Quy mô hoạt động của dịch vụ chứng khoán (CK) tại thành phố ĐN còn nhỏ, dịch vụ
cung cấp nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, mức độ cạnh tranh vẫn chưa
cao. Nội dung chính của bài báo là đánh giá thực trạng của dịch vụ CK, nhận diện những thuận
lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của phát triển dịch vụ CK và qua đó xác định mục tiêu, định
hướng, lộ trình và giải pháp phát triển dịch vụ CK cho TPĐN giai đoạn 2010-2020. Do vậy, bài
báo gồm có 6 phần. Phần 1: đặt vấn đề, phần 2 đánh giá thực trạng của dịch vụ CK trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng; phần 3 đánh giá khả năng phát triển của dịch vụ này; phần 4 trình bày
dự báo về nhu cầu của dịch vụ CK; phần 5 đưa ra định hướng phát triển của dịch vụ CK và
phần 6 là hệ thống các giải pháp, kiến nghị, khuyến nghị đối với chính phủ và chính quyền
thành phố nhằm phát triển dịch vụ CK tại thành phố Đà Nẵng theo định hướng đề ra.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
135
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SOLUTIONS FOR DEVELOPING STOCK SERVICES IN DA NANG CITY
Nguyễn Hòa Nhân, Võ Thị Thúy Anh
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Quy mô hoạt động của dịch vụ chứng khoán (CK) tại th ành phố ĐN còn nhỏ, dịch vụ
cung cấp nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, mức độ cạnh tranh vẫn chưa
cao. Nội dung chính của bài báo là đánh giá thực trạng của dịch vụ CK, nhận diện những thuận
lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của phát triển dịch vụ CK và qua đó xác định mục tiêu, định
hướng, lộ trình và giải pháp phát triển dịch vụ CK cho TPĐN giai đoạn 2010-2020. Do vậy, bài
báo gồm có 6 phần. Phần 1: đặt vấn đề, phần 2 đánh giá thực trạng của dịch vụ CK trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng; phần 3 đánh giá khả năng phát triển của dịch vụ này; phần 4 trình bày
dự báo về nhu cầu của dịch vụ CK; phần 5 đưa ra định hướng phát triển của dịch vụ CK và
phần 6 là hệ thống các giải pháp, kiến nghị, khuyến nghị đối với chính phủ và chính quyền
thành phố nhằm phát triển dịch vụ CK tại thành phố Đà Nẵng theo định hướng đề ra.
ABSTRACT
Stock services in Da Nang city are very poor with small scale, and they do not match
the city’s stock service development potential. Furthermore, the competitive ability of the
services is not high.This article concentrates on evaluating the stock services in Da Nang city,
identifying the advantages, disadvantages, opportunities, and challenges of the stock service
development and presents the objectives, orientations, strategies and solutions for developing
the stock services of Da Nang city from 2010 to 2020. The article includes 6 sections. The first
section is the introduction; the second section evaluates the reality of the stock services in Da
Nang city; the third part evaluates the development capacity of these services; the fourth
presents the prediction of the demand for these services; the fifth one presents the orientation
for stock service development and the last is about the system of solutions and petitions to the
Government and the city authorities to develop the stock services in Da Nang city as suggested
in section 5.
1. Đặt vấn đề
Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng (TPĐN) đến
năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng ĐN trở thành trung tâm giao dịch tài chính (TC), ngân
hàng (NH), bảo hiểm (BH) lớn của khu vực miền Trung và cả nước”. Để đạt được mục
tiêu này, TPĐN cần phải xây dựng một lộ trình phát triển cụ thể, phù hợp với thực trạng
và khả năng phát triển dịch vụ TC nói chung, dịch vụ CK nói riêng của TPĐN.
