Báo cáo giám sát chất lượng môi trường 06 tháng đầu năm 2014 Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Trong công tác bảo vệ môi trường việc giám sát chất lượng môi trường là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu để giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được những diễn biến môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất, và từ đó có thể đề xuất và thực hiện những giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế những tác động môi trường có thể có gây ra. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su -------------đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ cho Công ty nhằm có đủ thông tin, số liệu tin cậy phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại Công ty cũng như báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định.

docx31 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo giám sát chất lượng môi trường 06 tháng đầu năm 2014 Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CTY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: 0918755356 Tài liệu thuộc sở hữu của Thảo Nguyên Xanh: Download Free tại các trang Web: Hotline tư vấn Free: Hotline: 0839118552 - 0918755356 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Danh mục máy móc thiết bị của công ty 8 Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của công ty 9 Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của công ty 10 Bảng 4 Nhu cầu sử dụng điện của công ty 10 Bảng 5 Nhu cầu sử dụng nước của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su ------------- 11 Bảng 6 Chất lượng môi trường vi khí hậu, tiếng ồn 24 Bảng 7 Chất lượng môi trường không khí xung quanh 25 Bảng 8 Chất lượng môi trường không khí tại nguồn (lò hơi) 26 Bảng 9 Kết quả phân tích mẫu nước thải Công ty 26 DANH MỤC HÌNH Hình 1 Quy trình sản xuất 7 Hình 2 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi 19 Hình 3 Sơ đồ xử lý nước thải của công ty không bao gồm nước thải ngâm gỗ 20 Hình 4 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 21 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường NTSH HTXL Nước thải sinh hoạt Hệ thống xử lý BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa N Nitơ P Photpho THC Tổng hydrocacbon TSS Tổng chất rắn lơ lửng MPĐ Máy phát điện CTNH Chất thải nguy hại NĐ-CP Nghị định Chính phủ PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 MỞ ĐẦU Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Trong công tác bảo vệ môi trường việc giám sát chất lượng môi trường là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu để giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được những diễn biến môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất,và từ đó có thể đề xuất và thực hiện những giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế những tác động môi trường có thể có gây ra. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su -------------đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ cho Công ty nhằm có đủ thông tin, số liệu tin cậy phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại Công ty cũng như báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định. Mục tiêu của báo cáo Đánh giá hiện trạng môi trường Công ty thông qua các kết quả đo đạc phân tích môi trường nhẳm đánh giá hiệu quả cũng như những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty; Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, công ty sẽ đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường tốt hơn trong thời gian tới. Báo cáo tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su -------------hiện nay lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định. Tổ chức thực hiện Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su -------------do Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh chủ trì phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ phân tích kỹ thuật môi trường Công Nghệ Mới thực hiện. THÔNG TIN CHUNG Thông tin liên lạc Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ------------- Địa chỉ : ------------- Điện thoại : ------------- Fax: ------------- Giấy chứng nhận đầu tư số ------------- đăng ký lần đầu ngày 14 tháng 05 năm 2010, -------------cấp. Lĩnh vực hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư là: Khai thác gỗ rừng trồng. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ (không sản xuất tại trụ sở) Mua bán gỗ, sản phẩn gỗ và các loại vật tư thiết bị ngành gỗ. Đại diện Công ty : ------------- Chức vụ: Tổng Giám Đốc Địa điểm hoạt động Công ty tọa lạc tại -------------. Vị trí và các hướng tiếp giáp của Công ty như sau: Phía Đông giáp lô đất trống Phía Tây giáp khu kỹ thuật của KCN Phía Nam giáp đường số 10 của KCN Phía Bắc giáp đường số 05 của KCN Với vị trí tiếp giáp này, công ty có nhiều thuận lợi như: Công ty nằm trong -------------, vấn đề giao thông, vận chuyển xuất nhập sản phẩm và nguyên liệu khá dễ dàng, thuận tiện. Nằm trong trung tâm các vườn cao su của tổng công ty cao su -------------, nguồn nguyên liệu rất sẵn sàng, thuận tiện. Hệ thống hạ tầng, kỹ thuật của khu vực đã xây dựng tốt. Loại hình hoạt động, công suất của Công ty Loại hình hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư là: Khai thác gỗ rừng trồng. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ (không sản xuất tại trụ sở) Mua bán gỗ, sản phẩn gỗ và các loại vật tư thiết bị ngành gỗ Hiện tại, sản phẩm của công ty chủ yếu là gỗ sơ chế. Sản lượng trung bình là 4.900 m3/năm Quy trình sản xuất Gỗ tròn Cưa, xẻ, cắt Ngâm tẩm Sấy Thành phẩm Ghép gỗ Hình 1 Quy trình sản xuất Thuyết minh: Công đoạn cưa, cắt: Gỗ cao su, keo, tràm các loại được đưa về xưởng chế biến sau khi đốn 2 – 3 ngày. Sau khi kiểm tra, phân loại, gỗ tròn được đưa lên hệ thống cưa gồm cưa CD, cưa mâm, cưa cắt để có được qui cách sản phẩm theo yêu cầu. Gỗ phải được cưa, cắt nhanh, không để tồn đọng ở bãi quá 07 ngày để tránh mốc, thâm đầu gỗ. Công đoạn ngâm tẩm: Gỗ sau khi cưa cắt được đưa vào ngâm tẩm với các hóa chất như: axit boric, muối borat, parachee. XM5, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà nồng độ hóa chất dao động khoảng 1 – 1,25%. Hóa chất thẩm thấu hoàn toàn vào trong nhằm mục đích chống mối, mọt. Thời gian tẩm tùy theo qui cách sản phẩm. Phải tẩm hóa chất trong vòng 24h sau khi cưa. Sau khi tẫm, gỗ được chuyển qua khu vực hong hơi tự nhiên trước khi chuyển vào lò sấy. Công đoạn sấy khô: Sấy khô là qui trình then chốt trong sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Gỗ trước khi cho vào lò sấy phải được hong gió trong nhà có mái che, thông thoáng. Công đoạn sấy phải được tiến hành nghiêm ngặt theo thời biểu và được kiểm tra kỹ lưỡng. Thời gian sấy từ 10 – 15 ngày tùy theo qui cách gỗ. Thông thường gỗ sấy khô đạt độ ẩm ≤ 12%. Qui trình sấy phải phù hợp cho từng qui cách và yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối đa việc hư hỏng do nứt đầu cây, cong vênh. Sau khi sấy, gỗ được chuyển sang kho, sau đó xuất bán cho khách hàng. Danh mục máy móc thiết bị Danh mục máy móc thiết bị hiện tại đang được sử dụng tại Công ty liệt kê chi tiết trong bảng sau: Bảng 1 Danh mục máy móc thiết bị của công ty STT Danh mục máy móc Số lượng Nhà sản xuất 1 Máy cưa CD 06 Việt Nam 2 Máy cưa mâm 12 Việt Nam 3 Cưa cắt 06 Việt Nam 4 Bồn tẩm áp lực 8 m3 01 Việt Nam 5 Nồi hơi 5 tấn/giờ 01 Đức 6 Thiết bị lò sấy, công suất 30 m3/đợt 14 Việt Nam 7 Máy bào 4 mặt 03 Đài Loan 8 Máy đánh mọng (Figher) 01 Đài Loan 9 Máy ghép dọc 02 Đài Loan 10 Máy ép gỗ 01 Đài Loan 11 Máy chà nhám 01 Đài Loan 12 Máy cắt tấm 02 Đài Loan 13 Máy cắt thân 03 Đài Loan 14 Máy nén khí 01 Đài Loan 15 Máy hút bụi 01 Đài Loan (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su -------------, 2014) Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu sử dụng Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của công ty STT Nguyên vật liệu ĐVT Khối lượng 1 Gỗ cao su M3 gỗ tròn/năm 4.900 2 Hóa chất ngâm tẩm (thành phần chủ yếu là