Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trịkinh tếcao. Ởnước
ta trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng lạc đã tăng hơn trước kia, nhưng
so với thếgiới vẫn còn ởmức thấp. Một trong những nhân tốchính có ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng hạt lạc là khô hạn. Đểhạn chế ảnh hưởng của hạn tới năng suất cây trồng nói
chung, cây lạc nói riêng, ngoài các biện pháp tưới tiêu hợp lý cần sửdụng các giống có khảnăng
chịu hạn cao, đặc biệt ởnhững vùng đất không chủ động nước. Vì vậy, nghiên cứu khảnăng
chịu hạn của các giống lạc là rất cần thiết. Cho đến nay đã có một sốcông trình nghiên cứu vềkhả
năng chịu hạn của cây lạc ởcác giai đoạn và mức độkhác nhau [3], [5], [6], [7]. Trong bài báo này
chúng tôi trình bày các kết quảnghiên cứu vềkhảnăng chịu hạn của một sốgiống lạc thông qua
phân tích một sốchỉtiêu hóa sinh ởgiai đoạn nảy mầm, làm cơsởcho việc tuyển chọn giống lạc
chịu hạn làm vật liệu chọn giống
8 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đặc điểm phản ứng của các giống lạc l24, l23, l08, ltb, lcb, lbk trong điều kiện hạn sinh lý ở giai đoạn hạt nảy mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
97
ĐẶC ĐIỂM PHẢN ỨNG CỦA CÁC GIỐNG LẠC L24, L23, L08, LTB,
LCB, LBK TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN SINH LÝ Ở GIAI ĐOẠN HẠT NẢY MẦM
Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thu Giang (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)
Chu Hoàng Mậu (Đại học Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Ở nước
ta trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng lạc đã tăng hơn trước kia, nhưng
so với thế giới vẫn còn ở mức thấp. Một trong những nhân tố chính có ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng hạt lạc là khô hạn. Để hạn chế ảnh hưởng của hạn tới năng suất cây trồng nói
chung, cây lạc nói riêng, ngoài các biện pháp tưới tiêu hợp lý cần sử dụng các giống có khả năng
chịu hạn cao, đặc biệt ở những vùng đất không chủ động nước. Vì vậy, nghiên cứu khả năng
chịu hạn của các giống lạc là rất cần thiết. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về khả
năng chịu hạn của cây lạc ở các giai đoạn và mức độ khác nhau [3], [5], [6], [7]. Trong bài báo này
chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu về khả năng chịu hạn của một số giống lạc thông qua
phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh ở giai đoạn nảy mầm, làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống lạc
chịu hạn làm vật liệu chọn giống.
2. Vật liệu và phương pháp
- Vật liệu nghiên cứu là hạt của các giống lạc: L24, L23, L08 (Trung tâm NC và Phát
triển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và cây thực phNm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam cung cấp); LBK (Sở NN&PTNT Bắc Kạn cung cấp); LTB
(Sở NN&PTNT Thái Bình
cung cấp); LCB (Sở NN&PTNT Cao Bằng cung cấp).
- ChuNn bị mẫu: Hạt lạc sau khi bóc vỏ gỗ được ngâm nước 2 tiếng, sau đó ủ Nm bằng
dung dịch MS pha loãng 10 lần chứa sorbitol 5%. Hạt nảy mầm sau các khoảng thời gian ủ
1ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 9 ngày được lấy để xác định hoạt độ của amylase và hàm lượng
đường tan, hoạt độ enzyme protease và hàm lượng protein tan. Đối chứng là hạt lạc được ủ bằng
dung dịch MS pha loãng 10 lần không chứa sorbitol.
- Xác định hoạt độ của α- amylase theo phương pháp Heinkel được mô tả trong tài liệu
của Nguyễn Lân Dũng (1979) [2].
- Xác định hàm lượng đường tan theo phương pháp vi phân tích được mô tả trong tài liệu
của Phạm Thị Trân Châu và CS (1998) [1].
