Báo cáo Đánh giá chung của Liên Hiệp Quốc về Việt Nam

Báo cáo Đánhgiá chung về Việt Nam(CCA) là kết quả phân tích chung của các tổ chứcLiênHợp Quốc (LHQ) về các thành tựu phát triểngần đây của Việt Nam và những thách thức tồn tại trong giai đoạn trunghạn. Tàiliệu này là sảnphẩm của một quá trình thamvấn rộngrãi trong hệthống LHQ, Chính phủ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo này được xây dựng dựa trên kết quả phântíchgầnđây về thực trạngđấtnướcvà các nỗ lực xây dựng các kế hoạch khác, bao gồm các kế hoạch xây dựng Chiếnlược Phát triển kinhtế ư xã hội 10 nămgiai đoạn 2001 ư 2010, các chiến lượcvà kếhoạch ngànhvà Chiến lược Toàn diệnvề Tăngtrưởng và Giảm nghèo. Phân tích này cũngdựa nhiều vào các thôngtin được trình bày trongcác Báocáo về các Mục tiêuPháttriển Thiên niênkỷ do các Tổ chức của LHQ tại Việt Nam xây dựng. Đónggóp độcđáo của CCA thể hiệnở việcphântích hiệntrạng phát triển củaViệt Nam theocách tiếpcận ‘dựa trên quyền’ của Liên Hợp Quốc. Cách tiếp cận dựa trên quyền coiphát triển là một phần của tiến trình rộng lớn nhằm thúc đẩy vàbảo vệcác quyền con người vàdo vậy tập trung sự chú ý vào sự hòa nhập, công bằng và hoàn cảnh của các thànhviên dễ bị tổn thương nhấttrong xã hội.Do đó, các cách tiếp cậndựa trên quyền có mục tiêu xemxétvượt ra ngoài tiêu chuẩn trung bìnhquốc gia để xem xét hoàncảnh cụ thể của phụ nữ và trẻ em, các nhóm dân tộc thiểu số, người khuyết tật cũng như các nhóm yếu thế hoặc bị thiệt thòi khác. Nền kinhtế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong thờikỳ đổi mới. Tăng trưởng kinh tế đã tạo nền tảng cho việc cải thiện mức sống, trong đó có việc giảm mạnhtỷ lệnghèo. Thách thứctrongtương lai chính là làm sao đảm bảo cho các lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ rộng khắp trongxã hội và tăng trưởng hiện tại không gây ra những ảnh hưởng không cần thiết cho các thế hệ maisau. Tính bền vữngtrong hoạt động giảmnghèo cũngphụ thuộc vào mức độ sẵnsàngcủa Việt Nam trong việc ứng phóvớinhữngthiên tai cónguy cơ xóa đinhanh chóng các thành tựuphát triển. Chương Chất lượng tăng trưởngcủa CCAtập trung vào vấn đề tạo việclàm, tính hiệu quả của đầu tưcông cộngvà sự bền vững về môi trường. Việccải thiện chất lượng tăngtrưởng đòi hỏi phải có trách nhiệm giải trình và tính minh bạch lớn hơn cũng nhưviệc cạnhtranh thị trường một cách tự do và công bằng, bao gồm một sân chơi bình đẳngcho khu vực nhà nướcvàkhu vực tư nhân. Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nhờ việc tiếp tục cho phép phát huy khả năng sángtạo và động lực của người dân, kể cả các doanhnhân. Mặc dùViệt Nam đãcam kết đảm bảo khả năng tiếpcận rộng rãi với các dịch vụ xã hội và đạt được nhiều thành tựu trong việccung cấp các dịch vụ, nhưng vẫn còn tồn tại những khoảng trốngđáng kể tronglĩnh vực cung cấp các dịchvụ y tế và dinh dưỡng, giáo dục, nướcsạch và vệsinh môi trường. Chương Tiếpcận các dịchvụ xã hội có chất lượngcủa CCA cho rằngsự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Hơn nữa, các nhóm dân tộc thiểu số và dicưhiệnchiếm một tỷ trọng không cân xứngtrong tầng lớp dân cưnghèo. Việc tập trung vào việc thu phíđểtrang trảicác dịch vụy tế và giáo dục có thể sẽ đẩy người nghèo vào tình thế bất lợi. Cần thiết phải có các mô hình bảo hiểm và an sinhxã hội hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề côngbằng trong việctiếp cận và chất lượng dịch vụ, kể cả quyềncủangười khuyết tật. Cũngcần đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việcgiảmtỷ lệ tử vongở bà mẹ và trẻ sơ sinh, suy dinhdưỡng ở trẻ em, tiếp cận với nước sạchvà vệ sinh môi trường. Thúc đẩy vănhoá thamgia trongcác hoạt động lập kế hoạch, thực thi và giámsát các dịch vụ làmột điều kiệntiên quyết quan trọng đểcải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng.

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá chung của Liên Hiệp Quốc về Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan