Đường lối phát triển của nước ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu đó “vốn” là một nhân tố vô cùng quan trọng, được đặt lên hàng đầu, do đó vai trò của hệ thống ngân hàng ngày càng chiếm vị trí then chốt. Hoạt động của ngành ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế, đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cần hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của nhà nước chỉ rõ :”Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và sau một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công tác huy động vốn cũng như vai trò của quản lý trong công tác huy động vốn, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Huy động vốn và nghiệp vụ cho vay của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng”. Là Báo cáo thực tập.
Báo cáo này được trình bày gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng.
Chương III: Định hương và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, cùng toàn thể các anh chị tại NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Uyên, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh, cùng sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Vũ Thị Dậu đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
36 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Huy động vốn và nghiệp vụ cho vay của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đường lối phát triển của nước ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu đó “vốn” là một nhân tố vô cùng quan trọng, được đặt lên hàng đầu, do đó vai trò của hệ thống ngân hàng ngày càng chiếm vị trí then chốt. Hoạt động của ngành ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế, đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cần hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của nhà nước chỉ rõ :”Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và sau một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công tác huy động vốn cũng như vai trò của quản lý trong công tác huy động vốn, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Huy động vốn và nghiệp vụ cho vay của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng”. Là Báo cáo thực tập.
Báo cáo này được trình bày gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng.
Chương III: Định hương và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, cùng toàn thể các anh chị tại NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Uyên, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh, cùng sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Vũ Thị Dậu đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG UYÊN TỈNH CAO BẰNG
1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động huy động vốn:
1.1.1 Khái niệm và cơ cấu vốn:
NHTM đóng góp một khối lượng tài sản và chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên NHTM vẫn hoạt động dưới hình thức kinh doanh và do đó mục tiêu cuối cùng vẫn là thu được lợi nhuân lớn, để có thể đạt được mục tiêu đó yếu tố vốn luôn được đặt lên hàng đầu.
* Vốn trong NHTM: Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng. Vốn của ngân hàng được hình thành qua các nguồn khác nhau, khi bắt đầu hoạt động ngân hàng một lượng vốn nhất định, được gọi là vốn ban đầu, trong quá trình hoạt động của mình các NHTM không ngừng gia tăng khối lượng vốn của mình thông qua các hoạt động huy động vốn như nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ đi vay và các nghiệp vụ khác.
* Vốn huy động: Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác… Được dùng làm vốn kinh doanh. Do nguồn vốn huy động không phải thuộc sở hữu của NHTM vì thế, các ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn. Vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng trong NHTM, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại và ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của vốn huy động:
Không giống hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, các NHTM kinh doanh dựa trên một hàng hóa đặc biệt là “tiền tệ” với hoạt động kinh doanh chính là “đi vay và cho vay”. Vốn vừa là phương tiện vừa là đối tượng kinh doanh. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng trung ương thì để có thể hoạt động được việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư... để thu lợi nhuận, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Hay nói cách khác, ngân hàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh.
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường. Uy tín của các NHTM được dựa trên khả năng tập trung vốn và sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Với khả năng huy động vốn cao, tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
Nguồn vốn huy động còn quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM, nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, tăng chủ động về thời hạn, lãi suất, từ đó giúp ngân hàng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, phân tán rủi ro, tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng, tăng thêm vốn. Do đó sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên.
Qua đây ta thấy rằng vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của NHTM, đòi hỏi các ngân hàng luôn tìm cách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ huy đông đến sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, luôn đổi mới, hoàn thiện các hoạt động phù hợp với sự biến động không ngừng của nền kinh tế.
1.2. Hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.2.1 Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng
Đây là nguồn tiền quan trọng , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng . Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao , các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Đối tượng huy động là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.
1.2.2 Huy động tiết kiệm
* Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là khoản tiền đúng như tên gọi của nó là thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng gửi tiết kiệm phần lớn là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai. Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào, nhằm chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trong các hoạt động đầu tư và chi tiêu của khách hàng một cách thuận tiện. Vì vậy đây là bộ phận tiền chỉ nhàn rỗi tạm thời chứ không phải là khoản để dành, khách hàng có thể lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào. Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…Do tính linh hoạt trong thanh khoản nên tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.
