Từ đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã từng khẳng định: không có thông tin thì không thể có tiến bộ trong bất kỳ một lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất. Đại văn hào Maksim Gorki đã từng viết: Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ có nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quí mà là ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, có lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ. Sức mạnh của một dân tộc không những nằm trong vật chất, mà phần hết sức quan trọng là nằm trong trí tuệ.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay, chưa bao giờ thông tin lại đóng vai trò to lớn và bao trùm đến vậy. Khó có thể hình dung được một lĩnh vực hoạt động nào của con người lại không cần đến thông tin.
Lý luận mác xít cho rằng, nắm được công cụ sản xuất thì mới nắm được quyền hành. Công cụ sản xuất mà ngày nay người công nhân cần nắm để làm chủ lấy mình không phải là những công cụ “bỏ trong thùng hay như công cụ của xí nghiệp trong thời công nghiệp ống khói. Nó là thứ vật dụng nằm trong đầu óc của công nhân” . Đó là thông tin, tri thức, là nguồn chủ yếu sáng tạo ra của cải và quyền lực.
Thông tin, tri thức là thứ của cải không bao giờ hết. Nếu như đất đai, máy móc có thể chỉ cấp được cho một số cá nhân thôi, thì thông tin, tri thức cùng lúc có thể có nhiều người sử dụng. Và nếu vận dụng thích đáng thì có thể lại sinh ra nhiều tri thức mới. Tri thức lấy không bao giờ hết và dùng không bao giờ cạn.
Trong Hội thảo quốc tế về chủ đề “Sử dụng tri thức phục vụ phát triển”, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phát biểu rằng: “Hiện nay 2/3 dân số trên thế giới còn sống trong nghèo đói, lạc hậu bởi thiếu vốn, thiếu các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là tri thức khoa học – công nghệ”. Khoảng cách to lớn về tri thức, trong đó có tri thức khoa học – công nghệ, sự bất bình đẳng về tiếp cận thông tin đặt các nước đang và chậm phát triển trước những nhiệm vụ vô cùng khó khăn: phải tự nhận thức và tự đổi mới chính mình để xây dựng được năng lực tiếp thu kho tàng tri thức nhân loại, để vượt qua nghèo đói, lạc hậu và tiến tới phát triển, tham gia vào sáng tạo tri thức mới.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ mà mũi nhọn là công nghệ thông tin đã và đang tác động đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành. Trong nền kinh tế đó, thông tin là tất cả, thành công của công việc là nhờ vào “tư liệu thông tin, chứ chẳng phải là nhờ vào số tiền anh có. Tri thức có quyền lực lớn nhất trong giao dịch” . Việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thực tiễn xã hội đang chứng tỏ rằng, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại. Ở Việt Nam, nhu cầu phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động được mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực thông tin là vô cùng quan trọng.
142 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đẩy mạnh hoạt động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
§ÈY M¹NH HO¹T §éNG TH¤NG TIN VíI
VIÖC C¶I C¸CH NÒN HµNH CHÝNH QuèC GIA
TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY
HÀ NỘI, THÁNG 3-2010
MôC LôC
Mở đầu
2
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia
14
1.1.
Một số khái niệm cơ bản
14
1.2.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia trong điều kiện kinh tế tri thức
27
1.3.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính quốc gia và đẩy mạnh hoạt động thông tin
30
1.4.
Một số vấn đề chủ yếu về cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam
36
1.5.
Vai trò của thông tin đối với cải cách hành chính ở nước ta
47
Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam
55
2.1.
Thực trạng hoạt động thông tin góp phần thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta
55
2.2.
Hoạt động thông tin với việc hiện đại hoá nền hành chính quốc gia và xây dựng chính phủ điện tử
89
Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam
112
3.1.
Phương hướng chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính
112
3.2.
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính
116
Kết luận
134
Danh mục tài liệu tham khảo
137
Phụ lục 1
142
Phụ lục 2
153
Phụ lục 3
161
Phụ lục 4
171
Më §ÇU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã từng khẳng định: không có thông tin thì không thể có tiến bộ trong bất kỳ một lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất. Đại văn hào Maksim Gorki đã từng viết: Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ có nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quí mà là ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, có lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ. Sức mạnh của một dân tộc không những nằm trong vật chất, mà phần hết sức quan trọng là nằm trong trí tuệ.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay, chưa bao giờ thông tin lại đóng vai trò to lớn và bao trùm đến vậy. Khó có thể hình dung được một lĩnh vực hoạt động nào của con người lại không cần đến thông tin.
