Công nghiệp là một trong những ngành tiêu thụnăng lượng chính, chiếm 27% tổng
tiêu dùng năng lượng cuối cùng năm 1990 và 31,5% năm 2005. Tốc độtăng trung
bình giai đoạn 1990-2005 là 6,5%/năm với giai đoạn 1990-2000 là 5,7%/năm và
giai đoạn 2000-2005 là 8,1%(VNL, 2007). Với qui mô và đặc điểm vềtiêu thụ
năng lượng nhưvậy, ngành công nghiệp cần được nghiên cứu chi tiết vềtiêu thụ
năng lượng nhằm phục vụcho công tác dựbáo nhu cầu năng lượng và tiếp nối là
công tác qui hoạch năng lượng.
Trong khi việc thu thập sốliệu vềnăng lượng được phần lớn các quốc gia trên thế
giới thu thập nhưlà một phần của công tác thống kê, ví dụnhưtại Trung Quốc, việc
thu thập sốliệu năng lượng do Cục thống kê quốc gia (NBS) chịu trách nhiệm; ở
Đức là Cơquan thống kê (Deustat) thì ởViệt Nam sốliệu năng lượng chủyếu được
Viện Năng Lượng thu thập thông qua các đềán được triển khai và thông qua phối
hợp với các Cơquan, đơn vịcung cấp và quản lý năng lượng nhưTổng công ty dầu
khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex), Tập
đoàn than và khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
cục Hải quan như đềán Xây dựng ngân hàng dữliệu năng lượng và đầu mối hợp
tác với APEC giai đoạn 1990-2001thực hiện năm 2003 (VNL, 2003), các đềán xây
dựngTổng sơ đồphát triển hệthống điện Việt Nam(VNL, 2006), Nghiên cứu qui
hoạch tổng thểnăng lượng giai đoạn 2006-2025 thực hiện năm 2007 (JICA, 2007).
Tuy nhiên, việc thu thập sốliệu tiêu thụnăng lượng của các phân ngành tiêu thụ
năng lượng chính nhưthép, VLXD, hoá chất trong khu vực công nghiệp; vận tải
đường bộ, vận tải đường thuỷtrong khu vực giao thông vận tải chưa được điều tra ở
qui mô phù hợp. Cho nên đến nay chúng ta vẫn chưa phân tích và tổng hợp được
chính xác cơcấu tiêu thụnăng lượng của các thành phần tiêu thụnăng lượng chính
trong mỗi khu vực tiêu thụnăng lượng và vì vậy chưa phân tích được các yếu tốtác
động tới tiêu thụnăng lượng của các khu vực này.
Phân tích các yếu tốtác động tới tiêu thụnăng lượng của một ngành cũng là một
lĩnh vực nghiên cứu thu hút nhiều sựquan tâm. Một sốnghiên cứu đã được thực
hiện gồm nghiên cứu của Bhattacharyya và Ussanarassamee (2005) đối với Thái
Lan; Shi và Polenske (2005) đối với Trung Quốc; Tiwari (2000) đối với ấn độ;
Ebohon và Ikeme (2004) đối với các quốc gia châu phi thuộc tiểu vùng sa mạc
Sahara).
