Tên gọi: Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện
Địa chỉ: Km9 đường Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà nội
Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số: 1325 NL/TCCB-LĐ ngày 14/11/1988 của Bộ Năng lượng( nay Bộ công nghiệp). Xí nghiệp là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Công ty xây lắp điện I.
Khi mới thành lập có tên là Xí nghiệp sản xuất vật liệu điện. Tiếp nhận và quản lý gần 300 công nhân viên từ các đơn vị thi công là đội 4A, 6A và 6B với cơ sở vật chất nghèo nàn, số lao động nữ không có khả năng đi công trường chiếm tỷ lệ lớn. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, sản xuất chế biến vật tư và vật liệu xây dựng phục vụ cho công trình trong và ngoài ngành.
Tại quyết định số: 565 NL/TCCB-LĐ ngày 30/6/1993 của Bộ Năng lượng thành lập lại xí nghiệp theo nghị định 388 của Chính phủ. Xí nghiệp được đổi thành Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện, nghành nghề kinh doanh chủ yếu cho đến hiện nay là:
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp 35KV trở xuống
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm đến 500KV công ty giao.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.
- Gia công kết cấu bê tông phục vụ cho nghành.
Quá trình 10 năm hình thành và phát triển xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất. Với 329 cán bộ công nhân viên, Xí nghiệp đã thi công hoàn thành các công trình đường dây 35KV, 110KV, 220KV và nhiều trạm biến áp có công suất đến 220KV trên địa bàn thành thị, đồng bằng, rừng núi, qua sông, biển., đầm lầy hầu hết các tỉnh Miến bắc từ Nghệ an, Hà tĩnh trở ra. Đặc biệt được nhà nước giao xí nghiệp xí nghiệp đã hoàn thành 51Km đường dây công trình công trình 500KV Bắc Nam.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác quản lý và tính giá thành xây lắp tại xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương i
đắc điểm chung của xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.
1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp .
1.2.1- Đặc điểm tổ chức quản lý
1.2.2- Đặc điểm tổ chức sản xuất
1.3- Đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp
1.4- Đặc điểm chung của quy trình công nghệ.
1.5- Một số kết quả đạt được của xí nghiệp trong những năm gần đây.
chương ii
thực trạng công tác tính giá thành xây lắp
ở xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện
2.1- Đối tượng tập hợp chi phí của xí nghiệp.
2.2- Cách tập hợp chi phí của xí nghiệp.
2.3- cách tính giá thành.
chương iii
một số biện pháp và quản lý và giá thành.
lời nói đầu
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết quản lý, tổ chức sử dụng và bố trí lao động một cách hợp lý.
Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào để tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Sự thành công bất kỳ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào năng lực và hiệu quả của người lao động.
Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện I là một doanh nghiệp nhà nước, đang trên đà phát triển, xí nghiệp rất chú trọng tới công tác quản lý và tính giá thành xây lắp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, là sinh viên Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp I việc lựa chọn nơi thực tập, chọn đề tài công tác quản lý và tính giá thành xây lắp sẽ giúp em củng cố kiến thức đã học được ở nhà trường và thực tiễn nơi thực tập.
Mặc dù trong thời gian thực tập, nghiên cứu em đã rất cố gắng song do sự nhận thức và trình độ thực tế có hạn nên những vẫn đề trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót.
Chương I
đặc điểm chung của xí nghiệp vật liệu xây dựng điện
1.1- Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện
Địa chỉ: Km9 đường Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà nội
Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số: 1325 NL/TCCB-LĐ ngày 14/11/1988 của Bộ Năng lượng( nay Bộ công nghiệp). Xí nghiệp là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Công ty xây lắp điện I.
Khi mới thành lập có tên là Xí nghiệp sản xuất vật liệu điện. Tiếp nhận và quản lý gần 300 công nhân viên từ các đơn vị thi công là đội 4A, 6A và 6B với cơ sở vật chất nghèo nàn, số lao động nữ không có khả năng đi công trường chiếm tỷ lệ lớn. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, sản xuất chế biến vật tư và vật liệu xây dựng phục vụ cho công trình trong và ngoài ngành.