Nội dung chính của bài báo này là nhận diện những thuận lợi, khó khăn, cơ hội,
thách thức của việc phát triển dịch vụ CK và qua đó xác định mục tiêu, định hướng, lộ
trình và giải pháp phát triển dịch vụ CK cho TPĐN giai đoạn 2010-2020.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
136
2. Thực trạng dịch vụ chứng khoán trên địa bàn TP Đà Nẵng
2.1. Quy mô hoạt động nhỏ, dịch vụ cung cấp còn nghèo nàn
ĐN hiện có một công ty CK, 4 chi nhánh 1
2.2. Mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa gay gắt
công ty CK, 10 đại lý nhận lệnh CK
trực thuộc NH và 9 đại lý nhận lệnh CK của các công ty CK độc lập. Hoạt động của các
đại lý CK chủ yếu là nhận lệnh và chuyển lệnh về hội sở chính. Các chi nhánh công ty
CK tuy qui mô lớn hơn, trang thiết bị và công nghệ tốt hơn nhưng hoạt động chủ yếu
chỉ là môi giới CK và quản lý sổ cổ đông. Công ty CK duy nhất có hội sở chính đóng tại
ĐN (DNSC) có quy mô nhỏ và nhiều hoạt động chính của công ty này được thực hiện
tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Thu nhập và quy mô của dịch vụ CK của TP còn thấp,
tổng phí dịch vụ năm 2007 chỉ khoảng 11,8 tỷ, 6 tháng đầu năm 2008 khoảng 5,2 tỷ
đồng (xem bảng 1).
Thị phần của thị trường dịch vụ CK phân chia tương đối đều cho 3 nhóm: 19 đại
lý CK, công ty DNSC, 4 chi nhánh công ty CK (VCBS, FPTS, ABS, ACBS) (bảng 2).
Theo đánh giá của người lao động làm việc trong lĩnh vực CK, mức độ cạnh
tranh hiện tại chưa quá gay gắt và khả năng cạnh tranh của các đơn vị tốt (bảng 3).
2.3. Vốn, công nghệ và trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
Dịch vụ CK yêu cầu mức đầu tư vào công nghệ cao. 19 đại lý CK hầu như
không quan tâm đến vấn đề đầu tư vào công nghệ. Các chi nhánh công ty CK như
ACBS, VCBS, FPTS, ABS mới mở, đã đầu tư về công nghệ hiện đại, và đều đã có giao
dịch trực tuyến. Công nghệ của DNSC cũng tương đối tốt và hiện đang là đơn vị có khả
năng cạnh tranh mạnh nhất tại ĐN. Tuy nhiên, mức vốn hoạt động của các đơn vị CK
vẫn còn thấp và chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển dịch vụ. Chẳng hạn như DNSC,
vốn điều lệ chỉ có 50 tỷ đồng.
Trong số 54 nhân viên làm việc trong lĩnh vực CK được phỏng vấn, có đến 33%
đánh giá công nghệ đơn vị đang sử dụng chỉ đạt mức trung bình hoặc kém (bảng 4) và
78% cho rằng đơn vị nên đổi mới công nghệ.
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực CK là 128 người, trong đó lao động
trực tiếp là 94 người, lao động hỗ trợ 34 người. Toàn bộ số lao động trực tiếp này đều
có trình độ đại học hoặc sau đại học nhưng số lao động có khả năng thực hiện những
công việc có yêu cầu chuyên môn cao như phân tích tình hình TCDN, phân tích kỹ
thuật, phân tích ngành, phân tích thị trường, tư vấn, quản trị danh mục đầu tư cho khách
hàng chỉ khoảng 6 -8 người. Hầu hết những dịch vụ cung cấp thông tin này do hội sở
chính của các công ty CK tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thực hiện. 19 đại lý CK tại TP
chỉ có trung bình 1-2 lao động. Các chi nhánh công ty CK tại ĐN mặc dù có lượng lao
động nhiều hơn (trung bình 5-8 lao động một chi nhánh), nhưng hoạt động chủ yếu cũng
là môi giới CK, quản lý sổ cổ đông. Công ty DNSC mặc dù chiếm đến gần 40% thị
1 Không tính chi nhánh công ty CK ngân hàng nông nghiệp, bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2008.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
137
phần tại TPĐN nhưng chỉ có 27 lao động làm việc trực tiếp (không tính chi nhánh tại
TP Hồ Chí Minh) (bảng 5).
