Báo cáo Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn

Xử lí chất thải là một tất yếu khách quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu giải quyết vấn đề về quỹ đất ngày càng hạn hẹp và tận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên việc quản lí rác thải trên địa bàn thành phố nên tập trung vào việc giải quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng”. Chính vì thế chúng ta nên tiếp cận với một cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng như là một cách thức quản lí hiệu quả nhất đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đó là việc thực hiện thu gom rác sinh hoạt tại nguồn. Ở Việt Nam trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lí chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Vài năm gần đây, một số tỉnh thành ở nước ta đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) và cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ. Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 4, tình trạng rác tại đường phố, khu dân cư còn đổ bừa bãi xuống sông, ao, hồ, các khu đất trống, đất vườn đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay. Trước những thực tế trên, hiện trạng quản lí chất thải rắn (CTR) và công tác tuyên truyền cho người dân nhanh chóng thực hiện công tác PLRTN theo chủ trương của nhà nước đang là một vấn đề khó khăn. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên, tôi quyết định chọn đề tài “đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn” với hy vọng việc thực hiện PLRTN đạt hiệu quả và mang lại ‎ý nghĩa lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

doc98 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Xử lí chất thải là một tất yếu khách quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu giải quyết vấn đề về quỹ đất ngày càng hạn hẹp và tận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên việc quản lí rác thải trên địa bàn thành phố nên tập trung vào việc giải quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng”. Chính vì thế chúng ta nên tiếp cận với một cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng như là một cách thức quản lí hiệu quả nhất đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đó là việc thực hiện thu gom rác sinh hoạt tại nguồn. Ở Việt Nam trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lí chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Vài năm gần đây, một số tỉnh thành ở nước ta đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) và cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ. Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 4, tình trạng rác tại đường phố, khu dân cư còn đổ bừa bãi xuống sông, ao, hồ, các khu đất trống, đất vườn đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay. Trước những thực tế trên, hiện trạng quản lí chất thải rắn (CTR) và công tác tuyên truyền cho người dân nhanh chóng thực hiện công tác PLRTN theo chủ trương của nhà nước đang là một vấn đề khó khăn. Do đó, nhằm giải quyết những khuất mắc trên, tôi quyết định chọn đề tài “đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn” với hy vọng việc thực hiện PLRTN đạt hiệu quả và mang lại ‎ý nghĩa lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta các khu đô thị mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước. Trước đây, việc quản lí rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – chôn lấp. Những năm gần đây, ở một số nơi chu trình quản lí này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đô thị đã được tập trung và xử lí tại các nhà máy xử lí rác. Tuy nhiên số lượng các nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài nơi có nhà máy xử lí một phần rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lí theo hình thức chôn lấp. Rác thải không được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lí không những ở các nhà máy mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phân loại nên khả năng tận dụng để tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Vài năm gần đây một số nơi đã bắt đầu thí điểm việc PLRTN. Các hộ gia đình, cơ quan, trường học,... được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai loại, một loại có thể làm phân compost và loại còn lại, được phát túi nilon hai màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa cao. Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế rác thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan với nhau: một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền, cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải đủ năng lực để tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lí tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát, thu thập và biên hội các thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4. Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 4 (nguồn, thành phần, thu gom, vận chuyển,...) Đánh giá những mặt thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án phân loại Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn để dự án được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập tài liệu, số liệu về chất thải rắn trên địa bàn Quận 4. Tìm hiểu các dự án PLRTN ở một số nơi trong nước và trên thế giới. Tìm những mặt hạn chế cũng như thuận lợi qua việc đánh giá hiệu quả dự án. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc PLRTN cho Quận 4 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Mục tiêu của đề tài nhằm thu thập đầy đủ thông tin về khối lượng chất thải rắn và các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 4 để đặt ra mô hình phân loại rác tại nguồn cho phù hợp với địa bàn Quận 4 nói riêng và thành phố nói chung. Bên cạnh, rút ra những bài học kinh nghiệm từ các dự án phân loại rác tại nguồn ở một số nơi nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để hoàn thiện dự án phân loại. Vì vậy, cần nghiên cứu để tối ưu hóa mô hình phân loại rác tại nguồn cho Quận 4 để đảm bảo lượng rác được phân loại cách có hiệu quả, đem lại nguồn nguyên liệu tái sử dụng, góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho Quận 4 nói riêng và lợi ích môi trường nói chung. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ các nguồn sẵn có như: từ Công ty Dịch vụ công ích Quận 4, phòng tài nguyên môi trường, Cục thống kê Quân 4, phòng Quản lí đô thị Quận 4 Phương pháp tham khảo tài liệu: sưu tầm và tham khảo tài liệu là bước không thể thiếu trong quá trình điều tra, đánh giá và nghiên cứu. Do giới hạn về phạm vi cũng như thời gian nghiên cứu nên cũng chỉ thu thập được một số tài liệu được công bố rộng rãi liên quan đến phân loại rác tại nguồn. Các tài liệu tham khảo này được ghi trong mục tài liệu tham khảo. Phương pháp đánh giá: từ những kinh nghiệm thực hiện phân loại rác tại nguồn ở một số nơi trong và ngoài nước mà ta có thể rút ra các bài học thành công và thất bại khi thực hiện phân loại rác tại nguồn để áp dụng cho Quận 4 nói riêng và thành phố nói chung. Phương pháp tính toán: được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn từ nay đến năm 2020 dựa trên số liệu dân số liệu dân số hiện tại và tốc độ gia tăng dân số. Dự kiến kết quả nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác trên địa bàn Quận 4 để thấy được những hiệu quả hữu ích từ mô hình phân loại, đồng thời có những đánh giá khách quan về dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Đối với đề tài này, tôi giả định rằng kết quả thu