Tại quyết định số: 565 NL/TCCB-LĐ ngày 30/6/1993 của Bộ Năng lượng thành lập lại xí nghiệp theo nghị định 388 của Chính phủ. Xí nghiệp được đổi thành Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện, nghành nghề kinh doanh chủ yếu cho đến hiện nay là:
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp 35KV trở xuống
- Xây lắp các công trình đường dây và trạm đến 500KV công ty giao.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.
- Gia công kết cấu bê tông phục vụ cho nghành.
Quá trình 10 năm hình thành và phát triển xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất. Với 329 cán bộ công nhân viên, Xí nghiệp đã thi công hoàn thành các công trình đường dây 35KV, 110KV, 220KV và nhiều trạm biến áp có công suất đến 220KV trên địa bàn thành thị, đồng bằng, rừng núi, qua sông, biển., đầm lầy hầu hết các tỉnh Miến bắc từ Nghệ an, Hà tĩnh trở ra. Đặc biệt được nhà nước giao xí nghiệp xí nghiệp đã hoàn thành 51Km đường dây công trình công trình 500KV Bắc Nam.
Sau đây là một số thông tin về sản lượng và thu nhập của xí nghiệp qua các năm:
Năm
Sản lượng
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
1998
31,4 tỷ
1.200.000 đồng
1999
19,8 tỷ
1.000.000 đồng
2000
17,4 tỷ
800.000 đồng
2001
17,0 tỷ
780.000 đồng
2002(dự kiến)
22,04 tỷ
1.200.000 đồng
1.2- Đắc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp.
1.2.1- Đặc điểm tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý xí nghiệp hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc xí nghiệp là chủ doanh nghiệp đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ xí nghiệp thông qua chức năng tham mưu và giúp việc trực tiếp của Phó giám đốc, trưởng các phòng ban và trưởng của các bộ phận sản xuất.
*Ban lãnh đạo gồm:
- Giám đốc xí nghiệp điều hành và quản lý chỉ đạo mọi hành động sản xuất của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước công ty và nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phó giám đốc giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý kỹ thuật và điều hành sản xuất với chức năng, quyền hạn do giám đốc quy định, phó Giám đốc luôn đảm nhiệm chức vụ kỹ sư trưởng phù hợp với quy chế nghành nghề xây lắp cơ bản do nhà nước quy định.
- Các phòng ban xí nghiệp: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hoạt động theo chế độ trực tuyến tham mưu, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc bảo đảm lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt trong toàn xí nghiệp. Hiện nay tại bộ máy quản lý xí nghiệp được tổ chức gồm 5 phòng nghiệp vụ có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của từng phòng như sau:
- Phòng tổ chức lao động hành chính.
*Chức năng: Quản lý các khâu nhân sự, tiền lương và hành chính quản trị xí nghiệp.
* Nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nâng bậc cho công nhân theo phân cấp của xí nghiệp, xây dựng quy chế trả lương của xí nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm cho các cán bộ công nhân viên, cùng phòng kế hoạc và kỹ thuật giao khoán điều kiện thi công và thanh quyết toán tiền lương cho các đơn vị.
-Phòng tài chính kế toán:
Chức năng và nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính của xí nghiệp, tổ chức hoach toán theo đúng chế độ nhà nước và xí nghiệp quy định, tham gia ký kết và thanh toán các hợp đồng kinh tế, hoạch toán đầy đủ, đúng
chế độ các nghiệp vụ kinh tế, thanh toán cấp phát tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tổng hợp báo cáo phân tích các hoạt động kinh tế và các cơ quan tài chính liên quan khác.