- Xác định hoạt độ của protease theo phương pháp Anson cải tiến theo mô tả của Nguyễn
Văn Mùi (2001) [4].
- Hàm lượng protein tan xác định theo phương pháp Lowry được mô tả trong tài liệu của
Phạm Thị Trân Châu và CS (1998) [1].
- Xác định hệ số khác nhau và phân nhóm các giống lạc thực hiện theo chương trình
NTSYSpc 2.02i.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Ảnh hưởng của sorbitol 5% đến ho¹t ®é cña α - amylase và hàm lượng đường tan
Kết quả phân tích sự biến động của hoạt độ của α - amylase ở giai đoạn hạt nảy mầm khi
xử lý dung dịch sorbitol 5% được trình bày ở bảng 1. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, hoạt độ của α -
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
98
amylase trong giai đoạn hạt nảy mầm sau khi bị xử lý bởi sorbitol 5% biểu hiện khác nhau giữa
các giống lạc và giữa các ngày tuổi. Xu hướng chung của sự biến động này là hoạt độ của α -
amylase tăng từ giai đoạn 1 ngày tuổi và cao nhất ở 7 ngày tuổi sau đó giảm dần ở 9 ngày tuổi.
Trong đó giống L24 có hoạt độ của α-amylase cao nhất so với các giống còn lại. Ở các giai
đoạn 1, 3, 5, 7, 9 ngày tuổi giống L24 có hoạt độ enzyme tương ứng là 0,45 ĐVHĐ/mg, 1,02
ĐVHĐ/mg, 2,13 ĐVHĐ/mg, 2,64 ĐVHĐ/mg, 1,82 ĐVHĐ/mg và thấp nhất là giống L08.
Bảng 1. Hoạt độ của α - amylase trong các giai đoạn hạt nảy mầm khi xử lý bởi sorbitol 5%
Giống Hoạt độ của α- amylase (ĐVHĐ/mg hạt nảy mầm) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
L24 ðC 0,41±0,04 0,79±0,11 1,62±0,04 1,78±0,04 1,52±0,06
TN 0,45±0,04 1,02±0,24 2,13±0,04 2,64±0,05 1,82 ±0,09
% so ðC 109,75 129,11 131,48 148,31 119,73
LCB ðC 0,39±0,05 0,46±0,04 1,56±0,03 1,76±0,03 1,41±0,10
TN 0,44±0,12 0,58±0,16 2,06±0,03 2,41±0,03 1,67±0,13
% so ðC 112,82 126,08 132,05 136,93 118,43
L23 ðC 0,38 ± 0,01 0,71±0,11 1,42±0,02 1,62±0,02 1,58±0,05
TN 0,41±0,03 0,93±0,06 1,88±0,03 2,21± 0,03 1,76±0,11
% so ðC 107,89 130,99 132,39 136,42 111,39
LBK ðC 0,33±0,12 0,52±0,12 1,31±0,04 1,42±0,03 1,30±0,08
TN 0,41±0,13 0,63±0,04 1,65±0,05 1,87±0,04 1,65±0,12
% so ðC 124,24 121,15 125,95 131,69 126,92
LTB ðC 0,32±0,01 0,48±0,22 1,15±0,04 1,36±0,02 1,09±0,09
TN 0,39±0,01 0,59±0,03 1,47±0,04 1,79±0,03 1,38±0,06
% so ðC 121,89 122,92 127,83 131,62 126,61
L08
ðC 0,32±0,01 0,41±0,09 1,02±0,04 1,35±0,19 0,73±0,03
TN 0,39±0,07 0,52±0,02 1,31± 0,04 1,77 ± 0,07 0,94±0,07
% so ðC 121,87 126,83 128,43 131,11 128,77
Kết quả phân tích ở bảng 1 đã chứng tỏ sorbitol 5% ảnh hưởng đến hoạt độ của α -
amylase ở giai đoạn hạt nảy mầm của các giống lạc. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu
công bố trước đây [5], [6], [7].