Trong số 54 lao động được phỏng vấn, có đến 29 người (chiếm 53,7%) xác nh ận có
gặp khó khăn trong công việc, trong đó đặc biệt khó khăn về công nghệ là 69% (bảng 6).
Tóm lại, quy mô hoạt động của dịch vụ CK tại thành phố ĐN còn nhỏ, dịch vụ
cung cấp nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, mức độ cạnh tranh vẫn
chưa cao.
3. Đánh giá khả năng phát triển của dịch vụ chứng khoán
3.1. Thuận lợi
Nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ tài chính của Chính quyền TPĐN
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2020 của TPĐN nêu rõ: “Xây
dựng ĐN trở thành trung tâm giao dịch TC, NH, bảo hiểm lớn của khu vực miền Trung
và cả nước”. Điều này khẳng định vai trò và khả năng phát triển dịch vụ TC của TPĐN
trong tương lai.
Môi trường kinh tế của TPĐN khá tốt và vai trò chủ đạo của nền kinh tế ĐN tại Miền
Trung
ĐN được xem là một trong những TP có môi trường kinh tế tốt nhất Việt Nam
với hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, môi trường sống được quy hoạch
tốt, tương đối hoàn chỉnh. Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI năm
2008 do VCCI thực h iện, ĐN chiếm ngôi vị quán quân, vượt qua Bình Dương, địa
phương liên tiếp đứng đầu trong 3 năm trước.
Tuy qui mô và mức độ phát triển của ĐN thấp hơn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,
chúng ta không thể phủ nhận tiềm năng về vai trò trung tâm kinh tế của TPĐN t ại khu
vực miền Trung và Tây nguyên.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại
Hoạt động dịch vụ NH trên địa bàn TPĐN trong hai năm qua phát triển rất mạnh
mẽ. Tính đến cuối năm 2007 trên địa bàn TPĐN có 45 chi nhánh tổ chức tín dụng trực
thuộc hội sở với 114 phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các quận, huyện. Hoạt động
huy động, cho vay của các tổ chức TC, tín dụng tại TPĐN tăng trưởng mạnh mẽ. Mức
vốn huy động năm 2007 tăng 52,74% so với năm 2006, đạt 17.974 tỷ đồng. Dư nợ cho
vay cũng tăng tương ứng với mức huy động, 52,97% đạt 21.961 tỷ đồng.
Sự phát triển của dịch vụ NH trên địa bàn ĐN là một tiền đề rất thuận lợi cho
việc phát triển dịch vụ CK. 4 NH lớn là ACB, An Bình, Nông nghiệp, Ngoại thương đã
có công ty CK trực thuộc NH và có chi nhánh tại ĐN. 9 NH có đại lý CK trực thuộc
NH. Sự phát triển của hệ thống NH còn tạo ra một hệ quả tích cực khác khi chính các
NH này tham gia vào thị trường CK với tư cách đơn vị niêm yết hoặc là nhà đầu tư.
3.2. Khó khăn
Thị trường tài chính nói chung và thị trường CK nói riêng gặp khó khăn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
138
Năm 2008, thị trường TC Việt Nam chịu ảnh hưởng tác động của khủng hoảng
TC thế giới. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanh khoản của thị
trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực TC cho đầu tư phát
triển.
Thị trường CK biến động bất thường. Chỉ số VN-Index cuối năm 2008 đã giảm
gần 70% so với đầu năm 2008. Khủng hoảng tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2008, và đặc
biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng TC toàn cầu bắt đầu nổ ra từ quý 3/2008, khiến
cho dòng vốn nước ngoài giảm mạnh, sức cầu trên thị trường yếu đi.
Mật độ dân cư và quy mô dân số thấp hơn nhiều so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Quy mô và mật độ dân số TPĐN thấp hơn rất nhiều so với Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. So với hai TP lớn ở hai đầu, mật độ dân số của ĐN chỉ bằng khoảng 1/5. Đây
cũng là một hạn chế cho việc phát triển dịch vụ CK tại TPĐN do nhu cầu về dịch vụ của
khách hàng cá nhân không cao. Hơn nữa, điều này cũng hạn chế sự phát triển của các
DN công nghiệp và dịch vụ khác do thị trường tiêu thụ sản phẩm có quy mô nhỏ. Và
điều này cũng có nghĩa là thị trường khách hàng DN của dịch vụ CK cũng bị ảnh hưởng
theo chiều hướng không thuận lợi.
