Thực tập, thực tế là một trong những nội dung quan trọng trong bất kỳ ngành học nào. Đối với sinh viên các ngành nói chung và sinh viên khoa hcọ Lưu trữ học và quản trị văn phòng thì thực tập thực tế năm thứ ba là cơ hội tốt để liên hệ và vận dụng những tri thức lí luận được học vào thực tiễn từ đó rút ra những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp chuyên môn của mình. Đợi thực tập thực tế này có nội dung chủ yếu là khảo sát về công tác văn phòng và công tác văn thư tại một cơ quan cụ thể. Đồng thời sinh viên được thực hànhmột số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để từ đây so sánh, nhìn nhận và đánh giá giữa lí luận được trang bị ở trường và thực tiễn ở cơ quan.
Trên cơ sở nội dung thực tập và mục đích đó chúng tôi đã chọn Liên Đoàn lao động Thành phố Hà Nội địa điểm thực tập. Với tư cách là một tổ chức xã hội thuộc tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được thành lập và hoạt động trên 70 năm. Đây là một tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý. Việc khảo sát công ác văn phòng và văn thư tại cơ quan này giúp chúng tôi được tiếp cận với một hệ thống văn bản quản lý nhà nước khá đa dạng phong phú về cả nội dung và hình thức. Hơn nữa còn cung cấp cho chúng tôi những nhận định ban đầu về hoạt động hành chính văn phòng và quản lý nhà nước ở một tổ chức chính trị xã hội khá điển hình.
Do đó, những nội dung được trình bày ở báo cáo này là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, phản ánh tương đối toàn diện về các nội dung về văn phòng về văn thư tại cơ quan thông qua việc phân tích đánh giá mang tính chất khái quát. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà mức độ khảo sát của chúng tôi còn nhiều thiếu sót
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo chúng tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảnh viên khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng cũng như của các cán bộ nhân viên trong Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình quí báu đó.
Báo cáo của chúng tôi gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung : gồm 2 chương :
Chương I: Kết quả khảo sát về công tác văn phòng, công tác văn thư - Lưu trữ tại Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội.
Chương II : Nhận xét và kiến nghị
Phần kết luận
81 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 6027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác văn phòng, công tác văn thư - Lưu trữ tại Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tập, thực tế là một trong những nội dung quan trọng trong bất kỳ ngành học nào. Đối với sinh viên các ngành nói chung và sinh viên khoa hcọ Lưu trữ học và quản trị văn phòng thì thực tập thực tế năm thứ ba là cơ hội tốt để liên hệ và vận dụng những tri thức lí luận được học vào thực tiễn từ đó rút ra những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp chuyên môn của mình. Đợi thực tập thực tế này có nội dung chủ yếu là khảo sát về công tác văn phòng và công tác văn thư tại một cơ quan cụ thể. Đồng thời sinh viên được thực hànhmột số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để từ đây so sánh, nhìn nhận và đánh giá giữa lí luận được trang bị ở trường và thực tiễn ở cơ quan.
Trên cơ sở nội dung thực tập và mục đích đó chúng tôi đã chọn Liên Đoàn lao động Thành phố Hà Nội địa điểm thực tập. Với tư cách là một tổ chức xã hội thuộc tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được thành lập và hoạt động trên 70 năm. Đây là một tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý. Việc khảo sát công ác văn phòng và văn thư tại cơ quan này giúp chúng tôi được tiếp cận với một hệ thống văn bản quản lý nhà nước khá đa dạng phong phú về cả nội dung và hình thức. Hơn nữa còn cung cấp cho chúng tôi những nhận định ban đầu về hoạt động hành chính văn phòng và quản lý nhà nước ở một tổ chức chính trị xã hội khá điển hình.
Do đó, những nội dung được trình bày ở báo cáo này là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, phản ánh tương đối toàn diện về các nội dung về văn phòng về văn thư tại cơ quan thông qua việc phân tích đánh giá mang tính chất khái quát. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà mức độ khảo sát của chúng tôi còn nhiều thiếu sót
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo chúng tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảnh viên khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng cũng như của các cán bộ nhân viên trong Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình quí báu đó.
Báo cáo của chúng tôi gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung : gồm 2 chương :
Chương I: Kết quả khảo sát về công tác văn phòng, công tác văn thư - Lưu trữ tại Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội.