41 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1995-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé C«ng th−¬ng
tËp ®oµn ®iÖn lùc ViÖt Nam
ViÖn n¨ng l−îng
Báo cáo tổng kết Đề tài cấp bộ
M· sè: I-146
7177
17/3/2009
Hµ néi - 10/2008
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: NguyÔn Quèc Kh¸nh
Phßng kinh tÕ, dù b¸o vµ qu¶n lý nhu cÇu NL
Tr−ëng phßng: TrÇn M¹nh Hïng
ViÖn tr−ëng: Ph¹m Kh¸nh Toµn
ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1995-2005
Bé C«ng th−¬ng
tËp ®oµn ®iÖn lùc ViÖt Nam
ViÖn n¨ng l−îng
Mã số: I-146
Đề tài
ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995-2005
Hà nội - 10/2008
3
Bé C«ng th−¬ng
tËp ®oµn ®iÖn lùc ViÖt Nam
ViÖn n¨ng l−îng
M· sè: I-146
Đề tài
Hµ néi - 10/2008
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: NguyÔn Quèc Kh¸nh
Phßng kinh tÕ, dù b¸o vµ qu¶n lý nhu cÇu NL
Tr−ëng phßng: TrÇn M¹nh Hïng
ViÖn tr−ëng: Ph¹m Kh¸nh Toµn
ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1995-2005
4
Mục lục
1. Giới thiệu .............................................................................................................6
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................6
1.2 Mục tiêu và giới hạn của đề tài............................................................................7
1.3 Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................7
2. Điều tra, khảo sát tình hình tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp phân
chia theo các phân ngành chính giai đoạn 1995-2005.........................................8
3. Kết quả điều tra về tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp ......................12
4. Đánh giá những nhân tốc tác động tới nhu cầu năng lượng của ngành công
nghiệp giai đoạn 1990-2005 ..............................................................................17
5. Một số ý nghĩa của kết quả đề tài ......................................................................23
6. Tóm tắt và kết luận ............................................................................................27
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................30
Phụ lục.......................................................................................................................33
Phụ lục 1: Hệ số chuyển đổi .....................................................................................33
Phụ lục 2: Tiêu dùng năng lượng của khu vực công nghiệp phân chia theo loại
nhiên liệu...................................................................................................................34
Phụ lục 3: Tiêu dùng năng lượng của khu vực công nghiệp phân chia theo các phân
ngành tiêu thụ năng lượng chính...............................................................................35
Phụ lục 4: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành sản xuất thép và luyện kim .......36
Phụ lục 5: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành sản xuất VLXD .........................37
Phụ lục 6: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành hoá chất .....................................38
Phụ lục 7: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành giấy và bột giấy.........................39
Phụ lục 8: Tiêu dùng năng lượng của phân ngành dệt may......................................40
Danh mục bảng
Bảng 1: Các số liệu thu thập được ............................................................................10
Bảng 2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các phân ngành công nghiệp ....................13
Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất của
ngành công nghiệp........................................................................................13
Bảng 4: Tốc độ tăng sử dụng năng lượng của các phân ngành công nghiệp............14
Bảng 5: Tỷ trọng tiêu dùng năng lượng của các phân ngành công nghiệp trong tổng
tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp..............................................14
Bảng 6: Cường độ năng lượng của ngành công nghiệp của Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới năm 2000 ...................................................................23
Bảng 7: Cường độ năng lượng của một số phân ngành công nghiệp của Việt nam và
Nhật Bản .......................................................................................................24
5
Bảng 8: Cường độ năng lượng của một số đơn vị sản xuất xi măng của Việt Nam và
của Ấn độ ......................................................................................................25
Bảng 9: Cường độ năng lượng của một số đơn vị sản xuất giấy của Việt nam và của
một số quốc gia trên thế giới ........................................................................25
Bảng 10: Cơ cấu tiêu thụ năng lượng phân chia theo phân ngành của ngành công
nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990-2005 ........................................................27
Bảng 11: Tỷ trọng đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất
của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 ...............................................27
Danh mục hình vẽ
Hình 1: Phương pháp luận điều tra, khảo sát số liệu tiêu thụ năng lượng ..................8
Hình 2: Sơ đồ khối tổng hợp số liệu .........................................................................11
Hình 2: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 theo giá cố
định năm 1994 ..............................................................................................12
Hình 4: Cường độ năng lượng của các phân ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn
1990-2005 .....................................................................................................15
Hình 5: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp
......................................................................................................................19
Hình 6: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp
giai đoạn 1990-1995 .....................................................................................20
Hình 7: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp
giai đoạn 1995-2000 .....................................................................................21
Hình 8: Những nhân tố làm thay đổi cường độ năng lượng của ngành công nghiệp
giai đoạn 2000-2005 .....................................................................................22
6
1. Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề
Công nghiệp là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng chính, chiếm 27% tổng
tiêu dùng năng lượng cuối cùng năm 1990 và 31,5% năm 2005. Tốc độ tăng trung
bình giai đoạn 1990-2005 là 6,5%/năm với giai đoạn 1990-2000 là 5,7%/năm và
giai đoạn 2000-2005 là 8,1% (VNL, 2007). Với qui mô và đặc điểm về tiêu thụ
năng lượng như vậy, ngành công nghiệp cần được nghiên cứu chi tiết về tiêu thụ
năng lượng nhằm phục vụ cho công tác dự báo nhu cầu năng lượng và tiếp nối là
công tác qui hoạch năng lượng.
