Báo cáo Hoàn thiện dữ liệu và nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính tại doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng, do vậy, báo cáo này thường được đưa vào phân tích nhằm cung cấp thông tin về kết quả và hiệu quả kinh doanh cho các đối tượng sử dụng

pdf6 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hoàn thiện dữ liệu và nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN DỮ LIỆU VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính tại doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng, do vậy, báo cáo này thường được đưa vào phân tích nhằm cung cấp thông tin về kết quả và hiệu quả kinh doanh cho các đối tượng sử dụng Tuy nhiên, dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán thời gian qua vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thực trạng và hướng hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1. Thực trạng cơ sở dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình tăng giảm qui mô kết quả sản xuất, kết quả tài chính của doanh nghiệp, cung cấp những thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các đối tượng sử dụng thông tin có tầm nhìn chiến lược đối với doanh nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế nội dung phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại một số công ty chứng khoán như: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS), Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HCM), Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha (APSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán phố Wall (WSS),…thời gian qua, chúng tôi thấy nổi lên một số điểm nổi bật sau: - Về dữ liệu phân tích: Dữ liệu được các công ty chứng khoán sử dụng chủ yếu dể phân tích là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm. Mặc dù các công ty chứng khoán có lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (quí 1, quí 2 và quí 3) nhưng việc sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ để phân tích rất hãn hữu và thiếu thường xuyên. Do vậy, các thông tin công bố từ phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không phản ánh được nhịp điệu tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu tại công ty theo thời gian. Hơn nữa, việc công bố báo cáo tài chính năm của các công ty chứng khoán cũng quá chậm trễ cũng phần nào hạn chế tác dụng của báo cáo. Theo qui định hiện hành, các công ty chứng khoán phải công bố báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính nhưng trên thực tế, tính đến thời điểm ngày 07/04/2010 mới có một số công ty chứng khoán thực hiện việc công bố báo cáo tài chính năm 2009 như: Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; còn lại hầu hết các công ty chứng khoán khác mới chỉ cung cấp báo cáo tài chính giữa niên độ. Vì thế, với những công ty này, các đối tượng sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính không có cơ sở và dữ liệu để phân tích hay thẩm định thông tin mà công ty cung cấp. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán chưa trình bày chỉ tiêu “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cả Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ lẫn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm. Việc không trình bày chỉ tiêu “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không được các công ty chứng khoán giải thích ở Thuyết minh báo cáo tài chính. Sự thiếu sót và không tuân thủ qui định của Chế độ báo cáo tài chính đã gây khó khăn cho người sử dụng trong việc tiếp cận Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gây cản trở cho việc phân tích báo cáo này; từ đó, hạn chế những thông tin cung cấp về kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán. - Về nội dung phân tích: Nội dung được hầu hết các công ty chứng khoán sử dụng để phân tích là khả năng sinh lợi của doanh thu thuần thông qua chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần” (Return on sales - ROS). Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, một đơn vị doanh thu thuần kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra, kết hợp với Bảng cân đối kế toán, các công ty còn tiến hành phân tích khả năng sinh lợi của tài sản và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu thông qua các chỉ tiêu tương ứng “Tỷ suất sinh lợi của tài sản” (Return on assets - ROA) và “Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (Return on equity - ROE). Bằng cách so sánh trị số của các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE năm nay so với năm trước, căn cứ vào kết quả so sánh, các nhà phân tích sẽ đưa ra kết luận về khả năng sinh lợi của công ty. Khi các chỉ tiêu này có trị số dương và có xu hướng tăng lên theo thời gian được xem là tín hiệu tốt về hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán và ngược lại. 2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Thực trạng về cơ sở dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam đã phần nào hạn chế tác dụng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng và báo cáo tài chính nói chung đối với công tác quản lý. Vì thế, để Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mang lại những thông tin đầy đủ và hữu ích hơn đối với các đối tượng sử dụng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản liên quan đến cơ sở dữ liệu và nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau đây: - Về cơ sở dữ liệu: Để có thông tin liên tục về tình hình tăng trưởng và biến động kết quả và hiệu quả kinh doanh theo thời gian, theo chúng tôi, khi phân tích cần thiết phải sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ, ít nhất cũng phải sử dụng tất cả Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm và các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ). Mặt khác, các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được lập đầy đủ và được kiểm tra kỹ càng nhằm bảo đảm tính chính xác của thông