Báo cáo Hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay của Ngân hàng công thương Đống Đa

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có bước đổi mới sâu sắc .Tuy nhiên kinh tế ngày càng phát triển , cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế ngày càng khốc liệt thì rủi ro càng nhiều . Với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường , đặc biệt là trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhánh Đống Đa , em nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết .Vì vậy em đã lựa chọn hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay của Ngân hàng công thương Đống Đa làm chủ đề chính cho bài báo cáo của mình Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần: CHƯƠNG 1: Tổng quan về Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. CHƯƠNG 3: Một số nhận xét và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các cô, chú, anh, chị công tác tại ngân hàng Công Thương Đống Đa, đặc biệt là cán bộ, nhân viên phòng quản lí rủi ro đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyê đề thực tập này.

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay của Ngân hàng công thương Đống Đa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có bước đổi mới sâu sắc .Tuy nhiên kinh tế ngày càng phát triển , cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế ngày càng khốc liệt thì rủi ro càng nhiều . Với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường , đặc biệt là trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhánh Đống Đa , em nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết .Vì vậy em đã lựa chọn hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay của Ngân hàng công thương Đống Đa làm chủ đề chính cho bài báo cáo của mình Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần: CHƯƠNG 1: Tổng quan về Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. CHƯƠNG 3: Một số nhận xét và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các cô, chú, anh, chị công tác tại ngân hàng Công Thương Đống Đa, đặc biệt là cán bộ, nhân viên phòng quản lí rủi ro đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyê đề thực tập này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương (NHCT) Đống Đa được nhiều người biết tới như là chi nhánh “hạng nhất” của NHCT Việt Nam, một chi nhánh có quy mô hạt động lớn với chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội. Tiền thân của NHCT Đống Đa chính là NHNN Đống Đa, được thành lập từ năm 1951. Hệ thống ngân hàng được phân thành 2 cấp là NHNN và các ngân hàng chuyên doanh, sau khi nghị định 153/HĐBT có hiệu lực kể từ ngày 01/04/1993, NHNN Việt Nam quyết định xoá bỏ NHCT thành phố Hà Nội, chuyển từ NHCT quận Đống Đa thành NHCT khu vực Đống Đa, là đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCT Việt Nam theo quy định của pháp luật. Ngân hàng có tên chính thức là Ngân Hàng Công Thương khu vực Đống Đa, gọi tắt là Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. NHCT Đống Đa có quan hệ đại lí với hơn 700 ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, là thành viên của hệ thống Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên của hệ thống NHCT Việt Nam thực hiện thành công chương trình INCAS với phần mềm ngân hàng hiện đại. Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển với phương châm “Phát triển_ An toàn_ Hiệu quả”, NHCT Đống Đa đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát triển, phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn thủ đô Hà Nội phát triển. 1.2.Cơ cấu tổ chức. Hiện nay, chi nhánh NHCT Đống Đa có mạng lưới rộng khắp với 13 quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch cùng 12 phòng nghiệp vụ chức năng với tổng số là 283 cán bộ. BAN GIÁM ĐỐC Khối kinh doanh Khối quản lí Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng kế hoạch cá nhân Điểm giao dịch số1& số2 PGD Kim Liên PGD Kim Liên Phòng giao dịch 11 Quỹ tiết kiệm Phòng quản lí nợ có vấn đề Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng quản lí rủi ro Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng kế hoạch số 1 và số 2 1.3. Kết quả thu chi tài chính. 