Chương II : Nhận xét và kiến nghị
Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I. 1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI :
1.1 Chức năng , nhiệm vụ , cơ cấu tổ chức của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội :
* Đôi nét về tiểu sử Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội :
Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân viên chức cả nước tạo nền vững chắc cho sự hình thành và phát triển của công đoàn thủ đô. Hơn 70 năm một chặng đường Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội hay được gọi bằng một tên gắn gọn "Công đoàn thủ đô ". Hà Nội thủ đô của cả nước nơi có tổ chức công đoàn ra đời sớm và phát triển tương đối nhanh về cả mặt chất và lượng. Tiền thân từ một tổ chức quần húng sơ khai do Nguyễn Ái Quốc thnàh lập với cái tên "Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí hội ". Tiếp sau đó cùng sự phát triển của phong trào công nhân trong nước dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau " Công hội đỏ" rồi "Hội Ái hữu", "Công nhân phản đế" , "Công nhân cứu quốc". Ngày 20/7/1946 cái tên Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức ra mắt công nhân và nhân dân lao động cả nước. Từ đây thì liên hiệp công đoàn Hà Nội được thành lập ngày 31/7/1946. Chính thức thay thế cho nhiều cái tên quen thuộc trong lịch sử phong trào công nhân : "Hội công nhân cứu quốc" trước đây.
Từ năm 1989 đến nay Liên hiệp công đoàn Hà Nội được thay đổi là Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Với vai trò là một tổ chức chính trị xã hội Thủ đô được xây dựng theo đơn vị hành chính và hệ thống ngành. Với số lượng ban đàu khi còn là "công hội đỏ " thì chỉ có mấy chục hội viên . Năm 1945 với cái tên "công nhân cứu quốc "số lượng khoảng 2000 hội viên. Đến nay số lượng đoàn viên đã lên đến khoảng nửa triệu. Sự phát triển về chất cùng trình độ giác ngộ về chính trị, văn hoá, khoa học, tay nghề của đàon viên công đoàn thủ đô đã tăng lên rõ nét .
Trong suốt quá trình phát triển, hội nhập và trưởng thành từ thực tiễn bối cảnh đất nước và trên thế giới. Công đoàn thủ đô đã không ngừng phấn đấu vươn lên trở thành một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn đảm nhận vai trò đại diện cho quyền và lợi ích của đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô. Đó là sự đóng góp to lớn và hết sức quý báu cho sự nghiệp phát triển Thủ đô và cả nước. Đó không chỉ là sự đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mà còn góp sức nâng xây dựng Chủ nghĩa xã hội. LĐLĐ Hà Nội luôn luôn có sự đổi mới về hình thức và phương pháp vận động giáo dục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đây là nơi phát sinh mạnh mẽ năng lực sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của công nhân viên chức Thủ đô để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn
- Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức theo đơn vị hành chính đóng trên phạm vi địa bàn Thủ đô Hà Nội. Được thành lập hoặc giải thể do quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Hà Nội phù hợp với quy định của Luật Công đoàn. Do đó căn cứ vào Luật Công đoàn năm 1990 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003 thì Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:
Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Công đoàn.
Đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính dáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại địa bàn Hà Nội.
Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của BCH, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Nghị quyết của Công đoàn Thủ đô, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia phối hợp với các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước cùng cấp để thực hiện các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề liên quan đến đời sống việc làm, điều kiện làm việc của công nhân viên chức, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của công nhân viên chức lao động Thủ đô.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trên địa bàn Thủ đô, Công đoàn ngành để tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực thi pháp luật và chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức trong các cơ quan và doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp đóng tại Hà Nội.
Chỉ đạo các công đoàn ngành địa phương, công đoàn tổng công ty, LĐLĐ quận, huyện, thị xã (phường) thuộc địa bàn Thủ đô, Công đoàn các khu công nghiệp và cấp tương đương tại Điều 21, 22, 23 và 24 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định khá rõ.
Hướng dẫn chỉ đạo CĐCS của Công đoàn tổng Công ty thuộc TW và CĐCS trực thuộc công đoàn ngành TW đóng trên địa bàn Hà Nội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để kiểm tra, thanh tra lao động, điều tra tai nạn lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách chế độ cho người lao động.
Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho công nhân viên chức, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tổ chức quản lý nhà văn hoá công nhân, các trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Đồng thời qui hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Thành uỷ Hà Nội và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Hướng dẫn chỉ đạo Đại hội công đoàn cấp dưới, xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Các ban, đơn vị bộ phận trong Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội có chức năng nhiệm vụ tham mưu, nghiên cứu đề xuất các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác và các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ; xây dựng các văn bản dự thảo cho Ban thường vụ: chỉ thị, Nghị quyết, Thông tri, Quyết định, Đề án, Chương trình kế hoạch, báo cáo định kỳ và báo cáo sơ kết, tổng kết. Đồng thời hướng dẫn theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết, chương trình công tác của BTV, BCH đến công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc về phong trào công nhân lao động.
