Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là một phần của Dự án Trợ giúp Kỹ thuật mang tên “Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (VIE/61/94A). Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), do chính phủ Thụy Sĩ (Ủy ban Kinh tế Quốc gia Thụy Sĩ – SECO) và chính phủ Thụy Điển (Cục Hợp tác Kinh tế Thụy Điển – SIDA) đồng tài trợ. Dự án nhằm tăng cường năng lực của VIETRADE trong việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu và cung cấp dịch vụ đào tạo, thông tin và tư vấn thương mại cho các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở thực tiễn (www.mekongtpprojects.com).
Báo cáo này được lập bởi Tiến sĩ Michael Freudenberg (Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường) và Tiến sĩ Thierry Paulmier (Chuyên gia cộng tác) thuộc Ban Phân tích Thị trường của Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC).
Báo cáo sử dụng các nguồn thông tin chủ yếu từ 4 nhóm tư vấn quốc gia. Các nhóm này đã thu thập những thông tin về từng ngành hàng cụ thể tại Việt Nam và thực hiện các cuộc phỏng vấn doanh nghiệp.
- Thông tin về sản phẩm công nghiệp: Giáo sư Tiến sĩ Phan Đăng Tuất (Viện trưởng) và Bà Trương Chí Bình (Trưởng nhóm, Khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ), Viện Chính sách và Chiến lược Công nghiệp - Bộ Công nghiệp;
- Thông tin về nông sản: Tiến sĩ Đặng Kim Sơn (Giám đốc), Ông Trần Công Thắng và Bà Phạm Hương Giang (Phòng Phân tích Thông tin), Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;
- Thông tin về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ nội ngoại thất: Ông Lê Bá Ngọc (Chuyên gia cấp cao về thủ công mỹ nghệ), Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ.
Các tác giả chân thành cảm ơn Tiến sĩ Jean-Michel Pasteels (Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường của ITC) về việc phân tích dữ liệu thương mại, thâm nhập thị trường và những thảo luận, đề xuất liên quan đến phương pháp đánh giá tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng; và Bà Joan-Ann Allan (Chuyên viên Tư vấn của ITC), Bà Matthias Schmidt (Chuyên viên thực tập) vì những hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả.
Các tác giả cũng chân thành cảm ơn nhóm chuyên gia của ITC và VIETRADE vì những hỗ trợ của họ, đặc biệt là Tiến sĩ Martin Albani (Cố vấn trưởng Dự án ), Bà Băng Tú (Quản đốc Dự án Quốc gia), Ông Bùi Sơn Dũng (Phó Giám đốc Dự án, VIETRADE) và Ông Alain Chevalier (SECO).
Sau cùng, các tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả những người tiếp nhận phỏng vấn thuộc các khu vực tư nhân đã nhiệt tình tham gia trả lời bản câu hỏi của ITC.
Mặc dù đã cố gắng thẩm tra các thông tin trong tập tài liệu này, tuy nhiên Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) không chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót nào có thể có trong tài liệu. Các ý kiến và bình luận nêu trong báo cáo nghiên cứu này phản ánh ý kiến và bình luận của các tác giả và không nhất thiết thể hiện ý kiến và bình luận của các chuyên gia, tổ chức của họ hoặc VIETRADE. Tuyên bố từ chối trách nhiệm thông thường được áp dụng cho bản báo cáo.
Để biết thêm thông tin về bản nghiên cứu hiện tại, vui lòng liên hệ với Ông Michael Freudenberg (email: freudenberg@intracen.org) hoặc Ông Thierry Paulmier (email: paulmier@intracen.org).
184 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
của Việt Nam
Bản thảo, tháng 8/2005
Thực hiện: Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và
Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE)
Tài trợ bởi: Chính phủ Thụy Sĩ (Ủy ban Kinh tế Quốc gia Thụy Sĩ – SECO) và
Thụy Điển (Cục Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển – SIDA)
Ban Phân tích Thị trường
Trung tâm Thương mại Quốc tế
MỤC LỤC
Lời nói đầu …………………………………………………………………………………
Tóm tắt ……………………………………………………………………………………..
Cơ sở và mục đích nghiên cứu ……………………………………………………….
Phương pháp nghiên cứu …………………………………….……………………….
Kết quả chính về tiềm năng xuất khẩu của một số ngành hàng lựa chọn …………….
Hành động ưu tiên đối với từng ngành hàng cụ thể …………………………………..
Vấn đề cắt ngang ……………………………………………………………………..
