Báo cáo Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tú Cường

Trong cơ chế thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch. Chính vì sự đa dạng và phong phú này đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trên thị trường, đặc biệt khi nền kinh tế phát triển thì sự cạnh tranh ngày càng lớn. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời tình hình thực tế của doanh nghiệp và có biện pháp ứng phó kịp thời với tín hiệu của thị trường, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý, nó phục vụ cho nhà quản lý xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Tổ chức bộ máy quản lý, tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong những vấn đề đó thì vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm là rất quan trọng trong công tác quản lý và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Bởi kế toán chi phí sản xuất chính xác, kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất hợp pháp, hợp lệ, cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cùng vận hành theo cơ chế đó, Công ty TNHH Tú Cường luôn quan tâm tới công tác kế toán chi phí sản xuất và nó đã thực sự trở thành khâu trung tâm cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty. Tuy nhiên để thích ứng với yêu cầu và phong cách quản lý của cơ chế thị trường, công tác đó cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện thêm. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất đối với quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong thời gian tham gia nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tú Cường, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán và Thầy giáo hướng dẫn thực tập. Em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán của Công ty và hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp với chuyên đề “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tú Cường”. Kết cấu của Chuyên đề thực tập gồm ba phần: CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẦ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG Trong qu¸ tr×nh lµm b¸o c¸o thùc tËp, do kh¶ n¨ng cña b¶n th©n cßn nhiÒu h¹n chÕ, vµ vµ do sù giíi h¹n vÒ thêi gian, bµi b¸o c¸o cña em kh«ng tr¸nh khái nh÷ng sai sãt. Em rÊt mong nhËn ®­îc sù gióp ®ì,nhËn xÐt vµ gãp ý cña quý thÇy c«.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình ĐH Đại Học No & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn VNĐ Việt Nam Đồng NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ HM TSCĐ Hao mòn Tài sản Cố Định GTGT Giá trị gia tăng NXT Nhập xuất tồn DN Doanh nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản CTGS Chứng từ ghi sổ CPSXC Chi phí sản xuất chung DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH Tú Cường 4 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ sản xuất và đóng mới tàu vận tải thuỷ 6 Sơ đồ 1.3: Quy trình sửa chữa tàu vận tải thuỷ 8 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tú Cường 10 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp 16 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 20 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. 22 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 26 Sơ đồ 2.5 :Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 30 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán CPSXC 42 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 44 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 – 1: PHIẾU XUẤT KHO 17 Bảng 1 - 2: PHIẾU XUẤT KHO 18 Bảng 1 - 3: TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT KHO CHO TÀU VH09 19 Bảng 1 - 4: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 21 Bảng 1 -5: CHỨNG TỪ GHI SỔ 23 Bảng 1 - 6: SỔ CÁI 24 Bảng 1 - 7: BẢNG CHẤM CÔNG 27 Bảng 1-8: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG 28 Bảng 1 - 9: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG TÀU VH09 29 Bảng 2 - 1: CHỨNG TỪ GHI SỔ 31 Bảng 2 -2: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ 32 Bảng 2 -3: SỔ CÁI 33 Bảng 2 -4: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI VÀ CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC 35 Bảng 2 - 5: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG 37 Bảng 2 - 6: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG TÀU VH09 38 Bảng 2 - 7: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 43 Bảng 2 – 8: CHỨNG TỪ GHI SỔ 45 Bảng 2 – 9: SỔ CÁI ( trích) 46 Bảng 3 - 1: CHỨNG TỪ GHI SỔ 50 Bảng 3 – 2: SỔ CÁI 51 Bảng 3 – 3: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 56 Bảng 3 – 4: BẢNG TÌNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ 57 LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch... Chính vì sự đa dạng và phong phú này đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trên thị trường, đặc biệt khi nền kinh tế phát triển thì sự cạnh tranh ngày càng lớn. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời tình hình thực tế của doanh nghiệp và có biện pháp ứng phó kịp thời với tín hiệu của thị trường, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý, nó phục vụ cho nhà quản lý xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Tổ chức bộ máy quản lý, tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong những vấn đề đó thì vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm là rất quan trọng trong công tác quản lý và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Bởi kế toán chi phí sản xuất chính xác, kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất hợp pháp, hợp lệ, cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cùng vận hành theo cơ chế đó, Công ty TNHH Tú Cường luôn quan tâm tới công tác kế toán chi phí sản xuất và nó đã thực sự trở thành khâu trung tâm cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty. Tuy nhiên để thích ứng với yêu cầu và phong cách quản lý của cơ chế thị trường, công tác đó cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện thêm. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất đối với quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong thời gian tham gia nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tú Cường, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán và Thầy giáo hướng dẫn thực tập. Em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán của Công ty và hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp với chuyên đề “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tú Cường”. Kết cấu của Chuyên đề thực tập gồm ba phần: CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẦ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG Trong qu¸ tr×nh lµm b¸o c¸o thùc tËp, do kh¶ n¨ng cña b¶n th©n cßn nhiÒu h¹n chÕ, vµ vµ do sù giíi h¹n vÒ thêi gian, bµi b¸o c¸o cña em kh«ng tr¸nh khái nh÷ng sai sãt. Em rÊt mong nhËn ®­îc sù gióp ®ì,nhËn xÐt vµ gãp ý cña quý thÇy c«. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n ! Sinh Viên Thực Hiện Đinh Thị Tin CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG 1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Tú Cường 1.1.1. Danh mục sản phẩm: Sản phẩm của Công ty là các dự án đóng mới tàu, được thực hiện ở các phân xưởng vào thời gian khác, có tính chất khác biệt nhau về yêu cầu kỹ thuật, trọng tải tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ký hiệu: Theo từng dự án Mã hiệu: Theo từng dự án Đơn vị tính: Chiếc 1.1.2. Tính chất của sản phẩm. Sản phẩm của Công ty là các con tàu được đóng mới Chúng là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cấp trên giao hoặc theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với các chủ đầu tư. Do đó dự án khi đã hoàn thành phải được nghiệm thu, chờ phê duyệt của cấp trên mới quyết toán được và bắt buộc phải thanh lý hợp đồng. Sản phẩm đơn nhất. 1.1.3. Thời gian sản xuất. Tùy theo từng dự án và thường là kéo dài. 1.1.4. Đặc điểm sản phẩm dở dang. Dựa trên đặc điểm sản xuất của Công ty thì sản phẩm dở dang của Công ty là các con tàu chưa hoàn thành hoặc còn đang trong quá trình sản xuất. Do đó chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng con tàu từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành và bàn giao cho khách hàng cho nên khi tàu chưa hoàn thành thì giá trị sản phẩm dở dang của Công ty là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất con tàu đó. Dự án đóng mới tàu VH09 được hoàn thành trong quý III năm 2010 nên không có chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. 1.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm 1.2.