại tổ chức kế hoạch thực tập cho sinh viên được đi thực tập tại các doanh nghiệp, vừa để củng cố thêm kiến thức, vừa taọ thêm sự hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn
13 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ông cha ta từ xa xưa đã có câu: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” ý muốn coi trọng sự chịu khó chuyên sâu thành thạo một nghề nghiệp nhất định. Vì nếu có sự chuyên môn hoá cao một công việc thì mới có thể làm thật tốt công việc đó, còn chỉ biết sơ sài chung chung nhiều công việc thì sẽ chẳng thể nào làm tốt, làm hay được gì.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sự đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt càng trở nên bức thiết.
Trường Kinh tế Quốc Dân Hà Nội đã có quan điểm đúng đắn trong công tác đào tạo sinh viên, nguồn lao động kế cận cho xã hội, người chủ tương lai của đất nước, yêu cầu sinh viên phải biết học tập đi đôi với thực hành, phải nắm bắt những kiến thức trong bài giảng trên lớp để áp dụng vào thực tế từng doanh nghiệp.
Trên quan điểm đó, khoa Thương Mại tổ chức kế hoạch thực tập cho sinh viên được đi thực tập tại các doanh nghiệp, vừa để củng cố thêm kiến thức, vừa taọ thêm sự hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn.
mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần thứ nhất
Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty xi măng Hải Phòng
3
1
Thời kỳ Pháp thuộc
4
2
Thời kỳ người lao động làm chủ đến nay
4
Phần thứ hai
Tình hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty
6
I
Tổ chức sản xuất kinh doanh
6
II
Bộ máy quản lý công ty
6
III
Tình hình sử dụng lao động
9
Phần thứ ba
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ 1996-2000
10
I
Phân tích kết quả quá trình kinh doanh của công ty
10
II
Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất
kinh doanh
11
III
Sơ lược quá trình công nghệ sản xuât
11
Kết luận
13
Phần thứ nhất
kháI quát về sự hình thành và phát triển
của công ty xi măng hảI phòng
Đầu những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong khi nền kinh tế nhà nước dần thay đổi theo hướng thị trưòng, Chính phủ tiến hành thêm một bước sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ban hành quyết định cho thành lập các TCTy Nhà nước trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các TCTy và liên hiệp xí nghiệp đang hoạt động, đó là các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tích tụ và tập trung, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao sức cạnh tranh, làm nòng cốt cho thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện đó, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã được Bộ xây dựng quyết định thành lập nhằm thống nhất quản lý từ cấp trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quyền chủ động và hoạt động có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, TCTy bao gồm các công ty thành viên, các công ty này trực thuộc sự điều hành trực tiếp của Tổng công ty, trong đó công ty xi măng Hải Phòng là 1 thành viên.
Cơ cấu tổ chức quản lý các thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt Nam:
Bộ Xây Dựng
Tổng công ty
xi măng Việt Nam
Cty thành viên
Cty thành viên
Cty xi măng
Hải Phòng
Công ty Xi măng Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam, dưới sự quản lý và điều hành của Bộ Xây dựng , địa điểm tại số 1 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Xi măng Hải Phòng mang nhãn hiệu “con rồng xanh” được sử dụng rộng rãi trong nước và đã xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Nam á, Căn cứ theo quy định 08 liên bộ UBVG chính phủ và Bộ xây dựng, công ty xi măng HảiPhòng ngoài việc giữ gìn bảo vệ thị trường 7 tỉnh (Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên BáI, Lào Cai) là những thị trường truyền thống, ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức quảng cáo để tuyên truyền cho sản phẩm nhằm luôn mở rộng thị trường và thị phần của công ty.
Công ty Xi măng Hải Phòng tiền thân là nhà máy Xi Măng Hải Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25-12-1899 do thực dân Pháp xay dựng. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng trải qua rất nhiều khó khăn thử thách cùng với thăng trầm các thời kỳ lịch sử.
1-Thời kỳ Pháp thuộc: Nhà máy xi măng dưới sự quản lý của công ty xi măng Porland.
-Giai đoạn từ năm 1899-1925: trong những năm đầu sản xuất toàn bộ nhà máy có 4 lò đang hoạt động, đến 1925 phát triển thêm thành 25 lò đứng theo kiểu Vertical Candlot sản xuất Xi măng theo phương pháp khô, hoạt động nửa thủ công, nửa cơ khí. Công suất thiết kế có khả năng sản xuất 150.000 tấn/năm.
