Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch 5 với tổng diện tích 309,04 ha nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Nhơn Trạch thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm chủ đầu tư. Tính đến nay, đã thực hiện được 18 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động; 02 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa xây dựng. Hoạt động của KCN Nhơn Trạch 5 thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa.
Quá trình hoạt động của KCN Nhơn Trạch 5 không tránh khỏi những ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) phối hợp với Công ty cổ phần Kiểm định xây dựng IDICO VINACONTROL thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường 6 tháng cuối năm 2010 cho KCN Nhơn Trạch 5.
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giám sát hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch 5 với tổng diện tích 309,04 ha nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Nhơn Trạch thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm chủ đầu tư. Tính đến nay, đã thực hiện được 18 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động; 02 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa xây dựng. Hoạt động của KCN Nhơn Trạch 5 thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa.
Quá trình hoạt động của KCN Nhơn Trạch 5 không tránh khỏi những ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) phối hợp với Công ty cổ phần Kiểm định xây dựng IDICO VINACONTROL thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường 6 tháng cuối năm 2010 cho KCN Nhơn Trạch 5.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Thông tin chung về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 đặt tại huyện Nhơn Trạch tỉnh, Đồng Nai. Hiện có 16 Doanh nghiệp đang hoạt động và 02 dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư nhưng chưa xây dựng. Với các ngành nghề thu hút đầu tư: Cơ khí chế tạo và lắp máy động lực, các phương tiện giao thông vận tải, phục vụ nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp nhẹ: dệt, may mặc, tơ sợi, lắp ráp linh kiện điện tử; công nghiệp kỹ thuật cao: điện tử, quang học, công nghệ sinh học, dược liệu,… Tổng diện tích đất xây dựng khu công nghiệp: 309,04 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm cho thuê: 215,51 ha.
1.1.1. Cơ sở pháp lý của khu công nghiệp Nhơn Trạch 5
- Quyết định số 930/QĐ-BKHCNMT ngày 06/5/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp số 5 Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
- Quyết định số 1695/QĐ-BTNMT ngày 15/11/2006 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường “Bổ sung các ngành nghề cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5”.
- Quyết định số 3578/QĐCT.UBT ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 tại huyện Nhơn Trạch.
- Quyết định số 152/QĐ-HĐQT ngày 18/11/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 537/QĐ-BXD ngày 01/4/2004 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch.
- Công văn số 350/TNMT-QHKH ngày 03/3/2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai về việc xem xét việc bổ sung ngành nghề Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5.
- Công văn số 405/KCNĐN-QHMT ngày 30/3/2006 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung ngành nghề cho khu công nghiệp Nhơn Trạch 5.
- Công văn số 2300/UBND-PPLT ngày 11/4/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chấp thuận chủ trương bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai.
1.1.2. Thông tin về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5
- Tên chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - TNHH một thành viên(IDICO). Theo Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trước đây là Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp: TNHH một thành viên.
- Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng.
- Trụ sở chính: Số 151 Ter Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3 - Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08.8438883 - 39312660 - Fax: 08.39312705
- Đại diện pháp luật của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Đạt - Tổng giám đốc
- Nhân viên phụ trách môi trường:
+ Ông Ngô Minh Hiếu - ĐTDĐ: 0908.624.807.
+ Ông Trần Cao Viễn - ĐTDĐ: 0988.273.683.
+ Bà Nguyễn Ngọc Bửu Trâm - ĐTDĐ: 0902 332 012.
- Địa điểm thực hiện dự án: Các xã Long Tân, Hiệp Phước và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Lĩnh vực hoạt động: Đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng: các hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải,…nhằm kinh doanh kết cấu hạ tầng đã được tạo ra trong khu công nghiệp.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: Cơ khí chế tạo và lắp máy động lực, các phương tiện giao thông vận tải, phục vụ nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp nhẹ: dệt, may mặc, tơ sợi, lắp ráp linh kiện điện tử; công nghiệp kỹ thuật cao: điện tử, quang học, công nghệ sinh học, dược liệu,…
- Tổng diện tích đất xây dựng khu công nghiệp: 309,04 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm cho thuê: 215,51 ha.
