Theo dự báo của Viện Năng lượng, nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2010 là 98 tỷ kWh, đến năm 2015 là 158,7 tỷ kWh và đến năm 2020 lên đến 228 tỷ kWh. Như vậy, theo “tổng sơ đồ về phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét đến triển vọng đến năm 2020” do Bộ Công nghiệp trình Chính phủ, từ nay cho đến 2020 Việt Nam phải xây dựng mới 85 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt 33.973 MW để đảm bảo nhu cầu điện năng trong nước.
Sông Ba là một sông lớn, có trữ năng lý thuyết ước tính 10 tỉ kWh, năng lượng khai thác kinh tế khoảng 3 tỉ kWh. Trong báo cáo "Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba", sông Ea Krông Hnăng được đánh giá là sông nhánh lớn thứ hai của sông Ba có tiềm năng xây dựng một công trình thuỷ điện.
Trong Qui hoạch điện V giai đoạn 2001-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 và hiệu chỉnh theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 21/03/2003, dự án thủy điện Krông Hnăng trên sông Ea Krông Hnăng (xem hình 1) thuộc hệ thống sông Ba.
170 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường thuỷ điện Krông Hnăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sơ đồ khai thác bậc thang thủy điện sông Ba 9
Bảng 2: Danh sách những người tham gia thực hiện 12
Bảng 1.1: Các thông số chính dự án thuỷ điện Krông Hnăng 21
Bảng 1.2: Một số thông số đặc trưng của phương án dự kiến 23
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng công tác chính phương án kiến nghị 26
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC - ĐC 29
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm tại hiện trường 35
Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí lưu vực sông Ea Krông Hnăng (0C) 40
Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm không khí tương đối tại các trạm khí tượng 40
trong và lân cận lưu vực sông Ea Krông Hnăng (%) 40
Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực Ea Krông Hnăng 41
Bảng 2.5: Số ngày mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng M’Đrăk 41
Bảng 2.6: Vận tốc gió ứng với các tần suất tại trạm Khí tượng M'Đrăk 42
Bảng 2.7: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm khí tượng 42
trên lưu vực Sông Ea Krông Hnăng (mm) 42
Bảng 2.8: Tổn thất bốc hơi lưu vực ứng với tuyến đập I 42
Bảng 2.9: Các đặc trưng hình thái lưu vực sông tính đến tuyến đập 43
sông Ea Krông Hnăng 43
Bảng 2.10: Đặc trưng dòng chảy năm tại tuyến đập thuỷ điện Krông Hnăng 43
Bảng 2.11: Dòng chảy bình quân tháng, năm tuyến đập I thuỷ điện Krông Hnăng 44
Bảng 2.12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các trạm thuỷ văn lân cận 45
Bảng 2.13: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập I 45
Bảng 2.14: Đỉnh lũ thiết kế các tháng mùa kiệt tại tuyến đập I 45
Bảng 2.15: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng 46
Bảng 2.16: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án 46
Bảng 2.17: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 47
Bảng 2.18: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án 47
Bảng 2.18 (tiếp): Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án 48
Bảng 2.19: Bảng phân cấp xói mòn của Whischmeier và Smith 51
Bảng 2.20: Lượng đất mất do xói mòn trên lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng 51
Bảng 2.21: Danh mục một số loài thực vật quý hiếm trong lưu vực 55
của công trình thuỷ điện Krông Hnăng 55
Bảng 2.22: Phân loại động vật lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng 56
Bảng 2.23: Danh sách các loài động vật rừng quý hiếm trong lưu vực 57
Bảng 2.24: Danh sách thực vật nổi khu vực thuỷ điện Krông Hnăng (6/2003) 59
Bảng 2.25: Danh sách động vật nổi khu vực 60
thuỷ điện Krông Hnăng (tháng 6/2003) 60
Bảng 2.26: Danh sách động vật đáy sông Ea Krông Hnăng tháng 6/2003 60
Bảng 2.27: Sản xuất nông nghiệp các xã 63
thuộc khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng (năm 2005) 63
Bảng 2.28: Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng dự án 64
Bảng 2.29: Số liệu về diện tích dân cư các xã vùng dự án 65
Bảng 3.1: Hệ số phát thải do các phương tiện giao thông trên công trường 66
theo trọng tải 66
Bảng 3.2: Hệ số phát thải các khí thải 67
Bảng 3.3: Thải lượng khí phái thải do các hoạt động đào đắp đất đá 67
Bảng 3.4: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện 69
trong quá trình thi công công trình ở khoảng cách 15m 69
Bảng 3.5: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí 70
Bảng 3.6: Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cộng hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m 70
Bảng 3.7: Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999) 70
Bảng 3.8: Nguồn phát sinh chất thải khí, bụi, tiếng ồn giai đoạn thi công 71
Bảng 3.9: Thành phần và chất lượng nước thải sinh hoạt 72
Bảng 3.10: Dự báo thải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 73
Bảng 3.11 : Bảng tổng hợp nguồn phát sinh, đối tượng, quy mô và mức độ tác động của các chất thải rắn, lỏng, khí 75
Bảng 3.12: Thống kê hiện trạng sử dụng đất trong vùng ảnh hưởng 77
thuỷ điện Krông Hnăng 77
Bảng 3.13: Tổng sinh khối trong vùng lòng hồ Krông Hnăng (tấn) 81
Bảng 3.14: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng 82
Bảng 3.15: Lượng bùn cát lắng đọng cho hoạt động hồ chứa tuyến đập I 83
Bảng 3.16: Kết quả tính toán dự báo sạt lở hồ công trình thuỷ điện Krông Hnăng 83
Bảng 3.17: Kết quả tính độ ồn của hoạt động nổ mìn và 92
các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn 92
Bảng 3.18: Tổng hợp cơ cấu dân tộc các hộ bị ảnh hưởng 99
phải TĐC - ĐC khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng 99
Bảng 3.19: Bảng khối lượng thiệt hại về nhà cửa, công trình kiến trúc 100
dự án thuỷ điện Krông Hnăng 100
Bảng 3.20: Kết quả phân hạng thích nghi khu TĐC 1 104
Bảng 3.21: Kết quả phân hạng thích nghi khu TĐC 2 104
Bảng 3.22: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khu TĐC - ĐC 4 buôn công trình thuỷ điện Krông Hnăng đến năm 2010 105
Bảng 3.23: Dự báo hàm lượng BOD5, N, P 111
trong hồ Krông Hnăng khi phân huỷ sinh khối 111
Bảng 3.24: Dự báo hàm lượng BOD5, N, P 111
trong nước hồ Krông Hnăng khi hồ tích nước 111
Bảng 3.25: Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án 121
Bảng 4.1: Khối lượng đầu tư xây dựng tái định cư - định canh 135
Bảng 4.2: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và TĐC - ĐC 136
Bảng 7.1: Khái toán chi phí các hoạt động bảo vệ môi trường 155
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1 :
Sơ đồ vị trí công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
Hình 2 :
Tổng mặt bằng xây dựng công trình.
Hình 3:
Bảng kê các hạng mục khu phụ trợ
Hình 4 :
Sơ đồ vị trí - liên hệ vùng quy hoạch điểm dân cư nông thôn các khu TĐC - ĐC.
Hình 5 :
Sơ đồ mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu tái định cư Buôn Zô.
Hình 6 :
Sơ đồ mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu tái định cư Buôn Hoang, Buôn Pa, Buôn Năng.
Hình 7 :
Sơ đồ địa chất khu vực công trình.
Hình 8 :
Bản đồ đẳng trị mưa năm lưu vực sông Ea Krông Hnăng.
Hình 9 :
Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước, không khí công trình.
Hình 10 :
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ.
Hình 11 :
Sơ đồ các khu bảo tồn thiên nhiên khu vực công trình.
Hình 11a :
Ranh giới và phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô trong khu vực lòng hồ
Hình 12
Sơ đồ phân vùng ổn định và tái tạo bờ hồ.
