Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống.Với thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tạiViệt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Vietinbank là 11.523 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.
Vietinbank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank với 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực và 01 liên doanh là Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM
Sơ lược về hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
1.1.1 Tổng quan
Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống.Với thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền tảng tài chính vững mạnh, Vietinbank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tạiViệt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Vietinbank là 11.523 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.
Vietinbank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank với 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực và 01 liên doanh là Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 2008, Vietinbank đã hoàn thành việc chuyển đổi từ Ngân hàng Nhà nước sang mô hình Ngân hàng cổ phần và chào bán thành công lần đầu ra công chúng. Đây là đợt chào bán thành công nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008. Sau khi chuyển đổi, chiến lược của Vietinbank là Xây dựng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững.
1.1.3 Những thành tựu đã đạt được
1.1.3.1 thành tựu
Tăng trưởng nhanh qui mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, khẳng định được vai trò một ngân hàng thương mại lớn, chủ lực ở Việt Nam. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, hội nhập tích cực với thị trường tài chính khu vực và thế giới
Xây dựng, phát triển bộ máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hệ thống kinh doanh của Vietinbank
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Toàn bộ hệ thống mạng lưới trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu VietinBank
1.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
ÄHoạt động kinh doanh sinh lời
- Huy động vốn: Đến hết 31/12/2009, số dư nguồn vốn huy động đạt 221,7 ngàn tỷ đồng, so đầu năm tăng 46,9 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,7%
Trong năm 2009, nhiều sản phẩm dịch vụ được phát triển tạo động lực tốt cho công tác huy động vốn phù hợp với đối tượng khách hàng như: đối với cá nhân là tiền gửi ký quỹ có kỳ hạn, tiền gửi rút gốc linh hoạt, thu chi tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm kiều hối. Khách hàng doanh nghiệp là các sản phẩm quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế, phí hải quan. Home banking, dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý, chi nhánh công ty… dịch vụ đầu tư tự động. Khai thác nguồn vốn từ các Tổ chức Quốc tế, nguồn vốn ODA đạt doanh số cao.
- Cho vay và đầu tư kinh doanh: Dư nợ cho vay và đầu tư đạt 218 ngàn tỷ đồng, so với đầu năm tăng 43 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,6%.
+ Cho vay nền kinh tế
Đến hết 31/12/2009 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 162,3 ngàn tỷ đồng, tăng 42,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,2% . Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải pháp của Chính phủ, NHCTVN đã triển khai rất tích cực, an toàn, có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, thực sự đã giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 59.663 tỷ đồng, chiếm 36,8% tổng dư nợ cho vay.
+ Nghiệp vụ đầu tư và quản lý vốn khả dụng
Hoạt động đầu tư theo hướng mở rộng danh mục trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn và trái phiếu doanh nghiệp loại tốt. Duy trì tốt trạng thái thanh khoản của NHTMCPCTVN, tích cực hoạt động trên thị trường mở.Tổng số dư hoạt động: 55,7 ngàn tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 25,5% trên Tổng dư nợ cho vay và đầu tư.
ÄHoạt động dịch vụ thu phí
- Hoạt động thanh toán : Tổng thanh toán VNĐ năm 2009 đạt gần 9 triệu giao dịch tăng 42%, doanh số thanh toán 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2008. Dịch vụ thanh toán nổi trội của NHCT trong năm 2009 là thực hiện chương trình thu thuế, thu hải quan, tích hợp hệ thống thu Ngân sách Nhà nước vào hệ thống Corebanking của ngân hàng; Triển khai kết nối thanh toán song phương với Ngân hàng phát triển VN.
- Hoạt động kiều hối: VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Đài loan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ, Australia ...
Triển khai thành công sản phẩm chuyển tiền kiều hối online VietinBank eRemit, người gửi tiền có thể kết nối vào trang Web của VietinBank để chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam
Ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn. Kết quả, thị phần của Vietinbank tăng từ 12% lên 15% với tổng số tiền là 920 triệu USD.
- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Tổng số đến nay trên 3 triệu thẻ ATM, với số dư hơn 2 ngàn tỷ đồng, sử dụng mạng lưới 1.047 máy ATM của NHCT. Phát hành 9,5 ngàn thẻ tín dụng quốc tế tăng 21% so với năm 2008. Đã chuyển đổi thành công Hệ thống thẻ tín dụng quốc tế sang hệ thống Switch mới. Các sản phẩm mới về thẻ như: Thẻ 12 Con giáp, giải ngân vốn vay cho các sinh viên, học sinh qua thẻ E-Partner, thanh toán thẻ sử dụng thiết bị không dây, triển khai bổ sung giao dịch thẻ không xuất trình, giao dịch thẻ qua điện thoại, qua Internet... Kết nối và triển khai thành công dịch vụ thanh toán thẻ JCB. Mở rộng dịch vụ cung cấp cho nhiều khách hàng lớn, đặc biệt đã ký kết cung cấp dịch vụ thanh toán phí đường cao tốc bằng thẻ tự động .
1.2 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương-Chi nhánh 1
1.2.1 Tổng quan
Vietinbank Chi nhánh 1 là một trong hơn 750 chi nhánh lớn nhỏ của NHCT Việt Nam. Vietinbank là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng và trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. _ Đứng thứ 2 sau Agribank về số lượng chi nhánh và thứ 4 sau Agribank, BIDV và Vietcombank về quy mô tài sản. Phương châm hoạt động của Vietinbank chi nhánh 1 là “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững.”
Nhằm mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới toàn diện cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng, ngày 15/9/2008 Chi nhánh NHCT 1 TP.HCM đã thực hiện di dời trụ sở giao dịch sang 165-169 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM để xây dựng tòa nhà trụ sở 26 tầng tại 93-95 Hàm Nghi. Song song với việc di dời trụ sở, Chi nhánh đã khai trương đại lý nhận lệnh của công ty Chứng khoán NHCT VN.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 1
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh Đvt: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu đánh giá
Thực hiện đến 31/12/08
KH năm 2009
TH đến 31/12/09
% thực hiện đến 31/12/2009 so với
31/12/08
KH năm 2009
01
Nguồn vốn huy động
2.861.155
3.400.000
3.710.481
130
109
02
Dư nợ cho vay
1.601.887
2.023.000
2.199.222
137
109
03
Tỉ lệ cho vay không có bảo đảm =TS
31
16
18
154
95
04
Tỉ lệ cho vay DNNN
56
30
26.7
148
111
05
Nợ nhóm 2 và nợ xấu
Trong đó nợ xấu
13.225
7.288
16.512
9.009
10.016
1.540
123
179
138
183
06
Thu hồi nợ đã XLRR
5.179
5.000
5.995
116
120
07
Thu dịch vụ ngân hàng
10.426
13.000
12.345
118
95
08
Lợi nhuận
102.566
110.000
87.840
86
80
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 NHCT CN1)
Nguồn vốn: mặc dù có những khó khăn nhất định trong cuộc chạy đua thanh khoản giữa các NHTM, tổng nguồn vốn và tiền gửi dân cư của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng ấn tượng so với năm 2008 (tỷ lệ tăng lần lượt là 30% & 34%), vượt 9% kế hoạch năm 2009. Nguồn vốn tăng trưởng một phần khách quan do kinh tế trong nước phục hồi, sự tích lũy tái đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên và sự sát sao của Chi nhánh trong việc tiếp cận và duy trì được nguồn tiền gửi này.
Dư nợ cho vay: Kể từ khi nhà nước đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, Chi nhánh chủ động tận dụng cơ hội này để tiếp cận khách hàng và phát triển tín dụng. Đồng thời, với uy tín và thế mạnh trong việc tài trợ vốn cho những doanh nghiệp lớn, những dự án lớn, Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường, kịp thời kết nối và ký hợp đồng tín dụng với nhiều khách hàng mới.