Kiến nghị cắt ngang …………………………………………………………………..
Các bước thực hiện khả thi tiếp theo …………………………………………………
Giới thiệu …………………………………………………………………………………..
Cơ sở nghiên cứu ……………………………………………………………………..
Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………………
Nhóm sản phẩm lựa chọn …………………………………………………………….
Cấu trúc báo cáo ……………………………………………………………………...
1. Phân tích tương đối tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng ……………………...
Chỉ số 1: Tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam ………………………………..
Chỉ số 2: Điều kiện cung cấp nội địa …………………………………………………
Chỉ số 3: Thị trường thế giới …………………………………………………………
2. Phân tích chuyên sâu theo ngành …….………………………………………………..
Các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu .………………………………………...
Thủy hải sản …………………………………………………………………………..
Nông sản ……………………………………………………………………………...
Các sản phẩm công nghiệp …………………………………………………………...
Hàng thủ công mỹ nghệ ………………...…………………………………………….
3. Những vấn đề còn tồn tại và khuyến nghị …………………………………………….
Những vấn đề chính còn tồn tại ………………………………………………………
Một số khuyến nghị chính ……………………………………………………………
Danh mục sách tham khảo ………………………………………………………………..
Phụ lục ……………………………………………………………………………………..
Phụ lục 1: Nguồn dữ liệu và một số vấn đề …………………………………………..
Phụ lục 2: Các chỉ số phức hợp ………………………………………………………
Phụ lục 3: Chỉ số thuế ưu đãi …………………………………………………………
Phụ lục 4: Chỉ số hấp dẫn thị trường …………………………………………………
Phụ lục 5: So sánh điều kiện đầu tư tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc ………..
5
7
7
8
9
19
27
28
31
32
32
35
36
37
39
43
48
52
58
60
65
73
113
159
162
162
164
169
173
173
174
177
179
181
Bảng kê
Bảng 1: Đánh giá tóm tắt tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng ở Việt Nam
Bảng 2: Tiềm năng xuất khẩu ngành và các hành động ưu tiên
Bảng 3: Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2004
Bảng 4: Tổng quan các ngành được đánh giá
Bảng 5: Chỉ số tổng hợp tiềm năng xuất khẩu các ngành
Bảng 6: Các chỉ số thuộc chỉ số phức hợp “Thành tích xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 7: Các chỉ số thuộc chỉ số phức hợp “Tình hình cung nội địa”
Bảng 8: Các chỉ số thuộc chỉ số phức hợp “Thị trường thế giới”
Bảng 9: Thứ tự các ngành hàng được đánh giá
Bảng 10: Phân tích SWOT mặt hàng thủy hải sản
Bảng 11: Xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
Bảng 12: Các mục tiêu chế biến và xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu của Việt Nam
Bảng 14: Tiềm năng của các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến đã qua chế biến
Bảng 15: Phân tích SWOT cho cà phê và các sản phẩm từ cà phê của Việt Nam
Bảng 16: So sánh giữa cà phê hạt Arabica và Robusta
Bảng 17: Phân tích SWOT đối với cao su
Bảng 18: Phân tích SWOT đối với gạo
Bảng 19: Phân tích SWOT đối với hạt điều
Bảng 20: Xuất khẩu hạt của Việt Nam và nhập khẩu của thế giới năm 2003
Bảng 21: Phân tích SWOT đối với rau quả
Bảng 22: Phân tích SWOT đối với hạt tiêu
Bảng 23: Đa dạng hóa: Xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của thế giới về gia vị năm 2003
Bảng 24: Phân tích SWOT đối với chè
Bảng 25: Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
Bảng 26: Phân tích SWOT đối với ngành may
Bảng 27: So sánh bảng lương trong ngành công nghiệp dệt may
Bảng 28: Quy trình sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh được chọn
Bảng 29: Giá nhập khẩu quần áo có xu hướng giảm ở một số thị trường chính
Bảng 30: Phân tích SWOT đối với ngành da giày
Bảng 31: Phân tích SWOT đối với ngành nội thất
Bảng 32: So sánh chi phí nhân công của ngành đồ gỗ nội ngoại thất trong khu vực
Bảng 33: Phân tích SWOT đối với ngành ô tô, xe máy
Bảng 34: Các nhà máy công nghiệp tự động ở Việt Nam
Bảng 35: Phân tích SWOT đối với ngành thiết bị, dụng cụ và đồ gia dụng
Bảng 36: Phân tích SWOT đối với mặt hàng xe đạp Việt Nam
Bảng 37: Phân tích SWOT đối với mặt hàng nhựa và sản phẩm nhựa Việt Nam
Bảng 38: Phân tích SWOT đối với mặt hàng dây điện và cáp điện Việt Nam