Lý luận mác xít cho rằng, nắm được công cụ sản xuất thì mới nắm được quyền hành. Công cụ sản xuất mà ngày nay người công nhân cần nắm để làm chủ lấy mình không phải là những công cụ “bỏ trong thùng hay như công cụ của xí nghiệp trong thời công nghiệp ống khói. Nó là thứ vật dụng nằm trong đầu óc của công nhân” A. Toffler. Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thanh niên, T.1, tr.117.
. Đó là thông tin, tri thức, là nguồn chủ yếu sáng tạo ra của cải và quyền lực.
Thông tin, tri thức là thứ của cải không bao giờ hết. Nếu như đất đai, máy móc có thể chỉ cấp được cho một số cá nhân thôi, thì thông tin, tri thức cùng lúc có thể có nhiều người sử dụng. Và nếu vận dụng thích đáng thì có thể lại sinh ra nhiều tri thức mới. Tri thức lấy không bao giờ hết và dùng không bao giờ cạn.
Trong Hội thảo quốc tế về chủ đề “Sử dụng tri thức phục vụ phát triển”, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phát biểu rằng: “Hiện nay 2/3 dân số trên thế giới còn sống trong nghèo đói, lạc hậu bởi thiếu vốn, thiếu các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là tri thức khoa học – công nghệ”. Khoảng cách to lớn về tri thức, trong đó có tri thức khoa học – công nghệ, sự bất bình đẳng về tiếp cận thông tin đặt các nước đang và chậm phát triển trước những nhiệm vụ vô cùng khó khăn: phải tự nhận thức và tự đổi mới chính mình để xây dựng được năng lực tiếp thu kho tàng tri thức nhân loại, để vượt qua nghèo đói, lạc hậu và tiến tới phát triển, tham gia vào sáng tạo tri thức mới.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ mà mũi nhọn là công nghệ thông tin đã và đang tác động đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành. Trong nền kinh tế đó, thông tin là tất cả, thành công của công việc là nhờ vào “tư liệu thông tin, chứ chẳng phải là nhờ vào số tiền anh có... Tri thức có quyền lực lớn nhất trong giao dịch” A. Toffler. Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thanh niên, T.1, tr.61.
. Việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thực tiễn xã hội đang chứng tỏ rằng, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại. Ở Việt Nam, nhu cầu phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động được mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực thông tin là vô cùng quan trọng.
Cải cách nền hành chính quốc gia là một đòi hỏi thường xuyên, luôn được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào bởi vì nhiệm vụ này vừa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong nhận thức và tư duy. Với sự đổi mới sáng suốt đó, Việt Nam đã vượt qua thử thách gian nan và đi lên. Con đường đi đến đổi mới không hề đơn giản. Đó là kết quả của cả quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận về thời đại, về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, về những nhận thức mới đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường; vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, với tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, bài học kinh nghiệm của các nước anh em, các nước phát triển, đang phát triển,... Trong suốt chặng đường đổi mới đó, thông tin, tri thức luôn là nguồn lực vô giá của Việt Nam.
“Khi cơ chế thuận thì một sự thông minh biến thành mười sự thông minh. Cơ chế chưa thuận thì một sự hư hỏng kéo theo hàng nghìn sự hư hỏng. Quy luật phi tuyến ấy sẽ rất nghiệt ngã nhấn chìm các cộng đồng yếu kém, nhưng cũng mở ra cơ hội và khả năng nhảy vọt thần kỳ cho những cộng đồng thông minh và biết giá trị của trí tuệ thời nay” Hoàng Tuỵ. Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức. Báo Người Lao động, Số Xuân Tân Tỵ, 2001.
.
Ba mươi năm trước, các nhà khoa học Tây Âu đã từng phát hiện ra rằng họ thua kém Mỹ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật không phải do thiếu người tài, mà chủ yếu do không có cơ chế quản lý thông minh để có thể huy động và phát huy hết mọi tài năng trong xã hội.
Ở Đông Á, với cơ chế quản lý thông minh, Hàn Quốc và Singapore, Hồng Kông đã đuổi kịp thế giới phát triển chỉ sau 30 năm. Đạt được thành công đó, không phải nhờ người dân 3 nước này thông minh hơn người dân các nước khác, mà là những nhà lãnh đạo, quản lý của đất nước, những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách của đất nước đã luôn quan tâm đến cải cách hành chính, tìm ra được cơ chế quản lý thích hợp để phát huy tiềm năng của dân tộc.