Hình 13
Sơ đồ tính toán trượt lở bờ hồ.
Hình 14
Sơ đồ vị trí quan trắc, giám sát môi trường.
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐTM
:
Đánh giá tác động môi trường
KBTTN
:
Khu bảo tồn thiên nhiên
MNDBT
:
Mực nước dâng bình thường
QL
:
Quốc lộ
DAĐT
:
Dự án đầu tư
BCNCKT
:
Báo cáo nghiên cứu khả thi
TKKT
:
Thiết kế kỹ thuật
TKKT.1
:
Thiết kế kỹ thuật - giai đoạn 1
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
UBMTTQ
:
Uỷ ban mặt trận Tổ quốc
TĐC - ĐC
:
Tái định cư - định canh
MBCT
:
Mặt bằng công trình
BQLDA
:
Ban quản lý dự án
NMTĐ
:
Nhà máy thuỷ điện
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
MỞ ĐẦU
Báo cáo này thay thế cho báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” thuỷ điện Krông Hnăng xuất bản tháng 12 năm 2006. Báo cáo này đã được chỉnh sửa theo nội dung công văn số 1706/BTNMT-TĐ ngày 09/05/2007 về việc “Sửa chữa, bổ sung báo cáo ĐTM Dự án thuỷ điện Krông Hnăng” của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo ý kiến của Hội đồng thẩm định ngày 27/04/2007.
1. Xuất xứ của dự án
Theo dự báo của Viện Năng lượng, nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2010 là 98 tỷ kWh, đến năm 2015 là 158,7 tỷ kWh và đến năm 2020 lên đến 228 tỷ kWh. Như vậy, theo “tổng sơ đồ về phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét đến triển vọng đến năm 2020” do Bộ Công nghiệp trình Chính phủ, từ nay cho đến 2020 Việt Nam phải xây dựng mới 85 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt 33.973 MW để đảm bảo nhu cầu điện năng trong nước.
Sông Ba là một sông lớn, có trữ năng lý thuyết ước tính 10 tỉ kWh, năng lượng khai thác kinh tế khoảng 3 tỉ kWh. Trong báo cáo "Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba", sông Ea Krông Hnăng được đánh giá là sông nhánh lớn thứ hai của sông Ba có tiềm năng xây dựng một công trình thuỷ điện.
Trong Qui hoạch điện V giai đoạn 2001-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 và hiệu chỉnh theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 21/03/2003, dự án thủy điện Krông Hnăng trên sông Ea Krông Hnăng (xem hình 1) thuộc hệ thống sông Ba.
Bảng 1: Sơ đồ khai thác bậc thang thủy điện sông Ba
TT
Tên công trình
MNDBT (m)
Nlm (MW)
Ghi chú
I
Các công trình trên dòng chính sông Ba
1
Thủy điện An khê - Kanak
- Hồ An Khê
- Hồ Kanak
427,50
515,00
163,0
Đang được xây dựng
2
Thủy điện Đakrông
365,00
40,0
DAĐT
3
Thủy điện Sông Ba Thượng
220,00
26,0
4
Thủy điện Sông Ba Hạ
105,00
240,0
Đang được xây dựng
II
Các công trình trên phụ lưu cấp 1
5
Thủy điện Iayun thượng
- Iayun thượng 1
- Iayun thượng 2
685,00
490,00
46,0
28,0
18,0
6
Thủy điện H’Chan
410,00
12,0
7
Thủy điện H’Mun
320,00
15,0
8
Thủy điện Iayun hạ
3,0
Đã được xây dựng
9
Thủy điện Krông Hnăng
255,00
64,0
TKKT
10
Thủy điện sông Hinh
209,00
70,0
Đã được xây dựng
Với sản lượng điện trung bình hàng năm 247,72 triệu kWh, thủy điện Krông Hnăng sẽ góp phần làm giảm lượng điện thiếu hụt ở các giờ cao điểm vào mùa khô của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh miền Trung - miền Nam nói chung.