Số lượng DN còn ít, quy mô DN nhỏ, định hướng phát triển dịch vụ hơn là công nghiệp
So với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng DN của TPĐN ít hơn nhiều. Vào
31/12/2006, số lượng DN tại TPĐN chỉ khoảng chưa đến 1/5 (1/7) so với số lượng DN
tại Hà Nội (TP Hồ Chí Minh). Hay nói cách khác, thị trường khách hàng DN tại TPĐN
rất nhỏ so với Hà Nội, và TP Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là lý do tại sao các DN lớn
hoạt động trong lĩnh vực CK của Việt Nam đều đóng tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.
Do vậy, để có thể phát triển được dịch vụ CK tại TPĐN, các DN hoạt động trong lĩnh
vực này phải hướng đến thị trường miền Trung và Tây nguyên (không tính Lâm Đồng2
Quy mô của DN tại ĐN nhỏ, tỷ lệ DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng là 42,29%, từ
1 đến dưới 5 tỷ đồng là 42,14%, từ 5 đến 10 tỷ đồng là 12,48% và từ 50 tỷ trở lên chỉ
chiếm 3,1%.
)
với hơn 20 nghìn DN.
Mặt khác, TPĐN định hướng phát triển dịch vụ hơn là công nghiệp. Các DN
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (trừ NH và các công ty bảo hiểm) thường là các DN
nhỏ, nhu cầu về vốn thấp. Đây là một khó khăn cho việc phát triển dịch vụ CK tại
TPĐN.
Số DN của TPĐN niêm yết trên sàn CK không nhiều, vốn điều lệ nhỏ
Tính cho đến thời điểm 31/01/2009, có 4 công ty cổ phần của ĐN niêm yết trên
HOSE, với số vốn điều lệ thấp nhất khoảng 16 tỷ, cao nhất 320 tỷ. 8 công ty cổ phần
của ĐN có cổ phiếu giao dịch tại HASTC với số vốn điều lệ khá thấp, thấp nhất là 15 tỷ,
cao nhất là 30 tỷ đồng. So với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng công ty cổ phần
2 Chúng tôi không tính Lâm Đồng vào thị trường tiềm năng cho dịch vụ tài chính của TP Đà Nẵng do vị
trí địa lý không thuận lợi.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
139
niêm yết trên sàn của TP. ĐN khá khiêm tốn. TP Hồ Chí Minh có đến 84 công ty cổ
phần, Hà Nội có 16 công ty niêm yết trên sàn HOSE. Còn trên sàn thứ cấp HASTC, TP
Hồ Chí Minh có 11 công ty cổ phần, Hà Nội có 52 công ty.
Số lượng công ty cổ phần niêm yết ít, vốn điều lệ nhỏ cũng là một hạn chế cho
việc phát triển dịch vụ CK tại ĐN. Trên HOSE có 11 công ty còn trên HASTC có 29
công ty của toàn khu vực miền Trung và Tây nguyên. Do vậy, ngay cả khi hướng đến
thị trường toàn khu vực miền Trung và Tây nguyên, nhu cầu khách hàng DN cũng khá
thấp so với tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tích lũy thấp
Cầu về dịch vụ TC tỷ lệ thuận với mức tích lũy. Mặc dù mức thu nhập bình quân
đầu người của TPĐN đã tăng đến 18,8 triệu đồng/năm nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so
với thu nhập bình quân đầu người của Hồ Chí Minh (2100 USD tức khoảng 35,7 triệu
đồng/năm) và tất nhiên là thấp hơn nhiều so với các TP lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Thu nhập thấp đồng nghĩa với tích lũy thấp, khả năng đầu tư kém và cầu về dịch vụ CK
của khách hàng cá nhân thấp.