Cơ cấu dư nợ: Những năm trước, tỷ trọng BĐS và cho vay DNNN (không có TSĐB) của Chi nhánh rất cao. Từ năm 2008 đến nay, thực hiện định hướng đa dạng hóa cơ cấu danh mục cho vay, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, cho vay DNVVN, cho vay DN sản xuất kinh doanh có tài chính lành mạnh và TSĐB tốt, đến 2009, Chi nhánh đã tạo bước chuyển đáng kể:
Tỷ lệ cho vay DNNN: giảm từ 40% xuống 26,7%
Tỷ lệ cho vay BĐS: giảm từ 33% xuống còn 16%
Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo: giảm từ 30% xuống 18%
Cơ cấu cho vay theo thời hạn vẫn nghiêng về cho vay trung dài hạn (chiếm 53%, giảm nhẹ so với năm 2008 là 57%)
Lợi nhuận hạch toán:
Năm 2007: nguồn vốn bình quân đạt 1.895 tỷ đồng, dư nợ bình quân đạt 1.436 tỷ đồng , thu phí dịch vụ là 8,9 tỷ đồng nhưng lợi nhuận cả năm đạt 124 tỷ đồng.
Năm 2008: nguồn vốn bình quân đạt 2.264 tỷ đồng, dư nợ bình quân đạt 1.674 tỷ đồng , thu phí dịch vụ là 10,4 tỷ đồng, lợi nhuận cả năm đạt 102 tỷ đồng.
Năm 2009: nguồn vốn bình quân đạt 3.049 tỷ đồng, dư nợ bình quân đạt 1.847 tỷ đồng , thu phí dịch vụ là 12,3 tỷ đồng, lợi nhuận cả năm đạt 88 tỷ đồng.
Như vậy mặc dù Chi nhánh đã đẩy mạnh quy mô nguồn vốn, cho vay và dịch vụ tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2009 nguồn vốn bình quân tăng trưởng 35%, dư nợ bình quân tăng trưởng 11%, thu phí dịch vụ tăng trưởng 18%, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 86% so với năm trước. Trong cơ cấu thu nhập, tuy thu phí dịch vụ tăng gần 2 tỷ đồng, thu thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ giảm nhẹ gần 700 triệu đồng và lợi nhuận gộp (thu trừ chi trả lãi) từ gửi vốn tăng 8,5 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vay giảm gần 16 tỷ đồng. Điều này do hai nguyên nhân chủ yếu sau:
Sự thu hẹp chênh lệch lãi suất VND đầu ra- đầu vào từ hơn 5,7 %/ năm xuống còn 4,78%/ năm do lãi suất cho vay bị điều chỉnh giảm và khống chế ở mức 10,5%/ năm từ tháng 2/2009 đến hết 11/2009.
Những thời cơ kinh doanh ngoại tệ không còn khi doanh số mua ngoại tệ năm nay chỉ bằng 50% so với năm trước. Số dư nhận ủy thác cho vay không đáng kể do thị trường BĐS trầm lắng nên nhu cầu đầu tư mới giảm mạnh…
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
2.1. Tín dụng tiêu dùng
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM đã phát triển vào những năm 1993 – 1994, trong thời gian đầu này tập trung nhiều vào cho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn rất đơn điệu. Hiện nay, khi mà một số văn bản pháp luật hướng dẫn đã ra đời thì lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở nước ta lại đang trong xu thế rộ lên, nó đang được xem là thị trường tiềm năng lớn và có nhiều điều kiện phát triển mạnh cho các NHTM tại Việt Nam.
2.1.1. Khái niệm
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.
2.1.2 Đặc điểm
CVTD là một loại của tín dụng ngân hàng, bản thân CVTD có một số đặc trưng sau :
Ø Quy mô từng món vay thường nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều trong khi chi phí để thực hiện một món vay tiêu dùng không chênh lệch nhiều so với một khoản vay doanh nghiệp có quy mô lớn. Do chi phí trên một đồng dư nợ của CVTD cao hơn tín dụng đối với doanh nghiệp.
