Báo cáo Khoa học Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản không cao nhưng TP. Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, có ngành công nghiệp chế biến thủy sản tương đối mạnh và là một đầu mối xuất khẩu thủy sản lớn ở nước ta với giá trị sản phẩm xuất khẩu chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Khoảng hơn 60% nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam được đặt tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh là tâm điểm. Các nhà máy đặt ở miền Trung khoảng 34% và chỉ vào khoảng 6,5% được đặt ở miền Bắc (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002). Hàng năm, lượng thủy sản được đưa về TP. Hồ Chí Minh khoảng 400.000 tấn từ các nguồn cung cấp sau: - Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 250.000 tấn - Miền Đông Nam bộ: 60.000 tấn - Vùng duyên hải Nam Trung bộ: 50 tấn - Sản xuất tại chỗ: 40.000 tấn Điều này cho thấy rằng khu vực thành phố chiếm một lượng lớn các nhà máy chế biến thủy sản và lượng nước ngọt cung cấp cho các nhà máy này cũng khá lớn và điều đặc biệt hơn là lượng nước thải thải ra hàng ngày cũng không nhỏ. Theo đánh giá thì lượng nước thải của ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành sản xuất có lượng nước thải lớn. Khối lượng nước thải có thể dao động trong khoảng 5 - 45 m3/tấn sản phẩm tùy theo từng loại và lưu lượng thải của các nhà máy chế biến thủy sản lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai lên đến hơn 18.900 m3/ngày (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002). Về công nghệ, chế biến thủy sản phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và mùa vụ thu hoạch do đó các nhà máy được thiết kế để chế biến các sản phẩm khác nhau nhưng tập trung vào những công nghệ chế biến các sản phẩm sau: - Các loại các đông lạnh, động vật thân mềm, mực ống. - Các loại cá khô. - Chế biến tôm. Ở bất cứ nhà máy CBTS với loại sản phẩm nào, qui mô lớn hay nhỏ thì mức độ gây ô nhiễm của chúng cũng là rất lớn đặc biệt là nước thải với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm cao. Vì lưu lượng thải lớn và tải lượng ô nhiễm cao nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải là hết sức tốn kém. Trong khi đó, rất nhiều các nhà máy chế biến thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh có qui vừa và nhỏ nên chi phí này là quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải CBTS vào khoảng 5 triệu đồng/m3). Ngoài ra chi phí vận hành hệ thống xử lý cũng khá cao (5.000 đồng/m3). Do vậy công nghệ xử lý cuối đường ống đối với ngành chế biến thủy sản là khá tốn kém. Chính vì có lưu lượng cao, tải lượng ô nhiễm lớn, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khá cao nên công nghiệp chế biến thủy sản đã được xem là một một trong tám ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất (Sở KHCNMT TP. Hồ Chí Minh năm 1998). Do đó, các nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ứng dụng cho ngành chế biến thủy sản cũng được quan tâm và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ chú ý đến một số cơ sở quy mô lớn và Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (SEAQIP) là một ví dụ đển hình. Dự án SEAQIP do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, đã thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một vài cơ sở chế biến thuỷ hải sản quy mô lớn ở Việt Nam. Một trong những kết luận của báo cáo “Kết quả thực hiện Sản xuất Sạch hơn trong ngành chế biến thuỷ sản” của SEAQIP vào tháng 8/2004 đã khẳng định: “Dường như việc thực hiện SXSH một cách hệ thống, liên tục mới chỉ tập trung trong các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn nhân lực hạn chế và còn nhiều mối quan tâm trước mắt như thị trường, chất lượng nên vẫn còn ngại ngần và thiếu lòng tin với SXSH. Nên chăng ngành thuỷ sản và các dự án nên có những chính sách và hoạt động phù hợp để hỗ trợ nâng cao nhận thức và thực hiện sản xuất sạch hơn trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Nguồn: Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ sản Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, SEAQIP). Hiện nay ngành chế biến thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và là ngành xuất khẩu hàng đầu của nước ta nên các nhà máy chế thuỷ sản được xây dựng ngày càng nhiều ở khu tập trung nguyên liệu và hình thành xung quanh các vệ tinh là các cơ sở CBTS có qui mô vừa và nhỏ. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ là một trong những khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và đi kèm theo nó là khả năng bị ô nhiễm ngày càng gia tăng nếu như không có các giải pháp phù hợp. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây về việc giảm thiểu ô nhiễm trong ngành chế biến thuỷ sản cũng chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề xử lý nước thải hoặc một số nghiên cứu các giải pháp tổng hợp nhưng chưa đồng bộ và còng tính chất đơn lẻ. Trên cơ sở thực tế cũng như một số luận chứng khoa học trong giảm thiểu ô nhiễm thì một giải pháp tổng hợp, dựa trên cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn hứa hẹn sẽ phù hợp và mang tính khả thi lớn. Do đó nghiên cứu này với cách tiếp cận “nghiên cứu trường hợp (case study)”, hứa hẹn sẽ có những đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở chế biến thuỷ sản qui mô vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các kết quả và mô hình thí nghiệm điển hình của đề tài, có thể được nhân rộng và đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ và cải thiện môi trường của TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước

doc130 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khoa học Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG --------------------- BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH (ĐÃ CHỈNH SỬA THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006) TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 - 2006 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG --------------------- BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH (ĐÃ CHỈNH SỬA THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006) Cơ quan quản lý SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Cơ quan thực hiện VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 NĂM 2006 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh”, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở CBTS và cá nhân. Nay, đề tài đã hoàn tất, nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tài trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện đề tài. Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi về tổ chức thực hiện và các thủ tục đề tài. Viện KTNĐ và BVMT là đơn vị chủ trì, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Toàn thể anh chị em Phòng Quan trắc và Phân tích Môi trường - Viện KTNĐ và BVMT đã tham gia tích cực trong vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu. Các sinh viên Nguyễn Cảnh Lộc, Lê Thị Thu Thủy (Đại học KHTN TP. HCM), Lê Thảo Chi và Phan Nhã Hiếu (Đại học Kỹ thuật dân lập công nghệ TP. HCM) đã cùng chúng tôi tham gia trong quá trình nghiên cứu tại Công ty CP CBTS Quang Minh. Các Công ty thủy sản đã cộng tác với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, gồm Xí nghiệp số 9 – Công ty CP Thủy đặc sản: 213 Hòa Bình, quận Tân Phú Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX: 126 Bis Vườn Lài, quận Tân Phú Công ty CB Thủy hải sản XK Việp Phú: 289 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú Công ty CP Thủy sản số 1 (Phân xưởng 3): 1004 Âu Cơ, quận Tân Phú Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3: 483 Phạm Văn Chí, quận 6 Công ty CP CBTS Quang Minh: 50 Nam Hòa, Phước Long A, quận 9 Đặc biệt lời cảm ơn gửi đến Ban lãnh đạo Công ty CP CBTS Quang Minh gồm GĐ Nguyễn Hữu Sơn, PGĐ Hoàng Văn Chức cùng anh Nguyễn Văn Minh, chị Hoàng Thị Cẩm Tú đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu thực tế tại Công ty. Xin chân thành cảm ơn tất cả ! NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN Chủ nhiệm đề tài: Th.S Phạm Hồng Nhật - VITTEP Thư