Trong khi việc thu thập số liệu về năng lượng được phần lớn các quốc gia trên thế
giới thu thập như là một phần của công tác thống kê, ví dụ như tại Trung Quốc, việc
thu thập số liệu năng lượng do Cục thống kê quốc gia (NBS) chịu trách nhiệm; ở
Đức là Cơ quan thống kê (Deustat) thì ở Việt Nam số liệu năng lượng chủ yếu được
Viện Năng Lượng thu thập thông qua các đề án được triển khai và thông qua phối
hợp với các Cơ quan, đơn vị cung cấp và quản lý năng lượng như Tổng công ty dầu
khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex), Tập
đoàn than và khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
cục Hải quan như đề án Xây dựng ngân hàng dữ liệu năng lượng và đầu mối hợp
tác với APEC giai đoạn 1990-2001 thực hiện năm 2003 (VNL, 2003), các đề án xây
dựng Tổng sơ đồ phát triển hệ thống điện Việt Nam (VNL, 2006), Nghiên cứu qui
hoạch tổng thể năng lượng giai đoạn 2006-2025 thực hiện năm 2007 (JICA, 2007).
Tuy nhiên, việc thu thập số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành tiêu thụ
năng lượng chính như thép, VLXD, hoá chất trong khu vực công nghiệp; vận tải
đường bộ, vận tải đường thuỷ trong khu vực giao thông vận tải chưa được điều tra ở
qui mô phù hợp. Cho nên đến nay chúng ta vẫn chưa phân tích và tổng hợp được
chính xác cơ cấu tiêu thụ năng lượng của các thành phần tiêu thụ năng lượng chính
trong mỗi khu vực tiêu thụ năng lượng và vì vậy chưa phân tích được các yếu tố tác
động tới tiêu thụ năng lượng của các khu vực này.
Phân tích các yếu tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của một ngành cũng là một
lĩnh vực nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm. Một số nghiên cứu đã được thực
hiện gồm nghiên cứu của Bhattacharyya và Ussanarassamee (2005) đối với Thái
Lan; Shi và Polenske (2005) đối với Trung Quốc; Tiwari (2000) đối với ấn độ;
Ebohon và Ikeme (2004) đối với các quốc gia châu phi thuộc tiểu vùng sa mạc
Sahara).
7
1.2 Mục tiêu và giới hạn của đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra, chuẩn xác lại các số liệu tiêu thụ năng
lượng của khu vực công nghiệp giai đoạn 1990-2005 phân chia theo các phân ngành
tiêu thụ chính bao gồm ngành thép, vật liệu xây dựng, hoá chất, giấy và dệt may và
theo loại nhiên liệu; và trên cơ sở đó đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ
năng lượng của khu vực tiêu thụ năng lượng này, cụ thể là thay đổi cường độ năng
lượng thông qua phương pháp phân tích chia tách.
1.3 Cấu trúc của đề tài
Đề án được cấu trúc thành 5 chương và 4 phụ lục. Chương I trình bày mục tiêu của
đề án. Chương II trình bày về việc khảo sát các số liệu tiêu thụ năng lượng của khu
vực công nghiệp phân chia theo các phân ngành tiêu thụ năng lượng chính cho giai
đoạn 1990-2005. Chương III trình bày về kết quả tổng hợp số liệu tiêu thụ năng
lượng của các phân ngành công nghiệp. Chương IV đánh giá những nhân tố tác
động tới tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp trong giai đoạn này. Chương V
phân tích ý nghĩa của các kết quả của đề tài đối với công tác dự báo nhu cầu năng
lượng và bảo tồn năng lượng. Chương VI đưa ra các kết luận cùng các kiến nghị.