1.3.1 : Kết quả thu chi. Bảng1: Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 295 350 580 55 18.6 230 65.7 Tổng chi phí 259 298 440 39 15.1 142 47.7 Lợi nhuận 36 52 140 16 44.4 88 169.2 (Nguồn: Phòng tổng hợp_ NHCT ĐĐ) Năm 2008, NHCT Đống Đa đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan, lợi nhuận đạt gần 52 tỉ đồng, tăng so với năm 2007 là 16 tỉ, tương đương với 44.4%. Năm 2009, lợi nhuận của chi nhánh càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn (tăng 169.2 % so với năm 2008). Đó là vì năm 2009, tổng thu nhập tăng cao so với tổng chi phí. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và đầy biến động như năm 2009, đây là một dấu hiệu vô cùng dáng tự hào của NHCT Đống Đa. 1.3.2 Cơ cấu thu nhập các năm gần đây. Bảng 2: Đvt: Tỷ đồng. Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Lãi tiền gửi 85 28.8 169 48.3 290 50 Lãi tiền vay 195 66.1 170 48.6 282 47.9 Lãi khác 15 5.1 11 3.1 8 2.1 Tổng thu nhập 295 100 350 100 580 100 ( Nguồn: Phòng tổng hợp_ NHCT Đống Đa) Từ số liệu ở bảng 2 ta có thể thấy: Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm một tỉ trọng rất cao trong tổng thu nhập năm 2007 (chiếm 66.1%), tương ứng với 195 tỷ đồng. Năm 2008, con số này là 170 tỉ, chiếm 48.6% tổng thu nhập. Năm 2009, do ngân hàng thắt chặt việc cho vay nên lãi từ hoạt động này có giảm nhẹ ( từ 48.6% năm 2008 xuống còn 47.9% năm 2009). 1.4. Kết quả hoạt động tín dụng: Bảng 3: Tình hình huy động vốn: Đvt: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Tổng nguồn vốn HĐ 3250 4300 4205 1050 32.3 - 95 -2.21 VND 2640 3805 3755 1165 44.1 - 50 -1.31 Ngoại tệ quy đổi 610 495 450 -115 -18.9 - 45 -9.1 ( Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Đống Đa) Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của NHCT Đống Đa trong năm 2008 đạt 4300 tỷ đồng, tăng 32.3% so với năm 2007, (tổng nguồn vốn huy động của năm 2007 là 3250 tỷ. Nhưng đến năm 2009, do suy giảm kinh tế toàn cầu, tổng nguồn vốn huy động đã có một sự sụt giảm nhẹ, xuống còn 4205 tỷ, giảm 2.21% so với năm 2008. Bảng trên cũng phản ánh thực tế hoạt động tại NHCT Đống Đa sử dụng nguồn vốn nội tệ là chủ yếu, tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ chiếm một con số khiêm tốn và thậm chí giảm dần trong những năm gần đây. Điều này phù hợp với tâm lí của người gửi tiền, do tình hình kinh tế biến động, giữ ngoại tệ có thể chịu nhiều rủi ro nên những khách hàng có tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm thường gửi VNĐ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 2.1.Thực trạng cho vay tại NHCT Đống Đa. 2.1.1 Phân tích dư nợ tín dụng của NHCT ĐĐ theo loại tiền. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ tại NHCT Đống Đa theo loại tiền. Đvt: Tỷ đồng Dư nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 1700 81 1250 78.1 950 76 Ngoại tệ (quy đổi) 400 19 350 21.9 300 24 Tổng dư nợ 2100 100 1600 100 1250 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp- NHCT ĐĐ) Bảng 3 cho ta thấy: dư nợ bằng VND luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đã liên tục tăng trong ba năm gần đây. Nếu vào năm 2007, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ mới chỉ chiếm 19% tổng dư nợ (tương ứng với 400 tỷ đồng quy đổi) thì trong hai năm tiếp theo, con số này đã là 21.9% và 24%. Điều này có thể lí giải từ khi Việt Nam ra nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước tăng cường hoạt động thương mại với các nước bạn, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Thêm vào đó, tỷ giá USD và giá các loại nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp tăng cường tỉ trọng vay bằng đồng ngoại tệ. 2.1.2 Phân tích dư nợ theo kì hạn. Bảng 5: Cơ cấu dư nợ tại NHCT ĐĐ theo kì hạn (Đvt: tỷ đồng) Dư nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 1420 67.7 1100 68.8 930 74.4 Trung và dài hạn 680 32.4 500 31.2 320 25.6 Tổng dư nợ 2100 100 1600 100 1250 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp_ NHCT ĐĐ) Tín dụng cho vay của ngân hàng hầu như tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn ngày càng tăng (xấp xỉ 70% tổng dư nợ). Năm 2007, dư nợ ngắn hạn chiếm 67.6%. Nhưng vào