Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc đổi đất lấy hạtầng phục vụ
phát triển kinh tếxã hội. Hiện nay, Đà Nẵng đang trong quá trình thực hiện nghịquyết 33-NQ/TW “vềxây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Gắn liền với quá trình phát triển đô thị đổi đất lấy hạtầng, Chính quyền các cấp
Đà Nẵng đã ban hành các chính sách giải tỏa đềbù, đổi đất đểhỗtrợngười dân và đẩy nhanh
tiến độdựán. Bên cạnh những thành công, Đà Nẵng vẫn còn một sốbất cập dẫn đến sựthiệt
hại vềkinh tế đối với các hộdân diện giải tỏa đền bù. Bài viết này tiến hành phân tích định
lượng để đo lường sự ảnh hưởng vềmặt kinh tếcủa một sốchính sách giải tỏa đền bù làm cơ
sở đềxuất các giải pháp tháo gỡnhững khó khăn, giảm bớt những thiệt hại vềkinh tế đối với
các hộdân tái định cư.
8 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đo lường sự ảnh hưởng về kinh tế của chính sách giải tỏa đền bù đến các hộ dân tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
158
ĐO LƯỜNG SỰ ẢNH HƯỞNG VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH SÁCH GIẢI
TỎA ĐỀN BÙ ĐẾN CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
MEASUREMENT OF ECONOMIC IMPACTS OF COMPENSATION CLEARANCE
POLICIES ON RESETTLEMENT HOUSEHOLDS IN DANANG CITY
Phạm Quang Tín
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc đổi đất lấy hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Đà Nẵng đang trong quá trình thực hiện nghị quyết 33-
NQ/TW “về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Gắn liền với quá trình phát triển đô thị đổi đất lấy hạ tầng, Chính quyền các cấp
Đà Nẵng đã ban hành các chính sách giải tỏa đề bù, đổi đất để hỗ trợ người dân và đẩy nhanh
tiến độ dự án. Bên cạnh những thành công, Đà Nẵng vẫn còn một số bất cập dẫn đến sự thiệt
hại về kinh tế đối với các hộ dân diện giải tỏa đền bù. Bài viết này tiến hành phân tích định
lượng để đo lường sự ảnh hưởng về mặt kinh tế của một số chính sách giải tỏa đền bù làm cơ
sở đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, giảm bớt những thiệt hại về kinh tế đối với
các hộ dân tái định cư.
ABSTRACT
Danang is one of the leading cites that exchange land for infrastructure in view of its
socio-economic development. Now, the city is implementing Resolution 33-NQ/TW on “Building
and Developing Danang City in the Period of National Industrialization and Modernization”. With
its development—exchanging land for infrastructure, the local authorities have issued
compensation clearance policies, exchanging land in order to support households and speed up
project implementation. Together with many successes, Danang City has also encountered
problems that cause economic damages to the households having compensation clearance
priorities. The article deals with a quantitative analysis on measuring economic impacts of
compensation clearance policies as a basis for the proposal of some solutions to the
minimization of difficulties, reducing economic damages for resettlement households.
1. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu phân tích chủ yếu dựa vào dữ liệu sơ cấp do tác giả cùng các cộng sự thu
thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, tổng số phiếu sau khi kiểm tra dùng để phân tích là
480 phiếu. Đối tượng điều tra là các hộ dân diện tái định cư ở quận Sơn Trà và quận Cẩm
Lệ thành phố Đà Nẵng. Người trả lời bảng câu hỏi là các chủ hộ, người chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các chính sách giải tỏa đền bù mà Đà Nẵng đã và đang thực hiện.