* Cơ cấu tổ chức của Văn phòng
Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội là cơ quan chỉ đạo ở tầm trung cấp trên trực tiếp quản lý là Tổng LĐLĐ Việt Nam. hiện nay Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội chỉ đạo 31 công đoàn quận, huyện, ngành, cấp trên cơ sở và quản lý 2.315 công đoàn cơ sở. Cơ cấu tổ chức của LĐLĐ từ trên xuống đầu tiên bộ phận lãnh đạo, BCH sau đó Ban thường vụ và dưới là thường trực Liên đoàn. Tiếp đó là khối các Ban và đơn vị trực thuộc. Cụ thể.
Các ban: Văn phòng, Ban tài chính, Ban tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban nữ công, Ban chính sách kinh tế xã hội, Uỷ ban kiểm tra, Ban bảo hộ lao động, Trung tâm tư vấn pháp luật.
Đơn vị trực thuộc: Báo Lao động thủ đô, Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Công ty TNHH Du lịch Công đoàn, Trung tâm dịch vụ việc làm Công đoàn Hà Nội, Trường đào tạo cán bộ Công đoàn, Công ty Kinh Đô (sơ đồ kèm theo tại phụ lục 2).
Các ban và đơn vị trực thuộc có chức năng tham mưu giúp việc cho BTV và BCH trong việc chỉ đạo tổ chức hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Đứng đầu cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất là Chủ tịch Liên đoàn. Đồng thời là người đứng dầu BCH cơ quan, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của cơ quan thường trực và cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội.
Các phó chủ tịch giúp việc cho chủ tịch, thực hiện nhiệm vụ chủ tịch phân công. Phó chủ tịch thường trực có trách nhiệm thay mặt chủ tịch khi vắng, điều hành công việc hàng ngày của cơ quan khi được uỷ nhiệm của Chủ tịch. Nghiên cứu đề xuất với Chủ tịch và Ban thường vụ chủ trương biện pháp tổ chức chỉ đoạ thực hiện có hiệu quả mặt công tác được giao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng
* Vị trí của văn phòng:
Văn phòng là một bộ phận trong bộ máy giúp việc cho Ban thường vụ, là đầu mối liên lạc giữa các bộ phận trong cơ quan với các cấp trong hệ thống công đoàn, với cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thuộc thành phố Hà Nội.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng:
Căn cứ vào Quy chế làm việc được ban hành kèm theo Quyết định số 556/QĐ-LĐLĐ ngày 27/8/1995 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn văn phòng như sau:
Văn phòng có chức năng tổ chức phục vụ các hoạt động chung của Ban thường vụ, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thường xuyên và đảm bảo tính thống nhất về mặt hành chính trong hoạt động tổ chức công đoàn Thủ đô.
Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng là tham mưu tổng hợp và hành chính quản trị. Cụ thể:
Nghiên cứu các văn bản của Trung ương và Thành phố, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của Đảng và các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để đề xuất với Thường vụ, thường trực kế hoạch vận dụng.
Theo dõi, nắm tình hình, đôn đốc các cấp công đoàn tổ chức thực hiện Nghị quyết của BCH, BTV. Nghiên cứu tổng hợp phân tích xử lý thông tin về tình hình hoạt động các cấp công đoàn, đề xuất ý kiến chỉ đạo điều hành thường trực Liên đoàn và có trách nhiệm phân công cán bộ phụ trách công việc cụ thể.
Tổng hợp các số liệu thống kê, dự thảo, chỉnh sửa các loại văn bản, báo cáo định kỳ và đột xuất.
Duy trì nề nếp điều hành công việc hàng ngày, phối hợp với các ban trong việc chuẩn bị nội dung tổ chức cuộc họp hội nghị sơ kết, tổng kết, phổ biến nghị quyết, triển khai kế hoạch thực hiện công tác giúp cho Thường trực Công đoàn.
Văn phòng chịu trách nhiệm quản lý các bản thảo, tài liệu của các ban, các đơn vị trực thuộc đưa in ấn đánh máy. Văn phòng tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra chỉnh lý và trình thường trực phụ trách ký văn bản liên quan đến mảng công việc của mình, bản thảo chuyển cho Chánh hoặc Phó văn phòng 5 ngày trước khi sử dụng.