8
2. Điều tra, khảo sát tình hình tiêu thụ năng lượng của ngành công
nghiệp phân chia theo các phân ngành chính giai đoạn 1995-2005
2.1 Phân ngành công nghiệp
Trên cơ sở đặc thù về công nghệ và số liệu sơ bộ về tiêu thụ năng lượng của các
phân ngành công nghiệp, đề án đã tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu tiêu thụ năng
lượng các phân ngành tiêu thụ nhiều năng lượng sau:
• Sản xuất thép và các sản phẩm luyện kim
• Vật liệu xây dựng (VLXD)
• Hoá chất
• Giấy và bột giấy
• Dệt may
2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Hình 1: Phương pháp luận điều tra, khảo sát số liệu tiêu thụ năng lượng
Phương pháp điều tra, khảo sát số liệu tiêu thụ năng lượng cho các phân ngành
công nghiệp được mô tả ở Hình 1. Theo đó, đề án sẽ sử dụng nhiều nguồn dữ
liệu khác nhau để tổng hợp dữ liệu tiêu thụ năng lượng cho các phân ngành. Cụ
thể, đề án sẽ:
- Phối hợp với các đơn vị sản xuất và cung ứng năng lượng để thu thập các số
liệu về năng lượng mà các đơn vị này cung cấp cho các phân ngành liệt kê ở
trên bao gồm Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrovietnam) và Tổng công
ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex) để thu thập các số liệu về các sản phẩm
Petrolimex Vinacomin EVN
Các đề án
nghiên cứu
có sẵn
Cơ quan
chủ quản
Tiêu thụ NL của
các đơn vị đại diện
Số liệu tiêu thụ
năng lượng của
một ngành
Phân tích, tổng
hợp
9
dầu và khí; Tập đoàn than và khoáng sản (Vinacomin) để thu thập các số liệu
về than; Tập đoàn điện lực Việt nam (EVN) để thu thập các số liệu về điện.
- Phối hợp với các cơ quan, hiệp hội quản lý ngành như Tổng công ty thép, Bộ
xây dựng, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty hoá chất, Tổng công ty giấy,
Hiệp hội giấy, Tổng công ty dệt may, Hiệp hội dệt may…..để thu thập số liệu
về số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, định mức tiêu thụ năng lượng và tiêu
thụ năng lượng của ngành tương ứng.
- Phối hợp với Tổng cục thống kê để điều tra về giá trị sản xuất của các ngành.
Ngoài ra đề án còn tiến hành điều tra chi tiết tiêu thụ năng lượng của một số đơn
vị đại diện cho mỗi phân ngành nhằm xác định hiện trạng công nghệ và để kiểm
chứng số liệu thu thập. Song song, đề án cũng tham khảo các đề tài, đề án đã
thực hiện có liên quan đến số liệu về năng lượng.
2.3 Qui trình thu thập
Trên cơ sở nhận diện các đầu mối thu thập trên, qui trình thu thập đã được thiết lập
như sau:
a. Thiết kế các bảng biểu điều tra tương ứng với nguồn cấp số liệu (đơn vị cung
ứng năng lượng hoặc đơn vị quản lý ngành hoặc đơn vị cụ thể đại diện
ngành)
b. Lựa chọn các đơn vị đại diện cho mỗi phân ngành để tiến hành điều tra
c. Liên hệ và gửi phiếu điều tra tới các đầu mối cung cấp số liệu
d. Nhận kết quả điều tra
2.4 Các số liệu thu thập được
Bảng 1 thể hiện các số liệu thu thập được từ việc phối hợp với các đơn vị cung cấp năng lượng, các đơn vị quản lý ngành và trên cơ sở
khảo sát tại một số đơn vị đại diện cho mỗi ngành cũng như tham khảo các đề tài, các đề án có sẵn.