2. Ước lượng diện tích đất bị giải tỏa và tái định cư bình quân của các hộ dân
Căn cứ vào 01 cho thấy, Theo ước lượng điểm bình quân mỗi hộ bị thu hồi
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
159
1315,98 mét vuông, còn theo ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% diện tích đất bị thu
hồi bình quân của mỗi hộ 1086,62-1545,34 mét vuông, hộ bị giải tỏa nhiều nhất là 6450
mét vuông và thấp nhất là 89 mét. Xét riêng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất cho các
hộ dân trung bình là 993,92 mét, hộ bị thu hồi cao nhất là 6000 mét. Trong khi đó, diện
tích được cấp tái định cư (đất được mua theo giá qui định của của UBNDTP Đà Nẵng)
bình quân mỗi hộ được 147,27 mét, hộ được mua nhiều nhất là 500 mét và ít nhất là 48
mét, xét riêng về mặt diện tích thì các hộ dân đã bị mất đi rất lớn, bình quân mỗi hộ mất
đi gần 1160 mét. Tuy rằng đất tái định cư là đất đã có hạ tầng tốt hơn so với ban đầu
nhưng chỉ giải quyết được vấn đề chỗ ở cho người dân mà thôi, còn vấn đề lợi ích kinh
tế trên đất sản xuất của các hộ dân thì không còn và điều này làm cho các hộ sống nhờ
lợi ích từ nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là bộ phận lao động lớn tuổi rất
khó thích nghi trong việc chuyển đổi nghề nghiệp.
Bảng 1: Diện tích đất giải tỏa và tái định cư bình quân của các hộ dân
Đơn vị tính: Mét vuông
Chỉ tiêu Diện tích đất giải tỏa
Diện tích đất
sản xuất
Diện tích đất
tái định cư
Mean 1315,98 993,92 147,27
Lower Bound 1086,62 795,40 130,5295% Confidence
Interval for Mean Upper Bound 1545,34 1192,44 164,01
Minimum 89,00 20,00 48,00
Maximum 6450,00 6000,00 500,00
Bảng 2: Số tiền nhận từ đền bù và chi trả mua đất tái định cư bình quân
của các hộ dân
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tiền đất
đền bù
Đơn giá
đất đền
bù/m2
Tiền đất tái
định cư
Đơn giá đất tái
định cư/m2
Mean 172,55 0,68 104,95 0,87
Lower
Bound 140,13 0,62 98,30 0,8395% Confidence
Interval for
Mean Upper
Bound 204,97 0,74 111,60 0,90
Minimum 46,00 0,28 28,10 0,52
Maximum 7720,00 10,90 600,00 3,03
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
160
Riêng về giá cả đền bù cho các hộ dân cũng là vấn đề đáng quan tâm. Dữ liệu
bảng 02 phản ánh, bình quân mỗi hộ nhận được 172,55 triệu đồng từ việc giải tỏa, hộ
nhận được cao nhất là 7720 triệu đồng và thấp nhất là 46 triệu. Nếu tính đơn giá theo
mét vuông thì chỉ có 0,68 triệu đồng và đây là số tiền bao gồm cả tiền đất, tiền nhà cửa
vật kiến trúc nằm trên đất của người dân bị giải tỏa. Trong khi đó bình quân mỗi hộ phải
chi trả 104,95 triệu đồng cho việc mua đất tái định cư và bình quân là 0,87 triệu
đồng/mét vuông. Giả định rằng toàn bộ số tiền người dân nhận được từ việc giải tỏa
dùng để chi trả tiền mua đất tái định cư thì bình quân mỗi hộ dân chỉ còn lại 67,6 triệu
đồng, là toàn bộ số tiền dành cho việc ổn định cuộc sống, xây dựng lại nhà cửa, kiến tạo
lại vật kiến trúc, chuyển đổi việc làm của các những lao động buộc phải thay đổi ngành
nghề vì mất đất sản xuất. Tuy nhiên, nếu xét thực tế theo từng hộ là nhiều hộ số tiền
nhận được được từ giải tỏa không đủ chi trả để mua đất tái định cư và tỷ lệ hộ không đủ
tiền chi trả tiền đất tái định cư lên đến 27,2%, một vấn đề quá khó khăn đối với các hộ
dân tái định cư.
3. Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách cho nợ tiền mua đất tái định cư được
định giá bằng vàng 98% đối với các hộ dân.
Để tháo gỡ một phần khó khăn của người dân tái định cư trong việc trả tiền mua
đất tái định cư, Đà Nẵng đã thực chính sách cho nợ tiền mua đất tái định cư đối với
những hộ khó khăn, không có tiền mua đất tái định cư. Có thể nói là một chính sách phù
hợp với điều kiện khó khăn của các hộ dân tái cư. Thực tế là có đến 32,5% tổng số hộ
tái định cư được hưởng chính sách nợ tiền mua đất tái định cư, bình quân mỗi hộ nợ
59,12 triệu đồng, hộ cao nhất 400 triệu và thấp 4,1 triệu. Tuy nhiên chính sách nợ này
có điều kiện ràng buộc là toàn bộ số tiền nợ mua đất tái định cư được quy đổi thành
vàng 98% theo giá quy định của Sở tài chính Đà Nẵng tại thời điểm các hộ dân là thủ
tục nhận đất tái định cư và đến khi các hộ dân trả nợ thì quy đổi ngược từ vàng thành
tiền để trả. Hiện tại, đến tại thời điểm nhóm nghiên cứu thực hiện việc điều tra thì bình
quân mỗi hộ 64,12 chỉ theo ước lượng điểm còn theo ước lượng khoản với độ tin cậy
95% thì số vàng nợ của mỗi hộ 57,46 - 70,78 chỉ, hộ nợ cao nhất 310,26 chỉ và thấp
nhất 7,30 chỉ. Việc quy đổi tiền đất sang vàng 98% người dân được hưởng lợi ích là
không phải trả lãi trong suốt thời gian nợ, nhưng trong những năm qua giá vàng biến
động tăng liên tục làm cho số nợ bình quân quy đổi từ vàng thành tiền tăng thêm 121,31
triệu động. Hộ chịu thiệt hại nhiều nhất là 468,73 triệu và thấp nhất 10,44 triệu. Cá biệt
có những hộ khi nhận đất tái định cư giá vàng chỉ có 500 (ngàn/chỉ) thì đến nay đã lên
đến 2800 (ngàn đồng/chỉ) mức tăng lên đến 460% dẫn đến làm cho các hộ dân khó khăn
càng khó khăn hơn khi số nợ ngày càng tăng cao.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
161
Bảng 3: Tình hình nợ tiền mua đất tái định cư của các hộ dân
Chỉ tiêu
Nợ tiền mua
đất tái định cư
(triệu đồng)
Nợ vàng mua
đất tái định cư
(Chỉ - 98%)
Nợ vàng mua
đất tái định cư
sau khi được
giảm trừ
(Chỉ - 98%)
Mean 59,12 64,12 46,98
Lower Bound 51,50 57,46 41,3695% Confidence
Interval for
Mean
Upper Bound
66,74 70,78
52,61
Minimum 4,10 7,30 4,92
Maximum 400,00 310,26 279,23
Bảng 4: Ước lượng số tiền tăng thêm do biến động giá vàng
Chỉ tiêu
Theo số vàng
chưa giảm trừ
(triệu đồng)
Theo số vàng
sau khi giảm
trừ
(triệu đồng)
Theo lạm
phát
(triệu đồng)
Mean Difference 121,31 73,06 55,50
Lower
Bound 109,43 64,03 45,98
95% Confidence
Interval
of the Difference Upper Bound 133,20 82,09 65,02
Minimum 10,44 8,40 3,2
Maximum 468,73 396,16 323
- Giá vàng 2800 (1000 đồng/chỉ) theo công bố của Sở tài chính Đà Nẵng ngày
2/07/2010
- Lạm phát được tính bình quân 2003-2009 theo công bố của tổng cục Thống kê