-Phòng vật tư vận tải:
Chức năng nhiệm vụ: Tiếp cận vật tư của các công trình do xí nghiệp giao phóng kế hoạch ký hợp đồng thu mua vật tư, phục vụ sản xuất các xí nghiệp theo đơn lượng và đơn giá được duyệt, bảo đảm và cung cấp phát vật tư cho công trình kể cả phụ tùng sửa chữa xe máy trong toàn xí nghiệp, theo dõi hợp đòng mua bán vật tư và quyết toán vật tư các công trình, quản lý và các xe vận tải do phòng quản lý, kết hợp điều phối hoạt động vận chuyển vật tư thiết bị, giám sát hướng dẫn các công trình thu mua vật tư đối với vật tư giao cho các đội thi công thu mua. Hướng dẫn công tác nghiệp vụ về quản lý sử dụng vật tư nói chung để phục vụ công tác quản lý tài chính.
- Phòng kỹ thuật thi công.
+ Chức năng: Quản lý giám sát thi công, hướng dẫn kỹ thuật nhằm đẩm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động, quản lý kế hoạch xe máy.
. Đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Nhiệm vụ: Lập kế hoạch phương án thi công, giám sát kỹ thuật thi công và an tòan lao động, hướng dẫn áp dụng sáng kiến kỹ thuật, hội đồng kỹ thuật, sáng kiến của xí nghiệp, hướng dẫn đo đạc thiết kế dụng cụ thi công. Cùng phòng tổ chức lao động, kế hoạch xác nhận chất lượng công trình khi thanh toán lương cho các đơn vị, thực hiện các chế độ quản lý kỹ thuật và công tác nghiệp vụ về quản lý tham gia hội đồng lương của xí nghiệp.
* Mối quan hệ kinh tế giữa các phòng ban và phòng tài chính kế toán.
- Phòng tổ chức lao động- hành chính: Tính toán và khoán quỹ lương cho các đơn vị, đề nghị tạm ứng lương hàng tháng để phòng tài chính kế toán chi tiền, giải quyết đầy đủ các thủ tục khác như tính toán tổng hợp các khoản trích nộp tiền BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng và các chế độ khác.
- Phòng vật tư vận tải: Lập kế hoạch thu mua theo tiên lượng phòng kế hoạch kinh doanh lập. Phòng tài chính kế toán kiểm tra chứng từ bảo đảm hợp lệ và chi tiền.
- Phòng kế hoạch kinh doanh tổ chức nghiệm thu, lập phiếu báo giá ký kết hợp đồng xây lắp chuyển cho phòng tài chính kế toán theo dõi, hoạch toán và thu tiền.
- Phòng kỹ thuật thi công lập kế hoạch thi công, trang bị máy móc dụng cụ thi công cần thiết. Phòng tài chính kế toán thanh toán tiền và hướng dẫn thủ tục chứng từ thanh quyết toán.
1.2.2- Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Việc tổ chức sản xuất của xí nghiệp chủ yếu thực hiện ngoài trời, ở các địa hình khó khăn, phức tạp. Công việc mang tính chất lưu động, sản xuất một sản phẩm có thể bao gồm từ một đến nhiều đơn vị thi công tham gia, ngược lại một đơn vị cùng lúc có thể tham gia sản xuất từ một đến nhiều sản phẩm, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Sản phẩm hoàn thành khi nghiệm thu bàn giao và đóng điện. Hiện nay xí nghiệp tổ chức gồm 5 đơn vị thi công sau:
1- Đội thi công xây lắp điện 4A: Chuyên xây lắp đường dây và trạm, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
2- Đội thi công xây lắp điện 6A: Chuyên xây lắp các công trình đường dây và trạm.
3- Đội thi công xây lắp điện 6B: Chuyên xây lắp các công trình đường dây và trạm, gia công kết cấu bê tông.
4- Phân xưởng cơ khí: Chuyên xây lắp các công trình đường dây và trạm, gia công cơ khí, lắp ráp cửa kính khung nhôm.