-Giai đoạn từ năm 1925-1955: Trong giai đoạn này công nghệ sản xuất xi năng theo phpương pháp khô thay bằng phương phápt ướt với những lò quay hiện đại hoá và công suất lớn gấp nhiều lần lò đứng.
Với 5 dây chuyền lò quay với trang thiết bị của nhà máy được xây dựng theo hệ thống dây chuyền khép kín. Trong giai đoạn này sản lượng cao nhất đạt 305.800 tấn/năm (1934).
2-Thời kỳ nhà máy về tay giai cấp công nhân đến nay:
Giai đoạn 1955-1964: Là giai đoạn tiếp quản khôi phục lại toàn bộ dây chuyền sản xuất và tiếp tục đầu tư xây dựng. Với sự trợ giúp của Rumani năm 1964 nhà máy khởi công xây dựng thêm 2 dây chuyền lò nung số 6và 7 với công suất thiết kế 250.000 tấn Clinker/năm/lò. Năm 1964 đạt sản lượng cao nhất, 600.000 tấn.
-Giai đoạn từ 1965 đến nay: Nhà máy đã trải qua cuộcchiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà máy đã bị tàn phá nặng nề, nhiều thiết bị, nhà xưởng bị phá huỷ hoặc hư hỏng vì thế tình hình sản xuất của nhà máy không ổn định.
Từ khi đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng và hàn gắn vết thương chiến tranh, nhà máy đã được đầu tư sửa chữa phục hồi và nâng cấp. Năm 1978 với sự giúp đỡ của chính phủ Rumani, hai lò nung 8 và 9 được khởi công xây dựng với công suất thiết kế 250 tấn Clinker/ngày/lò. Năm 1987 công ty đã thanh lý hệ thống lò quay xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Năm 1990 được sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, công tyđã tiến hành phục hối lò nung số 4 đã thanh lý và cảI tạo chuyển đôỉ thiết bị phụ theo công nghệ đế sản xuất xi măng trắng bằng công nghệ ướt với hệ thống lò quay công suất 40.000 tấn/năm.
Phần thứ hai
Tình hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý
I-Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Hiện tại công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc là xí nghiệp Đá Tràng Kênh và xí nghiệp vận tải và tiêu thụ sản phẩm 4 và có 5 phân xưởng sản xuất chính. Trong đó:
+Xí nghiệp Đá Tràng kênh chịu trách nhiệm khai thác đá vôi, phục vụ cho sản xuất xi măng.
+Xí nghiệp vận tải và tiêu thụ sản phẩm: chịu trách nhiệm vận chuyển xi măng tới các địa bàn tiêu thụ.
+Các phân xưởng sản xuất chính tạo thành 2 hệ thống sản xuất xi măng đen và trắng. (Phân xưởng máy đá nghiền nguyên liệu; xưởng lò nung; xưởng nghiền than mịn; nghiền đóng bao xi măng; phân xưởng ximăng trắng)
+Ngoài ra còn có 3 đơn vị phụ trách đầu vào: phòng vật tư, tổng kho, đoàn vận tải thuỷ .
II-Bộ máy quản lý của công ty:
-Công ty gồm có phòng tham mưu, các phòng chức năng và các đơn vị hỗ trợ sản xuất, cụ thể là:
Phòng kế hoạch.
Phòng kỹ thuật cơ đIện.
Phòng kỹ thuật sản xuất.
Phòng xây dựng cơ bản.
Phòng tiếp thị.
Phòng KCS.
Văn phòng hành chính quản trị.
Phòng bảo vệ quân sự.
Phòng an toàn vệ sinh môi trường.
Phòng ytế.
Cơ quan Đảng, đoàn thể.
Ban giám đốc.
Phân xưởng động học.
Phân xưởng cơ khí.
Phân xưởng bao giấy.
Phân xưởng sửa chữa công trình.
Phân xưởng lắp ráp.
Phân xưởng sửa chữa và vận tải cơ giới.