Bảng 39: Phân tích SWOT đối với mặt hàng máy nông nghiệp
Bảng 40: Sản lượng một số sản phẩm máy nông nghiệp chính của Việt Nam
Bảng 41: Phân tích SWOT đối với ngành đóng tàu
Bảng 42: Phân tích SWOT đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Bảng 43: Phân tích SWOT cho các ngành hàng đã được khảo sát ở Việt Nam
Bảng 44: Cách thức tiêu chuẩn hóa thị phần thế giới của Việt Nam trên thị trường thế giới từ mức 1 (thấp) đến mức 5 (cao)
Bảng 45: Các chỉ số thuộc chỉ số phức hợp về tiềm năng xuất khẩu
Bảng 46: Chỉ số hấp dẫn thị trường: Chỉ số cơ sở và các ngưỡng
Bảng 47: Các điều kiện đầu tư tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc
Biểu đồ số liệu
Biểu 1: Biểu đồ ngành hàng: thị trường thế giới và tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Biểu 2: Sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Biểu 3: Giá cà phê trung bình theo tháng của ICO
Biểu 4: Sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam
Biểu 5: Sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Biểu 6: Sản xuất và xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam
Biểu 7: Sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam
Biểu 8: Sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu ở Việt Nam
Biểu 9: Sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam
Danh mục hộp tin
Hộp 1: Chính sách Đổi Mới
Hộp 2: Các hiệp định thương mại và tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Hộp 3: Các ngành công nghiệp phụ trợ
Hộp 4: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
Hộp 5: Các quyết định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
Hộp 6: Những đề xuất cho ngành hải sản
Hộp 7: Những thay đổi mô hình cung và cầu toàn cầu đối với mặt hàng cà phê
Hộp 8: Sự gia tăng năng suất cao su
Hộp 9: Trồng xen kẽ các loại gia vị là vấn đề đáng quan tâm
Hộp 10: Sự phát triển trong công nghiệp dệt
Hộp 11: Hội đồng quản lý rừng (FSC)
Hộp 12: Các gợi ý cho ngành nội thất
Hộp 13: Chính phủ tính dựa trên 4 doanh nghiệp SOEs nhằm phát triển ngành ô tô
Hộp 14: Vụ kiện chống bán phá giá xe đạp của EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Hộp 15: Các kế hoạch khả quan của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp đóng tàu
Hộp 16: Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của đất nước
LỜI NÓI ĐẦU
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là một phần của Dự án Trợ giúp Kỹ thuật mang tên “Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (VIE/61/94A). Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), do chính phủ Thụy Sĩ (Ủy ban Kinh tế Quốc gia Thụy Sĩ – SECO) và chính phủ Thụy Điển (Cục Hợp tác Kinh tế Thụy Điển – SIDA) đồng tài trợ. Dự án nhằm tăng cường năng lực của VIETRADE trong việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu và cung cấp dịch vụ đào tạo, thông tin và tư vấn thương mại cho các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở thực tiễn (www.mekongtpprojects.com).
Báo cáo này được lập bởi Tiến sĩ Michael Freudenberg (Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường) và Tiến sĩ Thierry Paulmier (Chuyên gia cộng tác) thuộc Ban Phân tích Thị trường của Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC).
Báo cáo sử dụng các nguồn thông tin chủ yếu từ 4 nhóm tư vấn quốc gia. Các nhóm này đã thu thập những thông tin về từng ngành hàng cụ thể tại Việt Nam và thực hiện các cuộc phỏng vấn doanh nghiệp.
Thông tin về sản phẩm công nghiệp: Giáo sư Tiến sĩ Phan Đăng Tuất (Viện trưởng) và Bà Trương Chí Bình (Trưởng nhóm, Khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ), Viện Chính sách và Chiến lược Công nghiệp - Bộ Công nghiệp;
Thông tin về nông sản: Tiến sĩ Đặng Kim Sơn (Giám đốc), Ông Trần Công Thắng và Bà Phạm Hương Giang (Phòng Phân tích Thông tin), Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;
Thông tin về sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ nội ngoại thất: Ông Lê Bá Ngọc (Chuyên gia cấp cao về thủ công mỹ nghệ), Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ.