3.3. Cơ hội
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ĐN nói riêng. Đặc biệt, việc
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
của dịch vụ TC. Vào năm 2011, Việt Nam cho phép thành lập công ty CK 100% vốn
nước ngoài. Sự có mặt của các công ty CK nước ngoài sẽ thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao
chất lượng dịch vụ CK.
Với môi trường đầu tư được xem là tốt nhất Việt Nam hiện nay, ĐN có khả năng
thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường TC nói chung và thị trường CK nói riêng vẫn ở giai đoạn đầu của sự
phát triển, vì vậy tiềm năng phát triển còn rất lớn.
3.4. Thách thức
Khó khăn kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008 có những tác động
rất tiêu cực đến nền kinh tế ĐN, đặc biệt là đến dịch vụ CK. Lạm phát cao, các NH
thiếu vốn, lãi suất NH leo thang, thị trường CK ảm đạm, VNindex giảm xuống còn dưới
300 điểm (giảm 70% so với đầu năm 2008). 3 tháng cuối năm 2008, Việt Nam vừa thoát
ra được nguy cơ của khủng hoảng TC thì lại là lúc cuộc khủng hoảng TC của Mỹ và
Châu Âu xảy ra. Với tình hình thế giới và trong nước như hiện nay, ít nhất trong 2 năm
đến, tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực sẽ làm giảm đáng kể nguồn vốn đầu
tư trực tiếp và gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, hiện nay đang
có nhiều dự án đầu tư nước ngoài bị đình lại hoặc hủy. Đây là một điểm bất lợi cho việc
phát triển dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ CK.
Việt Nam gia nhập WTO yêu cầu phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
140
và các quy định của WTO vừa là cơ hội đồng thời là thách thức đối với dịch vụ CK của
ĐN do sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn. Mặt khác, do sự phát triển của thị trường
TC và tiến trình hội nhập quốc tế, yêu cầu về chất lượng dịch vụ gia tăng.
Tóm lại, dịch vụ CK tại TPĐN còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, chưa tương xứng
với tiềm năng phát triển. Tuy ĐN có nhiều thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ CK,
chẳng hạn như môi trường kinh tế tốt, có vai trò chủ đạo về kinh tế tại miền Trung và
Tây nguyên,… nhưng ĐN không có lợi thế phát triển về quy mô. Do đó, để phát triển
được dịch vụ CK, cần phải có sự kết hợp giữa DN và sự hỗ trợ từ phía chính quyền
TPĐN và một lộ trình phát triển phù hợp trong giai đoạn đến.
4. Dự báo nhu cầu về dịch vụ tài chính của TPĐN
4.1. Nhu cầu của cá nhân
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của TPĐN đến năm 2020, dân
số ĐN sẽ tăng từ 689 nghìn vào năm 2007 lên 1.078 nghìn năm 2015 và 1.369 nghìn
năm 2020. GDP bình quân đầu người ước tính vào năm 2010 là 1900 USD, năm 2010 là
3.025USD và 2020 là 4.965 USD.
Nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư cá nhân sẽ gia tăng cùng với mức độ gia tăng của
thu nhập cá nhân. Cùng với nhu cầu đầu tư này, các nhu cầu về dịch vụ cao cấp khác
như quản trị danh mục đầu tư, quỹ tương hỗ cũng sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các công ty CK
tại Việt Nam hiện nay chưa chú trọng và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu này. Nhu cầu
về dịch vụ CK của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2011-2012 sẽ tăng chậm (dưới
10%/năm) do vẫn bị ảnh hưởng của khủng hoảng TC thế giới và sự am hiểu của người
dân về CK chưa cao. Giai đoạn 2013 -2015, nhu cầu này tăng khá nhanh, khoảng trên
20%/ năm. Trong giai đoạn 2016 -2020, nhu cầu đầu tư CK gia tăng cùng với mức độ
gia tăng của tích lũy cá nhân và CK sẽ là một kênh đầu tư phổ biến của khách hàng cá
nhân.
