Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc
đẩy quá trình buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những
lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới
ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Vì vậy, bao thanh toán nếu được triển khai
tích cực và hiệu quả, sẽ góp tên vào danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và góp phần
nâng cao tính cạnh tranh của các Ngân hàng Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài.
Nhận thức rõ điều đó, một số Ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu và
bước đầu thực hiện nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, qua hơn 2 năm triển khai, dịch vụ bao thanh toán vẫn chưa thật sự phát triển,
các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình cung cấp dịch vụ. Do đó, việc tìm ra
nguyên nhân cũng như các giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ này là vấn đề đáng quan tâm đối
với các Ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng để tìm kiếm và đề xuất
các giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ bao thánh toán tại các Ngân hàng ở Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu các chính sách, quá trình triển khai và những
kết quả của hoạt động bao thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kể từ
khi các Ngân hàng triển khai bao thanh toán cho đến nay
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp phân tích - tổng
hợp, Phương pháp so sánh, Phương pháp điều tra – nghiên cứu thị trường:
6 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
87
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SOLUTIONS OF DEVELOPING THE FACTORING SERVICE FOR
COMMERCIAL BANKS IN DANANG CITY
SVTH: HỨA THỊ DIỄM THUÝ
Lớp: 30K07.3, Trường: Đại học Kinh tế
GVHD: THS. HỒ HỮU TIẾN
Khoa: Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế
TÓM TẮT
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích tất yếu phải phát triển dịch vụ bao thanh toán, một
số ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện nghiệp vụ
này. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm triển khai, nhìn từ thực trạng cung cấp dịch vụ bao thanh toán
của các ngân hàng thì bao thanh toán vẫn chưa thật sự phát triển tại Đà Nẵng. Vì vậy cần phải
tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng trên để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
Bài báo này sẽ tìm ra và phân tích một số nguyên nhân chính và đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán trên địa bàn.
SUMMARY
Realise the importance and benefits of developing the Factoring service, many banks in
Danang City have researched and operated such service. However, after 2 years, Factoring is
still not really a popular banking service in this market. Therefore, it is important to find out the
reasons of this matter and give some recommendations to solve this problem. This article will
show up and analise some major reasons and then, recommend some solutions of developing
the Factoring service in Danang City.
1. Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc
đẩy quá trình buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Những
lợi ích mà bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới
ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi. Vì vậy, bao thanh toán nếu được triển khai
tích cực và hiệu quả, sẽ góp tên vào danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và góp phần
nâng cao tính cạnh tranh của các Ngân hàng Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài.
Nhận thức rõ điều đó, một số Ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu và
bước đầu thực hiện nghiệp vụ này.
Tuy nhiên, qua hơn 2 năm triển khai, dịch vụ bao thanh toán vẫn chưa thật sự phát triển,
các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình cung cấp dịch vụ. Do đó, việc tìm ra
nguyên nhân cũng như các giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ này là vấn đề đáng quan tâm đối
với các Ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng để tìm kiếm và đề xuất
các giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ bao thánh toán tại các Ngân hàng ở Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu các chính sách, quá trình triển khai và những
kết quả của hoạt động bao thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kể từ
khi các Ngân hàng triển khai bao thanh toán cho đến nay
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp phân tích - tổng
hợp, Phương pháp so sánh, Phương pháp điều tra – nghiên cứu thị trường:
2. Nội dung
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
88
2.1. Một số lý luận cơ bản về dịch vụ bao thanh toán của Ngân hàng
- Một số định nghĩa về bao thanh toán - Factoring
- Phân loại bao thanh toán
- Bản chất của bao thanh toán
- Quy trình thực hiện của bao thanh toán
- Lợi ích khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán
- Hoạt động bao thanh toán Factoring trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm
Để thấy được những tiện ích vượt trội của bao thanh toán đối với các doanh nghiệp, cần so
sánh bao thanh toán với một số sản phẩm dịch vụ Ngân hàng khác:
- So sánh bao thanh toán với các phương thức tài trợ và quản lý tín dụng thương mại khác
- So sánh bao thanh toán với các sản phẩm tín dụng thông thường
2.2. Thực trạng và nguyên nhân tình hình tài trợ bao thanh toán của các Ngân hàng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Kết quả tài trợ bao thanh toán của các Ngân hàng
Trong năm 2006 – năm mà các Ngân hàng ở Đà Nẵng bắt đầu triển khai dịch vụ bao thanh
toán, hầu như chưa ngân hàng nào có được khách hàng sử dụng bao thanh toán. Đến cuối năm
2006, sau cuộc hội thảo về bao thanh toán được tổ chức tại khách sạn Sài Gòn Tourance, Chi
nhánh Vietcombank Đà Nẵng đã có được khách hàng sử dụng bao thanh toán và trở thành
Ngân hàng đầu tiên có doanh thu về bao thanh toán tại Đà Nẵng.