- Tổng số dự án thu hút vào khu công nghiệp gồm có 18 dự án, trong đó: 16 dự án đã đi vào hoạt động, còn 02 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa triển khai xây dựng.
- Hệ thống cấp điện: Do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị IDICO cung cấp.
- Hệ thống cấp nước: Do Công ty TNHH Một thành viên Phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO cung cấp từ nguồn Nhà máy nước ngầm Tuy Hạ. Tổng lưu lượng nước cấp cho KCN Nhơn Trạch 5 hiện nay khoảng 3.800 m3/ngày.đêm bao gồm cả lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất và xây dựng của các nhà máy.
- Đã tiến hành đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 4.000 m3/ngày đêm.
1.1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất của KCN Nhơn Trạch 5
Các ngành nghề sản xuất kinh doanh được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 theo Quyết định số 930/QĐ-BKHCNMT ngày 06/05/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, bao gồm các ngành Công nghiệp: sợi; dệt (không nhuộm), may mặc; cơ khí; chế biến thực phẩm; điện, điện tử.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đã tiến hành bổ sung ngành nghề vào danh mục các loại hình công nghiệp được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 theo Quyết định số 1695/QĐ-BTNMT ngày 15/11/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường “Bổ sung các ngành nghề cho khu công nghiệp Nhơn Trạch 5” gồm các ngành công nghiệp: điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng; điện tử tin học, phương tiện thông tin, viễn thông; cơ khí chính xác, dụng cụ y tế; pin, ăc quy; sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng; gốm sứ, thủy tinh, pha lê; nhựa, cao su (không chế biến mủ); bao bì, chế bản, in ấn, giấy (không sản xuất bột giấy); giày da (không thuộc da); chế biến thực phẩm (không chế biến thủy hải sản); sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang; hóa chất.
Bảng 1.1: Danh sách Công ty và ngành nghề hoạt động
Stt
Tên doanh nghiệp
Ngành nghề
Diện tích
(m2)
Năm HĐ
I
Các nhà máy đã đi vào hoạt động
1
Công ty TNHH Sunyad VN Technology
Da nhân tạo
30.000
2004
2
Công ty TNHH U-Best VN Polymer Industry
Da nhân tạo
17.000
2005
3
Công ty TNHH Vật Liệu KHKT Triển Vũ VN
Sản xuất PU
24.600
2005
4
Công ty TNHH Nakagawa Denka Đồng Nai
Điện tử
17.000
2007
5
Công ty TNHH Jang In Furniture VN
Trang trí nội thất
30.000
2007
6
Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia
Cơ khí - điện
20.000
2007
7
Công ty TNHH Trung tâm gia công Posco VN
Gia công thép
68.208
2003
8
Công ty cổ phần Dệt Texhong VN
Dệt
300.000
2006
9
Công ty TNHH Hyundai Welding Vina
Gia công thép
104.865
2007
10
Công ty TNHH Sam Hwan Vina
Gia công thép
44.380
2008
11
Công ty TNHH Ôtô Vina
Phụ tùng ô tô
30.000
2008
12
Công ty TNHH YoungWire Vina
Cáp thép
23.544
2008
13
Công ty TNHH xây dựng BOLSTER VN
Kết cấu thép
16.000
2006
14
Công ty TNHH Polytec
Sợi nhân tạo
11.830
15
Công ty TNHH Hyosung VN
Sợi vải mành
410.000
2008
16
Công ty TNHH Lock and Lock
Hộp nhựa
69.556
2009
II
Các Nhà máy đã được cấp giấy CNĐT nhưng chưa xây dựng
17
Công ty TNHH Pos-Dcs VN
Thép
100.000
18
Công ty TNHH Coating Chemical Industrial
Nhựa polyme
37.369
1.2. Cơ sở pháp lý lập hiện trạng môi trường tại KCN Nhơn Trạch 5:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Danh mục chất thải rắn nguy hại.