Bảng 1: Các số liệu thu thập được
PetroVietnam, Petrolimex, Vinacomin,
EVN
Các đơn vị quản lý ngành, các một số đơn vị đại diện ngành và
Tổng cục thống kê
Đề tài, đề
án
Số liệu về
cung cấp
than
Số liệu về
cung cấp
các SP dầu,
khí
Số liệu về
cung cấp
điện
Số liệu về
sử dụng
NL
Giá trị sản
xuất
Số lượng
sản phẩm
Định mức
tiêu thụ NL
Tiêu thụ
NL của
một số đơn
vị đại diện
Số liệu tiêu
thụ NL
Sản xuất thép và các
sản phẩm luyện kim
VLXD
Hoá chất
Giấy và bột giấy
Dệt may
Ghi chú:
Số liệu có đầy đủ và cho cả giai đoạn 1990-2005
Số liệu không đầy đủ và/hoặc thiếu một số năm
Số liệu sơ sài
Không có số liệu
* Danh mục các đầu mối cung cấp số liệu được liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo của đề án
Nguồn số liệu
Ngành SX
2.5 Phương pháp tổng hợp
Số liệu tiêu thụ năng lượng cho các ngành được tổng hợp theo tiêu chí: số liệu tiêu
thụ cho một ngành luôn được kiểm tra từ các số liệu thu được từ chiều ngược lại.
Cụ thể, số liệu tiêu thụ năng lượng cho một ngành sẽ trước tiên dựa vào số liệu
thống kê của các đơn vị quản lý ngành và số liệu của các đơn vị cung cấp năng
lượng. Nếu các dữ liệu này khớp nhau thì tiến hành bước tiếp theo: kiểm tra tính
hợp lệ của dữ liệu này thông qua định mức năng lượng (do các đơn vị đại diện
ngành cung cấp hoặc có được từ việc tiến hành điều tra tại các đơn vị đại diện) và
số lượng sản phẩm do các đơn vị ngành cung cấp và/hoặc từ Tổng cục thống kê.
Nếu số liệu tổng hợp theo phương pháp từ dưới lên này khớp với số liệu do các đơn
vị quản lý ngành cung cấp thì việc tổng hợp số liệu tiêu thụ năng lượng cho ngành
này kết thúc. Trong trường hợp có sự khác biệt thì sự khác biệt này sẽ được làm rõ
thông qua tham vấn các đơn vị quản lý ngành và đơn vị cung cấp năng lượng.
Qui trình này được thể hiện dưới dạng sơ đồ khối ở hình 2 và kết quả tổng hợp được
trình bày ở phần 3 của báo cáo.
Hình 2: Sơ đồ khối tổng hợp số liệu
Sè liÖu TTNL
do ngµnh cÊp
Sè liÖu TTNL do
®¬n vÞ SXNL cÊp
Cã khíp
kh«ng?
Kh«ng
Cã khíp
kh«ng?
Sè liÖu tiªu thô
n¨ng l−îng
§Þnh møc
tiªu thô NL
Sè l−îng
s¶n phÈm
Kh«ng
Cã
Cã
Sè liÖu TTNL
tæng hîp
12
3. Kết quả điều tra về tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp
3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 giai đoạn 1990-2005 đã tăng từ
47.245 tỷ lên 359.614 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trung bình 14,5 %/năm1. Trong đó,
thời kỳ 5 năm sau cao hơn thời kỳ 5 năm trước, cụ thể:
- giai đoạn 1990-1995 tăng bình quân 12,6%
- giai đoạn 1995-2000 tăng bình quân 13,6%, và
- giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 17,4%
Hình 3: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp giai đoạn 1990-2005 theo giá cố định
năm 1994
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất trong giai đoạn này là 7,1% vào
năm 1990 và cao nhất là 19% vào năm 2005.
Đóng góp của các phân ngành tới tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp
được thể hiện ở Bảng 2. Theo đó, tăng trưởng của ngành công nghiệp giai đoạn
1990-1995 có sự đóng góp của tất cả các ngành. Những phân ngành có tốc độ tăng
trưởng cao gồm: thép, VLXD, hoá chất và giấy. Trong đó, ngành VLXD có tỷ trọng
lớn nhất, chiếm 8,6% vào năm 1990 và 10,8% vào năm 1995.