Các tác giả chân thành cảm ơn Tiến sĩ Jean-Michel Pasteels (Chuyên gia cấp cao về phân tích thị trường của ITC) về việc phân tích dữ liệu thương mại, thâm nhập thị trường và những thảo luận, đề xuất liên quan đến phương pháp đánh giá tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng; và Bà Joan-Ann Allan (Chuyên viên Tư vấn của ITC), Bà Matthias Schmidt (Chuyên viên thực tập) vì những hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả.
Các tác giả cũng chân thành cảm ơn nhóm chuyên gia của ITC và VIETRADE vì những hỗ trợ của họ, đặc biệt là Tiến sĩ Martin Albani (Cố vấn trưởng Dự án ), Bà Băng Tú (Quản đốc Dự án Quốc gia), Ông Bùi Sơn Dũng (Phó Giám đốc Dự án, VIETRADE) và Ông Alain Chevalier (SECO).
Sau cùng, các tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả những người tiếp nhận phỏng vấn thuộc các khu vực tư nhân đã nhiệt tình tham gia trả lời bản câu hỏi của ITC.
Mặc dù đã cố gắng thẩm tra các thông tin trong tập tài liệu này, tuy nhiên Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) không chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót nào có thể có trong tài liệu. Các ý kiến và bình luận nêu trong báo cáo nghiên cứu này phản ánh ý kiến và bình luận của các tác giả và không nhất thiết thể hiện ý kiến và bình luận của các chuyên gia, tổ chức của họ hoặc VIETRADE. Tuyên bố từ chối trách nhiệm thông thường được áp dụng cho bản báo cáo.
Để biết thêm thông tin về bản nghiên cứu hiện tại, vui lòng liên hệ với Ông Michael Freudenberg (email: freudenberg@intracen.org) hoặc Ông Thierry Paulmier (email: paulmier@intracen.org).
TÓM TẮT
Báo cáo nghiên cứu này đánh giá tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành hàng tại Việt Nam, bao gồm các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu, thuỷ sản, nông sản, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Báo cáo so sánh và xếp hạng các ngành hàng theo nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm môi trường quốc tế (ví dụ: nhu cầu của thế giới), tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam và các điều kiện cung cấp nội địa của các ngành hàng. Phân tích thống kê và khảo sát tài liệu được bổ sung bởi các cuộc phỏng vấn các thể nhân tại địa phương ở Việt Nam, bao gồm ở cả khu vực tư nhân và công cộng, nhằm trực tiếp nhìn nhận về môi trường kinh doanh nội địa có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong các ngành hàng khác nhau.
Báo cáo bao gồm nội dung phân tích chuyên sâu về nhiều ngành hàng riêng biệt, trong đó có đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và Thách thức (phân tích SWOT); xác định những lĩnh vực chính cần có sự can thiệp và những chính sách liên quan đến xúc tiến phát triển xuất khẩu trong tương lai. Báo cáo cũng xác định những thị trường mục tiêu có khả năng thâm nhập nhằm đa dạng hóa thị trường cho từng ngành hàng.
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn các loại hạt, dầu, đồ gỗ nội ngoại thất, than đá, giày dép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, cao su, đóng tàu, thủy tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi, trò chơi và hàng may mặc. Ngược lại, tiềm năng xuất khẩu có vẻ giới hạn đối với sản phẩm sữa, sản phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi cắt cuống, ô tô, xe máy và hàng dệt gia dụng.
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu và xác định những chính sách dành riêng cho từng ngành hàng cụ thể chỉ có thể là một phần trong tổng khối lượng công việc thực hiện thảo luận về những vấn đề thực tế đang rơi vào tình trạng Thách thức ở Việt Nam. Các tác giả muốn nhấn mạnh rằng sự lựa chọn tốt nhất của Việt Nam là không lựa chọn những ngành hàng thắng lợi trên thị trường xuất khẩu mà tạo một môi trường kinh doanh có lợi cho việc giảm rủi ro, hợp tác, sáng tạo và đổi mới.