K2Cr2O7, NaOCr2O7, H3BO3). Kg/tháng 490 3 NaHCO3 Kg/tháng 0,75 4 Kabor M3 gỗ / tháng 1 5 Thaoly M3 gỗ / tháng 0,25 (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su -------------, 2014) Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của công ty STT Loại nhiên liệu ĐVT Khối lượng Mục đích sử dụng 1 Củi Tấn/ngày 2,8 tấn Vận hành lò hơi 2 Dầu DO Lít/tháng 450 lít Xe nâng (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su -------------, 2014) Nhu cầu sử dụng điện Nguồn điện của công ty được cấp từ điện lưới quốc gia, phân phối bởi công ty TNHH MTV Điện Lực -------------. Điện phục vụ cho hoạt động của máy móc thiết bị và chiếu sáng văn phòng. Tổng lượng điện tiêu thụ trung bình khoảng 94.000 kWh/tháng. Nhu cầu sử dụng điện thể hiện trong bảng sau: Bảng 4 Nhu cầu sử dụng điện của công ty STT Thời gian Đơn vị Lượng điện tiêu thụ/tháng 1 Tháng 04/2014 KWH 110.000 2 Tháng 05/2014 KWH 84.000 3 Tháng 06/2014 KWH 88.000 TRUNG BÌNH KWH 94.000 Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chế biến Gỗ Cao Su -------------, 2014 Nhu cầu sử dụng nước Nguồn nước cấp phục vụ sản xuất, sinh hoạt, dự trữ cho công tác phòng cháy chữa cháy được cấp từ Công ty Cổ phần -------------. Tổng nhu cầu sử dụng nước vào khoảng 30,8 m3/ngày. Dựa vào hóa đơn tiền nước tháng 6 tháng đầu năm 2013, nhu cầu sử dụng nước của Công ty được trình bày trong bảng sau: Bảng 5 Nhu cầu sử dụng nước của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su ------------- STT Thời gian Đơn vị /tháng Lượng nước tiêu thụ 1 Tháng 03/2014 M3 1.305 2 Tháng 04/2014 M3 1.496 3 Tháng 05/2014 M3 1.681 TRUNG BÌNH M3 1.494 Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chế biến Gỗ Cao Su -------------, 2014 a Lượng nước tiêu thụ bình quân 1 ngày của Công ty là: 49,8 m3/ngày.đêm. 1.5. Nhu cầu lao động Công ty có tổng số lượng lao động cần thiết cho hoạt động ổn định là 151 người. Thời gian làm việc: 8 giờ/ca, 1 ca/ngày, 6 ngày/tuần CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nguồn phát sinh khí thải Khí thải, bụi Quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su -------------sẽ phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí sau: Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn gia công gỗ như: cưa, xẻ, cắt gỗ, quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu gỗ trong các kho bãi. Bụi, khí thải (SO2, COx, ) từ hoạt động của phương tiện giao thông ra vào công ty (xe của công nhân, xe vận chuyển hàng hóa, thành phẩm). Bụi, khí thải (CO, NOx, SO2.) phát sinh từ quá trình hoạt động của lò hơi. Các tác động của bụi và khí thải: Bụi phát sinh từ các quá trình sản xuất và vận chuyển, nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, viêm phổi... Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và đường hô hấp... cụ thể như sau: NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu NO2 với nồng độ 15 - 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong. Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO3 làm ăn mòn các thiết bị bằng kim loại NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32 ppm. Khí SOx: Là chất gây ô nhiễm thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp khí SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên, cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Khí SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu Nguồn phát sinh nước thải Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của Công ty bao gồm: Nước thải từ nhà vệ sinh, nước thải từ khu vực tắm rửa giặt, nước thải sinh hoạt của nhân viên. Định mức sử dụng nước là 100L/người/ngày, số lượng công nhân viên của Công ty là 151 người. Vậy lượng nước sử dụng tại Công ty là 15,1 m3/ngày.đêm, lượng nước thải được tính tối đa bằng 100% nước cấp. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt tại Công ty khoảng 15,1 m3/ngày, tương ứng với 453 m3/tháng. Nước thải sản xuất Nước phục vụ trong hoạt động sản xuất của công ty dùng trong công đoạn ngâm tẩm, lượng nước này tương đối ít, khoảng 4m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước này được tái sử dụng, hàng ngày chỉ châm thêm khoảng 1m3/ngày để bổ sung lượng nước thất thoát. Nước thải chỉ phát sinh trong trường hợp vệ sinh bồn ngâm, tẩm (định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần). Lượng nước thải phát sinh khoảng 3 m3/lần vệ sinh. Nước thải còn phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải của lò hơi của Công ty. Dung dịch hấp thụ của hệ thống được tuần hoàn định kỳ 1 tháng/lần sẽ được thải bỏ. Lưu lượng thải bỏ khoảng 5m3/lần. Đặc trưng của nước thải sản xuất là có nồng độ pH thấp, chứa chất lơ lửng, mùn cưa, hóa chất ngâm, tẩm, Nước mưa chảy tràn Nước mưa thường được quy ước là nước sạch, nhưng trong thực tế, quá trình chảy tràn của nước mưa có thể sẽ cuốn theo tạp chất, đất, cát, rác thảixuống hệ thống thoát nước và thường tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Do đó, lượng nước mưa này nếu không được quản lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực Tác động tiêu cực của nước thải: Đặc trưng nước thải là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận: Nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao: các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường nước sẽ nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp dầy, lâu dần ngả màu xám, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật nổi này sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí, làm giảm sự phát triển của sinh vật trong nước. Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí, sẽ tạo ra mùi hôi cho khu vực xung quanh. Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao: khi xả ra nguồn tiếp nhận, sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng do vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4 Nếu nồng độ DO dưới 3 mg/l sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủy vực. Nước thải có chứa N, P: các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Phú dưỡng tăng hàm lượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống của thủy sinh và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh: làm lây lan dịch bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Ước tính có tới 70% bệnh truyền nhiễm được truyền qua đường nước có nhiễm tác nhân gây bệnh. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại Công ty. Định mức rác thải sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày, số lượng công nhân hiện tại của Công ty là 151 người, vậy lượng rác thải sinh hoạt tại Công ty vào khoảng 75,5 kg/ngày. Các loại rác thải từ nhà ăn như: thực phẩm thừa, bao bì, vỏ trái cây, vỏ chai, lọ Rác thải văn phòng phẩm như: các loại giấy, báo, bao bì, dụng cụ văn phòng hư hỏng Chất thải rắn sản xuất Một lượng rác phát sinh trong quá trình sản xuất như mạt cưa, bụi gỗ, gỗ vụn, tro lượng rác này khoảng 6.000 m3/năm. Lượng chất thải rắn này không nằm trong danh mục chất thải nguy hại. công ty đã hợp đồng với đơn vị thu mua định kỳ hàng tháng. Trong quá trình hoạt động của dự án có một ít cặn lắng dầu nhớt từ việc bảo trì các phương tiện vận chuyển và máy móc, giẻ lau đính dầu nhớt thải, bóng đèn thải,và một lượng ít nước thải ngâm tẩm. Những chất thải này được liệt kê vào danh sách chất thải nguy hại. Nguồn gây tác động khác Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung Ô nhiễm do nhiệt thừa sinh ra từ hoạt động của lò hơi, hệ thống xử lý khí thải lò hơi, hoạt động của máy móc thiết bị Tiếng ồn, rung sinh ra hầu hết các công đoạn sản xuất: các máy cưa, xẻ, cắt gỗ, sấy gỗ Tiếng ồn và rung do hoạt động của phương tiện giao thông ra vào Công ty để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, phế liệuvà phương tiện đi lại của công nhân làm việc trong Công ty. Tác động của nhiệt, tiếng ồn và độ rung: Nhiệt độ cao làm cơ thể con người bị mất nước, nếu làm việc kéo dài trong môi trường nhiệt độ cao dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động, dễ mất tập trung khi làm