Đường tan trong tế bào có vai trò trong việc điều chỉnh áp suất thNm thấu trong dịch bào
khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Vì vậy, khảo sát hàm lượng đường tan ở giai đoạn hạt nảy
mầm để tìm mối liên quan với khả năng chịu hạn của lạc là rất cần thiết. Kết quả xác định hàm
lượng đường tan trong giai đoạn hạt nảy mầm được trình bày ở bảng 2.
Kết quả bảng 2 cho thấy, ở cả mẫu thí nghiệm và đối chứng hàm lượng đường tan đều
tăng ở giai đoạn hạt nNy mầm 1 ngày tuổi và tăng cao nhất ở giai đoạn 7 ngày tuổi, bắt đầu giảm
ở giai đoạn 9 ngày tuổi. Sự biến động hàm lượng đường tan ở các giống lạc có sự khác nhau.
Hàm lượng đường ở các mẫu xử lý hạn luôn cao hơn so với đối chứng. Ở giai đoạn 7 ngày tuổi,
giống L24 hàm lượng đường tan cao nhất (đạt 7,99%, tăng 32,94% so với đối chứng), giống L08
có hàm lượng đường tan thấp nhất (đạt 5,29% tăng 28,40% so với đối chứng). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi về hàm lượng đường tan trong giai đoạn nảy mầm của các giống lạc có xử lý
bởi sorbitol 5% phù hợp với những nhận định trước đây về tăng áp suất thNm thấu của tế bào
thông qua các phân tử đường tan làm tăng khả năng chịu hạn [3], [5], [6], [7], [8].
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
99
Bảng 2. Hàm lượng đường tan của các giống nghiên cứu ở giai đoạn nảy mầm
Giống Hàm lượng đường tan (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
L24
ðC 2,95±0,29 3,98±0,32 5,79±0,13 6,01±0,25 4,12±0,05
TN 3,29 ±0,08 4,56±0,17 7,61±0,06 7,99±0,11 4,54±0,21
% so ðC 111,53 114,57 131,43 132,94 110,19
LCB
ðC 2,60±0,14 3,76±0,26 5,41±0,25 5,46±0,28 4,02±0,25
TN 2,75±0,16 4,25±0,39 6,34±0,14 6,68±0,09 4,35±0,33
% so ðC 105,76 113,03 117,19 122,34 108,20
L23
ðC 2,53±0,02 4,01±0,45 5,52±0,12 5,63±0,29 3,96±0,28
TN 2,63±0,24 4,24±0,21 6,26±0,32 6,54±0,23 4,36±0,31
% so ðC 103,95 105,73 113,41 116,16 110,10
LBK
ðC 2,33±0,30 3,83±0,11 4,71±0,16 4,25±0,23 3,49±0,12
TN 2,49±0,21 4,18±0,34 5,16±0,37 5,43±0,17 3,62±0,13
% so ðC 106,87 109,14 109,55 127,76 103,72
LTB
ðC 2,16±0,11 3,41±0,36 4,01±0,26 4,18±0,06 3,34±0,26
TN 2,48±0,26 4,08±0,06 4,82±0,10 5,31±0,15 3,50±0,16
% so ðC 114,81 119,65 120,20 127,03 104,79
L08
ðC 2,15±0,24 3,12±0,17 3,68±0,26 4,12±0,09 3,13±0,26
TN 2,45±0,09 3,68±0,32 4,54±0,32 5,29±0,02 3,49±0,23
% so ðC 113,95 117,62 123,37 128,40 111,50
Chúng tôi tiếp tục khảo sát mối tương quan giữa hoạt độ của α - amylase và hàm lượng
đường tan, kết quả phân tích thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Tương quan giữa hoạt độ của α - amylase và hàm lượng đường ở giai đoạn hạt nảy mầm
Giống Phương trình hồi quy Hệ số tương quan (R)
L24 Y = 1,88X+1,65 0,96
LCB Y = 1,42X+2,64 0,90
L23 Y = 1,84X+1,86 0,89
LBK Y= 1,12X+2,50 0,87
LTB Y= 1,09X+ 2,50 0,83
L08 Y= 1,65X+1,95 0,92
Kết quả bảng 3 cho thấy, hệ số tương quan (R) của các giống lạc đều trong khoảng 0,83≤
R≤ 0,96. Điều này chứng tỏ hàm lượng đường tan và hoạt độ của α - amylase có tương quan
chặt chẽ và liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã
cho thấy hàm lượng đường tan phụ thuộc tuyến tính vào hoạt độ của α - amylase. Hoạt độ của
enzyme α - amylase càng cao thì hàm lượng đường tan được hình thành do quá trình phân giải
tinh bột càng lớn, cung cấp cho quá trình này mầm của hạt, sự sinh trưởng của mầm cũng như
điều chỉnh áp suất thNm thấu của tế bào trong điều kiện cực đoan. Có thể xếp theo thứ tự giảm
dần hoạt độ enzyme α - amylase và hàm lượng đường tan giữa các giống như sau: L24> LBK>
L23 > LCB> LTB> L08.