Cơ sở và mục đích nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình thiết kế các chiến lược phát triển thương mại rõ ràng với mục tiêu làm tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Việt Nam có các mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng qua các năm, nhưng các mặt hàng xuất khẩu vẫn tập trung với số lượng hạn chế ở một số ngành hàng, bao gồm dệt may, da giày, dầu mỏ, và thủy hải sản. Thêm vào đó, các sản phẩm đều có đặc thù là có thị phần nhỏ, chất lượng thấp, giá thấp khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ kinh doanh và những biến đổi giá quốc tế. Vì vậy, việc mở rộng cơ sở công nghiệp và đa dạng hóa nền tảng xuất khẩu là vấn đề chính đối với Việt Nam và đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình chính sách quốc gia. Khá nhiều yếu tố trong vấn đề này liên quan đến việc tạo một môi trường kinh doanh có lợi cho khả năng sáng tạo, hợp tác và đổi mới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các chính phủ cần bổ sung những chính sách “nằm ngang” áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế bằng những chính sách có mục tiêu cụ thể, cho những ngành hàng cụ thể.
Khi một chính phủ muốn đưa ra mục tiêu cho các khu vực kinh tế, điều cần thiết là phải tập trung vào những ngành có khả năng tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai. Các chính phủ, nhà tài trợ và các thể nhân cần đưa ra quyết định có thông báo trước về những ngành hàng ưu tiên lựa chọn. Bản nghiên cứu hiện thời này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định bằng cách lấp chỗ khuyết giữa các bản nghiên cứu khả năng cạnh tranh kinh tế vĩ mô và những báo cáo chi tiết về từng ngành hàng cụ thể.
Mục tiêu của bản báo cáo nghiên cứu này nhằm xác định những ngành hàng có tiềm năng quan trọng cho sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Bản nghiên cứu nhằm mục đích tạo điều kiện cho các thể nhân tham gia thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển xuất khẩu để xem xét các thông tin định tính và định lượng trong một khuôn khổ nhận thức nhất quán. Nó xác định những khu vực kinh tế có tiềm năng quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu. Nó cũng có sự tập trung chiến lược nhằm chỉ dẫn cho chính phủ, các khu vực kinh tế tư nhân và xã hội hướng tới những lĩnh vực kinh tế triển vọng.
Bản báo cáo này cập nhật và mở rộng bản nghiên cứu trước đây của ITC, từ tháng 1/2002, tựa đề “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam (ITC, 2002a). Báo cáo đề cập đến các sản phẩm khoáng sản, thủy hải sản, nông sản hàng hóa và nông phẩm, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Riêng lĩnh vực dịch vụ không bao gồm trong báo cáo.
Phương pháp nghiên cứu
Tiềm năng xuất khẩu của một nhóm sản phẩm được xác định ở đây bao gồm cả những ngành hàng đã xuất khẩu, có hồ sơ chứng minh số liệu và những ngành hàng chưa từng xuất khẩu nhưng có những điều kiện cần thiết để có thể xuất khẩu. Việc đánh giá tiềm năng xuất khẩu của từng ngành hàng được xem xét nghiên cứu dựa trên một số tiêu thức mở rộng, bao gồm:
Tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam, chẳng hạn giá trị xuất khẩu, thị phần thế giới và mức tăng trưởng xuất khẩu.
Khả năng cung cấp nội địa, chẳng hạn chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đặc điểm môi trường quốc tế, chẳng hạn sự tăng trưởng nhu cầu thế giới và tiến trình hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam;
Về tổng thể, bản nghiên cứu sử dụng 14 chỉ số và đưa ra các thứ hạng cho từng tiêu thức nghiên cứu cũng như xếp hạng tổng thể tiềm năng xuất khẩu nhằm sử dụng để thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách.
Bản nghiên cứu dựa trên các nguồn thông tin từ nhóm phân tích thị trường của ITC và 4 nhóm tư vấn của Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Bộ Công nghiệp (MOI) và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ các Làng nghề Thủ công Truyền thống Việt Nam (HRPC).
Công tác nghiên cứu được thực hiện vào mùa xuân và mùa hè năm 2005, bao gồm nghiên cứu tại bàn có kết hợp điều tra thực địa trong nước và dựa trên các thông tin định tính và định lượng.