Mô hình tổ chức công ty xi măng HP
Giám đốc
Phó GĐ
cơ điện
Phó GĐ KTSX
Phó GĐ
Xây dựng CB
phòng KCS
phòng KTSX
phòng KTCĐ
phòng THKT
PX cơ khí
Phó GĐ
XN đá
Tràng kênh
Văn phòng CT
Phòng XDCB
phòng
kế hoạch
Phòng vật tư
PX lắp ráp
Phòng
tổ chức
PX SCCT
PX động lực
P.kinh doanh
phòng
điều độ
PX
nguyên liệu
PX nhiên liệu
PX lò nung
PXnghiền ĐB
Phòng ATLĐ
Tổng kho
PX xi trắng
PX bao giấy
Kho
sản phẩm
CN
Thái Bình
XN vận tải
P.bảo vệ
P.pháp chế
P.tiếp thị
III-Tình hình sử dụng lao động tại công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 3572 người, với mức lương bình quân đầu người là 850.000 đồng/tháng(2000), công ty có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trên lao động được đào tạo cơ bản cả về kinh doanh và kỹ thuật: trên 50% có trình độ đại học, trong đó có trên 20% cán bộ là kỹ sư kỹ thuật được đào tạo trong và ngoài nước, có trình độ làm việc cả trong thiết kế và công nghệ. Tập thể người lao động trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty và tham gia quản lý công ty thông qua đại hội công nhân viên chức. ĐH CNVC có quyền tham gia thảo luận và xây dựng thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể thảo luận và thương lượng và ký kết với GĐ, thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích người lao động trong công ty góp ý về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, đề xuất các biện pháp thực hiện đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần cho người lao động, thực hiện đúng cơ chế dân chủ trong nội bộ đơn vị.
Tình hình chất lượng lao động gián tiếp
TT
Loại lao động
số lượng
đại học
trung cấp
sơ cấp
1
giám đốc
1
1
2
phó giám đốc
4
4
3
nhân viên kinh tế quản lý kỹ thuật
154
154
4
cán bộ kỹ thuật
66
43
12
11
5
cán bộ chuyên môn
22
1
15
6
6
cán bộ nghiệp vụ
208
35
115
38
7
cán bộ hành chính
36
6
12
18
8
quản đốc PX
19
11
1
7
9
phó quản đốc
30
19
4
7
10
trưởng phó phòng
61
34
18
9
11
trưởng ca
26
2
10
14
12
kế toán trưởng
1
1
Tổng cộng
628
311
187
Phần thứ ba
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1996-2000
I-Phân tích kết quả quá trình kinh doanh của công ty
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã tiến triển nhanh chóng, kết quả hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng ổn định và vững chắc. Công ty thực hiện kinh doanh có hiệu quả và luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
năm 1996-2000
Chỉ tiêu
đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1Sản xuất xi măng
kế hoạch
tấn
450.000
450.000
400.000
400.000
400.000
thực hiện
tấn
500.733
472.426
405.890
357.187
415.900
đạt
%
111%
105%
101%
91.37%
105.3%
2 Tiêu thụ sản phẩm
kế hoạch
tấn
450.000
400.000
400.000
400.000
380.000
thực hiện
tấn
466.788
350.633
392.260
368.000
331.740
đạt
%
104%
90.1%
98.24%
0.92%
87.3%
3 Lợi nhuận
thực hiện
tỷ VND
35
30
1.15
3.2488
3.07
4 Nộp cho ngân sách
tỷ đồng
72
57.891
38.144
26.186
17.489
II-Chức năng, nhiệm vụ mặt hàng sản xuất kinh doanh
Để thống nhất quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất Xi măng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, làm tiền đề cho sự phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. Bộ xây dựng đã đề ra quyết định số 353/BXD-TCT ngày 9/8/1993 đổi tên nhà máy Xi măng Hải Phòng thành Công ty Mi măng Hải Phòng trên cơ sở sát nhập Công ty kinh doanh Xi măng Hải Phòng vào nhà máy Hải Phòng với mục đích :
-Gọi vốn đầu tư của các công ty, các thành phần kinh tế khác nhau trong và ngoài nước nhằm khai thác triệt để khả năng phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh.
-Doanh nghiệp đọc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
-Hoàn thiện bộ máy quản lý với phương châm chủ động linh hoạt, gọn nhẹ, hiệu lực cao.