Những tấm gương đó luôn là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong suốt chặng đường đổi mới.
Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công.
Toàn cầu hoá buộc các cộng đồng phải đoàn kết lại. Sự thông minh của từng người chỉ phát huy được thông qua sự thông minh tập thể, sự thông minh hệ thống của cả cộng đồng. Sự thông minh hệ thống của cả cộng đồng là nguồn trí tuệ cộng đồng, là nguồn cộng năng tạo ra sức mạnh to lớn đưa cộng đồng vươn lên.
Từng người dân thông minh, từng nhà khoa học giỏi,... sẽ chưa đủ. Điều hết sức quan trọng, mấu chốt của sự thành công là một cơ chế quản lý có thể tập hợp và phát huy được khả năng của mỗi người, hỗ trợ họ không ngừng phát triển tri thức trong suốt cuộc đời hoạt động, có cơ chế biến xã hội thành xã hội học tập suốt đời, thường xuyên trao đổi, chuyển giao, vận dụng, sản xuất và phát triển tri thức. Tất cả những con người tài giỏi đó sẽ chỉ được phát huy mọi khả năng, tài trí trong môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh và thoáng đãng, tạo nên bởi cơ chế quản lý thông minh, biết khuyến khích mọi sáng kiến chủ động, mọi tài năng sáng tạo,biết hạn chế, loại trừ mọi yếu tố, mọi xu hướng tiêu cực.
Bước vào thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thông tin khoa học cung cấp những thông tin như thế nào, con đường, cách thức thông tin ra sao để góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước, cải cách hành chính? Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, trong thời đại kinh tế tri thức, không dựa vào trí tuệ, học vấn thì khó có thể vươn lên. Việc khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của dân tộc là vấn đề quan trọng, song tổ chức, khai thác triệt để mọi tiềm năng ấy cho sự phát triển của đất nước nhờ một cơ chế quản lý thông minh là điều vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Đó là bài toán không hề đơn giản, trong đó, thông tin, tri thức, công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực đổi mới, cải cách hành chính. Nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Lịch sử của thông tin đã có từ xa xưa, song mãi đến những năm 40 của thế kỷ XX, thông tin mới vươn lên để trở thành một mũi nhọn của thời đại. Nhất là sau khi nhà bác học Mỹ C. Shanon vào năm 1948 tìm ra lý thuyết thông tin, khái niệm “thông tin” và các phương pháp nghiên cứu có liên quan tới thông tin mới được sử dụng rộng rãi trong hầu khắp các lĩnh vực của tự nhiên và đời sống xã hội.
Từ sự mở đầu gian truân nhưng đầy hứa hẹn đó, cho đến nay, hơn nửa thế kỷ, loài người đã nghiên cứu thông tin trên nhiều bình diện. Chúng tôi tạm sơ bộ khái quát một số bình diện chính như sau:
2.1. Nghiên cứu trên bình diện lý luận về thông tin
* Về khái niệm và loại hình thông tin có các nhà nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: R. V. L. Hartley, người đầu tiên tóm tắt khái niệm thông tin vào năm 1924 và sau đó năm 1950, ông và C. E. Shanon (người Mỹ) đã hoàn thiện khái niệm thông tin trên quan điểm toán học. Năm 1971, nhà triết học Xôviết A. D. Ursul trình bày chi tiết khái niệm thông tin trên quan điểm thực tiễn và lịch sử. N. Winner đã xem xét khái niệm thông tin trên quan điểm điều khiển học. J. M. Ziman đã mô tả thông tin như một hình thức cơ bản của sự tồn tại vật chất bên cạnh không gian, thời gian và vận động. Từ những năm 60 của thế kỷ XX và những năm gần đây, người ta tập trung nghiên cứu thông tin trên quan điểm triết học và quan điểm xã hội (J. M. Ziman 1965; Jukov 1971; Ursul 1971 và một số người khác).