Như vậy, việc xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng là cần thiết và phù hợp với sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Chính phủ.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư: Bộ Công nghiệp
Dự án thuỷ điện Krông Hnăng đã được Bộ Công nghiệp xem xét, trình Chính phủ cho phép đầu tư, tại công văn số 1384/CV-NLDK ngày 26/3/2004. Chính phủ đã có văn bản số 746 CP-CN ngày 31/5/2004 “V/v cho phép đầu tư thủy điện Krông Hnăng” và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Giai đoạn DAĐT của Dự án (trước đây là giai đoạn BCNCKT) đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại quyết định số 2840/QĐ-NLDK ngày 29/10/2004 “V/v phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Krông Hnăng”.
2. Cơ sở pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật Đất đai của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực từ ngày 01/04/2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ v/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường v/v hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 35/2002/QĐ ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) v/v công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Văn bản số 558/CP-CN ngày 6/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v thông qua báo cáo tiền khả thi dự án thuỷ điện Krông Hnăng.
- Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v hiệu chỉnh một số nội dung thuộc quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trong đó có danh mục công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
- Quyết định số 4087/QĐ-BCN ngày 13/12/2005 của Bộ Công nghiệp v/v phê duyệt TKKT giai đoạn 1 công trình thuỷ điện Krông Hnăng, tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên.
- Công văn số 2163/UBND-NL ngày 25/7/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v đề nghị thoả thuận chuyển đổi rừng.
- Công văn số 742/CV-NN, NL ngày 03/07/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
- Công văn số 2620/BNN-KL ngày 11/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v/v chuyển mục đích sử dụng đất rừng KBTTN Ea Sô.
- Biên bản họp ngày 10/02/2006 v/v thống nhất nội dung phương án TĐC-ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
- Công văn số 91/CV-UBND ngày 03/04/2007 của UBND huyện M’Đrăk v/v thoả thuận thống nhất phương án TĐC -ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
- Công văn số 408/STC-CSVG ngày 30/3/2007 của Sở Tài chính, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi NN thu hồi đất để xây dựng thuỷ điện Krông Hnăng.
- Công văn số 1181/UBND-NLN ngày 17/04/2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v ý kiến đối với phương án TĐC - ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
- Công văn số 399/BCH-TH ngày 17/05/2007 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk v/v trả lời khả năng tồn lưu chất độc hoá học trong vùng dự án Krông Hnăng.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuỷ điện Krông Hnăng giai đoạn TKKT do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba - chủ Dự án - chủ trì thực hiện. Cơ quan tư vấn cho chủ đầu tư là Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành khác thuộc: Viện Địa lý, Viện Địa chất và Môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cơ quan tư vấn: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4
Giám đốc: Phạm Minh Sơn
Địa chỉ liên hệ: số 11 - Hoàng Hoa Thám - Nha Trang - Khánh Hoà
Điện thoại: 058.220405
Fax: 058.824208
Bảng 2: Danh sách những người tham gia thực hiện
TT
HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ
1
TS. Đặng Kim Nhung
Viện Địa chất và Môi trường
2
TS. Lại Huy Anh
Viện Địa lý
3
Th.S. Tống Phúc Tuấn
Viện Địa lý
4
KSC. Nguyễn Bá Nhuận
Viện Địa chất và Môi trường
5
KS. Nguyễn Thị Hiền
Viện Địa lý
6
KS. Vũ Thu Lan
Viện Địa lý
7
Th.S. Lê Văn Hương
Viện Địa chất và Môi trường
8
KS. Phạm Việt Hoà
Viện Địa lý
9
KS. Huỳnh Nhung
Viện Địa chất và Môi trường
10
TS. Hồ Thanh Hải
Viện ST - TNSV
11
TS. Nguyễn Văn Sáng
Viện ST - TNSV
12
KS. Trần Văn Luyện
Công ty TVXD Điện 4
13
KS. Đặng Phương Hảo
Công ty TVXD Điện 4
14
KS. Hoàng Trung Phong
Công ty TVXD Điện 4
15
Th.S. Đoàn Thị Thu Hà
Công ty TVXD Điện 4
16
KS. Nguyễn Khắc Tuấn
Công ty TVXD Điện 4
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Công trình thuỷ điện Krông Hnăng
1.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN
Chủ dự án: Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba.