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất Công ty muốn làm ra được những con tàu có chất lượng thì cần phải có một hệ thống sản xuất đầy đủ và hợp lý: Phó giám đốc Xưởng gia công Phân xưởng tổ hợp Xưởng làm sạch tôn Tổ điện Tổ lắp ráp Tổ phun sơn Tổ KCS Tổ máy Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH Tú Cường 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống sản xuất. Hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra ở 2 phân xưởng và cả 2 đều chịu sự điều hành của phó giám đốc sản xuất. * Xưởng gia công có nhiệm vụ cắt, dập nguyên liệu thành các chi tiết sao cho đầy đủ và chính xác với bản vẽ thiết kế. - Xưởng làm sạch nguyên liệu có nhiệm vụ làm sạch tôn, thép theo đúng quy trình, quy phạm - Tổ điện có nhiệm vụ chuẩn bị máy móc, thiết bị để cho các phân xưởng hoạt động thường xuyên * Phân xưởng tổ hợp: Đây là bộ phận chính tạo ra sản phẩm trực tiếp cho Công ty. Từ những định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ do phòng kỹ thuật chỉ đạo, các phân xưởng chịu trách nhiệm lên kế hoạch và phân công cho phù hợp với trình độ chuyên môn của mình và tiến hành sản xuất trên cơ sở hạch toán kinh tế nội bộ. - Tổ điện cung cấp điện cho các tổ trong phân xưởng tiến hành sản xuất - Tổ lắp ráp: Sau khi các công đoạn chi tiết được hoàn thành thì được chuyển lên cho tổ lắp ráp tiến hành lắp ghép làm ra sản phẩm hoàn chỉnh. - Tổ phun sơn: Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ được phun sơn để chống han rỉ, oxy hoá, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ cho sản phẩm. - Tổ máy chịu trách nhiệm về lắp đặt máy móc thiết bị, vận hành, kiểm tra độ chính xác, an toàn và chất lượng tàu trước khi hoàn thiện - Tổ KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng đã kí với khách hàng. 1.2.3 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm Trong một doanh nghiệp sản xuất để có một sản phẩm đạt tiêu chuẩn phụ thuộc rất nhiều vào quy trình công nghệ làm sản xuất ra sản phẩm đó. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có dây chuyền công nghệ khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Từ những điều kiện của đơn vị, Công ty TNHH Tú Cường đã tổ chức cơ cấu sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín từ khâu bán thành phẩm đến khâu thành phẩm. Điều đó được thể hiện rõ nét qua sơ đồ Đơn đặt hàng Bản vẽ thiết kế Phóng dạng Sàn gá Lập phương án Đơn đặt hàng Lắp ráp vỏ tàu Hàn Sơn Lắp ráp Hạ thuỷ Chạy thử tại bến Chạy thử đường dài Bàn giao xuất xưởng Sơ đồ 1.2: Sơ đồ sản xuất và đóng mới tàu vận tải thuỷ Khi nhận được đơn đặt hàng, sau khi kí hợp đồng kinh tế, Công ty nhận bản vẽ thiết kế của Chủ đầu tư (hoặc quan hệ với các đơn vị tư vấn thiết kế đặt hàng nếu chủ đầu tư yêu cầu). Sau khi có bản vẽ, phòng kỹ thuật phóng dạng hạ liệu với các thông số kỹ thuật cuả tàu. Từ đó lập phương án kỹ thuật của từng phần, từng công đoạn, đồng thời bố trí sàn gá để lắp ráp vỏ tàu. Khi vỏ tàu đã được lắp ráp tiến hành sơn, hàn và khi phần vỏ tàu đã được hoàn thiện thì tiến hành lắp máy và các thiết bị bên trong. Sau khi tất cả mọi công việc đã được hoàn tất, Công ty tiến hành cho phương tiện chạy thử trong 48 giờ để theo dõi và chạy thử đường dài theo yêu cầu của khách hàng. Nếu không có sự cố gì xảy ra và đảm bảo được mọi điều kiện của khách hàng thì hai bên tiến hành bàn giao xuất xưởng. Bên cạnh việc đóng mới vận tải thuỷ Công ty còn nhận các hợp đồng về sửa chữa vận tải thuỷ nhằm tạo thêm công ăn việc làm và thêm thu nhập cho doanh nghiệp . Cũng giống như việc đóng mới việc sửa chữa vận tải thuỷ cũng cần phải có một quy trình khép kín. Đơn đặt hàng Kiểm tu Phương án sửa chữa Tập hợp NVL Tiến hành sửa chữa Sơn rỉ Máy Hạ thuỷ Chạy thử Nghiệm thu thanh toán, thanh lý hợp đồng Sơ đồ 1.3: Quy trình sửa chữa tàu vận tải thuỷ Quy trình sửa chữa tàu được thực hiện như sau: Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty tiến hành kiểm tu mức độ sửa chữa để lập kế hoạch sửa chữa và dự trù vật tư, nhân công…. làm căn cứ để xuất kho vật tư cho từng bộ phận tiến hành sửa chữa: hàn, làm sạch tôn và sơn chống rỉ, lắp máy. Khi công việc sửa chữa hoàn thành công ty sẽ cho hạ thuỷ, hai bên tổ chức chạy thử kiểm tra sản phẩm lần cuối trước khi tiến hành nghiệm thu thanh toán và thanh lý hợp đồng 1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH Tú Cường 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Với một nền kinh tế như hiện nay Công ty muốn phát triển mạnh và có thể đứng vững được trên thị trường thì cần phải có bộ máy quản lý chặt chẽ và phù hợp. Trong đó các tổ chức, phòng ban phải có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong việc thu thập và xử lý các thông tin để cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Từ những nhu cầu trên Công ty đã xây dựng được cho mình một bộ máy quản lý phù hợp, thể hiện qua sơ đồ sau: PGĐ Kỹ thuật sản xuất, vận tải PGĐ Thương mại Phòng Thương mại Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch Phòng TC – LĐ- TL Phòng Vận tải Phòng Vật tư thiết bị Đoàn vận tải Cửa hàng xăng dầu Các phân xưởng Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Nha Trang Giám đốc Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tú Cường 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc: Bao gồm có giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật, vận tải và phó giám đốc thương mại. ® Giám đốc: Là người đại diện của công ty có trách nhiệm quản lý và điều hành hằng ngày về kinh doanh theo pháp luật và điều lệ của đơn vị mình ® Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất, vận tải: Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra về công tác kỹ thuật, chịu trách nhiệm về chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Tiếp nhận các bản vẽ thiết kế dự toán thiết kế của từng sản phẩm về các chỉ tiêu kỹ thuật định mức vật tư, cung cấp tài liệu cho phòng kế toán để lập dự toán. Lập kế hoạch tiến độ thi công từ khi phóng dạng tàu đến khi bàn giao sản phẩm. Đồng thời, phó giám đốc là người được Giám đốc ủy quyền, quản lý trực tiếp các đội tàu vận chuyển hàng hóa, thăm dò tìm kiếm thị trường, xây dựng hợp đồng theo dõi cung cấp vật tư thiết bị. ® Phó giám đốc Thương mại: Quản lý hoạt động về đối ngoại thực hiện kế hoạch được đề ra, chỉ đạo mọi hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty. Phó giám đốc thương mại có trách nhiệm làm cho công ty luôn hoạt động sản xuất tức là chỉ đạo về tài chính, tìm kiếm những đơn đặt hàng và giả quyết các vấn đề liên quan tới tài chính, kinh doanh khi giám đốc không có ở công ty, ngoài ra còn có nhiệm vụ kê khai tài chính và thanh toán , thanh lý hợp đồng sản xuất và định giá tài sản. ® Phòng Vật tư thiết bị: - Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về quản lý kĩ thuật đội tàu và các phương tiện kĩ thuật do công ty quản lý, công tác sử dụng, cấp phát vật tư, phụ tùng, nhiên liệu..cho đội tàu Công ty theo đúng định mức kỹ thuật. + Trực tiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kĩ thuật, vật tư, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ khai thác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. + Trực tiếp xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho các tàu, theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư, thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sử dụng. + Lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và cung ứng vật tư cho các tàu nhằm bảo đảm đội tàu do công ty quản lý và khai thác hoạt động liên tục, hạn chế tối thiểu các sự cố kỹ thuật cũng như việc lãng phí vật tư, nhiên liệu nhằm kinh doanh có hiệu quả. ® Phòng TC – LĐ – TL: Quản lý nhân sự, tham mưu trong việc bố trí lao động hợp lý cho các phòng ban, đơn vị kinh doanh, thực hiện các quy chế về quản lý LĐ – TL khen thưởng bồi dưỡng. ® Phòng Tài chính kế toán: - Phòng tài chính kế toán: tổ chức công tác kế toán, xây dựng các kế hoạch tài chính, chuẩn bị nguồn vốn theo dõi thanh toán,thống kê và kinh doanh vốn nhàn rỗi, kiểm soát chi phí, thanh toán lương cho công nhân và giám sát hợp đồng kinh tế. Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính toán đúng chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm thực hiện thu chi thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ đối với các đối tượng có liên quan, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng thời hạn quy định. Hướng dẫn và kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách thu thập chứng từ ban đầu. Kế toán thống kê pháp lệnh kế toán và quy chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp ® Phòng Vận tải: Là phòng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý, điều hành khai thác đội tàu biển của công tư. Trực tiếp tổ chức quản lý, kinh doanh đội tàu biển chuyên dụng của Công ty. - Xây dựng phương án quản lý, điều hành kinh doanh vận tải biển và phát triển đội tàu theo định hướng của công ty; Đề xuất các chế độ, biện pháp nhằm đảm bảo cho đội tàu hoạt động có hiệu quả. Tổ chức quản lý kinh doanh đội tàu của Công ty. Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các thuyền trưởng trong việc quản lý và điều hành khai thác các đội tàu. Nghiên cứu và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải, đại lý môi giới hàng hải. Bên dưới các phòng ban đã dược nói trên là các bộ phận nhỏ khác thuộc quyền quản lý và giám sát của các phòng ban, những bộ phận đó đi sâu vào phần hành sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của công ty. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Tú Cường Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất. Một sản phẩm muốn đứng vững trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì trước hết giá thành sản phẩm đó phải rẻ nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty TNHH Tú Cường đã cố gắng trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao nên Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường hơn, ký thêm được nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tú Cường, em đã nghiên cứu chuyên đề về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi vậy, chi phí sản xuất mà em đề cập đến trong chuyên đề chính là toàn bộ chi phí sản xuất ra một con tàu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 Nội dung Đặc điểm kinh doanh của Công ty là đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ nên các nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là tôn, thép, sơn các loại…. và các nguyên vật liệu phụ như: khí ga, ôxy, que hàn, điện…. Các loại vật tư nhập kho phục vụ cho sản xuất chủ yếu là do mua ngoài. Khi xuất kho vật liệu thì giá trị của vật liệu xuất kho được Công ty tính theo phương pháp giá thực tế đích danh nghĩa là Công ty nhập với giá nào thì sẽ xuất kho với giá đó. Tàu VH 09 có trọng tải 1.200 tấn, là tàu mà Công ty TNHH Tú Cường nhận đóng mới cho Công ty TNHH Việt Huy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp để xác định giá thành của tàu đó là tôn, thép, sơn các loại và các nguyên vật liệu phụ như: điện, khí ga. ôxy, que hàn…. Kế toán chi phí NVL trực tiếp ở Công ty sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các tài khoản liên quan như: 152, 153, 141, 154, 111, 112, 331, 133 ... 2.1.1.2 Tài khoản sử dụng: Tk152, 153, 141, 154, 621... Để tập hợp CPNVLTT dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621" CPNVLTT" Kết cấu TK 622 như sau: Bên nợ: Trị giá vốn nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ… Bên có: Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho trị giá phế liệu thu hồi Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. - Trình tự kế toán được thể hiện bằng sơ đồ sau. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNVLTT Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp TK 154 TK 621 TK 152 Cuối kỳ kết chuyển Xuất dùng NVL dùng cho sản xuất TK 133 TK 111,112,331,141 NVL mua sử dụng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.3. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu xuất kho Khi có yêu cầu xuất vật tư cho gia công tàu, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã được định mức. Sau đó, giao phiếu xuất kho cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư. Trích một số phiếu xuất kho trong quý III năm 2010 Ví dụ 1: Ngày 03 tháng 7 năm 2010 Công ty xuất thép cho tổ ông Nguyễn Văn Nam đóng tàu VH 09. Căn cứ vào yêu cầu của tổ ông Nguyễn Văn Nam, kế toán viết phiếu xuất kho như sau: Bảng 1 – 1: CÔNG TY TNHH TÚ CƯỜNG Hải Minh - Hải Hậu - Nam Định Mẫu số 20- VT ( Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 7 năm 2010 Số: 250 Nợ TK: 621 Có TK: 152.1 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Nam Địa chỉ (bộ phận): Tổ trưởng xưởng đóng tàu Lí do xuất : Xuất cho đóng tàu VH 09 Xuất tại kho: Công ty Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ( sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Thép tấm đóng tàu KG 40600 40600 23600 958.160.000 2 Thép hình KG 5000 5000 23.000 115.000.000 Cộng 1.073.130.000 Tổng số tiền( viết bằng chữ): Một tỷ không trăm bảy mươi ba triệu một trăm ba mươi nghìn đồng chẵn. Số chứng từ kèm theo:……………………………………………… Ngày 03 tháng 7 năm 2010 Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ví dụ 2: Ngày 04 tháng 7 năm 20
Tài liệu liên quan