2. Ảnh hưởng của sorbitol 5% đến hoạt độ của protease và hàm lượng protein
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sorbitol 5% đến hoạt độ của protease ở giai đoạn hat
nảy mầm được trình bày ở bảng 4.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
100
Bảng 4. Hoạt độ của protease trong các giai đoạn hạt nảy mầm khi xử lý sorbitol 5%
Giống
Hoạt ñộ enzyme protease (ðVHð/ mg hạt nảy mầm)
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
L24
ðC 0,45±0,01 0,56±0,01 0,61±0,01 0,68±0,06 0,65±0,09
TN 0,54±0,06 0,64±0,20 0,80±0,02 0,85±0,12 0,80±0,06
% so ðC 120,00 114,28 131,14 125,00 123,08
LCB
ðC 0,42±0,09 0,55±0,02 0,59±0,07 0,65±0,12 0,62±0,07
TN 0,48±0,06 0,59±0,08 0,74±0,02 0,83±0,05 0,78±0,09
% so ðC 106,67 107,27 125,42 127,69 125,80
L23
ðC 0,41±0,07 0,53±0,40 0,57±0,05 0,62±0,07 0,61±0,05
TN 0,50±0,03 0,56±0,04 0,70±0,05 0,81±0,09 0,72±0,07
% so ðC 121,95 105,66 122,80 130,65 118,03
LBK
ðC 0,36±0,05 0,41±0,26 0,51±0,03 0,59±0,10 0,48±0,03
TN 0,42±0,06 0,48±0,08 0,66±0,09 0,77±0,04 0,67±0,12
% so ðC 116,67 117,07 129,41 130,51 125,00
LTB
ðC 0,33±0,03 0,38±0,11 0,45±0,01 0,51±0,12 0,46±0,09
TN 0,39±0,06 0,46±0,02 0,59±0,06 0,71±0,04 0,62±0,03
% so ðC 118,18 121,05 131,11 139,22 134,78
L08
ðC 0,29±0,06 0,41±0,27 0,46±0,10 0,47±0,10 0,43±0,05
TN 0,33±0,06 0,47±0,05 0,55±0,09 0,61±0,12 0,52±0,01
% so ĐC 113,79 114,63 119,57 129,79 120,93
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, hoạt độ của protease của các giống lạc biểu hiện rất khác
nhau, dao động từ 0,33 ĐVHĐ/mg đến 0,98 ĐVHĐ/mg. Trong đó, giống L24 có hoạt độ của
protease cao nhất đạt 0,98 ĐVHĐ/mg, thấp nhất là giống L08 0,61ĐVHĐ/mg, cùng ở giai đoạn
7 ngày tuổi. Tương tự như sự biến đổi hoạt độ của amylase, hoạt độ của protease ở mẫu thí
nghiệm luôn cao hơn đối chứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nhận
định của các tác giả trước đây khi nghiên cứu về ảnh hưởng của hạn sinh lý đến hoạt độ của
protease [6], [7], [8].
Kết quả phân tích ảnh hưởng của sorbitol 5% đến hàm lượng protein ở giai đoạn hạt nảy
mầm được trình bày ở bảng 5.