ký khoa học: Th.S Nguyễn Phú Bảo - VITTEP Tham gia thực hiện: Th.S Trịnh Đình Bình - VITTEP Th.S Nguyễn Phúc Bảo Minh - VITTEP Th.S Hoàng Khánh Hòa - VITTEP Th.S Nguyễn Thúy Lan Chi - VITTEP CN. Nguyễn Văn Lăng - VITTEP CN. Ngô Xuân Huy - VITTEP CN. Nguyễn Thanh Hải - VITTEP CN. Trần Thị Oanh - VITTEP CN. Hoàng Nam – Sở KH & CN TP. Hồ Chí Minh Ông Hoàng Văn Chức – Công ty cổ phần CBTS Quang Minh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh học BYT Bộ Y tế BVMT Bảo vệ môi trường CBTS Chế biến thủy sản CBTSĐL Chế biến thủy sản đông lạnh CBTP Chế biến thực phẩm CP Cổ phần COD Nhu cầu oxy hóa học CTR Chất thải rắn GTSX Giá trị sản xuất HT Hệ thống KHCN Khoa học, Công nghệ MT Môi trường SS Chất rắn lơ lửng SXSH Sản xuất sạch hơn TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân XLNT Xử lý nước thải XK Xuất khẩu Xn Xí nghiệp XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Giá trị sản xuất ngành thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh Bảng 2.2 Danh sách các cơ sở CBTS trên địa bàn TpHCM Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại các cơ sở CBTS được nghiên cứu Bảng 2.4 Kết quả đo độ ồn và các yếu tố vi khí hậu Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các cơ sở CBTS Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở CBTS Bảng 2.7 Xác định cơ hội SXSH ở 06 cơ sở CBTS Bảng 2.8 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn Bảng 3.1 Giá điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh Bảng 3.2 Lượng điện năng, nước sạch và nước ngầm tiêu thụ trung bình trong tháng Bảng 3.3 Sản lượng CBTS của công ty Quang Minh trong năm 2005 Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thủy cục và nước giếng khoan tại Công ty CP CBTS Quang Minh (mẫu lấy ngày 28/2/2006. Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí ở Công ty CP CBTS Quang Minh Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Công ty CP CBTS Quang Minh Bảng 3.7 Kết quả đo ánh sánh tại công ty Quang Minh vào ngày 11/05/2006 (đơn vị: Lux) Bảng 3.8 Chất thải phát sinh từ các công đoạn trong quy trình chế biến Bảng 3.9 Lợi ích kinh tế của giải pháp lắp van khóa ở đầu các ống nước Bảng 3.10 Lợi ích kinh tế của giải pháp rửa sàn bằng vòi phun cao áp Bảng 3.11 Lợi ích kinh tế của giải pháp thu gom triệt để chất thải rắn Bảng 3.12 Lợi ích kinh tế của việc áp dụng thao tác rửa mới trong công đọan sơ chế cá bò Bảng 3.13 Lợi ích kinh tế của việc áp dụng thao tác rửa mới trong công đọan rửa xử lý cá bò Bảng 3.14 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước đá ướp cá Bảng 3.15 Lợi ích kinh tế của tách và thu gom nước thải Bảng 3.16 Lợi ích kinh tế của việc tận dụng ánh sáng (1 năm) Bảng 3.17 Kết quả đo ánh sáng tại phòng sơ chế 1 trong điều kiện không bật đèn sau khi lắp tấm tôn bằng Policacbonat (kết quả đo ngày 04/06/2006) Bảng 3.18 Lợi ích kinh tế của giải pháp sử dụng tăng phô điện tử (1 năm) Bảng 3.19 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (chưa áp dụng các giải pháp ngăn ngừa nước thải, ngày 18/7/2006) Bảng 3.20 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng giải pháp thu gom, lưu trữ CTR, ngày 31/7/2006) Bảng 3.21 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng tất cả các giải pháp đề xuất, ngày 08/8/2006) Bảng 3.22 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng tất cả các giải pháp đề xuất, ngày 22/8/2006) Bảng 3.23 Đánh giá sự giảm tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau khi áp dụng SXSH tại Công CP CBTS Quang Minh DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ các biện pháp giảm chất thải tại nguồn Hình 2.1 Quy trình sản xuất chung tại các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh Hình 3.1 Khối lượng nguyên liệu tiêu thụ của công ty trong năm 2005 Hình 3.2 Khối lượng sản phẩm đã sản xuất của công ty trong năm 2005 Hình 3.3 Sơ đồ bố trí đèn sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh Hình 3.4 Qui trình chế biến cá bò đông lạnh ở công ty Quang Minh Hình 3.5 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến cá bò đông lạnh Hình 3.6 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Cá bò ở Công ty Quang Minh Hình 3.7 Qui trình chế biến Ghẹ đông lạnh ở công ty Quang Minh Hình 3.8 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến Ghẹ đông lạnh Hình 3.9 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Ghẹ ở công ty Quang Minh Hình 3.10 Qui trình chế biến tôm cấp đông nguyên con ở công ty Quang Minh Hình 3.11 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến tôm cấp đông nguyên con Hình 3.12 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Tôm cấp đông nguyên con ở công ty Quang Minh Hình 3.13 Vòi nước chưa gắn khóa Hình 3.14 Khóa được gắn đầu vòi nước Hình 3.15 Hệ thống bơm nước áp lực Hình 3.16 Nước rất mạnh ở vòi phun Hình 3.17 Hệ thống lấy sáng Hình 3.18 Hệ thống lấy sáng có tấm che Hình 3.19 Sơ đồ HT XLNT CBTS đề xuất cho Công ty CP CBTS Quang Minh Hình 3.20 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH Hình 3.21 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH Hình 3.22 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH Hình 3.23 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH Hình 3.24 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH Hình 3.25 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH Hình 3.26 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH Hình 3.27Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH Hình 3.28 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH Hình 3.29 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH Hình 3.30 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH Hình 3.31 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu chung Ngành thủy sản là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản không cao nhưng TP. Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, có ngành công nghiệp chế biến thủy sản tương đối mạnh và là một đầu mối xuất khẩu thủy sản lớn ở nước ta với giá trị sản phẩm xuất khẩu chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Khoảng hơn 60% nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam được đặt tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh là tâm điểm. Các nhà máy đặt ở miền Trung khoảng 34% và chỉ vào khoảng 6,5% được đặt ở miền Bắc (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002). Hàng năm, lượng thủy sản được đưa về TP. Hồ Chí Minh khoảng 400.000 tấn từ các nguồn cung cấp sau: Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 250.000 tấn Miền Đông Nam bộ: 60.000 tấn Vùng duyên hải Nam Trung bộ: 50 tấn Sản xuất tại chỗ: 40.000 tấn Điều này cho thấy rằng khu vực thành phố chiếm một lượng lớn các nhà máy chế biến thủy sản và lượng nước ngọt cung cấp cho các nhà máy này cũng khá lớn và điều đặc biệt hơn là lượng nước thải thải ra hàng ngày cũng không nhỏ. Theo đánh giá thì lượng nước thải của ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành sản xuất có lượng nước thải lớn. Khối lượng nước thải có thể dao động trong khoảng 5 - 45 m3/tấn sản phẩm tùy theo từng loại và lưu lượng thải của các nhà máy chế biến thủy sản lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai lên đến hơn 18.900 m3/ngày (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002). Về công nghệ, chế biến thủy sản phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và mùa vụ thu hoạch do đó các nhà máy được thiết kế để chế biến các sản phẩm khác nhau nhưng tập trung vào những công nghệ chế biến các sản phẩm sau: Các loại các đông lạnh, động vật thân mềm, mực ống... Các loại cá khô... Chế biến tôm... Ở bất cứ nhà máy CBTS với loại sản phẩm nào, qui mô lớn hay nhỏ thì mức độ gây ô nhiễm của chúng cũng là rất lớn đặc biệt là nước thải với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm cao. Vì lưu lượng thải lớn và tải lượng ô nhiễm cao nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải là hết sức tốn kém. Trong khi đó, rất nhiều các nhà máy chế biến thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh có qui vừa và nhỏ nên chi phí này là quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải CBTS vào khoảng 5 triệu đồng/m3). Ngoài ra chi phí vận hành hệ thống xử lý cũng khá cao (5.000 đồng/m3). Do vậy công nghệ xử lý cuối đường ống đối với ngành chế biến thủy sản là khá tốn kém. Chính vì có lưu lượng cao, tải lượng ô nhiễm lớn, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khá cao nên công nghiệp chế biến thủy sản đã được xem là một một trong tám ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất (Sở KHCNMT TP. Hồ Chí Minh năm 1998). Do đó, các nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ứng dụng cho ngành chế biến thủy sản cũng được quan tâm và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ chú ý đến một số cơ sở quy mô lớn và Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (SEAQIP) là một ví dụ đển hình. Dự án SEAQIP do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, đã thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một vài cơ sở chế biến thuỷ hải sản quy mô lớn ở Việt Nam. Một trong những kết luận của báo cáo “Kết quả thực hiện Sản xuất Sạch hơn trong ngành chế biến thuỷ sản” của SEAQIP vào tháng 8/2004 đã khẳng định: “Dường như việc thực hiện SXSH một cách hệ thống, liên tục mới chỉ tập trung trong các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn nhân lực hạn chế và còn nhiều mối quan tâm trước mắt như thị trường, chất lượng… nên vẫn còn ngại ngần và thiếu lòng tin với SXSH. Nên chăng ngành thuỷ sản và các dự án nên có những chính sách và hoạt động phù hợp để hỗ trợ nâng cao nhận thức và thực hiện sản xuất sạch hơn trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Nguồn: Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ sản Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, SEAQIP). Hiện nay ngành chế biến thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và là ngành xuất khẩu hàng đầu của nước ta nên các nhà máy chế thuỷ sản được xây dựng ngày càng nhiều ở khu tập trung nguyên liệu và hình thành xung quanh các vệ tinh là các cơ sở CBTS có qui mô vừa và nhỏ. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ là một trong những khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và đi kèm theo nó là khả năng bị ô nhiễm ngày càng gia tăng nếu như không có các giải pháp phù hợp. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây về việc giảm thiểu ô nhiễm trong ngành chế biến thuỷ sản cũng chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề xử lý nước thải hoặc một số nghiên cứu các giải pháp tổng hợp nhưng chưa đồng bộ và còng tính chất đơn lẻ. Trên cơ sở thực tế cũng như một số luận chứng khoa học trong giảm thiểu ô nhiễm thì một giải pháp tổng hợp, dựa trên cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn hứa hẹn sẽ phù hợp và mang tính khả thi lớn. Do đó nghiên cứu này với cách tiếp cận “nghiên cứu trường hợp (case study)”, hứa hẹn sẽ có những đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở chế biến thuỷ sản qui mô vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các kết quả và mô hình thí nghiệm điển hình của đề tài, có thể được nhân rộng và đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ và cải thiện môi trường của TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài đặt ra hai mục tiêu chính là: Đánh giá hiện trạng và xác định mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp tổng hợp khả thi để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn. 1.3 Nội dung đề tài Để đạt được mục tiêu đã đề ra, những nội dung nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện, gồm: Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiên cứu điển hình tại 06 cơ sở chế biến thủy sản theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn. Triển khai thực hiện mô hình sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh (cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ) theo đúng tiến trình và nội dung của một dự án sản xuất sạch hơn. Phân tích đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở chế biến thủy sản vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Thiết