năm 2009, dư nợ ngắn hạn đã là 74.4%. Dư nợ trung và dài hạn đã có xu hướng giảm mạnh, từ 680 tỉ trong năm 2007 xuống còn 320 tỉ vào năm 2009 (Giảm 360 tỉ đồng, tương đương 53%). Vì đa phần vốn huy động được của ngân hàng là vốn ngắn hạn nên NHCT ĐĐ chỉ chú trọng vào cho vay ngắn hạn, nhất là khi nguồn vốn trở nên kém ổn định do sự cạnh tranh ngành, trong khi đó nguồn tiền gửi của doanh nghiệp lại thường xuyên biến động, Bên cạnh đó rất ít doanh nghiệp có dự án trung và dài hạn khả thi để đảm bảo khả năng trả nợ. 2.1.3Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế. Bảng 6: Cơ cấu dư nợ tại NHCT ĐĐ theo thành phần kinh tế. ( Đvt: Tỉ đồng) Dư nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) DN nhà nước 520 24.8 300 18.8 490 39.2 DN ngoài quốc doanh 900 42.9 800 50 760 60.8 Thành phần khác 680 32.3 500 31.2 0 0 Tổng dư nợ 2100 100 1600 100 1250 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp_ NHCT ĐĐ) Qua bảng 5 có thể thấy rằng tỷ trọng dư nợ tín dụng của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( đối tượng khách hàng chính của ngân hàng) có xu hướng tăng. Năm 2009, dư nợ của khối này chiếm 60.8% tổng dư nợ. Được đánh giá là một chi nhánh hàng đầu, NHCT ĐĐ đã thu hút được nhiều khách hàng lớn như: Cty khách sạn du lịch Kim Liên, Cty cổ phần Vạn Xuân, cty cơ điện Trần Phú... Những khách hàng này đã trở thành những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Trong khi đó, dư nợ của các DNNN chiếm tỷ trọng thấp và thường xuyên có sự biến động. Năm 2007 dư nợ của khối này là 24.8%, sau đó giảm xuống chỉ còn 18.8% vào năm 2008, đến năm 2009 thì lai tăng mạnh, chiếm tới 39.2% tổng dư nợ. Đó là do sự biến động của tình hình kinh tế. Vào năm 2009, NHCT Đống đa không cho vay các thành phần kinh tế khác. Đây là kết quả tất yếu của việc hắt chặt tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng để đảm bảo an toàn hiệu quả. Rõ ràng trong một năm nền kinh tế thế giới đầy biến động như 2009, trong khi các doanh nghiệp đều có khả năng gặp rủi ro cao thì các DNNN vẫn có được cái nhìn tin cậy và đảm bảo hơn từ phía ngân hàng. 2.2 Thực trạng rủi ro trong cho vay của ngân hàng công thương Đống Đa. Biểu hiện trực tiếp và đầu tiên của rủi ro trong hoạt động cho vay là tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi. 2.2.1Tình hình nợ quá hạn. 2.2.1.1: Tình hình chung về nợ quá hạn Bảng 7: Tình hình chung về nợ quá hạn tại NHCT Đống Đa. Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số Tiền % Tổng dư nợ 2100 1600 1250 -500 -23.8 -350 -21.9 Nợ quá hạn 17.5 68 54.5 50.5 288.6 -13.5 -19.9 Nhóm 2 12 5 15 -7 -58.3 10 200 Nhóm 3 - 10 20 10 - 10 100 Nhóm 4 3 50 4.5 47 1567 -45.5 -91 Nhóm 5 2.5 3 15 0.5 20 12 400 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.83 4.25 4.36 ( Nguồn: Phòng tổng hợp_ NHCT Đống Đa) Năm 2008 nợ quá hạn của ngân hàng là 68 tỷ, chiếm 4.25% tổng dư nợ. Nhưng sang đến năm 2009, con số này là 54.5 tỷ và 4.36%. Tuy về mặt số lượng nợ quá hạn đã giảm song trong thực tế, chỉ tiêu này đã chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong tổng dư nợ. Tuy hiện nay NHCT Đống Đa vẫn giữ được tỷ lệ trong phạm vi cho phép của NHNN là 5% nhưng so với các ngân hàng thương mại khác, đây đã là một con số khá cao và cần dặc biệt chú ý.( Mức bình quân ngành của hệ thống NHCT Việt Nam là 2%). Một dấu hiệu khác là nợ quá hạn năm 2008 tăng cao một cách rõ rệt so với năm 2007(gần 3.9 lần). Trong đó, cần chú ý đến sự tăng lên của nợ nhóm 4 với con số tăng rất lớn (15.7 lần). 2.2.1.2 : Phân loại nợ quá hạn Bảng 8: Phân loại nợ quá hạn tại NHCT Đống Đa. Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Theo thời gian Ngắn hạn Trung và dài hạn 12.1 69.2 45.9 67.5 38.7 71 5.4 30.8 22.1 32.5 15.8 29 2.Theo TP KT Tổ chức kinh tế Cá nhân 15.3 87.4 60.4 88.8 48.9 89.7 2.2 12.6 7.6 11.2 5.6 10.3 Tổng nợ quá hạn 17.5 100 68 100 54.5 100 (Nguồn: phòng tổng hợp NHCT Đống Đa) Bảng 7 cho thầy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và hầu như không đổi về tỷ trọng mấy năm gần đây, xấp xỉ khoảng 70%. Cụ thể nợ quá hạn chiếm 69.2% năm 2007, 67.5% năm 2008 và năm 2009 là 71%. Bởi vì các khoản dư nợ ngắn hạn chiếm đến 70- 75 % tổng dư nợ. Điều này có thể lí giải bởi các khoản cho vay trung và dài hạn thường trải qua quá trình kiểm định rất khắt khe nên khả năng xảy ra rủi ro thấp. Mặt khác, các khách hàng chiếm tỉ trọng cao trong các khaonr nợ quá hạn thường là các công ty xây dựng. Theo tiến dộ từng phần của một công trình, các công ty sẽ lần lượt vay các khoản ngắn hạn nối tiếp nhau ( với giá trị hàng chục tỉ đồng mỗi lần vay). Do đó, mỗi khi xảy ra sự cố, các khoản nợ sẽ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn này. Các số liệu trên cũng cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Tuy về số liệu tuyệt đối, nợ quá hạn của thành phần này lúc tăng lúc giảm theo sự tăng giảm của tổng dư nợ ( Năm 2007 là 15.3 tỉ, năm 2008 tăng đột biến lên 60.4 tỉ và đến năm 2008 lại giảm xuống còn 48.9 tỉ); song có thể nói tỉ trọng của nợ quá hạn vẫn ổn định. 2..2.2 Tình hình nợ xấu Bảng 9: Tình hình nợ xấu tại NHCT Đống Đa. Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 2100 1600 1250 -500 -23.8 -350 -21.9 Nợ xấu 5.5 63 39.5 57.5 1045 -23.5 -37.3 Tỉ lệ nợ xấu (%) 0.26 3.9 3.16 - - - - (Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Đống Đa) Bảng số liệu trên cho thấy vào năm 2007, hoạt động phòng chống rủi ro của ngân hàng rất tốt, thể hiện qua việc nợ xấu của ngân hàng chỉ có 5.5 tỷ, (chiếm 0.26% tổng dư nợ). Tuy nhiên sang đến năm 2008, số nợ xầu của ngân hàng tăng vọt lên 63 tỉ với tỉ lệ nợ xấu là 3.9%. Sự gia tăng này chủ yếu là do vào thời điểm cuối năm, trước dấu hiệu không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, số nợ xấu còn do công tác quản trị và đo lường rủi ro của ngân hàng chưa tốt, đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế cũng như phương án kinh doanh của khách hàng. Song chỉ có một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đã giảm so với năm 2008 (Chỉ còn 3.16%). Tổng số nợ xấu cũng giảm được 23.5 tỷ, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của nợ nhóm 5 (tăng gấp 5 lần_ số liệu bảng 7). 2.2.3 Tình hình trích lập dự phòng và xử lí rủi ro tại NHCT Đống Đa. Bảng 10: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của NHCT Đống Đa. Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 2100 1600 1250 Dự phòng rủi ro trích lập 12.688 21.221 19.512 (Nguồn: Phòng tổng hợp-NHCT Đống Đa) Năm 2008, số tiền trích lập dự phòng của NHCT Đống Đa tăng mạnh so với năm 2007, lên tới 21.221 tỷ đồng, tăng 8.533 tỷ đồng (tương ứng với 67.25%). Nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh các khoản nợ xấu của năm 2008 so với năm 2007 nên tỉ lệ trích lập dự phòng cao. Sang năm 2008, số tiền trích lập giảm xuống còn 19.512 tỉ đồng, giảm xuongs 8.05 so với năm 2008. Thực chất của việc giảm số tiền trích lập này là do các khoản nợ xấu của NHCT Đống Đa đã giảm mạnh. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Một số nhận xét 3.1.1 Kết quả đạt được Trong thời gian qua, NHCT Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động cho vay và công tác phòng ngừa rủi ro. So với toàn hệ thống NHCT Việt Nam, chi nhánh luôn đạt được dư nợ tín dụng ở mức cao. Ngân hàng đã và đang nỗ nực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay phù hợp với tầm vóc và định hướng hoạt động ( cho vay đối với các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng ngày càng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn được điều chỉnh) để ngày một hoàn thiện công tác phòng ngừa và quản lí rủi ro. Chính vì vậy, rủi ro trong cho vay của ngân hành đã có chiều hướng giảm dần. Ngoài ra, NHCT Đống Đa đã thực hiện các biện pháp phan loại khách hàng, chấm điểm tín dụng, kết hợp chặt chẽ giữa phòng khách hàng, phòng quản lí nợ có vấn đề và phòng quản lí rủi ro. Nhờ vậy nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm xuống rõ rệt., cả về mặt số lượng và chất lượng. Với những kết quả trên, có thể nói rằng: những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro mà NHCT Đống Đa thực hiện trong thời gian qua đã có những tác dụng nhất định. Quan trọng hơn, những thành tựu đó cho thấy rủi ro trong cho vay đã được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, đúng hướng, đúng bản chất chứ không có sự bao che, giấu giếm nhằm làm đẹp kết quả kinh doanh. 