Về mặt quản trị hành chính thì văn phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý công văn giấy tờ đi và đến đảm bảo kịp thời, chính xác và đảm bảo giữ gìn bí mật; quản lý công văn đi (kiểm tra thể thức, đăng ký và làm thủ tục gửi đi); lập hồ sơ và lưu trữ văn bản; cấp phát giấy tờ có liên quan đến giải quyết công việc của cơ quan, quản lý và sử dụng con dấu; quản lý sử dụng điện thoại, điện báo; quản lý sử dụng ôtô; đảm bảo trật tự an ninh cho cơ quan; chăm sóc thăm hỏi sức khoẻ cán bộ nhân viên trong cơ quan; bố trí phòng họp và tổ chức cuộc họp; phục vụ hội nghị hội thảo tại cơ quan hoặc địa điểm khác theo lịch công tác tuần và đăng ký của các ban.
* Cơ cấu tổ chức của Văn phòng:
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng có hiệu quả thì một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên là có đội ngũ cán bộ có trình độ, có sự phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ văn phòng vẫn có bộ máy được tổ chức chặt chẽ để tiến hành mọi hoạt động theo đúng nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức của văn phòng (sơ đồ phụ lục 2)
Thành phần đội ngũ cán bộ văn phòng gồm một chánh văn phòng, hai phó văn phòng (một phó văn phòng tổng hợp, một phó văn phòng hành chính - quản trị) và các cán bộ chuyên viên trong văn phòng.
- Chuyên viên tổng hợp Cán bộ thường trực
- Chuyên viên văn thư - lưu trữ Cán bộ hành chính tạp vụ
- Chuyên viên công nghệ thông tin Cán bộ cấp dưỡng
- Cán bộ đội xe Nhân viên tiếp tân.
Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước thường vụ, BCH về chỉ đạo điều hành các mặt công tác của văn phòng theo chức năng nhiệm vụ đã quy định.
Phó văn phòng tổng hợp giúp chánh văn phòng điều hành phân công nhiệm vụ cho cán bộ; phối hợp các ban, công đoàn cấp trên cơ sở thu thập thông tin; chuẩn bị báo cáo định kỳ; tổng hợp và phản ánh công tác tuần, lịch tuần trình lên Chánh văn phòng và Thường trực xem xét.
Phó văn phòng quản trị - hành chính tham mưu giúp việc cho chánh văn phòng phụ trách điều hành công tác quản trị và phục vụ công tác đối ngoại.
* Quan hệ giữa văn phòng với các phòng ban liên quan:
- Quan hệ với Thường trực và Công đoàn thì văn phòng sẽ:
+ Giúp Thường trực và công đoàn trong việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đại hội công nhân viên chức của các đơn vị, hội nghị dân chủ các ban ngành và hội nghị dân chủ cơ quan.
+ Giúp Thường trực và công đoàn cơ quan theo dõi, tập hợp kết quả bình xét thi đua tập thể, cá nhân hàng tháng, quí, 6 tháng.
+ Tham mưu cho lãnh đạo và phối hợp Công đoàn chăm lo đời sống tổ chức thăm hỏi cán bộ nhân viên cơ quan khi ốm đau, hiếu, hỉ, quản lý các khu tập thể.
- Quan hệ với các Ban và đơn vị thường trực:
+ Văn phòng có trách nhiệm thông tin liên lạc thường xuyên với các ban, đơn vị với thường trực, Ban thường vụ và BCH trong việc bố trí sắp xếp lịch làm việc. Báo cáo và thông báo các kết luận, nghị quyết v những vấn đề liên quan đến các ban và công việc của từng đơn vị thực hiện.
+ Văn phòng có quan hệ phối hợp thống nhất trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực (triển khai công việc, hướng dẫn biện pháp tổ chức thực hiện đối với các cấp của Công đoàn và phong trào công nhân lao động.
- Quan hệ làm việc với chi bộ, tổ công đoàn văn phòng:
+ Văn phòng với chi bộ Đảng là quan hệ phối hợp động viên thông qua Đảng viên làm tốt công tác chính trị, tut, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do Thường trực giao phó.
- Quan hệ giữa văn phòng với công đoàn quận, huyện, ngành:
+ Văn phòng là cầu nối giữa BTV, BCH với các ban khác trong LĐLĐ, với Công đoàn cấp trên cơ sở và Công đoàn cấp dưới cơ sở để triển khai chương trình, Nghị quyết, Chỉ thị công tác của cấp trên. Giúp các cấp Công đoàn vận dụng và cụ thể hoá để tổ chức thực hiện công tác xây dựng đội ngũ công nhân và xây dựng tổ chức công đoàn.