5- Phân xưởng sản xuất đá: Khai thác chế biến đá tại Núi mơ và trên các tuyến phục vụ công trình và ngoài ngành.
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của xí nghiệp
Giám đốc
phó Giám đốc
khối quản lý
khối sản xuất
Phòng kế hoach kinh doanh
Phòng tổ chức lao động HC
Phòng TCKT
Phòng vật tư- vận tải
Phòng kỹ thuật thi công
Đội thi công XL điện 4A
Đội thi công XL điện
6B
Đội thi công XL điện 6A
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng sản xuất đá
1.3- Đặc điểm chung của quy trình trình công nghệ:
Công trình xây lắp máy đường dây và trạm ở xí nghiệp rất đơn giản ( kiểu thô sơ) nhưng thi công lại rất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và đòi hỏi phải tuần tự tuân theo nguyên tắc nhất định, máy móc thiết bị phục vụ thi công chủ yếu là phương tiện vận tải, vật tư vật liệu tại công trình và tuỳ từng công trình có thể có một số ca máy san, ủi, cẩu... không đáng kể. Tuy nhiên quy trình công nghệ có thể được phân thành các giai đoạn chính như sau:
- Đối với quy trình xây lắp đường dây là:
Giác móng đào đúc móng, lắp dựng cột
Hoàn thiện, nghiệm thu đóng điện và bàn giao
Lắp phụ kiện, dải căng dây
Nhận hồ sơ thiết kế và dự toán, nhận tuyến, phóng tuyến, tập két vật tư vật liệu
- Đối với quy trình lắp đặt trạm là:
Nghiệm thu đóng điện và bàn giao
Xây dựng và lắp đặt
Nhận hồ sơ thiết kế và dự toán, nhận mặt bằng, tập kết vật tư thiết bị
1.4- Một số kết quả đạt được của xí nghiệp trong những năm gần đây:
- Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả đứng đầu trong nghành xây lắp.
- Để khẳng định vai trò của một doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cho đến nay xí nghiệp đã có nhiều thay đổi không ngừng trong cơ cấu sản xuất kinh doanh. Phát huy hiệu quả sử dụng vốn và làm tăng lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng.
- Dưới đây là kết quả kinh doanh mà xí nghiệp đạt được qua các năm thể hiện mô hình kinh doanh có hiệu quả.
STT
Chỉ tiêu
Đơnvị
1997
1998
1999
1
Lợi nhuận doanh thu
đồng
130.400.000.000
205.200.000.000
225.000.000.000
2
Lợi nhuận
đồng
107.893.352
197.796.971
209.431.344
3
Nộp ngân sách
đồng
2.768.864.102
4.232.859.872
6.650.129.163
4
Thu nhập bình quân 1công nhân/1năm
đồng
6.279.685
7.050.000
9.360.000
chương ii
thực trạng công tác tính giá thành xây lắp ở
xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện
2.1- Đối tượng tập hợp chi phí của xí nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, trong đó cần xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý.
Đối tượng tập hợp trong một gới hạn nhất định. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí nhằm giúp cho việc quản lý sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành được thuận lợi và chính xác.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất của đơn vị xây lắp và do sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở đơn vị xây lắp có thể theo từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng theo theo giai đoạn công việc hoặc theo từng bộ phận thi công.
2.2- Cách tập hợp chi phí của xí nghiệp.
Thực chất tập hợp chi phí sản xuất là việc kế toán tập hợp hệ thống hoá các chi phí đã phát sinh trong quá trình hoạt động xây lắp của xí nghiệp ở từng thời kỳ nhất điịnh vào tài khoản kế toán và phân chia các chi phí đó theo khoản mục chi phí đúng đối tượng kế toán.
Kế toán tập hợp chi phí trình tự theo các bước sau:
* Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí( Chi tiết các đối tượng sử dụng)
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
* Bước 2: Cuối kỳ hạch toán kết chuyển các khoản mục( yếu tố) chi phí sản xuất các đói tượng tính giá thanhf.