Tính đến thời điểm hiện nay thì Vietcombank Chi nhánh Đà Nẵng có được 6 hợp đồng bao
thanh toán, Techcombank Đà Nẵng được 1 hợp đồng, ACB có được 1 hợp đồng, ngân hàng
Phương Đông Đà Nẵng cũng được 1 hợp đồng. Còn các ngân hàng khác như Sacombank Đà
Nẵng, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Xuất nhập khẩu .. vẫn ở trong tình trạng chưa có
khách hàng.
Như vậy, có thể nói bao thanh toán vẫn chưa thật sự phát triển tại Đà Nẵng.
2.2.2. Phân tích nguyên nhân của thực trạng trên
a) Các Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩm định người mua
Khác với các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, rủi ro tín dụng của bao thanh toán sẽ chủ yếu
và trực tiếp phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của người mua hàng chứ không phải là
người bán hàng. Bởi vì, bên mua hàng mới là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho ngân
hàng. Nhưng vì họ không phải là người trực tiếp yêu cầu khoản tín dụng từ ngân hàng và do
đó họ không có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khả năng tài
chính và tình hình hoạt động của mình cho ngân hàng. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất của
các ngân hàng trong khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là không thể thẩm định được bên
mua hàng.
- Để giải quyết khó khăn này, Sacombank đã ban hành sẵn một danh mục các bên mua hàng
và theo đó, các Chi nhánh của Sacombank chỉ chấp nhận tài trợ bao thanh toán cho bên bán
hàng nếu họ có bên mua hàng thuộc danh mục này. Tuy nhiên, đây là một cách giải quyết
không triệt để. Danh mục này quá nhỏ không đủ để phù hợp với bên bán hàng, khả năng mà
các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối bao thanh toán vì bên mua không nằm trong danh mục
này là rất lớn. Cho dù Sacombank có mở rộng danh mục này cho tất cả những khách hàng
được đánh giá là có uy tín tín dụng tốt thì cũng không đủ để phù hợp với các doanh nghiệp bán
hàng. Bởi vì, Sacombank chỉ có thể đánh giá được những doanh nghiệp đã là khách hàng của
nó, còn những doanh nghiệp khác không phải là khách hàng của Sacombank thì ngân hàng
không thể thẩm định được.
- Nhưng nếu bên mua mặc dù không có quan hệ với Sacombank, và đương nhiên không
nằm trong danh mục nhưng họ lại có quan hệ giao dịch thường xuyên với những ngân hàng
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
89
khác thì Sacombank cũng có thể khai thác thông tin về người mua thông qua những ngân hàng
này. Chính vì vậy, một cách khác có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để hơn đó là sử
dụng thông tin về người mua hàng từ những ngân hàng mà bên mua có quan hệ giao dịch.
Nhưng cách này lại gặp phải một khó khăn khác. Hiện nay do áp lực cạnh tranh nên sự liên kết
giữa các ngân hàng trên địa bàn vẫn còn rất lỏng lẻo. Không có quan hệ liên kết thì các ngân
hàng không dễ gì trao đổi những thông tin về khách hàng của mình cho các Chi nhánh ngân
hàng khác.
- Ngoài ra, để có được những thông tin chính xác về người mua cũng như cung cấp hiệu
quả dịch vụ thu hộ các khoản phải thu, các ngân hàng có thể sử dụng hệ thống hai đại lý bao
thanh toán. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có Hiệp hội bao thanh toán quốc gia, và dĩ nhiên vẫn
chưa có Luật điều chỉnh về sự ràng buộc về trách nhiệm của các đại lý bao thanh toán. Hơn
nữa, các ngân hàng lại chưa chủ động trong việc đặt quan hệ đại lý về dịch vụ bao thanh toán.
Có thể thấy rằng, các ngân hàng muốn có thông tin chính xác và đầy đủ về người mua là
không dễ dàng. Chính vì vậy, các Ngân hàng hiện nay chưa dám cung cấp rộng rãi bao thanh
toán cho các khách hàng, đối tượng khách hàng được các ngân hàng hạn chế trong phạm vi
một số khách hàng “ruột” của ngân hàng.
b) Quy định về quyền đòi nợ của Ngân hàng đối với người mua chưa chặt chẽ
Một điểm còn yếu trong hệ thống luật pháp của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán
được ông Jeroen Kohnstamm – Tổng thư ký Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI nêu ra trong
báo cáo của mình tại một cuộc hội thảo do FCI và các Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào đầu
năm 2006 đó là: trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao
quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy
định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận
không, và trong trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào. Chính vì quyền
đòi nợ không được quy định chặt, đã gây không ít trở ngại cho các ngân hàng trong việc thu
nợ từ người mua.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay chưa có Luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản
phải thu trong thương mại. Như vậy, Pháp luật Việt Nam vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý
phù hợp cho các ngân hàng có thể thực hiện hiệu quả nghiệp vụ bao thanh toán..
c) Một số nguyên nhân khác
- Công tác marketing, giới thiệu, quảng bá dịch vụ bao thanh toán tới khách hàng chưa
được các ngân hàng triển khai một cách mạnh mẽ, sâu rộng và có hiệu quả.