4.2. Nhu cầu của doanh nghiệp
Số lượng DN tại TPĐN tăng nhanh qua các năm, từ 1938 DN vào thời điểm
31/12/2004 tăng lên đến 4032 DN vào 31/12/2007. DN ngoài nhà nước chiếm đến trên
96% tổng số DN. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2020 của
TPĐN, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 12,6%, giai đoạn 2016 -2020 là
12,95% và giai đoạn 2011 -2020 là 12,8%. Tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp -
xây dựng giai đoạn 2011-2015 là 12,2% và giai đoạn 2016 -2020 là 12,3%, giá trị sản
xuất công nghiệp (theo giá 94) tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 10,6% và giai
đoạn 2016-2020 là 12,3%. Các DN công nghiệp thường có nhu cầu huy động vốn qua
thị trường CK cao hơn so với các DN dịch vụ (trừ dịch vụ bảo hiểm, NH) do quy mô
lớn. Sự phát triển kinh tế TP nói chung và ngành công nghiệp nói riêng sẽ thúc đẩy sự
gia tăng nhu cầu về dịch vụ CK của các DN.
Số DN của các tỉnh miền Trung và Tây nguyên (không tính Lâm Đồng) gia tăng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
141
từ 13.553 DN năm 2004 lên 20.782 DN trong năm 2007. Đây cũng là thị trường tiềm
năng mà các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ TC của TPĐN nên hướng đến.
Trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng hàng năm về nhu cầu của DN sẽ
đạt đến 20-22%. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ này sẽ chững lại nhưng cũng sẽ đạt mức
17-20%.
5. Định hướng phát triển dịch vụ chứng khoán tại thành phố Đà Nẵng
Mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ CK được xây dựng trên cơ sở báo cáo quy
hoạch kinh tế xã hội của TPĐN đến năm 2020. Lựa chọn phát triển kinh tế của TPĐN
đến 2020 là dịch vụ và công nghiệp đều tăng trưởng cao nhưng tốc độ tăng trưởng của
dịch vụ luôn tăng nhanh hơn công nghiệp, nâng cao tỷ trọng đóng góp của các ngành
dịch vụ vào GDP của TP.
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến 2020 của TPĐN, cơ cấu
đóng góp của ngành TC, tín dụng vào GDP sẽ tăng từ 3,61% vào năm 2010 lên đến
4,74% năm 2020.
Căn cứ vào dự báo về nhu cầu đối với dịch vụ CK, về khả năng về nguồn lực,
khả năng phát triển và vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020 của TPĐN,
chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân/năm của dịch vụ CK được đề ra cho giai đoạn
2010-2015 là 22%, giai đoạn 2016-2020 là 17%.
Để đạt được mục tiêu đề ra ở trên, chúng tôi đề xuất lộ trình phát triển của dịch
vụ CK như sau:
Giai đoạn 2010-2015: Đối với dịch vụ CK, đây là cũng là giai đoạn mở rộng về
quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là giai đoạn các đơn vị kinh doanh CK cần
phải nâng cấp công nghệ, gia tăng mạnh mẽ số lượng và chất lượng của lao động, đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, thông qua các phương tiện truyền thông,
các hình thức quảng bá sản phẩm, các công ty CK nâng cao nhận thức và kiến thức của
người dân theo hướng xem CK là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi. Mục tiêu căn bản của
giai đoạn này là giữ vững khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng và
bước đầu hướng đến thị trường khu vực Miền Trung và Tây nguyên.
TP cần khuyến khích các quỹ đầu tư và NH đầu tư trong và ngoài nước mở chi
nhánh, văn phòng đại diện tại ĐN, nhằm tập trung và cung ứng vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế thúc đẩy dịch vụ CK phát triển.
Giai đoạn 2016-2020: Đây là giai đoạn nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị
trường ra khu vực Miền Trung và Tây nguyên và thị trường cả nước với mục tiêu: ĐN
trở thành trung tâm TC của khu vực và cả nước. Đây cũng là giai đoạn mà các loại dịch
vụ: CK (ngoại trừ dịch vụ kế toán, kiểm toán), NH, bảo hiểm ngày càng gắn kết, tạo
điều kiện cho sự ra đời, phát triển c