- Các thông tin, số liệu thu thập trong quá trình khảo sát tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5.
- QC 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong một số loại đất.
- QC 05:2009/BTNMT: QC KTQG về chất lượng không khí xung quanh.
- QC 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QC 09:2008/BTNMT: Quy chuấn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
1.3. Mục tiêu:
- Trên cơ sở các nội dung về bảo vệ môi trường nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, từ đó cụ thể hóa việc quản lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, giảm thiểu đến mức thấp nhất các ảnh hưởng của chúng đến môi trường.
- Xác định và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và khu vực lân cận 6 tháng cuối năm 2010.
- Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
- Đánh giá công tác bảo vệ môi trường đang thực hiện của khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và các nhà máy thành viên.
- Là cơ sở để báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam giao cho Ban quản lý dự án các khu công nghiệp IDICO (IDICO-IZA) phối hợp với Công ty cổ phần Kiểm định xây dựng IDICO VINACONTROL thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường 6 tháng cuối năm 2010 cho KCN Nhơn Trạch 5 như sau:
- Tần suất giám sát theo ĐTM: 2 lần/ năm.
- Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm và lập báo cáo:
+ Đợt 3: Tháng 7/2010
+ Đợt 4: Tháng 12/2010
- Nhân sự tham gia thực hiện:
CN. Trương Quang Thông
KS. Phan Thị Thùy Oanh
KS. Nguyễn Xuân Thắng
KTV. Khuất Thị Thu Quyên
KTV. Trần Quốc Việt
KS. Trần Cao Viễn - IDICO
KS. Ngô Minh Hiếu - IDICO
1.5. Quy trình tổ chức thực hiện:
- Thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng môi trường tại KCN Nhơn Trạch 5.
- Đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí tại các vị trí bên trong và ngoài KCN Nhơn Trạch 5.
- Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước tại cống thải chung của khu công nghiệp và cống xả nước thải tại các nhà máy có phát sinh nước thải tại thời điểm giám sát.
- Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt gần khu vực tiếp nhận nước thải từ KCN Nhơn Trạch 5.
- Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước ngầm trong KCN Nhơn Trạch 5.
- Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu môi trường đất khu vực KCN Nhơn Trạch 5.
- Viết báo cáo.
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN
2.1. Không khí:
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh:
- Ô nhiễm từ quy trình công nghệ và hoạt động sản xuất của các nhà máy, công ty trong khu công nghiệp: chủ yếu từ lò hơi, máy phát điện, dây chuyền công nghệ, quá trình sản xuất như pha trộn nguyên vật liệu. Thành phần ô nhiễm này chủ yếu là bụi, tiếng ồn, độ rung, CO, SO2, dung môi hữu cơ, hơi bụi kim loại, mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ….
- Ô nhiễm từ các phương tiện giao thông, vận chuyển nguyên nhiên liệu, hàng hóa,..... Nguồn ô nhiễm này chủ yếu là tiếng ồn, bụi, CO, CO2, NOx, SOx...
Bảng 2.1: Nguồn phát sinh và thành phần khí thải trong khu công nghiệp
Stt
Tên doanh nghiệp
Nguồn và chất ô nhiễm
1
Công ty TNHH Sunyad
Việt Nam Technology
Bụi, SO2, NO2, CO,…trong khí thải nồi hơi và máy phát điện hoạt động dự phòng.