*Mặt hàng sản xuất chính của Công ty:
Gồm có:
-Xi măng xám Poland PC30, PC40 biểu tượng con Rồng xanh đạt tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 2682-1992) Sử dụng cho các công trình dân dụng.
-Xi măng trắng PC30 W-1 với biểu tượng con Rồng xanh vờn trên quả địa cầu, có đặc tính cơ lý và độ trắng > 75% so với BaSO tinh khiết (95%) được sử dụng làm vật liệu trang trí nội thất.
-Xi măng Poland bền Sunfat cao, ký hiệu PChs-40 tiêu chuẩn Việt Nam 6067-1995 dùng xây dựng các công trình nước mặn, nước lợ, vùng đất nhiễm phèn, các công trình ngầm dưới nước, và ven biển, hải đảo…
Ngoài ra Công ty còn sản xuất các loại Xi măng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng của khách hàng .
Các chủng loại Ximăng của công ty được đóng trong bao giấy Ximăng hoặc bao PPco lớp giấy Krap với trọng lượng 50 Kg hoặc có thể xuất bán Ximăng rời theo yêu cầu của khách hàng.
III-Sơ lược về quá trình công nghệ sản xuất Ximăng:
Đối với đá khai thác từ mỏ đá Tràng Kênh, đã được cán nhỏ, có kích thước 25x25mm được chuyển về nhà máy bằng đường thuỷ qua hệ thống băng tải chuyển về két chứa chờ nghiền nguyên liệu . Đất sét khai thác từ bãi cửa sông Cấm chuyển về hệ thống máy bào làm cho nhuyễn thành bùn đất có hầm lượng nước nhất định và loại được tạp chất. Qua hệ thống bơm bùn đất chuyển đén các máy nghiền cùng với đá nhỏ, nước theo một lượng nhất định qua hệ thống nạp nhiên liệu .
Sau khi nghiền được một số hỗn hợp bùn nhuyễn mịn gọi là bùn pate. Qua hệ thống bơm , bun pate được đưa về bể điều chế và bể dự trữ bàng đường ống, bể bùn được trang bị máy khuấy va hệ thống nén khí làm sục bùn để đảm bảo đọ đồng nhất. Phòng thí nghiệm trung tâm có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu xác nhận bùn pate đủ tiêu chuẩn chế tạo mới cung cấp cho lò nung.
Than Hòn Gai có chất bốc cao được đưa vào máy sấy khô và chuyển về máy nghiền thành bột than mịn, sau đó bằng hệ thống bơm khí nén và các đường ống dẫn chuyển về két chứa lò nung. Dầu FO với tỷ lệ 16-20%được sấy tới nhiệt độ 70-100oC được bơm tới đầu nóng lò nung, lò nung có hình ống làm bằng tôn dày chịu nhiệt , đặt nằm ngang thao một độ chếch nhất định, đầu cao về phía bể bùn pate, đầu thấp về phía chứa than mịn . Lò có độ dàI 100,4m ,đường kính 3m , trong được xây một lớp gạch chịu lửa và lắp các thiết bị trao đổi nhiệt. Khi hoạt động bộ lò quay có hệ thống nạp nhiên liệu chảy vào lò và cháy ở khu vực Gon-nung có nhiệt độ 1450oC thì xả ra phản ứng Clinker hoá, tạo thành viên. Qua hệ thống làm nguội , Clinker được chuyển về các két để ủ sau đó đưa sang hệ thống đóng bao, kết thúc quá trình sản xuất Ximăng .
kết luận
Qua phân tích một cách kháI quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xi măng HảiPhòng qua một số chỉ tiêu về tình hình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, chất lượng lượng lao động và sự sử dụng lao động, … ta thấy công ty tuy còn nhiều khó khăn về trang thiết bị và nguồn vốn đầu nhưng đã có rất nhiều cố gắng tìm ra nhiều giảI pháp nhằm khắc phục thực trạng để phát triển không ngừng, bảo đảm giữ chữ tín cho khách hàng, tăng thị phần trên thị trường, thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Đó là những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn công ty để luôn phấn đấu trở thành lá cờ đầu trong toàn ngành, tuy nhiên mọi sự cố gắng đều cần phải được ủng hộ và hỗ trợ hơn nữa về nhiều mặt của nhà nước và các ban, ngành chức năng.