việc Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. Tác động đến cơ quan thính giác: Tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn. Tác động đến các cơ quan khác: Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. Hệ tim mạch: Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. Dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. Độ rung lớn sẽ tác động đến cơ quan xúc giác và hệ thần kinh gây tê, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác. Thời gian dài có thể gây các bệnh về xương khớp. Tiếng ồn và độ rung làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại các công đoạn phát sinh tiếng ồn, độ rung trong Công ty. Độ ồn, độ rung cao và liên tục có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Sự cố cháy nổ Các máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty đều sử dụng điện năng, do đó sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ là rất dễ xảy ra nếu Công ty không có hệ thống dẫn điện cũng như không có các phương án quản lý tốt. Một số nguyên nhân có thể gây ra sự cố cháy nổ trong hoạt động của Công ty Chập điện. Lựa chọn thiết bị điện và dây điện không phù hợp với cường độ dòng điện, không trang bị các thiết bị chống quá tải. Hệ thống đường ống bị bít nghẹt trong quá trình lắp đặt (do các vật cứng lọt vào phần bên trong của đường ống dẫn) à nổ à cháy. Hút thuốc và vứt thuốc bừa bãi trong khuôn viên khu vực sản xuất. Tai nạn lao động Vấn đề an toàn lao động cần được quan tâm đúng mức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động thường là do công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động như: Thói quen không sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc; Không thực hiện đầy đủ các quy định an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp do công ty đề ra; Bất cẩn trong sử dụng điện trong an toàn lao động; Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Bất cẩn trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH LẤY MẪU ĐỊNH KỲ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG Hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su -------------có khả năng gây tác động đến môi trường không khí, nước, chất thải rắn và các tác động khác. Để giảm thiểu các tác động đó và cải thiện môi trường xung quanh ngày càng tốt hơn, Công ty đã có các biện pháp như sau: Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường đang áp dụng 3.1.1. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải Giảm thiểu ô nhiễm bụi, nhiệt và khí thải Đường nội bộ, sân bãi được tráng nhựa và thường xuyên quyét dọn, phun nước để hạn chế bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra và lượng bụi khuyếch tán vào không khí. Cách ly các công đoạn có phát sinh bụi gỗ với không gian chung của xưởng. Nhà xưởng được thiết kế cao ráo, có độ thông thoáng tự nhiên tốt. Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân làm việc tại khu vực phát sinh nhiều bụi như bốc dỡ hàng hóa, khu vực xẻ gỗ... Lắp đặt quạt thổi công nghiệp tại các vị trí làm việc của công nhân. Công ty đã tiến hành trồng cây xanh với tỷ lệ phủ 15% diện tích. Cây xanh có tán lá rộng có tác dụng tốt trong hấp thụ, dính bám bụi. Cây xanh, cây cảnh trồng xung quanh nhà xưởng, văn phòng, căn tin, đường nội bộ, vừa có tác dụng che nắng, giảm nhiệt độ không khí, tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân, vừa có tác dụng điều hòa vi khí hậu trong khu vực. Đối với khí thải từ lò hơi, công ty có lắp đặt hệ thống xử lý như sauKhí thải từ lò hơi Cyclon khô Quạt hút Hấp thụ ướt Ống thải Môi trường Thùng chứa bụi Hình 2 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi Thuyết minh qui trình: Khí thải từ lò hơi theo đường ống hút thu gom dẫn về hệ thống cyclon khô để tách bụi. Theo lực ly tâm ở buồng cyclon các hạt bụi bị va đập vào thành buồng và tiếp tục chuyển động theo hướng dòng xoáy, kết dính lại với nhau làm hạt bụi nặng hơn và rơi xuống buồng chứa bụi. Dòng khí thải sau khi được tách bụi tiếp tục được dẫn về buồng tưới (hệ thố