- Các Chi nhánh ngân hàng đang thiếu một bộ phận nhân viên chuyên trách để thực hiện tốt
việc triển khai, tư vấn phục vụ khách hàng và phát triển sản phẩm bao thanh toán, và đặc biệt
là trong việc thẩm định các hợp đồng thương mại giữa bên bán hàng và bên mua hàng
- Nhiều Ngân hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích tất yếu phải phát triển bao
thanh toán
- Nghiệp vụ bao thanh toán của các Ngân hàng vẫn chưa thực sự tiện lợi cho khách hàng,
ngân hàng thường đòi hỏi cao đối với khách hàng
- Các ngân hàng chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập nên chưa tạo ra một cơ chế hoạt
động độc lập và hiệu quả.
- Mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về dịch vụ bao thanh toán vẫn còn hạn chế
2.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng
a) Thiết lập mối quan hệ giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng nên làm đại lý bao thanh
toán cho nhau
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
90
Các Ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán nên chủ động liên hệ với nhau và
thảo luận về những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động bao thanh toán do thiếu thông tin về
khách hàng, phải nhìn nhận những khó khăn chung mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải, từ
đó nhấn mạnh tính chất đôi bên cùng có lợi từ sự liên kết này. Sau đó các ngân hàng hợp tác
và trao đổi thông tin về khách hàng để xác minh cả bên bán và bên mua hàng; hoặc có những
hợp đồng tài trợ theo phương thức: “đồng bao thanh toán”.
Bên cạnh đó, để có thể sử dụng hệ thống hai đại lý bao thanh toán nhằm khắc phục những
khó khăn về thiếu thông tin để thẩm định người mua cũng như để cung cấp dịch vụ thu hộ
hiệu quả hơn, các ngân hàng nên thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý bao thanh toán cho nhau.
Các ngân hàng phải đưa ra những quy định chặt chẽ về những ràng buộc giữa hai bên, nhất là
về tính trung thực của thông tin về khách hàng mà ngân hàng đã cung cấp.
b) Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với Ngân hàng
Ngân hàng để có thêm thông tin về người mua hàng, ngoài việc liên kết với các ngân hàng
đại lý cũng có thể liên kết với chính người mua hàng thông qua việc thương lượng với họ về
việc ký kết hợp đồng liên kết với mình. Và đương nhiên hai bên phải cùng có lợi qua sự liên
kết này:
Về phía người mua:
- Có được khoản hoa hồng phí theo một tỷ lệ phần trăm giá trị khoản phải thu cho việc
giao dịch bao thanh toán với ngân hàng và được thông báo về việc bao thanh toán. (khoản hoa
hồng phí này bên mua chỉ có được khi có tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hoá với bên
bán được ngân hàng bao thanh toán).
- Có được khoản tín dụng thương mại
- Tập trung thanh toán về một mối là Ngân hàng
Về phía Ngân hàng:
- Được người mua cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính
ngay khi ký kết hợp đồng và trong suốt quá trình thu nợ khi ngân hàng có yêu cầu. Từ đó,
ngân hàng có thể nắm được tình hình của con nợ để có biện pháp xử lý và thu nợ.
- Được người mua cung cấp danh sách các bên bán hàng mà họ đang có giao dịch mua
bán. Do đó, ngân hàng có thêm thông tin của bên bán để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
- Người mua ký xác nhận thông báo về hợp đồng bao thanh toán mà ngân hàng đã ký
kết với bên bán hàng và việc chuyển giao quyền đòi nợ. Và đây sẽ là cơ sở quan trọng để ngân
hàng tiến hành giao khoản tiền ứng trước cho bên bán hàng.
c) Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định chất lượng khoản phải thu và bên mua hàng, đặc
biệt cần nâng cao kỹ năng thẩm định hợp đồng thương mại
Đối với khoản phải thu:
- Trên cơ sở các số liệu và thông tin phân tích, ngân hàng có thể xây dựng được các chỉ số
an toàn phù hợp.
- Kiểm tra cẩn thận các khoản phải thu với nhiều hình thức, trên các hợp đồng và các sổ
phụ, trên các hoá đơn chứng từ và các tài khoản tại các NHTM khác.
- Phân tích có dự báo tình hình các đối tác, tình hình thị trường có ảnh hưởng đến mặt hàng
liên quan đến khoản phải thu.