Ø CVTD thường có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp vì các biến động của cá nhân rất cao và pháp luật tác động lên cá nhân rất thấp, nên lãi suất của CVTD cũng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong những lĩnh vực này.Trong đó, lãi suất CVTD tín chấp sẽ cao hơn CVTD có thế chấp ).
Ø Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Đây là một yếu tố khách quan, có ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Mà chu kỳ kinh tế không phải lúc nào cũng đi theo một trình tự nhất định, nó biến động và nằm ngoài khả năng kiểm soát
Ø Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất. Thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu.
Ø Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nợ nhiều hơn mức thu nhập hàng năm của mình vì đối với họ đi vay là công cụ để thỏa mãn nhu cầu và đạt được mức sống mình mong muốn chứ không chỉ đi vay để đáp ứng trong tình trạng khẩn cấp nào đó.
Ø Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Khách hàng thường giữ kín hoặc thông tin nêu ra chưa chính xác và đủ chi tiết về tình hình tài chính cá nhân cũng như triển vọng phát triển trong công việc hay tình trạng sức khỏe. Khi có khó khăn về tài chính thì cá nhân và hộ gia đình không dễ dàng vượt qua như doanh nghiệp, nên thực tế số lượng CVTD không được thanh toán thường lớn hơn nhiều so với các khoản vay kinh doanh.
Ø Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này.
2.1.3 Phân loại
2.1.3.1 Dựa vào mục đích vay:
Ø Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan) : nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là hộ cá nhân hoặc gia đình
Ø Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Mortage Loan): nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch.
2.1.3.2 Dựa vào phương pháp hoàn trả :
Ø Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan): người đi vay trả nợ ( gồm tiền gốc và lãi ) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc/ và thu nhập từng định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
Ø Cho vay tiêu dùng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan) :Tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản CVTD phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản cho vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài
Ø Cho vay tiêu dùng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit): Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện vay và trả nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
2.1.3.3 Dựa vào nguồn gốc của khoản nợ:
Ø Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan): là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.Nhiều ngân hàng thường ít áp dụng kiểu cho vay này và nếu có thì cơ chế kiểm soát tín dụng phải rất chặt chẽ.
Ø Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):là khoản CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
2.1.3.4 Dựa vào uy tín của người vay :
Ø Cho vay tiêu dùng không có bảo đảm : ( CVTD tín chấp ) là việc cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình không bằng các hình thức bảo đảm tín dụng mà chỉ bằng uy tín của khách hàng hay của tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay. Hầu hết các ngân hàng đều không mặn mà lắm với việc cho vay tín chấp tiêu dùng hoặc nếu có thì điều kiện khắt khe vì đây là loại hình cho vay rủi ro cao nhưng lãi suất lại chỉ bằng với các sản phẩm cho vay khác. Tín dụng tín chấp chỉ nên chiếm 5% tổng dư nợ cho vay khối khách hàng cá nhân hoặc chiếm 2% tổng dư nợ của ngân hàng thì đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Cần chú ý là lãi suất CVTD tín chấp mà các ngân hàng niêm yết thường theo 2 cách tính : dư nợ ban đầu ( thường lãi suất sẽ dao động quanh mức: 0,75 %/tháng _ 1.5 %/tháng ), dư nợ giảm dần ( 0.83%/tháng _ 1.15 %/tháng) tùy theo số tiền vay và thời hạn cũng như mức thu nhập hàng tháng của khách hàng
Ø Cho vay tiêu dùng bảo đảm : là hoạt động cấp tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng ( cá nhân, hộ gia đình ) được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Trong CVTD có bảo đảm, còn có các yếu tố liên quan đến tài sản đảm bảo và mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và các yếu tố của khoản vay. Trong quá trình xét duyệt khoản vay, ngân hàng phải tiến hành giám định về pháp lý về mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm.
Tùy từng trường hợp cụ thể , ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo miễn là kết quả tính toán cho thấy trong trường hợp có rủi ro xáy ra, ngân hàng có thu hồi nợ gốc, lãi và các chi phí khác từ việc xử lý TSĐB. Nhằm đảm bảo thu nợ an toàn, trong từng thời kỳ, Tổng giám đốc sẽ quy đ