Một trong những cách nhìn hiện đại là xem quá trình thông tin dưới góc độ phản ánh. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” V. I. Lênin viết: “Mọi vật chất đều có thuộc tính họ hàng với cảm giác, là thuộc tính phản ánh”. Như vậy, thuộc tính phản ánh là thuộc tính vốn có sẵn trong vật chất. Trong đó, nói đến thông tin phải nói đến hai ngôi: ngôi thứ nhất có nhiệm vụ phản ánh, ngôi thứ hai có nhiệm vụ cảm thụ phản ánh đó. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn thuần khái niệm thông tin đồng nhất với khái niệm phản ánh. Thông tin là khái niệm tồn tại và hiện diện trong mọi vật, phản ánh quan hệ giữa hai ngôi: nguồn tin và người dùng tin.
* Về sự hình thành và phát triển của thông tin học. Những năm 90 của thế kỷ XX, người ta càng nói nhiều hơn về sự ra đời của xã hội thông tin và nền kinh tế dựa trên tri thức (GS. Nick Moore,...) với những đặc trưng cơ bản: Thông tin được coi là nguồn lực phát triển quan trọng nhất; Việc sử dụng thông tin ngày càng được mở rộng trong cộng đồng; Ra đời phát triển ngành công nghiệp mới ở ngay trong nền kinh tế: ngành công nghiệp thông tin.
Tài liệu nghiên cứu về thông tin học ngày càng nhiều. Theo thống kê, toàn thế giới hàng năm công bố gần 10 ngàn tên tài liệu khác nhau về các vấn đề của thông tin học. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học đã đạt được những thành tích đáng kể, lý giải được nhiều quy luật, phần nhiều là những quy luật riêng về hiện tượng thông tin, về quá trình và hệ thống thông tin, về môi trường của hoạt động thông tin.
* Những nghiên cứu về xã hội thông tin
Bước vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Hoa Kỳ mà đại diện là F. Machlup, D. Bell và M. Porat đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu có hệ thống về xã hội thông tin và nền kinh tế thông tin. Năm 1962, trong công trình có tên gọi “Sản xuất và phổ biến kiến thức ở Hoa Kỳ”, F. Machlup cho biết rằng, ngành công nghiệp kiến thức Hoa Kỳ vào năm 1958 đã chiếm tới 29% tổng sản phẩm xã hội, với 31% tổng lao động đang hoạt động của cả nước. Đến năm 1990, con số này là: ở Mỹ - 47,4%; ở Anh – 45,8%; ở Pháp – 45,1%; ở Đức – 40,0% tổng lao động đang làm việc. Theo sự xác định của tác giả, nền công nghiệp ấy bao gồm giáo dục, nghiên cứu, xuất bản và truyền thanh, truyền hình. Năm 1967, D. Bell nói đến sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp với nguồn lực quan trọng nhất để phát triển thuộc về thông tin và kiến thức. Năm 1974, trong luận án tiến sĩ của mình, M. Porat nghiên cứu một cách chi tiết về khu vực thông tin. Các nhà khoa học đã phân chia các quốc gia theo mức độ thông tin thành: Xã hội thông tin cao; Xã hội thông tin trung bình; Xã hội thông tin thấp.
2.2. Nghiên cứu trên bình diện tổ chức và quản lý thông tin
Trong lĩnh vực này, có lẽ, người đầu tiên quan tâm nghiên cứu là Lênin. Ngày 14/6/1921, Hội đồng Dân uỷ đã phê chuẩn Sắc lệnh do Lênin ký “Về việc nhập và phân phối tài liệu nước ngoài”, đồng thời thành lâp Uỷ ban Liên cơ quan trung ương về việc mua và phân phối tài liệu nước ngoài (viết tắt là KOMINOLIT). Với những chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, KOMINOLIT thực chất trở thành cơ quan thông tin khoa học đầu tiên của Nhà nước xôviết. Sau Lênin, nhiều nhà khoa học Nga đã đạt được những thành tích nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu thông tin, nhất là trên bình diện tổ chức và quản lý. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc tổ chức và quản lý thông tin trên những bình diện sau: Xây dựng chính sách quốc gia về thông tin khoa học công nghệ; Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin khoa học; Nghiên cứu các mô hình tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ; Nghiên cứu trường hợp các nhà sản xuất cơ sở dữ liệu; Nghiên cứu về tác động của thị trường và vai trò của nhà nước đối với việc phát triển hoạt động thông tin; Nghiên cứu về việc hiện đại hoá thư viện truyền thống; Nghiên cứu việc xây dựng thư viện số với cổng thông tin tích hợp; Nghiên cứu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin; Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chính phủ điện tử; Nghiên cứu về quản trị thông tin và công nghệ thông tin; Mô hình, tổ chức, quản lý thông tin – tư liệu trong cơ quan lý luận; Những vấn đề an ninh thông tin,v.v...