- Tận dụng tối đa các kênh thông tin khác như C.I.C. các Chi nhánh NHTM khác, thông tin
qua các khách hàng là bạn hàng của nhau để phòng ngừa rủi ro đạo đức.
- Tính toán lịch thu nợ, trả nợ liên quan đến các khoản phải thu trên cơ sở cân đối dòng tiền
phải trả cho ngân hàng và cho khách hàng.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
91
Ngoài ra, hoá đơn bán hàng là chứng từ người bán phát hành để đòi tiền người mua thanh
toán những khoản nợ phát sinh từ việc mua bán hàng giữa hai bên. Do đó, ngân hàng nên quy
định rõ những điều kiện của hoá đơn của các sản phẩm có thể bao thanh toán được.
Đối với người mua hàng
Cần sử dụng nhiều nguồn thông tin chính thống và phi chính thống để tìm hiểu uy tín, tư
cách và lịch sử tín dụng của bên mua. Quan trọng nhất là nguồn thông tin từ các ngân hàng đại
lý – ngân hàng mà người mua có quan hệ giao dịch thường xuyên; hoặc từ những thông tin do
chính người mua cung cấp theo như những cam kết mà họ đã ký với ngân hàng trong hợp
đồng liên kết.
Đối với các hợp đồng thương mại: Khi thẩm định hợp đồng cần chú ý hai vấn đề quan
trọng sau: Tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng
d) Một số giải pháp khác
- Đào tạo đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, đồng thời nhanh chóng tuyển dụng
nhân viên pháp lý chứng từ có kinh nghiệm trong việc lập và thẩm định các hợp đồng thương
mại
- Tăng cường các hoạt động Marketing
- Các ngân hàng cần phải thiết lập nên bộ phận chuyên trách để thực hiện nghiệp vụ bao
thanh toán có hiệu quả hơn
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế
2.3.2. Nhóm giải pháp đối với các Doanh nghiệp
- Nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đặc biệt là người quản lý.
- Nhận thức đúng đắn về việc công khai minh bạch thông tin.
- Xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp
2.3.3. Một số kiến nghị
a) Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
- Thu thập những thông tin phản hồi từ các ngân hàng và dần hoàn thiện quy chế bao thanh
toán. Có những quy định chặt chẽ hơn về việc chuyển nhượng nợ và quyền đòi nợ của người
được chuyển nhượng. Quy chế phải quy định thêm rằng, người được chuyển nhượng nợ có
quyền đối với tài sản phát mãi khi người chuyển nhượng nợ và con nợ bị phá sản.
- Đỡ đầu cho việc thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam, khuyến khích các ngân
hàng tham gia để được cung cấp thông tin cũng như các ngân hàng có thể hỗ trợ cho nhau
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
- Nghiên cứu quy chế thành lập các công ty bao thanh toán độc lập
- Làm đầu mối liên hệ với các ngân hàng trên thế giới giúp cho công tác đào tạo nghiệp vụ
bao thanh toán
- Kiện toàn trung tâm CIC
b) Kiến nghị với các Ngân hàng Tổng
- Mở rộng hơn nữa quan hệ ngân hàng đại lý trong và ngoài nước
- Hoàn thiện chính sách bao thanh toán.
3. Kết luận
Nguyên nhân chính làm cho dịch vụ bao thanh toán vẫn chưa có điều kiện để phát triển là:
- Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định người mua do thiếu thông tin
- Môi trường pháp lý về bao thanh toán chưa hoàn thiện, cụ thể là chưa có quy định cụ thể
về việc chuyển nhượng nợ và những quy định về quyền đòi nợ của ngân hàng với người mua
chưa chặt chẽ.
Những giải pháp đưa ra cơ bản đã giải quyết được hai khó khăn này cho các Ngân hàng.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TH.S. Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), “Marketing dịch vụ tài chính”, NXB Thống kê,
Tr.262-284
[2] Th.S. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), “Về nghiệp vụ bao thanh toán – factoring”, NXB
Chính Trị, Tr.61-83
[3] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương”, NXB
Thống Kê, Tr.723 - 730
[4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 09
năm 2004 Ban hành Quy chế bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.
[5] Quy chế bao thanh toán nội địa của Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín.
[6] Trần Thị Kim Thanh (2007), bài viết “Giải pháp nào cho việc mở rộng Bao thanh toán tại
Việt Nam” trên tạp chí Ngân hàng số 11 tháng 6 năm 2007, trang 35-39
[7] Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài viết “Bao thanh toán - Một dịch vụ tài chính đầy triển
vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam” trên Tạp chí Ngân hàng số 7 năm 2006
[8] PGS.TS Trần Hoàng Ngân + Nguyễn Thị Thuỳ Linh, bài viết “Bao thanh toán –
Factoring Một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam” trên trang web
ueh.net/LoBs/modules.php?name=News&file=article&sid=660