Thông tin định lượng bao gồm các số liệu thống kê thương mại và dữ liệu tiếp cận thị trường. Đối với các điều kiện tiếp cận thị trường, số liệu về thuế suất được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu của ITC mang tên Bản đồ tiếp cận thị trường của ITC (ITC’s Market Access Map) (http:// www.macmap.org). Các dữ liệu thương mại từ cơ sở dữ liệu thương mại của ITC (ITC’s TradeMap) (www.trademap.org) là cơ sở dữ liệu trên mạng về các luồng thương mại toàn cầu và các rào cản thương mại đối với sự phát triển kinh doanh và xúc tiến thương mại quốc tế, cung cấp các hồ sơ và xu hướng xuất nhập khẩu chi tiết cho trên 5.300 sản phẩm ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người sử dụng tại Việt Nam có thể truy cập Trade Map miễn phí trong thời gian ít nhất là đến hết năm 2007. VIETRADE và Dự án Xúc tiến Thương mại VIE/61/94 cung cấp tên truy cập và mật khẩu truy cập miễn phí (thông tin chi tiết có tại http::// www.trademap.net/vietnam/login.htm).
Thông tin định tính bao gồm một bản nhận xét về các tài liệu và thông tin liên quan được thu thập từ các cuộc điều tra dựa trên bảng câu hỏi của ITC và phỏng vấn các doanh nghiệp và hiệp hội kinh doanh. Việc phỏng vấn nhằm xác nhận tính hợp lệ của các kết quả và để có sự nhìn nhận trực tiếp về môi trường kinh doanh và chính sách trong nước có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành hàng khác nhau. Thêm vào đó, các chuyên gia tư vấn trong nước đã xác định những chiến lược của chính phủ cho từng ngành hàng cụ thể. Tuy nhiên, đáng tiếc là không thể nghiên cứu các điều kiện cung cấp nội địa thông qua phỏng vấn doanh nghiệp ở tất cả các ngành hàng.
Kết quả xếp hạng các ngành hàng cần được giải thích cẩn thận, đặc biệt khi chỉ có những khác biệt nhỏ do nhiều chỉ số thiếu tính chính xác.
Kết quả chính về tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng được lựa chọn
Về tổng thể, minh chứng có sẵn cho thấy tiềm năng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ nội ngoại thất, than đá, da giày, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản, cao su, đóng tàu, thủy tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và trò chơi, và hàng may mặc. Ngược lại, tiềm năng xuất khẩu có vẻ giới hạn đối với sản phẩm sữa, sản phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi cắt cuống, ô tô xe máy và hàng dệt gia dụng.
Hàng may mặc, giày dép, dầu lửa, thủy hải sản, đồ gỗ nội ngoại thất và cà phê không chỉ là những ngành hàng trụ cột quan trọng nhất của Việt Nam ở hiện tại về mặt doanh thu xuất khẩu mà có vẻ sẽ vẫn giữ vai trò này trong tương lai do đó là những ngành hàng có chỉ số tiềm năng xuất khẩu cao nhất (Bảng 1).
Các ngành hàng quy mô trung bình có tiềm năng xuất khẩu cao bao gồm cao su, thủ công mỹ nghệ, than đá, đồ gia dụng, hạt tiêu và hạt điều. Đồ chơi và trò chơi, thủy tinh, máy móc nông nghiệp và đóng tàu là những ngành hàng nhỏ về mặt doanh thu xuất khẩu ở hiện tại nhưng có tiềm năng trở nên quan trọng hơn trong tương lai.
Bảng 1. Đánh giá tóm tắt tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng ở Việt Nam
Tiềm năng thấp
Tiềm năng trung bình
Tiềm năng cao
Ngành hàng xuất khẩu quan trọng
(trên 500 triệu USD)
---
Máy điện
Hàng may mặc
Da giày
Dầu lửa
Thủy hải sản
Đồ gỗ nội ngoại thất
Cà phê*
Mặt hàng xuất khẩu trung bình
Gạo
Rau quả
Hàng dệt gia dụng
Ô tô, xe máy*
Văn phòng phẩm, máy móc văn phòng
Xe đạp
Âm thanh và hình ảnh
Cao su
Thủ công mỹ nghệ
Than đá
Đồ gia dụng
Hạt tiêu
Hạt điều*
Mặt hàng xuất khẩu ít
(dưới 100 triệu USD)
Hoa tươi cắt cuống*
Sản phẩm sữa*
Sản phẩm từ sợi đay*
Nhựa
Vật liệu xây dựng
Chè
Công cụ
Đồ điện tử
Dụng cụ cầm tay
Máy móc công nghiệp*
Gỗ*
Thông tin liên lạc và viễn thông*
Vật liệu bao gói*
Mật ong*
Đồ chơi và trò chơi
Thủy tinh
Máy móc nông nghiệp
Đóng tàu
*Tiềm năng xuất khẩu của những ngành hàng này chỉ dựa trên tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam và môi trường quốc tế. Báo cáo không xe