+ Văn phòng là đầu mối thông tin duy trì thông tin hai chiều thường xuyên từ cơ sở đến thành phố và ngược lại giúp BTV, BCH, Thường trực và các phòng, ban, đơn vị có điều kiện xử lý giải quyết công việc kịp thời có hiệu quả.
I.2. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Công tác quản trị hành chính văn phòng
* Mô hình tổ chức nơi làm việc của văn phòng:
- Văn phòng đặt trong trụ sở làm việc của LĐLĐ Hà Nội tại 51 Lý Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Văn phòng được bố trí theo phong cách truyền thống (khép kín) được nhà kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sau khi LĐLĐ tiếp quản, cho sửa chữa lại và bố trí các phòng, ban, đơn vị theo mặt bằng hiện tại có sẵn.
- Ưu điểm lớn nhất là tạo sự yên lặng cho cán bộ cơ quan trong và ngoài giờ làm việc. Bên cạnh đó cách bố trí này đòi hỏi tính tự giác cao của người cán bộ trong công việc của mình. Vì không thể kiểm tra thường xuyên, giám sát công việc cho từng cán bộ được. Có thể dẫn đến tình trạng trốn việc, bỏ bê công việc của cán bộ. ảnh hưởng tới công việc chung của cơ quan.
- Việc bố trí các phòng ban chưa hợp lý do đó cán bộ khi cần trao đổi công việc với nhau mất nhiều thời gian. Do lối kiến trúc hiện có chưa phù hợp về mặt không gian, thời gian, các phòng ban chưa liên hoàn vị trí cách xa nhau.
Với mặt bằng cơ quan hạn chế thì việc bố trí các phòng ban hiện tại cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc và cán bộ trong cơ quan.
* Tình hình đội ngũ cán bộ trong văn phòng:
- Số lượng: Văn phòng LĐLĐ Thành phố Hà Nội hiện cso 17 cán bộ chiếm 29,31% tổng số cán bộ trong cơ quan. Trong đó có cán bộ biên chế, tập sự và cán bộ hợp đồng.
- Độ tuổi cán bộ từ 24 đến 57. Trong đó 12 cán bộ nam chiếm 70,59% tổng số cán bộ trong văn phòng và 5 cán bộ nữ chiếm 29,41% cán bộ trong văn phòng. Cán bộ nam giấp 2,4 lần cán bộ nữ.
- Trình độ cán bộ trong văn phòng: không đồng đều. Cụ thể:
+ Trình độ thạc sĩ có 1 cán bộ (chuyên viên tổng hợp)
+ Trình độ đại học có 4 cán bộ (2 cán bộ lãnh đạo, 1 chuyên viên công nghệ thông tin, 1 chuyên viên văn thư - lưu trữ).
Các cán bộ này được đào tạo từ nhiều chuyên môn khác nhau kinh tế, lịch sử, văn học, công nghệ thông tin, báo chí, công đoàn, lưu trữ học và quản trị văn phòng.
+ Trình độ trung cấp có 2 cán bộ: tạp vụ, lái xe.
+ Trình độ dưới trung cấp chủ yếu là cán bộ thuyên chuyển công tác các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác về tạp vụ và bảo vệ thì công việc không đỏi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Ngoài ra, LĐLĐ khá quan tâm công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ của cơ quan. Hàng năm, phân bổ kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ. Thực hiện hình thức tuyển dụng theo đúng quy định của Nhà nước. LĐLĐ đựat quan hệ với các trường đào tạo Đại học Công đoàn, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn...
Cử cán bộ tham gia lớp học ngắn hạn, dài hạn, tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm, động viên khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới.
* Tổ chức lao động khoa học trong văn phòng:
- Phân công lao động khoa học trong văn phòng: tại LĐLĐ các đồng chí lãnh đạo văn phòng đều đã tốt nghiệp đại học và có thâm niên công tác trong công đoàn nên vốn kinh nghiệm dày dạn và phong phú.
+ Đồng chí Chánh văn phòng là cử nhân Đại học kinh tế quốc dân và Phân viện Báo chí Tuyên truyền tuy không đúng ngành nghề chuyên môn đào tạo nhưng đồng chí có 20 năm kinh nghiệm trong quản lý. Nhiệm vụ là chuyên phụ trách tổng hợp, soạn thảo văn bản, kiểm tra thể thức và nội dung văn bản. Xây dựng và chuẩn bị nội dung chương trình, kế hoạch công tác và văn bản quản lý của Thường trực BTV, BCH. Có thẩm quyền ký các báo cáo định kỳ và đột xuất ngoài ra ký các văn bản hành chính khác được ủy quyền của thường trực.
+ Ph