Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất, tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội.
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam không những là nơi sản xuất vật chất để đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự cung, tự cấp) mà còn đóng vai trò là hậu phương cho tiền tuyến (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).
Ngày nay, kinh tế hộ gia đình đã thoát ra khỏi tình trạng tự cung tự cấp, trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh, tự chủ. Khi nhắc tới những thành tựu mà nền kinh tế nước ta đã đạt được như trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta và hạt tiêu, 1 trong 10 nước hàng đầu về xuất khẩu thủy sản thì kinh tế nông hộ là một trong những thành phần có vai trò chính để tạo ra những thành công đó. Phát triển kinh tế hộ không chỉ đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
ĐakLak là một tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ, có vị trí kinh tế xã hội chiến lược đồng thời được thiên nhiên ưu đãi với vùng đất bazan màu mỡ và đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây hoa màu, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của người dân.
Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vậy tình hình phát triển sản xuất của các nông hộ ở đây ra sao?, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
&'&
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Tên đề tài:
“Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk”
Người hướng dẫn : CN. Bùi Ngọc Tân
Người thực hiện : Lê Thị Huệ
Ngành : Kinh tế Nông lâm
Khóa : 2008 – 2012
ĐakLak, Tháng 11/2011
ĐakLak, 10/2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Tây Nguyên, các thầy cô trong khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức căn bản trong suốt những năm học qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Bùi Ngọc Tân và Cô Tuyết Hoa Niê Kdăm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Tôi xin cám ơn các cô, các chú, các anh chị ở xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.
Và tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài.
Buôn Ma Thuột, tháng 11 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huệ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
BQC: Bình quân chung
UBND: Ủy ban nhân dân
TT: Trồng trọt
CN: Chăn nuôi
ĐVT: Đơn vị tính
DT: Diện tích
Danh mục bảng biểu
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Phạm vi nghiên cứu 8
PHẦN HAI: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 9
2.1.1. Hộ và kinh tế hộ 9
2.1.1.1 Khái niệm 9
2.1.1.2 Đặc trưng kinh tế nông hộ 10
2.1.2 Phát triển kinh tế nông hộ 10
2.1.3 Các chủ trương, chính sách của đảng về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 11
2.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 11
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 12
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 12
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 12
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: 12
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 12
2.2.4 Phương pháp phân tích 12
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 13
PHẦN BA 14
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đặc điểm địa bàn 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
3.1.1.1. Vị trí địa lý 14
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu 14
3.1.1.3. Địa hình 15
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 15
3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn 15
3.1.2.2. Tài nguyên đất 15
3.1.2.3 Tài nguyên rừng 16
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 16
3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 16
3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 17
3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 18
3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng 20
3.3. Kết quả nghiên cứu 20
3.3.1 Đặc điểm của hộ điều tra 20
3.3.1.1 Tình hình dân số, lao động 20
3.3.1.2 Trình độ học vấn của các nhóm hộ 21
3.3.1.3 Tình hình sử dụng đất sản xuất của các nhóm hộ 22
3.3.1.4 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 23
3.3.1.5 Tình hình vay vốn của các nhóm hộ điều tra 24
3.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Hòa Sơn 25
3.3.2.1 Thu của nông hộ 25
a. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ ngành trồng trọt 25
b. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ chăn nuôi 26
c. Thu và tổng thu của hộ từ hoạt động khác 27
d. Tổng hợp các khoản thu của hộ 29
3.3.2.2 Chi cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra 30
a. Chi cho trồng trọt 30
b. Chi cho chăn nuôi 31
c. Chi cho các hoạt động khác 32
d. Tổng hợp các khoản chi của hộ 33
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 34
3.3.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan 34
a. Cơ sở hạ tầng 34
b. Giá cả thị trường 34
c. Chính sách của Nhà nước 34
3.3.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan 35
a. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế nông hộ 35
b. Ảnh hưởng lao động đến phát triển kinh tế nông hộ 35
c. Ảnh hưởng của vốn đến phát triển kinh tế nông hộ 35
3.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế tại địa bàn xã. 35
3.3.5. Một số đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 36
a. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 36
b. Giải pháp về yếu tố giá cả thị trường 36
c. Giải pháp về lao động 37
d. Giải pháp về môi trường chính sách của chính phủ 37
e. Giải pháp về hệ thống khuyến nông 37
g. Giải pháp về vốn vay 37
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN 39
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất, tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội.
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam không những là nơi sản xuất vật chất để đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự cung, tự cấp) mà còn đóng vai trò là hậu phương cho tiền tuyến (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).
Ngày nay, kinh tế hộ gia đình đã thoát ra khỏi tình trạng tự cung tự cấp, trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh, tự chủ. Khi nhắc tới những thành tựu mà nền kinh tế nước ta đã đạt được như trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta và hạt tiêu, 1 trong 10 nước hàng đầu về xuất khẩu thủy sản thì kinh tế nông hộ là một trong những thành phần có vai trò chính để tạo ra những thành công đó. Phát triển kinh tế hộ không chỉ đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
ĐakLak là một tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ, có vị trí kinh tế xã hội chiến lược đồng thời được thiên nhiên ưu đãi với vùng đất bazan màu mỡ và đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây hoa màu,… góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của người dân.
Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vậy tình hình phát triển sản xuất của các nông hộ ở đây ra sao?, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
Đưa ra một số đề xuất để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Đặc điểm nông hộ của xã Hòa Sơn
+ Thực trạng thu nhập của nông hộ xã Hòa Sơn
+ Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
- Phạm vi về không gian: Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 17/11/2011.
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm từ 2008 đến 2010
+ Số liệu sơ cấp: Tổng hợp qua phiếu điều tra năm 2011
PHẦN HAI: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1. Hộ và kinh tế hộ
2.1.1.1 Khái niệm
- Khái niệm về hộ
Có rất nhiều khái niệm về hộ được đưa ra:
Theo Martin (1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (Lon Don- Anh) cho rằng: “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”
Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc trưng về hộ.
- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
- Khái niệm về hộ nông dân:
Nghị quyết X của BCT (05/04/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở.
- Khái niệm nông hộ:
Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dụa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình trong sản xuất nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về mặt cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao (Ellis, 1998).
- Khái niệm về kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
2.1.1.2 Đặc trưng kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
Kinh tế nông hộ ở nông thôn hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật. Bên cạnh đó kinh tế nông hộ có hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
Kinh tế nông hộ từ tự cấp đến sản xuất hàng hóa, từ chổ chỉ có quan hệ với tự nhiên, đến chổ có quan hệ xã hội.
Nền tảng tổ chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền vững vốn có.
Với lao động gia đình, đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình,của quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất, không bị biến dạng cả khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại gắn với thị trường để phát triển.
Như vậy, kinh tế nông hộ có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau. Do đó kinh tế nông hộ vẫn tồn tại và phát triển ngay trong các nước tư bản phát triển mà không biến dạng thành doanh nghiệp tư bản và hình thức hợp tác xã kiểu cũ ra đời trong hợp tác hoá, tập thể hoá lại không thể tồn tại.
2.1.2 Phát triển kinh tế nông hộ
Quan điểm để phát triển kinh tế nông hộ mang tính bền vững là khái niệm động, gắn liền với phạm vi thời gian và không gian nhất định. “Phát triển kinh tế nông hộ không tách rời phát triển bền vững nông thôn, cần đảm bảo nhu cầu hiện tại không làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau”. Đứng trên quan điểm tiếp cận hệ thống trong phát triển nông thôn có những chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hợp lý.
2.1.3 Các chủ trương, chính sách của đảng về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta
Năm 1981 là năm mở đầu cho sự chuyển mình của nền nông nghiệp Việt Nam và từ đó có thực tế để kiểm định lại mô hình hợp tác xã nông nghiệp kém hiệu quả trước đây và xem xét lại vai trò của kinh tế hộ. Trong năm này cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 được thực hiện công khai hợp pháp trên thực tế, sau nhiều năm được xem là “khoán chui”, kể từ đó kinh tế hộ từng bước được xác lập trên cơ sở giải phóng các nguồn lực ra khỏi các cơ chế quản lý trói buộc:
+ Giải phóng sức lao động ra khỏi cơ chế quản lý tập trung.
+ Bằng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 5 tháng 4 năm 1988), bước đầu giải phóng các quan hệ kinh tế tập trung cứng nhắc, thiết lập quan hệ lưu thông hàng hoá tự do cho hộ nông dân; bước đầu giải phóng những ràng buộc trong việc sử dụng đất cho hộ nông dân.
+ Bằng Nghị quyết Trung ương lần thứ năm, tháng 6 năm 1993, xác lập quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, kinh tế hộ được phục hồi và trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Từ cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 cho phép xã viên đầu tư và hưởng phần vượt khoán đến cơ chế tự chủ sản xuất kinh doanh là các nấc thang phát triển có ý nghĩa trên con đường xác lập lại vai trò của hộ nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Trên mục tiêu em só nói đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, vậy cần nêu ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đén phát triển kinh tế hộ đrr phần kết quả nghiên cứu cho thấy ta đang đi theo lý thuyết hay không?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
2.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn chậm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015).
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm:
- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
- Báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Báo cáo về tình hình sử dụng đất đai
- Các tài liệu khác có liên quan
Được thu thập từ UBND xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 120 hộ
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo 2011-2015
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu
Nghèo
Cận nghèo
Khá
TNBQ/tháng
<401.000
401.000 - 520.000
>520.000
2.2.4 Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả: mô tả thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak
- Thống kê so sánh: so sánh tình hình phát triển kinh tế giữa các nhóm hộ
- Phân tích SWOT: sử dụng trong quá trình phân tích cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố tác động đến việc phát triển kinh tế hộ.
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhân khẩu BQ / hộ = Tổng số nhân khẩu / Tổng số hộ.
- Lao động chính BQ / hộ = Tổng lao động chính / Tổng số hộ.
- Diện tích BQ / hộ = Tổng diện tích / Tổng số hộ.
- Thu nhập bình quân/hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ Tổng số hộ
PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông.
- Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar.
- Phía Tây: giáp xã Ea Trul.
- Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin
- Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân.
Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010).
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau:
*Nhiệt độ:
-Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C
-Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C
-Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C
-Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C
-Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C
*Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trong các tháng mùa mưa...
3.1.1.3. Địa hình
Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 % diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê .v.v...
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1 Nguồn nước, thuỷ văn
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa.
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh.
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước.
3.1.2.2 Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau:
* Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn....
* Nhóm Đất đỏ vàng trên đấ phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía tây của xã.
* Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn.
* Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%.
3.1.2.3 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha.
Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 1.598 ha
- Đất rừng đặc dụng: 959 ha
- Đất rừng trồng: 233 ha
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã.
Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu.
Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu.
Bảng 3.1: Tình hình dân số trên địa bàn xã
STT
Thôn, buôn
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
1
Thôn 1
164
794
168
782
178
816
2
Thôn 2
271
1436
121
630
121
622
3
Thôn 3
215
1102
138
711
140
703
4
Thôn 4
133
701
135
709
141
720
5
Thôn 5
75
411
75
386
76
407
6
Thôn 6
146
737