Để giảm bớt thiệt hại do sự biến động giá vàng, Ngày 31/12/2009, UBND thành
phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 9878/QĐ-UBND về việc giảm 40% số vàng nợ
cho tất cả những hộ quy đổi tiền ra vàng trước ngày 31/12/2005 và giảm 10% cho tất cả
những hộ nợ từ ngày 01/01/2006 đến nay. Theo quyết định này tất cả các hộ sau khi
được giảm trừ thì số nợ bình quân mỗi hộ vẫn tăng thêm 73,06 triệu đồng, hộ cao nhất
396,16 triệu đồng và thấp nhất 8,40 triệu đồng. Vậy vấn đề đặt ra là vì sao phải quy đổi
tiền nợ mua đất tái định cư ra vàng? Việc quy đổi tiền thành vàng cũng giống như một
khoản đầu tư vàng, về mặt lý thuyết cả hai bên đều có cơ hội và rủi ro như nhau. Nếu
giá vàng giảm các hộ dân sẽ được lợi và chủ đầu tư (Ngân sánh Đà Nẵng) bị tổn thất,
ngược lại giá vàng tăng thì các hộ dân bị tổn thất và chủ đầu tư được lợi, tổng lợi ích xã
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
162
hội của việc quy đổi tiền thành vàng là bằng không. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam giá
vàng luôn luôn tăng qua các năm và khả năng chịu tổn thất sẽ rơi vào người nợ vàng.
Nếu mục tiêu của việc quy đổi tiền thành vàng để giảm rủi ro cho chủ đầu tư khi lạm
phát thì giải pháp quy đổi tiền thành vàng chưa phải là duy nhất và còn nhiều giải pháp
khác để lựa chọn.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng chỉ số lạm phát là phần giá trị tăng
thêm số tiền nợ mà các hộ dân phải gánh chịu thì bình quân mỗi hộ dân chỉ tăng thêm
55,50 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với phương án quy đổi tiền nợ ra vàng sau khi được
giảm trừ và các chủ đầu tư vẫn không thiệt hại do lạm phát.
4. Ảnh hưởng của quá trình giải tỏa đến việc làm và thu nhập của nguời lao động
trong các hộ tái định cư
Số liệu bảng 05 phản ánh, số người có đủ việc làm (tuần làm việc 40h trở lên)
chỉ 34,2%, nhưng đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp của những người lao động trong các hộ
tái định cư lên đến 18,3%. Nếu tính chung cả thiếu việc làm và thất nghiệp 65,7%, trong
khi đó tỷ lệ thất nghiệp chung thành phố Đà Nẵng chỉ 4,92%.
Bảng 5: Mối liên hệ giữa tình trạng việc làm với tình trạng thay đổi
công việc và giới tính của người lao động
Trinh trang
Thay doi cong viec Gioi tinh Tinh trang
viec lam
Khong Co Nam Nu
Total
Du viec lam 63,1% 6,9% 39,8% 25,3% 34,2%
Thieu viec lam 29,6% 64,4% 48,6% 45,7% 47,5%
That nghiep 7,3% 28,7% 11,6% 29,0% 18,3%
Total 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square I 171,45 2 ,000
Pearson Chi-Square II 189,83 2 ,000
Ghi chú: Pearson Chi-Square I: Kiểm định mối liên hệ giữa trình trạng
thay việc làm và trình trạng thay đổi công việc của người lao động.