tin. Có như vậy, các kết luận rút ra qua xem xét và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới đáng tin cậy, mới có thể sử dụng hữu ích trong quản lý. - Về nội dung phân tích: Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay trong các công ty chứng khoán còn quá nghèo nàn, chưa thể hiện được kết quả và hiệu quả trên các mặt hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế, theo chúng tôi, các công ty chứng khoán cần tiến hành phân tích bổ sung một số nội dung sau: + Phân tích sự biến động theo thời gian của từng chỉ tiêu: Bằng cách so sánh, xem xét sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối theo thời gian của từng chỉ tiêu không những cung cấp cho những người sử dụng thông tin biết được mức độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu mà còn cho biết tình hình tăng trưởng cụ thể cả về xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng. Qua đó, những người sử dụng thông tin có căn cứ xác đáng để đánh giá chính xác, kịp thời về kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được. + Phân tích tình hình biến động về doanh thu: Theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính, khoản mục doanh thu chứng khoán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán có thể hiện chi tiết tất cả các khoản mục doanh thu từ các hoạt động mà công ty chứng khoán được phép kinh doanh. Điểm khác biệt này so với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác thể hiện sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán. Kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh có điều kiện và rất nhạy cảm, ứng với mỗi hoạt động kinh doanh mà công ty đăng ký sẽ có một mức vốn pháp định khác nhau mà không phải mọi công ty chứng khoán đều có khả năng và năng lực tài chính đê thực hiện tất cả các hoạt động. Vì thế, để nắm được các lĩnh vực kinh doanh và doanh thu thu được tương ứng với từng lĩnh vực kinh doanh mà công ty tiến hành, cần thiết phải phân tích tình hình biến động về doanh thu hoạt động chứng khoán theo thời gian cả về qui mô, cơ cấu doanh thu. Mặt khác, nội dung phân tích này cũng giúp làm rõ hơn trong số các hoạt động mà công ty chứng khoán đang tiến hành, hoạt động nào là chủ yếu, mang lại doanh thu và thu nhập cao nhất. Cũng qua đó, công ty có thể xác định thế mạnh nhất của mình để lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, các đối tác có căn cứ để lựa chọn đúng công ty chứng khoán nhằm thỏa mãn các dịch vụ mà họ cần. + Phân tích tình hình biến động về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Các hoạt động kinh doanh khác nhau sẽ đem lại một mức doanh thu thuần và lợi nhuận khác nhau. Vì thế, bên cạnh phân tích tình hình biến động doanh thu thuần cả về qui mô và cơ cấu, các công ty cần thiết phải tiến hành phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần cả về qui mô biến động và cơ cấu. Qua đó, có căn cứ để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng hoạt động mà công ty tiến hành một cách chính xác. Nhờ nội dung phân tích này, những người sử dụng thông tin biết được hoạt động nào mang lại hiệu quả cao nhất, có tính ổn định và tăng trưởng bền vững nhất. Từ đó, có những quyết định đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. + Phân tích tình hình biến động của lãi cơ bản trên cổ phiếu: “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” là chỉ tiêu riêng có đối với các công ty cổ phần. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng cổ phiếu phổ thông sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư nênchỉ tiêu này rất được các nhà đầu tư quan tâm. Để tạo niềm tin và những đánh giá chính xác của nhà đầu tư dành cho cổ phiếu công ty, cần thiết phải tiến hành phân tích chỉ tiêu này cả về qui mô tăng trưởng lẫn xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng theo thời gian. Qua đó, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu. “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” thay đổi do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế, của mức cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi, của số lượng cổ phiếu phổ thông đã phát hành bình quân trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này tăng do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành chứng tỏ công ty chứng khoán đang kinh doanh hiệu quả, nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào khả năng sinh lợi của cổ phiếu mà họ đầu tư; tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này giảm xuống chủ yếu do trong kỳ công ty chứng khoán tăng số lượng phát hành cổ phiếu phổ thông để tăng vốn, trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại tăng với tốc độ nhỏ hơn thì chưa hẳn đã là tín hiệu không tốt. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần xác định nguyên nhân thực sự và quan trọng làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu thay đổi, nó còn gắn với lộ trình tăng vốn của từng công ty chứng khoán cũng như biến động của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư không chỉ đơn thuần xem xét giá trị số học của chỉ tiêu này mà còn biết phân tích đánh giá những bộ phận cấu thành nên giá trị đó để có kế hoạch đầu tư hợp lý. Như vậy, bên cạnh các nội dung phân tích như phân tích sức sinh lời của doanh thu, sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu; các công ty chứng khoán cần bổ sung thêm các nội dung phân tích như đã trình bày ở trên. Khi đó sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ hơn và hữu dụng hơn về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh của cả công ty chứng khoán và của từng hoạt động riêng lẽ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng theo thời gian, từ đó có những nhận định về tiềm năng phát triển trong tương lai. *** TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ Tài chính. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 4. www.ssc.gov.vn 5…
Tài liệu liên quan