3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay tại NHCT Đống Đa Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay của NHCT Đống Đa đã đạt được rất nhiều thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: So với năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT Đống Đa đã tăng từ 4.25% lên 4.36% năm 2009. Mặc dù tỉ lệ này vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép của NHNN và phần nhiều do hoàn cảnh khách quan mang lại nhưng nguyên nhân một phần cũng xuất phát từ bản thân ngân hàng: Các chính sách tín dụng còn một số hạn chế: chưa kết hợp được các vấn đè, các đặc thù liên quan đến khách hàng với môi trường pháp luật kinh tế. Chưa thiết kế được hệ thóng thông tin để kiểm soát danh mục tín dụng khách hàng phục vụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng và chuyển dịch cơ cấu. Tuy rằng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2009 đã giảm so với năm 2008 song tỷ trọng của những khoản nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) lại tăng gấp 5 lần. Điều đó cho thấy khách hàng của ngân hàng đang rơi vào tình trạng yếu kém hơn hẳn. Một phần là do khó khăn chung của nền kinh tế nhưng không thể khong nhắc tới nguyên nhân ngân hàng đã không thực hiện tốt công tác thẩm định, phân tích khách hàng. Ngân hàng chưa có một hệ thống công cụ đánh giá, kiểm soát rủi ro đủ mạnh để đảm bảo nâng cao chất lượng. Một số khoản vay chưa được đánh giá đúng mức độ rủi ro cho nên các biên pháp kiểm tra, kiểm soát sau khi vay được thực hiện không phù hợp với tính chất khoản vay. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện hoàn toàn đúng theo những quy định, quy trình tín dụng đã đề ra, để sót lại những trường hợp dù chưa đủ điều kiện về mặt hồ sơ hay tài sản đảm bảo mà vẫn phê duyệt cho vay và những khoản này thường làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Sự cải tổ mạnh mẽ về cơ chế tiền lương đã phần nào tạo được sự thay đổi trong nhận thức của mỗi cán bộ trong việc gắn kết ý thức trách nhiệm giữa công việc với tiền lương. Tuy nhiên, một số cán bộ của ngân hàng vẫn còn sức ỳ lớn, chưa chủ động trong công việc, ý thức làm việc còn chưa tốt. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ của NHCT Đống Đa có tuổi đời trung bình khá già so với các ngân hàng khác. Điều này gây bất lợi cho ngân hàng khi ngày càng có nhiều sự thay đổi trong chương trình và cơ cấu cho phù hợp, sát với chuẩn quốc tế. 3.2: Một số kiến nghị Đối với chính phủ và các ngành : - Chính phủ cần ban hành nghị định hướng dẫn về việc đăng ký tài sản thế chấp và tổ chức đấu giá tài sản thế chấp . -Hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng là một dạng kinh doanh đặc biệt, mang tính tổng hợp, gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, việc tạp lập môi trường kinh tế pháp lí đầy đủ và đồng bộ. KHi cần có những thay đổi, nhà nước nên có những bước đệm hoặc những biện pháp bảo đảm cho các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn, tránh tình trạng chính sách bị thay đổi quá thường xuyên. - Tạo guồng máy hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các ngành, các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng. - Các cơ quan chưc năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản , chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản đi thế chấp nhiều nơi để vay vốn , gây thất thoát tài sản của Ngân hàng . - Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán theo đúng chế độ “ hạch toán kế toán và thống kê “ đảm bảo só liêu chính xác , trung thưc kịp thời .Nhằm giú các Ngân hàng có được tông tin tài chính trung thực giúp cho việc phân tích tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn được chính xác . Đối với Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng nhà nươc phối hơp với Bộ tài chính nghiên cứu thành lập các tổ chức như : Quỹ bảo hiểm tiền gửi ; Ngân hàng bảo lãnh .Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong nước , và tạo điều kiện cho một số tổ chức kinh tế có dự án kinh doanh khả thi , nhưng không đủ c
Tài liệu liên quan