Pearson Chi-Square II: Kiểm định mối liên hệ giữa trình trạng
thay việc làm và giới tính của người lao động
Căn cứ theo các giá trị Asymp. Sig trong kiểm định Chi-Square Tests đều nhỏ
hơn 0,05 có thể kết luận: “tình trạng việc làm có mối liên hệ với tình trạng thay đổi
công việc và giới tính của người lao động”. Những người lao động trong các hộ tái định
cư trước khi bị giải tỏa chủ yếu làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, khi bị giải tỏa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
163
đất tư liệu sản xuất chủ yếu bị thu hồi công việc của người lao động buộc phải có sự
thay đổi. Theo kết quả điều tra có 51,5% người lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp của
quá trình giải tỏa làm cho công việc bị thay đổi, điều đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp
trong số những người buộc phải đổi công việc là rất cao 28,7%, chỉ có 6,9% người đủ
việc làm. Điều này cho thấy, tính hiệu quả của các chương trình hỗ trợ chuyển đổi
ngành nghề, tạo việc làm Đà Nẵng đã và đang làm chưa cao. Nghiên cứu sự tác động
của giới tính đến khả năng tìm việc của người lao động cho thấy, tỷ lệ đủ việc làm của
Nam cao hơn so với Nữ. Đặc biệt số người thất nghiệp ở Nữ chiếm rất cao 29%, nên các
chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cần phải có xem xét đến yếu tố
giới tính của người lao động để tạo cơ hội cho lao động Nữ có việc làm nhiều hơn.
Căn cứ vào giá trị Sig (2-tailed) trong bảng 06, với mức ý nghĩa 5% cho phép
kết luận: “Thu nhập từ hoạt động sản xuất của người lao động hiện nay thấp hơn so với
trước lúc bị giải tỏa”. Nếu như trước khi bị giải tỏa thu nhập bình quân mỗi tháng của
người lao động là 1536,78 (1000 đồng), thì sau khi giải tỏa chỉ còn 1343,54 (1000
đồng). Với độ tin cậy 95% mức thu nhập bình quân từ hoạt động sản xuất của người lao
động hiện nay thấp hơn so với trước khi giải tỏa từ 109,83-276,65 (1000 đồng), nếu xét
thêm yếu tố lạm phát thì mức chênh lệch thu nhập thực tế còn cao hơn. Điều này cho
thấy, quá trình giải tỏa đã làm cho thu nhập danh nghĩa của người lao động giảm đi,
trong khi đó họ chính là những người hy sinh nhiều nhất cho quá trình phát triển công
nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu sự phân hóa thu nhập cho
thấy, có đến 61,5% người có mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu 1080
(1000đồng) (Mức quy định cho vùng II) theo quy định 111/2008/NĐ- CP của chính phủ
ban hành ngày 10/10/2008 và chỉ có 5,8% người thu nhập từ 4000 (1000 đồng) trở lên.
Bảng 6: Kiểm định mức độ chênh lệch thu nhập hiện nay
so với trước khi bị giải tỏa của người lao động
Sau khi giai toa (1000đ) 1343,54 Truoc khi giai toa (1000đ) 1536,78
Mean -193,24
Lower -276,65 Paired Differences 95% Confidence Interval
of the Difference Upper -109,83
T Df Sig. (2-tailed)
-4,552 479 ,000
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc giải tỏa ở Đà Nẵng đã ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống, việc làm và thu nhập của hộ dân tái định. Chỉ riêng chính sách quy đổi tiền
mua đất tái định cư thành vàng 98% đã tạo thêm gánh nặng khả năng trả nợ của các hộ
dân bình quân lên đến 73,06 triệu đồng sau khi được giảm trừ, đất sản xuất bị giải tỏa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
164
làm cho bộ phận lao động trong các hộ dân tái định cư rơi vào thất nghiệp và thu nhập
của người lao động thì bị giảm sút. Thu nhập danh nghĩa bình quân tháng của người lao
động sau khi giải tỏa thấp hơn từ 109,83-276,65 (1000 đồng) so với trước lúc giải tỏa.
Điều này làm cho phân lớn các hộ dân rơi vào hoàn cảnh có cuộc sống khó khăn, đặc
biệt đáng quan tâm có 59,6% hộ tái định cư rơi vào hoàn cảnh sống khó khăn hơn so với
trước lúc giải tỏa.