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995-2000 cao hơn giai đoạn 1990-1995
do tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may và giấy được cải thiện. Các ngành: VLXD,
hoá chất có tốc độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước những vẫn cao hơn tốc độ
1 Giá trị này không bao gồm giá trị sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt cũng như của
ngành công nghiệp khai thác than và dầu thô và khí tự nhiên để đảm bảo thống nhất với số liệu năng lượng
của ngành công nghiệp (không bao gồm số liệu sử dụng năng lượng của các ngành sản xuất điện, khai thác
than và khí tự nhiên do tiêu dùng năng lượng không phải là tiêu dùng cuối cùng).
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
1990 1995 2000 2005
Năm
G
TS
X
(T
ỷ
đ
ồ
ng
)
13
tăng trung bình, chỉ có ngành thép là tốc độ giảm mạnh, từ 27,6%/năm giai đoạn
1990-1995 xuống còn 11,8%/năm giai đoạn 1995-2000.
Giai đoạn 2000-2005 giá trị sản xuất được cải thiện ở tất cả các ngành, đặc biệt là
ngành công nghiệp khác (các ngành công nghiệp khác ngoài các ngành được liệt kê)
với tốc độ tăng trưởng 17,5%/năm và tỷ trọng chiếm gần 60% tổng giá trị sản xuất
công nghiệp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành đạt 17,4%/năm.
Bảng 2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các phân ngành công nghiệp
Phân ngành 1990-
1995
1995-
2000
2000-
2005
1995-
2005
Thép 27,6% 11,8% 22,5% 20,5%
VLXD 17,7% 14,7% 15,2% 15,9%
Hoá chất 20,0% 19,0% 19,1% 19,4%
Giấy và bột giấy 12,7% 15,1% 16,2% 14,7%
Dệt may 12,2% 14,5% 16,4% 14,3%
Khác 10,6% 12,3% 17,5% 13,4%
Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của các phân ngành công nghiệp vào giá trị sản xuất của
ngành công nghiệp
Phân ngành 1990 1995 2000 2005
Thép 1,5% 2,8% 2,6% 3,2%
VLXD 8,6% 10,8% 11,3% 10,3%
Hoá chất 6,3% 8,6% 10,9% 11,7%
Giấy và bột giấy 2,3% 2,3% 2,4% 2,3%
Dệt may 15,1% 14,9% 15,4% 14,8%
Khác 66,3% 60,7% 57,4% 57,7%
Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của các phân ngành đã dẫn đến sự dịch chuyển về
tỷ trọng đóng góp của các phân ngành vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm
ngành được liệt kê ở trên đều có tỷ trọng hoặc được cải thiện hoặc ổn định trong khi
ngành công nghiệp khác (các ngành còn lại ngoài 5 ngành được liệt kê) có tỷ trọng
giảm, từ 66,3% năm 1990 xuống còn 57,7% năm 2005 (Bảng 3). Ngành thép là
ngành có mức độ cải thiện về tỷ trọng lớn nhất, từ 1,5% năm 1990 lên 3,2% năm
2005, theo sau là ngành hoá chất với tốc độ cải thiện tương đối đều, từ 6,3% năm
1990 lên 10,9% năm 2000 và 11,7% năm 2005. Ngành VLXD có tỷ trọng khoảng
8,6% năm 1990 tăng lên 11,3% năm 2000, và đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 2002,
11,9% có lẽ là do sự bùng phát của thị trường địa ốc dẫn tới nhu cầu VLXD tăng
14
mạnh. Tuy nhiên, đóng góp của ngành này lại đang giảm dần kể từ đó. Năm 2005
ngành này đóng góp 10,3% vào tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.
Ngành dệt may với sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu và ngành giấy và bột giấy có
mức đóng góp tương đối ổn định, theo thứ tự là 15,0% và 2,3%. Điều này cho thấy
sự tương đồng về phát triển của các ngành này với ngành công nghiệp nói chung.
3.2 Tiêu dùng năng lượng
Tổng tiêu dùng năng lượng của ngành công nghiệp năm 2005 là 11,988 Mtoe,
chiếm 31,5% tổng tiêu dùng năng lượng. Giai đoạn 1990-2005, tiêu dùng năng
lượng tăng với tốc độ trung bình 6,5%/năm, trong đó giai đoạn 1990-2000 là 5,7%
và giai đoạn 2000-2005 là 8,3%. Tốc độ tiê