Bụi, ồn, rung phát sinh từ quy trình sản xuất
Dung môi hữu cơ tại khu vực pha màu, phối trộn màu
2
Công ty TNHH Ubest VN Polymer Industry
Bụi, SO2, NO2, CO,… trong khí thải nồi hơi
Hơi dung môi hữu cơ tại công đoạn pha, trộn nguyên liệu
3
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam
Bụi, SO2, NO2, CO,… trong khí thải nồi hơi
Hơi dung môi hữu cơ tại công đoạn nạp liệu vào bồn phản ứng
4
Công ty TNHH Nakagawa Denka Đồng Nai
Khí thải phát sinh từ công đoạn hàn chì
Quá trình vận chuyển hàng hóa
5
Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam
Bụi gỗ, sơn trong quá trình sản xuất
Hơi dung môi hữu cơ tại công đoạn sơn sản phẩm
6
Công ty cổ phần Dệt Texhong Việt Nam
Bụi sợi trong quá trình sản xuất
Hơi dung môi hữu cơ tại công đoạn xử lý nguyên liệu thô.
7
Công ty TNHH Hyundai Welding Vina
Bụi, SO2, HCL phát sinh từ công đoạn tẩy lớp vảy oxit, xử lý bề mặt, tạo hình…
8
Công ty TNHH Sam Hwan Vina
Khí thải lò nhiệt
9
Công ty TNHH Oto Vina
Bụi kim loại phát sinh từ máy tiện và máy khoan lỗ kim
10
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam
Khí thải lò hơi, lò sấy
11
Công ty cổ phần Cơ Khí Điện Lữ Gia
Bụi từ quá trình vận chuyển và bốc dỡ
Bụi sơn từ quá trình sơn tĩnh điện
Bụi kim loại và khí CO phát sinh trong quá trình hàn điện.
2.1.2. Các biện pháp khống chế:
- Đối với nguồn khí thải do đốt nhiên liệu: Chủ yếu khí thải lò hơi, lò nung, lò sấy, máy phát điện với thành phần chính là bụi, SO2, NO2, CO,… thông thường được các công ty phát tán qua ống khói cao ra ngoài nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường.
- Khí thải do hoạt động sản xuất: Chủ yếu là bụi các loại (bụi đất đá, bụi vải,…), hơi dung môi hữu cơ và tiếng ồn. Các biện pháp khống chế đang áp dụng tại các nhà máy thường là trang bị máy hút bụi tại nơi phát sinh, bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân,…
- Khống chế ô nhiễm chung trong khu công nghiệp: Để giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, khí thải phát tán từ các nhà máy trong KCN; Tổng công ty IDICO tiến hành nhiều biện pháp như trồng nhiều cây xanh trong KCN, tráng nhựa các tuyến đường trong KCN, vệ sinh thường xuyên các tuyến đường có lưu thông, quy định các xe chở nguyên vật liệu, đất đá đi vào KCN phải được che kín, không để rơi trên đường.
- Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí tại một số nhà máy trong khu công nghiệp được trình bày trong bảng 1.3:
Bảng 2.2: Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp
Stt
Tên doanh nghiệp
Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
1
Công ty TNHH Sunyad
Việt Nam Technology
Trang bị quạt hút và hệ thống thông gió trong nhà xưởng
Bố trí công đoạn phối trộn gần cửa ra vào
2
Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry
Bố trí riêng khu vực phối trộn nguyên liệu
Trang bị quạt hút thu gom hơi dung môi, xây dựng hệ thống hấp thụ bằng nước và phát tán vào không khí qua ống khói cao.
3
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam
Sử dụng dây chuyền công nghệ khép kín hạn chế hơi dung môi phát tán ra môi trường.
Bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị quạt hút trong xưởng sản xuất.
Lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên, bố trí quạt gió, quạt hút
4
Công ty TNHH Nakagawa Denka Đồng Nai
Sử dụng chụp hút
5
Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam
Thu gom bụi gỗ phát sinh từ công đoạn cưa, bào, chà nhám bằng hệ thống chụp hút bố trí ngay tại các máy sản xuất đưa ra hệ thống xử lý
Hệ thống màng nước thu gom bụi sơn.
6
Công ty cổ phần Dệt Texhong Việt Nam
Bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị quạt hút trong xưởng sản xuất, công ty có hệ thống thu gom, xử lý bụi
Tổng vệ sinh nhà xưởng định kỳ, tăng cường vành đai cây xanh.
7
Công ty TNHH Hyundai Welding Vina
Sử dụng tháp hấp thụ khí thải
8
Công ty TNHH Sam Hwan Vina
Trang bị máy hút
9
Công ty TNHH Oto Vina
- Hệ thống thu gom bụi sẵn có trong máy tiện và máy khoan lỗ kim nên lượng bui không phát tán ra ngoài
10
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam
Trang bị thiết bị lọc scrubber, tháp hấp thụ
11
Công ty cổ phần Cơ Khí Điện Lữ Gia
Bụi sơn được bố trí hệ thống hút và thu gom đồng bộ.
Trang bị hệ thống quạt đẩy công suất lớn xung quanh xưởng
2.2. Nước thải
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh
- Nước thải phát sinh từ hoạt động của khu công nghiệp bao gồm nước thải công nhiệp từ quá trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của toàn bộ nhân viên, công nhân trong khu công nghiệp và nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp: phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, trong đó bao gồm cả nước thải giải nhiệt, nước thải vệ sinh thiết bị và nhà xưởng. Thành phần các chất ô nhiễm đa dạng, đặc trưng là BOD, COD, SS, độ màu, tổng N, tổng P, Coliform và các kim loại nặng…
- Nước thải sinh hoạt do hoạt động của tất cả cán bộ, công nhân viên của các công ty trong khu công nghiệp, đặc trưng bởi các thông số BOD, COD, SS, tổng N, dầu mỡ động thực vật, coliform.
Bảng 2.3: Lượng nước tiêu thụ và lượng nước thải của các Công ty trong KCN Nhơn Trạch 5 vào 6 tháng cuối năm 2010
STT
Tên Doanh nghiệp
Lượng nước cấp tiêu thụ m3/tháng
Lượng
nước thải
m3/tháng
Công suất HTXL
nước thải
(1)
(2)
(3)=(2) x 80%
(4)
1
Công ty TNHH Sunyad Việt Nam Technology
541
433
20
2
Công ty TNHH U-Best polymer industrial
180
144
3
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ VN
220
176
20
4
Công ty TNHH Nakagawa Denka ĐN
1.230
1000
290
5
Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam
1800
1440
6
Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia
350
280
20
7
Công ty TNHH Trung tâm gia công POSCO VN
2.000
1.600
8
Công ty CP Dệt Texhong
45.000
36.000
9
Công ty Hyundai Welding
1000
800
10
Công ty TNHH Sam HwanVina
376
165
11
Công ty TNHH Hyosung VN
100.000
80.000
2.200
12
Công ty TNHH Oto Vina
764
611,5
13
Công ty TNHH Lock and Lock
3.000
2.400
14
Công ty TNHH Young Wire Vina
120
96
2.2.2. Các biện pháp khống chế
- Khống chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), vi khuẩn,…hầu hết đều đưa vào bể tự hoại để xử lý. Nước thải sau xử lý đưa vào cống thoát nước thải chung của KCN.
- Khống chế ô nhiễm nước thải sản xuất: Thành phần nước thải sản xuất đa dạng, phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải sản xuất của các nhà máy trong KCN như sau:
+ Công ty TNHH Sunyad Việt Nam Technology: chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Hệ thống xử lý cục bộ công suất 20m3/ngày.đêm
+ Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry: chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Công ty có sử dụng nước trong công đoạn làm mát và lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và định kì thải bỏ 6 tháng một lần và dùng để tưới cây.
+ Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam:
Nước thải sinh hoạt: Thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ của Công ty.
Nước thải sản xuất: Được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 20m3/ngày.đêm, xử lý theo công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.
+ Công ty TNHH Nakagawa Denka ĐN: Nước được sử dụng chủ yếu là nước sinh hoạt, vệ sinh và làm mát thiết bị. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 290m3/ngày.đêm.
+ Công ty TNHH Jang In F