Để giảm những tổn thất về kinh tế do ảnh hưởng của các chính sách giải tỏa, giải
quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, tháo gỡ những khó khăn về cuộc sống cho
người lao động trong các hộ dân tái định cư nói riêng và Đà Nẵng nói chung, cần nghiên
cứu thực hiện một số giải pháp:
- Nhóm giải pháp khắc phục khó khăn và tổn thất về kinh tế đối với các hộ dân
+ Đà Nẵng cần xem sét lại chính sách cho các hộ dân tái định cư nợ tiền mua đất
tái định cư quy đổi thành vàng 98%, vì chính sách này tạo ra gánh nặng về nợ cho các
hộ dân. Theo nghiên cứu của tác giả, Đà Nẵng có thể dùng mức lạm phát hàng năm theo
công bố của tổng cục Thống kê Việt Nam, hoặc lấy lãi suất của Ngân hàng chính sách
xã hội làm mức lãi suất đối với các khoản nợ của các hộ dân mua đất tái định cư. Cân
đối lợi ích tổng thể từ các dự án giải tỏa cho phép các hộ dân nợ bằng tiền VND không
tính lãi suất vì những hộ rơi vào diện cho nợ tiền mua đất tái định cư là những hộ nghèo,
những hộ thuộc diện chính sách xã hội cần hướng đến.
+ Đà Nẵng cần chi ngân sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động, làm tốt
hơn nữa công tác tuyên truyền tầm quan trọng việc đào tạo và tái đầu tạo đến với người
lao động, vì mục đích lâu dài để người lao động tham gia vào các chương trình đào tạo
nghề. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cần chú
trọng phát triển các hình thức đào tạo phi chính quy tại các làng nghề truyền thống, xây
dựng các tiêu chuẩn định kỳ tổ chức cho người lao động cơ hội sát hạch cấp chứng chỉ
nghiệp vụ cho người lao động, để tăng cơ hội tìm việc cho người lao động.
+ Hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi về lãi suất, điều khỏan tín dụng về tài sản cầm cố,
kéo dài thời hạn tín dụng để người lao động có vốn sản xuất, tự tạo việc làm, chuyển đổi
ngành nghề. Xây dựng các chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ đối
với người lao động được tuyển dụng xuất khẩu lao động về các khoản phí có liên quan.
+ Tác động đến các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và tham gia đào tạo lao
động. Đặc biệt ưu tiên cho người lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất là điều
kiện để hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Đà Nẵng.
- Nhóm giải pháp hạn chế khó khăn đối với hộ dân tái định cư trong các dự án
giải tỏa Đà Nẵng sẽ triển khai trong tương lai
+ Nghiên cứu tính toán chi tiết, cụ thể sự tác động của quá trình giải tỏa thu hồi
đất sản xuất và có kế hoạch giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề đảm bảo thu
nhập cho người lao động trước khi thực hiện dự án. Vì có những dự án chưa tính đầy đủ
các yếu tố nên có hiệu quả mang tính cục bộ từng dự án cho chủ đầu tư, nhưng tính tổng
thể thì lợi ích từ dự án không bù đắp được tổn thất xã hội do dự án gây ra.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
165
+ Nghiên cứu thay đổi chính sách hỗ trợ đền bù giải tỏa một lần như hiện nay
bằng cách hỗ trợ dài hạn đối với những người lao động không có nghiệp vụ chuyên môn
và lớn tuổi khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, tìm việc mới để người ta có
nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Quang Tín, Thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân diện
thu hồi đất tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng -
số 19, 02-2007.
[2] Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 3483/QĐ-UBND.
[3] Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 9878/QĐ-UBND.
[4] Quy định 111/2008/NĐ- CP, Hà Nội 10/10/2008.
[5] Ban chỉ đạo điều tra Lao động - Việc làm Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo kết quả
điều Điều tra Lao động - Việc làm Thành phố Đà Nẵng năm 2007; 2009.
[6] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Thống kê.