Hàm lượng protein trong hạt nảy mầm của các giống lạc tăng mạnh từ giai đoạn 3 ngày
tuổi và đạt cao nhất ở giai đoạn 7 ngày tuổi, đến 9 ngày tuổi hàm lượng protein bắt đầu giảm. Ở
tất cả các giống nghiên cứu, mẫu thí nghiệm luôn cao hơn mẫu đối chứng. Cụ thể, hàm lượng
protein của giống L24 ở giai đoạn 1 ngày tuổi chỉ đạt 16,51%, đến giai đoạn 5 ngày tuổi đạt
22,34%, tiếp tục tăng đến giai đoạn 7 ngày tuổi đạt 28,79% và giảm xuống chỉ còn 26,33% khi ở
giai đoạn 9 ngày tuổi. Trong đó giống L24 có hàm lượng protein cao nhất đạt 28,79% (tăng so
với ĐC 43,31%), thấp nhất là giống L08 đạt 22,61% (tăng so với ĐC 39,48%) cùng ở giai đoạn 7
ngày tuổi. Tuy vậy, khi xử lý hạn bằng dung dịch sorbitol 5% thì hàm lượng protein tan cũng chỉ
đạt đến giới hạn nhất định tùy thuộc vào khả năng chịu hạn của giống.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
101
Bảng 5. Hàm lượng protein tan của các giống nghiên cứu ở giai đoạn nảy mầm
Giống
Hàm lượng protein tan (%)
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
L24
ĐC 13,28±0,26 14,04±0,16 16,08±0,19 20,09±0,17 19,07±0,42
TN 16,51±0,23 18,04±0,12 22,34±0,15 28,79±0,25 26,33±0,47
% so ĐC 124,32 128,49 138,93 143,31 138,07
LCB
ĐC 12,60±0,15 14,01±0,21 16,20±0,31 19,52±0,28 18,90±0,28
TN 15,66±0,28 17,96±0,48 21,47±0,02 27,30±0,16 25,65±0,13
% so ĐC 124,28 127,92 132,53 139,86 135,71
L23
ĐC 12,34±0,12 13,37±0,46 15,82±0,25 19,62±0,11 18,71±0,16
TN 15,28±0,06 17,42±0,33 21,23±0,11 27,07±0,19 25,34±0,18
% so ĐC 123,82 130,29 134,19 137,97 135,44
LBK
ĐC 11,28±0,18 13,14±0,25 15,12±0,37 19,50±0,37 19,20±0,25
TN 14,71±0,03 17,30±0,41 19,81±0,01 26,80±0,18 23,60±0,14
% so ĐC 130,41 131,65 131,02 137,40 122,91
LTB
ĐC 10,40±0,04 12,62±0,29 14,22±0,31 18,05±0,10 18,60±0,17
TN 13,20±0,15 16,80±0,36 19,01±0,40 24,95±0,04 22,80±0,49
% so ĐC 126,92 133,12 133,68 138,22 122,58
L08
§C 11,25±0,09 11,48±0,09 13,42±0,15 16,21±0,24 15,53±0,23
TN 13,28±0,35 15,21±0,25 18,25±0,18 22,61±0,17 21,07±0,12
% so ĐC 122,67 132,49 135,89 139,48 135,67
Về mối tương quan giữa hoạt độ của protease và hàm lượng protein tan, kết quả ở bảng 6
cho thấy, hàm lượng protein phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt độ của protease với hệ số tương quan dao
động từ 0,81 đến 0,99. Hoạt độ của protease càng cao thì quá trình phân giải protein dự trữ càng lớn,
cung cấp nguyên liệu cho quá trình nảy mầm của hạt cũng như điều chỉnh áp suất thNm thấu của tế
bào trong điều kiện cực đoan. Có thể xếp theo thứ tự giảm dần hoạt độ enzyme protease và hàm
lượng protein tan giữa các giống như sau: L24> LBK> L23 > LCB> LTB> L08.