Khi khách hàng gửi tiền theo hình thức này vừa có thể sử dụng theo nhu cầu của mình vừa đem lại sự an toàn trong việc bảo quản vốn và trong quá trình thanh toán, bên cạnh đó người gửi tiền còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ. Trên thực tế do lượng tiền gửi vào và lượng tiền rút ra không cùng một lúc, khách hàng thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản, vì vậy sẽ tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài có thể chiếm tới gần 1/3 tiền gửi ngân hàng. Số tiền đó các NHTM dùng để đầu tư cho vay nhằm tăng nguồn đầu tư, tái sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận.
Với sự trợ giúp của tiến bộ khoa học công nghệ, các NHTM ngày càng thu hút được nhiều đối tượng gửi tiền cũng như mở tài khoản giao dịch, lượng tiền gửi này càng được gia tăng, mang lại nguồn lợi nhuận ngày càng lớn cho ngân hàng.
* Tiền gửi có kỳ hạn
Là các khoản tiền gửi có thời gian xác định, người gửi chỉ được rút tiền khi đến thời hạn như đã thoả thuận. Hiện nay có nhiều kỳ hạn gửi tiền khác nhau: có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng hoặc trên thế nữa, với mỗi kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau, thông thường với kỳ hạn càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Loại tiền gửi này tạo ra nguồn vốn tương đối ổn định, giúp cho các NHTM có thê sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.2.3 Phát hành các giấy tờ có giá
* Tạo vốn thông qua phát hành các công cụ nợ
Với hình thức này các NHTM huy động vốn thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá khác nhau: kỳ phiếu, trái phiếu… theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Hình thức huy động này tạo nên nguồn vốn có tính ổn định cao cho ngân hàng, do đó các ngân hàng chủ yếu dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn. Loại vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Ở nước ta các NHTM thường huy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn.
1.2.4 . Tạo vốn từ các nguồn khác
Trong quá trìn thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, thực hiện CNH – HĐH đất nước, trên tinh thần mở cửa của nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, các NHTM có thể khai thác nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng:
1.3.1.Nhân tố bên trong
* Các hình thức huy động vốn và chất lượng dịch vụ của ngân hàng
Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn huy động đòi hỏi các NHTM phải không ngừng đưa ra các hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng, thuận tiện và hiệu quả, song song với đó các ngân hàng cũng cần phải không ngừng nâng các chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn, Chính sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp tìm được cho mình một hình thức đầu tư hợp lý nhất.
* Hoạt động sử dụng vốn
Sau quá trình huy động vốn, các NHTM sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào cho vay, đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....để sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nhưng nếu hoạt động sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại. Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi, sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi.
* Chính sách lãi suất
Lãi suất là căn cứ mà khách hàng quan tâm đầu tiên khi gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, chỉ cần những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.
* Uy tín của ngân hàng
Uy tín hay nói cách khách chính là thương hiệu của NHTM, nó chính là tài sản vô hình của ngân hàng, bao gồm uy tín của ngân hàng trong hệ thống, uy tín ngân hàng trong kinh doanh. Đây là tài sản quý vô cùng quý giá trong công tác huy động vốn, nếu ngân hàng tạo một hình ảnh riêng tạo được sự tin tưởng từ khách hàng sẽ giúp ngân hàngcó khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động. tăm.
* Năng lực và trình độ cán bộ của ngân hàng
Trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, và sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tạo dựng cho mình các phương pháp quản lý hợp lý, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.
* Trình độ công nghệ của NHTM
Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Thực tế khách hàng sẽ tintưởng yên tâm hơn khi gửi tiền ở một ngân hàng có trình độ công nghệ trình độ công nghệ ngân hàng cao.
* Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố kể trên thì còn rất nhiều các yếu tố chủ quan khác cũng ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM. Đó là các yếu tố như: mạng lưới phục vụ, chính sách quảng cáo, khuyến mại, thâm niên hoạt động của ngân hàng...
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
* Môi trường pháp lý
Hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Do đó, hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của ngân hàng Trung ương như các luật các tổ chức tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, các quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức đối với từng thời kỳ.
*Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Trong các hoạt động của ngân hàng luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát… tác động. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.
* Môi trường văn hoá.
Văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá, khách hàng sẽ không gửi thêm tiền hoặc gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn. Mặc khác có những vùng mà người dân quen cất trữ số tiền nhàn rỗi dưới dạng tiền mặt thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẢNG UYÊN.
2.1 Khái quát chung về Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Quảng Uyên Tỉnh Cao Bằng
2.1.1 Một số nét về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59 tháng 8 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục đích chủ yếu là góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời sống của nông dân. NHNN&PTNT Việt Nam có vai trò là Ngân hàng quản lý Trung Ương, có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước từ tỉnh đến huyện, xã.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Khiêm ký.
Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural Development.
Tên viết tắt: VBARD
Trụ sở chính : Thị Trấn Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Chi Nhánh NHNo&PTNT Quảng Uyên
Tên gọi: Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Uyên.
Trụ sở: Thị trấn Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng
+ Nguồn vốn thực hiện: 110 tỷ đạt 138% kế hoạch (110/80), trong đó nguồn TCKT là 50 tỷ và nguồn tiết kiệm dân cư là 60 tỷ.
+ Dư nợ thực hiện: 18,2 tỷ đạt 182% kế hoạch (18,2/10 tỷ).
+ Chuyển tiền điện tử trong nước: 40 món ≈ trên 5 tỷ đồng.
+ Kinh doanh ngoại tệ: mua vào 344,581.61 USD và 19,528.81 EUR, bán 388,995.98 USD và 19,528.81 EUR.
+ Luân chuyển thanh toán 7 món, chuyển tiền 6 món.
* Năm 2005: Chi Nhánh Quảng Uyên tích tích cực đẩy mạnh các biện pháp đã đề ra và liên tục tìm kiếm các giải pháp mới nhằm giữ vững và phát triển kinh doanh trong thị trường cạnh tranh.
+ Tổng nguồn vốn thực hiện: 219 tỷ đồng (đạt 184% kế hoạch) với số lượng khách hàng gửi tiện là 1776 khách hàng, tốc độ tăng huy động vốn so với năm 2003 tăng 85%.
+ Tổng dư nợ thực hiện:71,7 tỷ đồng (đạt 101,8% kế hoạch) số lượng khách hàng vay là 116, tốc độ tăng so với năm 2003 tăng 1,8%, không có nợ quá hạn.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2004: đạt 1,873 tỷ đồng.
+ Công tác thanh toán quốc tế năm 2004 Chi nhánh Quảng Uyên đạt phí thu 337 triệu đồng tăng 1,5 lần so với năm 2003.
+ Công tác thẩm định cũng được Ngân hàng cấp trên chú trọng. Tính đến 31/12/2004 Tổ thẩm định đã thẩm định được 43 món đủ điều kiện giải ngân và từ chối nhiều dự án không khả thi.
+ Công tác Kế Toán – Ngân Quỹ thu chi kiểm điểm đảm bảo đúng qui trình, gọ gàng chính xác, 100% cán bộ phòng Kế Toán – Ngân Quỹ có thành tích trả tiền thừa cho khách với 47 lần = 28 triệu đồng và 200 USD.
* Năm 2006. Đến 31/12/2005 Chi nhánh có kết quả kinh doanh như sau:
+ Tổng nguồn vốn thực hiện: 391,9 tỷ đồng trong đó nguồn vốn tại Quảng Uyên là 213,4 tỷ đồng, nguồn vốn trên bảng cân đối: 178,5 tỷ đồng, tốc độ tăng huy động vốn 79%.
+ Tổng dư nợ đạt: 86,7 tỷ đồng tốc độ tăng đầu tư vốn 21%, không có nợ quá hạn, số lượng khách hàng tăng 117% (3.857/1776) so với cùng kỳ năm 2004.
+ Kết quả tài chính trong năm đạt rất cao: 4 tỷ đồng tăng trưởng 113% so với năm 2004(4,003/1,873).
+ Hệ số lương 1.3 lần
* Năm 2007: Phát huy và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 như sau:
+ Tổng nguồn vốn: 338,9 tỷ đồng (đạt 97% kế hoạch), tốc độ tăng trưởng 97%, tăng so với cùng kỳ năm 2005 là 167 tỷ đồng.
+ Tổng dư nợ thực hiện: 127,7 tỷ đồng, tăng 40 tỷ so với năm 2005, tốc dộc tăng trưởng 46%.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận đạt 7,9 tỷ đồng tăng 3,9 tỷ so với năm 2005, hệ số lương đạt 1,37 lần.
+ Các công tác khác cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.
* Năm 2008: Tăng trưởng và phát triển
Cũng như những năm trước Chi Nhánh Quảng Uyên lại tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó:
+ Nguồn vốn đến 31/12/2007 : 508 tỷ đồng(năm 2006 là 338 tỷ đồng);
+ Dư nợ là : 261 tỷ đồng.
* Năm 2009: Đánh dấu một nấc thang mới
+ Nguồn vốn đến 31/12/2008 của chi nhánh đạt : 1.856 tỷ đồng so KH năm (635 tỷ đồng) đạt 292%
+ Dư nợ thực hiện : 701 tỷ đồng