kế mô hình xử lý nước thải phù hợp với cơ sở nghiên cứu điển hình (Công ty CP CBTS Quang Minh) và từ đó nhân rộng cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và cơ sở qui mô nhỏ. Đề xuất giải pháp tổng hợp cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP.Hồ Chí Minh. Biên soạn sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề 1.4.1.1 Phân tích mạng lưới Việc xác định các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và tổn thất năng lượng trong quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ là một trong những nội dung quan trọng nhất của đề tài. Các nguyên nhân này sẽ có những tác động nhất định đến các hoạt động của các cơ sở CBTS và chúng sẽ được phân tích khoa học trên cơ sở như là một thành phần nằm trong một hệ thống mạng lưới có quan hệ chặt chẽ là kinh tế, chính sách và xã hội. Theo P.J.Mol (1995) bất cứ một hệ thống công nghiệp nào (nhà máy, công ty, khu công nghiệp…) đều không thể hoạt động một cách độc lập mà phải chịu tác động của 3 mạng lưới là mạng lưới kinh tế (economic network), mạng lưới chính sách (policy network) và mạng lưới xã hội (societal network). Ba mạng lưới này tạo thành mạng lưới ba phía (triad – network) giúp chúng ta hiểu và phân tích được tất cả những nhân tố và thể chế (về mặt kinh tế, chính sách, xã hội) chi phối khả năng thực hiện một dự án, một mô hình công nghệ nào đấy trong thực tiễn để từ đó có thể có những giải pháp nhằm thay đổi các mối quan hệ, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án trở nên khả thi. 1. Mạng lưới kinh tế Mạng lưới này tập trung chủ yếu vào những tác động qua lại giữa các đơn vị kinh tế trong và ngoài khuôn viên công nghiệp hay trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau thông qua các qui luật kinh tế và tài nguyên. Nội dung của hệ thống kinh tế sẽ phân tích các vấn đề chính sau: Những mối quan hệ hàng dọc giữa đơn vị nghiên cứu với người cung cấp nguyên liệu, người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Những mối quan hệ hàng ngang (quan hệ cạnh tranh) giữa các đơn vị kinh tế trong cùng một lĩnh vực sản xuất. Mối tương quan giữa đơn vị nghiên cứu với những tổ chức kinh tế khác (như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty cung cấp dịch vụ điện, nước…) và các viện nghiên cứu. 2. Mạng lưới chính sách Mạng lưới chính sách tập trung vào mối tương quan giữa đơn vị kinh tế cần nghiên cứu với các luật lệ, thể chế, chính sách chi phối nó. Điều quan trọng là phải nhận ra được những nhân tố và thể chế thích hợp quyết định chính sách công nghiệp và chính sách môi trường, bao gồm các luận điểm, các chiến lược… (Vliet và Frijns, 1995). Nghiên cứu hệ thống chính sách sẽ làm rõ mối tương quan giữa đơn vị kinh tế và cơ quan quản lý môi trường địa phương và trung ương. Ngoài ra, những luật lệ liên quan đến môi trường mà có thể gây ảnh hưởng lên sự đổi mới của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ (về mặt môi trường) cũng sẽ được phân tích. Thông qua đó, những thuận lợi cũng như các rào cản, bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BVMT của xí nghiệpsẽ được nhận dạng và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào cơ chế chính sách. Một số đơn vị quản lý có mối quan hệ và có những tác động nhất định đến hoạt động BVMT của các cơ sở CBTS ở khu vực TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế chính sách trong các lĩnh vực môi trường, công nghiệp, tài nguyên như: UBND thành phố và các quận, huyện Sở Tài nguyên và Môi trường Chi cục Bảo vệ Môi trường Phòng Quản lý Môi trường Phòng Tài nguyên Môi trường các quận, huyện 3. Mạng lưới xã hội Mạng lưới xã hội hướng vào việc nhận dạng mối quan hệ giữa một đơn vị kinh tế và các tổ chức xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước (Koppen và Mol, 2001). Những nghiên cứu về hệ thống xã hội tập trung vào mối liên quan trong nội bộ của một đơn vị kinh tế và giữa đơn vị kinh tế đó với cộng đồng địa phương và nhiều tổ chức xã hội khác từ trung ương đến địa phương như: Đoàn Than
Tài liệu liên quan