Bảng 6. Tương quan giữa hoạt độ của protease và hàm lượng protein ở giai đoạn hạt nảy mầm
Giống Phương trình hồi quy Hệ số tương quan (R)
L24 Y = 30.93X- 4,18 0,99
LCB Y = 24,5X+ 5,04 0,81
L23 Y = 37,4X- 3,79 0,92
LBK Y= 25,5X+ 4,52 0,93
LTB Y=24,0X+ 5,63 0,92
L08 Y= 19,9X+ 6,90 0,97
3. Phân nhóm các giống lạc dựa trên sự phản ứng ở giai đoạn hạt nảy mầm
Trên cơ sở phân tích sự phản ứng của 6 giống lạc nghiên cứu ở giai đoạn hạt nảy mầm
trong điều kiện hạn sinh lý, căn cứ vào 20 tính trạng chúng tôi đã xác định hệ số khác nhau và
sơ đồ mô tả phân nhóm của các giống lạc nghiên cứu.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
102
Bảng 7 và hình 1 trình bày hệ số khác nhau giữa các cặp giống lạc và sơ đồ hình cây
phân nhóm 6 giống lạc trong điều kiện không xử lý bởi sorbitol 5%.
Bảng 7. Hệ số khác nhau giữa các giống lạc trong điều kiện bình thường (%)
L24 LCB L23 LBK LTB L08
L24 0,00
LCB 3,42 0,00
L23 2,44 2,55 0,00
LBK 2,41 1,58 1,48 0,00
LTB 3,34 2,21 2,33 3,11 0,00
L08 1,27 9,39 1,39 2,42 2,83 0.00
Bảng 7 cho thầy cặp giống có hệ số khác nhau cao nhất là L08 – LCB (9,39), thấp nhất
là L08 – L24 (1,27). Từ sự phân tích hệ số khác nhau căn cứ vào sự biểu hiện của 20 tính trạng
sơ đồ hình 1 đã cho thấy 6 giống lạc chia làm 2 nhóm chính. Nhóm chính thứ nhất gồm 2 giống
LTB và LBK; nhóm chính thứ hai chia làm 2 nhóm phụ, gồm các giống L08, LCB, L23, L24.
Hai giống L24 và L23 có hệ số khác nhau nhỏ nhất được xếp thành một nhóm.
Hình 1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các giống lạc dựa trên sự biểu hiện của 20 tính trạng
Bảng 8 và hình 2 trình bày hệ số khác nhau giữa các cặp giống lạc và sơ đồ hình cây
phân nhóm 6 giống lạc trong điều kiện hạn sinh lý, xử lý bởi sorbitol 5%.
Bảng 8. Hệ số khác nhau giữa các giống lạc trong điều kiện hạn sinh lý, xử lý bởi sorbitol (%)
L24 LCB L23 LBK LTB L08
L24 0,00
LCB 5,73 0,00
L23 5,42 7,01 0,00
LBK 1,94 8,21 8,16 0,00
LTB 2,16 7,85 8,02 3,08 0,00
L08 1,46 4,20 5,20 7,13 6,26 0.00
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
103
Bảng 8 cho thấy 2 giống L08 và L24 có hệ số khác nhau thấp nhất (1,46), 2 giống LBK
và LCB có hệ số khác nhau cao nhất (8,21). Hình 2 trình bày khoảng cách giữa các giống lạc
nghiên cứu và 3 giống L08, L24, LCB tập trung thành nhóm chình thứ nhất; 3 giống còn lại
(LBK, LTB, L08) tập trung ở nhóm chính thứ hai.
So sánh giữa hai điều kiện không xử lý và có xử lý bởi sorbitol 5% cho thấy hai giống
L23, L24 có mức phản ứng không thay đổi (hệ số khác nhau là 2%), hai giống LBK và LTB
trong điều kiện không có sorbitol 5% có hệ số khác nhau là 4,0%, nhưng khi xử lý bởi sorbitol
5% thì hệ số khác nhau có sự thay đổi (2,0%). Như vậy trong điều kiện không xử lý bằng
sorbitol 5% thì khả năng chịu hạn có 3 mức độ khác nhau (hình 1), còn trong điều kiện stress
hạn sinh lý thì khả năng chịu hạn lại biểu hiện ở 2 mức (hình 2).