Giám đốc: Phạm Phong
Địa chỉ liên hệ: số 230 - Đường Nguyễn Tri Phương - Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.653592
Fax: 0511.617767
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Dự án thuỷ điện Krông Hnăng là dự án thuỷ điện độc lập nằm trên sông Ea Krông Hnăng. Dự án là một trong 10 bậc thang thuỷ điện trên hệ thống sông Ba, cách đuôi hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ (thuỷ điện cuối cùng trong bậc thang thuỷ điện) khoảng 15km theo đường sông.
Dự án thuỷ điện Krông Hnăng thuộc địa phận xã Ea Ly - huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên, xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên gần 90km về phía Tây.
Dự án chiếm dụng một phần đất (519ha) của KBTTN Ea Sô (thuộc phân khu hành chính, dịch vụ, sản xuất) và làm ngập 2,665km đường tỉnh lộ 645.
Không có công trình tôn giáo, di tích lịch sử, công trình văn hoá nào bị ảnh hưởng bởi công trình thuỷ điện Krông Hnăng.
Vị trí của khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng xem hình 1, hình 2.
1.3.1. Hồ chứa
Hồ chứa nằm trên địa phận thuộc 2 xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk.
Phần hồ chứa trên địa phận xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk nằm trong phân khu hành chính, dịch vụ, sản xuất KBTTN Ea Sô.
Phần hồ chứa trên địa phận xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk thuộc địa phận thôn 1, 2, 3, buôn Năng, Buôn Zô, Buôn Hoang, Buôn Pa.
1.3.2. Khu mặt bằng xây dựng công trình
1.3.2.1. Tuyến đập chính
- Tuyến đập chính: dự kiến được xây dựng trên sông Ea Krông Hnăng thuộc địa phận 2 xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, có tọa độ địa lý (điểm thuộc vị trí đập trên sông): X = 577.226,930; Y = 1.431.142,280 (VN2000).
Vai tuyến đập hai bên bờ sông đặt trên đất chưa sử dụng. Xung quanh vị trí tuyến đập không có cụm dân cư sinh sống, chỉ có một vài hộ nhỏ lẻ canh tác cách vị trí tuyến đập khoảng 300-500m.
- Tuyến đập tràn: đặt ở vai trái đập chính, thuộc địa phận xã Ea Sô - huyện Ea Kar - tỉnh Đăk Lăk.
1.3.2.2. Tuyến năng lượng
- Tuyến năng lượng bao gồm:
+ Cửa lấy nước, một phần đường hầm dẫn nước nằm trên địa phận thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk.
+ Một phần đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy và kênh xả, trạm phân phối điện nằm trên địa phận thuộc xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Phần này đều nằm trên vùng đất chưa sử dụng.
Dọc theo tuyến đường hầm khu vực cắt đường tỉnh lộ 645 chỉ có rải rác vài hộ dân cư sinh sống.
1.3.2.3. Khu phụ trợ
Khu phụ trợ bờ phải nằm trên địa phận thôn 2/4 thuộc xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Khu vực này không có dân cư sinh sống, rải rác có một số hộ đang canh tác.
Khu phụ trợ bờ trái nằm trên địa phận thuộc xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Khu vực này nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, không có dân cư sinh sống.
1.3.3. Mỏ vật liệu
Mỏ đá
- Mỏ đá số 1: nằm giữa đập chính và tuyến áp lực 1, gần bờ sông Ea Krông Hnăng thuộc thôn 2/4 xã Ea Ly huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên.