được là các cấp chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền và mở rộng thực hiện việc PLRTN đến từng người dân sẽ tích cực tham gia phân loại rác, từ đó có thể hạn chế được lượng rác thải đem chôn lấp, gia tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra và lượng sản phẩm tái chế. Cấu trúc đồ án Chương mở đầu: + Lí do chọn đề tài + Tình hình nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu + Nhiệm vụ nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Dự kiến kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn và giới thiệu một số kinh nghiệm về phân loại rác tại nguồn Chương 2: Tổng quan về Quận 4 và hiện trạng môi trường tại khu vực Chương 3: Các yếu tố cần đáp ứng cho dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 4 Chương 4: Phương án kỹ thuật và công nghệ cho dự án phân loại rác tại nguồn Chương 5: Đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp hoàn thiện dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Khái niệm cơ bản về chất thải rắn Khái niệm cơ bản về chất thải rắn Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Soild Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận một thứ mà Thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người. Nguồn gốc chất thải rắn Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn. Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt). - Từ các trung tâm thương mại. - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng. - Từ các dịch vụ đô thị, sân bay. - Từ các hoạt động công nghiệp. - Từ các hoạt động xây dựng đô thị. - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của Thành phố. Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Chất thải rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của chất thải rắn có thể phân chia thành 3 nhóm lớn nhất là: Chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại. Phân loại chất thải rắn Việc phân loại chất thải rắn giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn được sinh ra. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia ra các thành phần như sau: Các chất cháy được: giấy, rác thải, gỗ, cỏ, da, cao su,… Các chất không cháy được: kim loại sắt, thủy tinh, đá, sành sứ,… Các chất hỗn hợp : bao gồm các chất còn lại mà không nằm ở hai thành phần trên Phân loại theo vị trí hình thành Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,... Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành Chất thải rắn được phân thành các loại sau: Chất thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,.... Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình,... Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phầm thải ra. Phân loại theo mức độ nguy hại Chất thải rắn được phân thành các loại: Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan,... có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển như vũ bảo của thành phố thì tốc độ của rác thải cũng tăng theo. Trung bình mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.000 tấn rác sinh hoạt. Con số này dự báo sẽ còn tăng khoảng 10%/năm theo đà tăng trưởng của thành phố. Cho đến thời điểm này, trên toàn địa bàn thành phố có 4 bãi rác: Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh). Trong số này, 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nữa. Toàn bộ 6.000 tấn rác hiện hữu của thành phố được chia đều cho 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý. Hiện trạng tổ chức quản lý Ủy ban nhân dân Thành phố Sở Tài nguyên & Môi trường Ủy ban nhân dân quận, huyện Công ty dịch vụ công ích quận Ủy ban nhân dân phường, xã Lực lượng rác dân lập Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh Giới thiệu một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn ở một số nước trên thế giới Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức... việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này. Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng. Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải. Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi trường có 7 đạo luật về quản lý và tái chế chất thải rắn. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố của Nhật chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp... sẽ được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; Loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền. Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế… thải loại phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi. Điển hình về phân loại rác triệt để là ở thành phố Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. Ở đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra thảm họa môi trường khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của trên 13.600 người dân thành phố này. Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường, rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất thuận tiện cho việc tái chế. Ở Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật nhưng cách xử lý hơi khác. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn lấp cung cấp cho phát điện, sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết tiến hành khai thác mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau. Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công tuy ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ thấp, việc tách rác thành hai dòng hữu cơ dễ phân hủy được thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân hủy, có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần. Quá trình tái chế rác thực sự diễn ra tại các nhà máy tái chế, công việc tiếp theo ở đây là dùng thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao động thủ công để tiếp tục phân loại rác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ chai thủy tinh đã phải chia ra 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại, loại này lại phải chia ra theo mỗi màu sắc và kích thước, thường là 3 - 4 loại; loại bị sứt mẻ hay không thể sử dụng lại phải nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thủy tinh. Ở mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa các dòng rác ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác tái chế rác thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm chí người dân không phải nộp phí xử lý rác cho chính quyền, mà còn được nhận lại tiền bán phế liệu cho nhà máy tái chế, tuy số tiền này không lớn. Người dân thành phố Minamata rất hài lòng và tự hào vì đã đi đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất thải rắn. Hiện ở châu Âu đang vận động phân loại rác thành 9 loại. Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ, một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công. Tại Hàn Quốc, quá trình vận động phân loại rác tại nguồn diễn ra hàng chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố trên và khi đó mức GDP bình quân đầu người đạt trên 7.000 USD/năm. Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải rắn trên khía cạnh bảo vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ tái chế chất thải chưa cao. Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế để giảm chi ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ đốt và chôn lấp đang thực hiện. Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công nào được ghi nhận. Tại Băng Cốc (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TÔT NGHIEP.doc
  • docbia chinh - phu.doc
  • docLỜI CAM ON.doc
  • docmuc luc.doc