* Bước 3: Tổng hợp khối lượng công tác, kết cấu công trình đã hoàn thành trong kỳ.
* Bước 4: Đánh giá khối lượng công tác, kết cấu công trình đang làm dở.
* Bước 5: Phân bố các khoản chi phí gián tiếp cho từng đối tượng tính giá thành (nếu có).
2.3- Cách tính giá thành.
Công thức tính giá thành của xí nghiệp:
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của các công trình
Chi phí sản xuất thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất thực tế khối lượng XL dở dang cuối kỳ
Tính giá thành sản phẩm là cuối cùng kết thúc một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Qua đó cũng xác định hiệu quả của công tác quản lý sản xuất, vì vậy để phục vụ cho công tác tính giá thành được tốt, kế toán phải theo dõi thật chính xác từng khoản mục chi phí có như vậy mới đảm bảo được tính đúng, tính đủ các chi phí của công trình.
Phương pháp giá thành mà xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện áp dụng là phương pháp tính giá thành thực tế.
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong quý
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu quý
Chi phí sản xuất thực tế KLXL phát sinh trong quý
Chi phí sản xuất thực tế KLXL dở dang cuối quý
Cụ thể trong quý IV/200 xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện có số liệu chi phí phát sinh được tập hợp như sau:
- Chi phí KLXL dở dang đầu quý IV( từ bảng tập hợp chi phí và giá thành quý III ở cột CPSP dở dang cuối quý III là: 625.980.555 đồng, chi phí phát sinh trong quý IV là: 1.386.675.394 đồng.
- Chi phí sản phẩm dở cuối quý ( số liệu từ bảng kê giá trị sản phẩm dở theo dự toán đến hết ngày 31/12/2000 là: 345.172.749 đồng vì vậy:
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành:
652.980.555 + 1.386.675.394 - 345.172.749 đồng
Bàn giao quý IV/2000 = 1.546.475.150 đồng
Tương tự ta có thể thực hiện tính giá thành cho tất cả các công trình theo công thức trên.
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành của tất cả các công trình trong quý
Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu quý của tất cả các công trình
Chi phí thực tế của tất cả xí nghiệp trong quý
Chi phí thực tế KL XL dở dang cuối quý của tất cả công trình
* Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý: Cụ thể số liệu lương gián tiếp tập hợp trong quý IV/2000 của xí nghiệp là: 33.612.992 đồng
- Chi phí nhân viên quản lý: 32.572.991 đồng
- Phải trả công nhân viên: 32.572.991 đồng
1.040.001 đồng
1.040.001 đồng
đ Sau đó kế toán chuyển sang chi phí SXKD dở dang.
- Chi phí SXKD dở dang: 33.612.992 đồng
- Chi phí nhân viên quản lý: 36.612.992
( Số liệu trích trong bảng tổng hợp quý IV mẫu số 10)
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp từ dưới công trình bao gồm: tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền thuê nhà.
Cụ thể chi phí dịch vụ mua ngoài của xí nghiệp quý IV/2000 được tập hợp như sau:
- Chi phí máy thuê ngoài: 56.782.500 đ
- Chi phí tiền điện: 17.076.000 đ
- Chi phí tiền điện thoại: 6.307.000 đ
Tổng cộng: 80.165.500 đ
Số liệu này, cuối quý khi kế toán đội chuyển báo cáo quyết toán quý về, kế toán nhập số liệu vào máy và máy tính xử lý theo điịnh khoản.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: 80.165.500 đ
- Chi tiết Ninh bình- Kim sơn: 80.165.500 đ
Sau đó tập hợp chi phí sang chi phí SXKD dở dang
- Chi phí SXKD dở dang: 80.165.500 đ
_ Chi phí SX chung: 80.165.500 đ
Trên cơ sở đó máy tính xử lý và ghi sổ NKC & sổ cái.
* Chi phí khác bằng tiền.