4. Kết luận
- Xử lý hạt nảy mầm bằng sorbitol 5% đã làm biến đổi hoạt độ của α - amylase, hoạt độ
của protease, hàm lượng đường tan và protein tan. Sự biến đổi này theo xu hướng tăng ở các giai
đoạn từ 3 đến 7 ngày tuổi và bắt đầu giảm ở giai đoạn 9 ngày tuổi.
- Các giống lạc có sự phản ứng khác nhau ở điều kiện nảy mầm bình thường và điều kiện
bổ sung sorbitol 5%. Khi gặp hạn sinh lý hàm lượng đường và hoạt độ của α - amylase, hàm
lượng protein và hoạt độ của protease đều cao hơn so với khi không bị hạn. Hàm lượng đường
tan và hoạt độ của α - amylase, hàm lượng protein tan và hoạt độ của protease có mối tương
quan thuận chặt chẽ.
- Kết hợp kết quả phân tích hóa sinh với sự phân nhóm dựa trên hệ số khác nhau về sự
phản ứng của các giống lạc biểu hiện ở 20 tính trạng đã xác định được hai giống L23, L24 có
khả năng chịu hạn cao nhất; giống L08 có khả năng chịu hạn thấp nhất
Summary
THE RESPONCE OF L24, L23, L08, LTB, LCB, LBK
PEANUTS CULTIVARS IN
PHYSIOLOGICAL DROUGHT CONDITION AT GERMINATIVE STAGE
After being soaked in water for 2 hours, peeled peanut seeds are kept wet with 10 time-
diluted MS solution having 5% sorbitol. The activities of protease, soluble protein, α - amylase
and sugar will be watched for at 1, 3, 5, 7 and 9 days. Seeds kept wet with 10 time- diluted MS
solution without sorbitol will be used as the origin. The results of studying shown that the
intervention of sorbitol 5% at the germinative stage are changes the activities of protease and
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008
104
protein content, activities ofα - amylase and content of sugar of the peanut seeds. However, the
changes happened on the rule –based process: increasing between 3 to 7 days and decreasing at 9
days. The influence of sorbitol solution 5% on studying criteria of peanut cultivars at germinative
stage is diverse and varies on the basis of drought resistance of each cultivar. In the condition of
artificial physiological drought reveal that the drought tolerance ability of the studied peanut
cultivars is variable and all of the peanut cultivars the best are L24, L23 and L08 is the worst.
Tài liệu tham khảo
[1]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1998), Thực hành hóa sinh học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Lân Dũng (1979), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập 3, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Hoa Lan (2004), Nghiên cứu thành phần hoá sinh hạt và tính đa dạng di truyền
của các giống lạc, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Thái Nguyên.
[4]. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
[5]. Chu Hoàng Mậu, Ngô Thị Liêm, Nguyễn Thị Tâm (2006), Đánh giá khả năng chịu hạn của
một số giống lạc bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, Hội nghị Khoa học và Công nghệ Toàn quốc, 202 -209.
[6]. Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Thu Ngà (2007), "Ảnh hưởng của hạn sinh lý đến một số chỉ
tiêu sinh hóa ở giai đoạn nảy mầm của một số giống lạc", TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 34- 39.
[7]. Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Thu Ngà (2008), "Đánh giá khả năng chịu hạn ở mức độ mô
sẹo và giai đoạn cây non của các giống lạc L12, L14, L15, L25 và V79" , Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn
quốc 2007 – Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, 806 – 808.
[8]. Phạm Thị Thu Thuỳ, Nguyễn Thị Tâm (2005), "Ảnh hưởng của hạn sinh lý đến đặc điểm
sinh hoá của một số giống lúa cạn địa phương giai đoạn mạ", Báo cáo Hội nghị Khoa học Toàn quốc,
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 789 – 792.