2.3. Nghiên cứu trên bình diện đào tạo cán bộ thông tin
Giữa những năm 60 thế kỷ XX, Viện sĩ A. I. Berg đã dự báo, thông tin sẽ trở thành khái niệm dẫn đầu trong các khoa học của thế kỷ XXI. Từ đó đến nay, rất nhiều tổ chức viện, trường đại học, các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu lĩnh vực đào tạo cán bộ thông tin.
Trường Đại học Tổng hợp Harverd (Mỹ) nhiều năm đã tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về chính sách nguồn lực thông tin. Các viện sĩ Liên Xô (cũ) V. M. Gluscov, V. A. Traspesnicov đã đề nghị coi chỉ tiêu “trang bị thông tin” trong nền kinh tế và xã hội quan trọng như các chỉ tiêu “trang bị kỹ thuật”, “trang bị năng lượng”.
Ở Việt Nam, nhiều năm nay, các trường như Đại học Văn hoá, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Dân lập Đông Đô,... đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn các chương trình đào tạo hệ cử nhân và sau đại học về chuyên ngành thông tin học. Những cố gắng ban đầu đã có kết quả khả quan.
2.4. Nghiên cứu vai trò và tác động của thông tin
Là một dạng “tài nguyên” với những đặc điểm như: số lượng vô tận, luôn luôn được bổ sung, đổi mới và càng được sử dụng càng thêm phong phú, thông tin khoa học giúp con người sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tiềm lực kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vai trò và tác động của thông tin được các nhà khoa học hết sức quan tâm.
Trong những năm 90 thế kỷ XX, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề liên quan tới vấn đề thông tin phục vụ phát triển do UNESCO bảo trợ đã được tổ chức ở nhiều khu vực trên thế giới. Các chủ đề đã được thảo luận liên quan đến hội nghị chuyên môn gồm: Các tiền đề thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Xác định người dùng tin và khả năng khai thác thông tin quốc gia; Các nguồn lực trong lĩnh vực thông tin phục vụ phát triển - gồm 3 lĩnh vực chủ yếu để phát triển hoạt động thông tin: nguồn nhân lực, nguồn thông tin tư liệu và các phương tiện kỹ thuật; Thông tin phục vụ phát triển có tính chất công khai và hạn chế; Chiến lược tổ chức hệ thống các cơ quan thông tin thích hợp trong quá trình phát triển.
2.5. Thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia
Về vấn đề này, rải rác có những công trình nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề như: Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với quá trình cải cách hành chính hiện nay (TS. Đinh Hữu Phí); Đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính (ThS. Phạm Thanh Trung); Phát triển bền vững và xã hội thông tin: các xu hướng, vấn đề và mâu thuẫn (A. Levin – Nga); Bản chất thông tin của quá trình xây dựng quan điểm quản lý hành chính (Phan Huy Quế); Chính phủ điện tử - lý luận và thực tiễn (Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia. Tổng luận khoa học),...
Ngoài những bình diện chủ yếu trên, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới còn nghiên cứu rất nhiều bình diện khác của thông tin, thế nhưng vấn đề thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, ít được bàn tới, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Về lý luận
Làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về thông tin, hoạt động thông tin khoa học, thông tin lý luận, thông tin và công nghệ thông tin, nguồn lực công nghệ thông tin, nguồn lực tri thức; mối quan hệ giữa thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia; vai trò hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia.
* Về thực tiễn
- Khái quát thực trạng hoạt động thông tin đối với công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia trong thời gian gần đây.
- Đánh giá hiệu quả của thông tin đối với cải cách nền hành chính quốc gia.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia.
- Xây dựng hệ thống giải pháp khả thi đẩy mạnh hoạt động thông tin nhằm góp phần tích cực cải cách nền hành chính quốc gia trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ một đề tài cấp bộ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cho cải cách hành chính quốc gia trong thời gian gần đây, đặc biệt là để góp phần hiện đại hoá nền hành chính quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử, thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30).
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận mác xít với quan điểm thực tiễn, biện chứng, lịch sử, khách quan để nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin, phát triển thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ cải cách nền hành chính quốc gia.
Đề tài tiếp cận từ góc độ thông tin học. Thế kỷ XXI là thế kỷ kinh tế tri thức chiếm vị