- Mỏ đá dự phòng: nằm gần bờ sông Ea Krông Hnăng, cách tuyến đập chính khoảng 910m về phía hạ lưu, cách mỏ đá số 1 khoảng 700m về phía hạ lưu
Trong và quanh khu vực mỏ đá không có dân cư sinh sống.
Mỏ đất
Mỏ đất số 3; 4a; 6 nằm gần nhau, ngoài vùng hồ chứa, thuộc khu đất trồng màu, sát đường tỉnh lộ 645, thuộc thôn 2/4, Tân Bình, Tân Sơn xã Ea Ly huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên.
Khoảng cách từ mỏ đất đến cụm dân cư (khoảng 4-5hộ) gần nhất thuộc thôn Tân Bình khoảng 1.000 - 1.500m.
Mỏ cát
- Mỏ cát Buôn Bưng: nằm bên bờ phải sông Ba gần bàu Hà Lầm thuộc địa phận xã Ea Lâm huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên.
1.3.4. Khu tái định canh, định cư
Dự án bố trí 2 khu tái định canh, định cư đều thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. Địa điểm bố trí tái định canh, định cư xem hình 4, quy mô như sau:
* Khu TĐC - ĐC số 1:
Khu TĐC - ĐC số 1 bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô và những hộ có nguyện vọng thuộc thôn 1, 2, 3 (xem hình 5).
Khu TĐC - ĐC số 1 có diện tích 255,6ha nằm về phía Nam khu dân cư thôn 1 hiện nay, cách đường liên xã (đường đất) đi huyện M’Đrăk 1,5km về phía Nam. Phía Bắc giáp lòng hồ, phía Nam vượt qua đường tránh ngập một khoảng 300m, phía Đông giáp lòng hồ. Khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng khoảng 1.000 - 1.500m, cách nơi ở cũ các hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô khoảng 6.000 - 7.000m.
Diện tích dành cho khu tái định cư là 23,45ha, còn lại tài đất tái định canh.
* Khu TĐC - ĐC số 2:
Khu TĐC - ĐC số 2 bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Năng, buôn Hoang, buôn Pa (xem hình 6).
Khu TĐC - ĐC số 2 có diện tích 455,93ha, nằm bên trái trục đường từ cầu Đăk Phú vào Buôn Pa, nằm liền kề và trải rộng về phía đông Buôn Hoang và Buôn Pa, phía Tây giáp lòng hồ. Khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng khoảng 1.000 - 2.000m.
Diện tích dành cho khu tái định cư là 27,83ha, còn lại là đất tái định canh.
Các vị trí tái định cư, định canh trên đảm bảo về tính ổn định, an toàn về môi trường sống cho các hộ dân tái định cư, định canh.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
* Phạm vi pháp lý của dự án
(i) Dự án đầu tư xây dựng những hạng mục công trình sau: hồ chứa, đập chính, đập tràn xả lũ, tuyến năng lượng (cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực) nhà máy, kênh xả nhà máy, trạm biến áp nhà máy.
(ii) Những hạng mục không thuộc phạm vi đầu tư xây dựng của dự án: đường dây đấu nối hệ thống điện từ trạm biến áp nhà máy tới lưới điện khu vực.
Đối với dự án này chỉ tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các hạng mục (i), hạng mục (ii) thuộc phạm vi của dự án khác.
1.4.1. Quy mô hạng mục công trình và công nghệ:
* Những hạng mục thuộc dự án
Các hạng mục công trình chính của phương án kiến nghị (phương án I) như sau:
1.4.1.1. Các hạng mục công trình chính
a) Hồ chứa
- Hồ chứa thuỷ điện Krông Hnăng có diện tích mặt hồ là 13,67 km2 ứng với MNDBT 255m. Dung tích toàn bộ 171,6 triệu m3, dung tích hữu ích 112,3 triệu m3. Chiều dài hồ theo sông khoảng 13km, chiều rộng trung bình khoảng 1.500 - 2.000m.
b) Đập chính
Đập chính có kết cấu là đất đồng chất. Chiều dài đập tính theo đỉnh là 1