Cụ thể chi phí khác bằng tiền của công trường Ninh bình- Kim sơn.
- Chi tiếp khách: 20.976.000 đ
- Chi tiếp hành chính: 25.000.000 đ
- Chi phí công tác phí: 4.750.000 đ
Cộng: 50.726.000 đ
* Chi phí khác bằng tiền.
Cụ thể chi phí khác bằng tiển của công trường Ninh bình- Kim sơn
- Chi tiếp khách: 20.976.000 đ
- Chi tiếp hành chính: 25.000.000 đ
- Chi phí công tác phí: 4.750.000 đ
Cộng: 50.726.000 đ
* Hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí mà xí nghiệp đã bỏ ra để phục vụ máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công công trình. do đó hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công sẽ bao gồm chi phí máy các tổ, đội tiếp nhận của xí nghiệp và cả phần thuê máy của các đơn vị khác.
Do vậy kế toán tính khấu hao máy thi côngvào bảng tính khấu hao máy thi công động lực.
TSCĐ phần máy thi công động lực.
Giá trị phân bổ chi phí khấu hao MTC cuẩ xí nghiệp Kim sơn
Tổng giá trị khấu hao MTC cần phân bổ trong các kỳ hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp của công trình Kim sơn
=
X
Tổng chi phí NVL cho tất cả các CT, HMCT trong kỳ
-Tổng giá trị KMMTC : 92.790.794 đ
92.790.794
-Giá trị phân bổ CP = x 163.333.876 = 26.266.333
5.770.078.402
* Tổng hợp CPSX công trường.
Do đặc điểm của nghành xây klắp cơ bản hơn nữa các công trình lại phân tán và xí nghiệp nên xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện chỉ đến thời điểm cuối mỗi quí kế toán gửi báo cáo quyết toán quí cùng các chứng từ gốc. kế toán tổng hợp tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình và nhập số liệu vào máy.
Chi phí sản xuất tập hợp được quí IV/2000 của công trình đường dây 110KV Kim Sơn - Ninh Bình.
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 811.455.440đ.
+Chi phí nhân công trực tiếp : 163.333.876đ.
+Chi phí máy thi công : 147.381.586đ.
+Chi phí sản xuất chung : 164.504.492đ.
Tổng chi phí thực tế phát sinh trong quí IV/2000 công trình đường dây 110KV Kim sơn - Ninh Bình là :
11.455.440 + 163.333.876 + 164.504.492 + 147.381.586 = 1.286.675.394đ
Số liệu này cũng được ghi vào sổ tổng hợp và sổ nhật ký chung.
Chương III
Một số biện pháp quản lý chi phí và giá thành.
*Về công tác quản lý của xí nghiệp : Xí nghiệp vật liệu và xây dựng điện là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, địa điểm thi công rộng rãi nằm tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc.
Là một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, nhưng không phụ thuộc, không đầy đủ tư cách pháp nhân tuy nhiều mặt còn chịu sự chỉ đạo, quản lý và kế hoạch của công ty xây lắp điện I. Song xí nghiệp cũng đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khao học, hợp lý phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường, chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có uy tính trên thị trường nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơn bản chuyên nghành xây lắp các đường dây và các trạm biến áp tới 500KV. Đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và phát triển hiện nay.
Với một bộ máy quản lý quá cồng kềnh hậu quả từ thời bao cấp để lại. Tỷ lệ cán bộ quản lý chiếm đến 16 - 20% lực lượng cán bộ quản lý đông nhưng trình độ cán bộ không đồng đều, số cán bộ có bằng cấp chuyên môn ít, số cán bộ đảm nhiệm được công việc thiếu, tuy vậy với cố gắng của từng cá nhân các phòng ban chức năng vẫn làm việc có hiệu quả. Trong công việc giám sát thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất được tiến hành hợp lý khoa học bởi qua thực tiễn nhiều năm nên có nhiêù kinh nghiệm trong công việc