Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 04 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương
trải dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã được Chính phủ phê duyệt năm 2004. Từ
đó đến nay, các địa phương trong Vùng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc
thiết lập các mối quan hệ liên kết để phát huy thế mạnh của vùng nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của vùng. Bài báo này đi vào phân tích thực
trạng liên kết của các địa phương trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong tương lai.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Liên kết trong chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền trung: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
101
LIÊN KẾT TRONG CHÍNH SÁCH THU HÚT
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC
ĐỊA PHƯƠNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LINKS IN POLICIES ATTRACT INVESTMENT INDUSTRIAL
DEVELOPMENT OF PROVINCES IN THE KEY ECONOMIC AREAS
OF CENTRAL VIETNAM: THE CURRENT SITUATION AND
SOLUTIONS
ĐÀO HỮU HÒA
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 04 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương
trải dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã được Chính phủ phê duyệt năm 2004. Từ
đó đến nay, các địa phương trong Vùng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc
thiết lập các mối quan hệ liên kết để phát huy thế mạnh của vùng nhằm đẩy mạnh phát
triển kinh tế, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của vùng. Bài báo này đi vào phân tích thực
trạng liên kết của các địa phương trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong tương lai.
ABTRACT
The key economic region of Central Vietnam consists of 04 provinces and 01 cities
directly under the direct control of the central government, spreading from Thua Thien-
Hue to Binh Dinh province. It was recognized by the Government in 2004, and since
then, the local area has not yet found a voice in setting up relationships between
promoting the strengths of the region and economic development, implementing the
goal of industrialization and modernization of the region. This article analyzes the
current link between localities in planning policies to attract investment to develop
industry and proposes some solutions to promote the links in the future.
1. Hợp tác và liên kết trong kinh tế
Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con
người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Về mặt khái niệm, liên kết kinh tế được
hiểu“là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa
các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa
các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung , nhằm tiết kiệm thời gian,
tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh
cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới”[1].
Qua thời gian, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ hợp tác ngày
càng phát triển cao hơn đã dẫn đến liên kết giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội cũng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
102
ngày càng được mở rộng và đa dạng. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, c
− Tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm được chi phí cạnh tranh;
ó thể nói rằng
trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, liên kết kinh tế là một trong những nhân
tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thành công đối với một quốc gia, địa phương và doanh
nghiệp.
Liên kết kinh tế diễn ra trên cả hai giác độ: Vĩ mô và Vi mô.
Ở tầm vĩ mô, liên kết kinh tế thể hiện thông qua việc thiết lập các liên minh kinh
tế giữa các quốc gia, địa phương hoặc vùng lãnh thổ để hình thành nên các định chế khu
vực ở các mức độ khác nhau. Chính việc liên kết này đã giúp xác lập các không gian
kinh tế rộng lớn hơn, an toàn hơn cho các hoạt động kinh tế của mỗi đối tác tham gia
trên cơ sở phân công và hợp tác lao động trong liên minh. Liên kết ở tầm vĩ mô là tiền
đề tốt để thúc đẩy thiết lập và mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế ở tầm vi mô, tầm
doanh nghiệp.
Ở tầm vi mô, liên kết được thực hiện thông qua sự thiết lập các mối quan hệ hợp
tác làm ăn giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua nhiều hình thức khác nhau như
liên kết ngang (liên kết diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành),
liên kết dọc (liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyền công nghệ sản
xuất), liên kết nghiêng (liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu công
nghệ), liên kết theo lãnh thổ (liên kết theo vùng địa lý), liên kết hình sao (liên kết mà
trung tâm là một doanh nghiệp chủ đạo và một loạt doanh nghiệp khác hoạt động xoay
quanh nó), liên hiệp các doanh nghiệp (tổ hợp các doanh nghiệp hoạt cùng hoặc khác
ngành, trong đó có một doanh nghiệp nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các
doanh nghiệp khác về mặt tài chính và chiến lược phát triển), thầu phụ (hợp tác cung
ứng các chi tiết, dịch vụ của các nhà thầu cho công ty mẹ để sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh), hiệp hội ngành nghề (là hình thức liên kết rất đa dạng giữa doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân)... Việc đẩy mạnh liên kết ở tầm vi mô, đến một mức độ nhất định sẽ tác
động ngược lại đối với liên kết vĩ mô, nó buộc các quan hệ liên kết vĩ mô phải phát
triển, chuyển hóa theo hướng thuận lợi cho liên kết vi mô phát huy tác dụng.
Cho dù ở tầm liên kết nào, thì những lợi ích mà liên kết kinh tế đem lại cho các
bên tham gia cũng rất lớn, thể hiện trên các mặt sau đây:
− Tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân công lao
động xã hội;
− Tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh;
− Tăng được sức mạnh cạnh tranh chung nhờ phối hợp sử dụng được những ưu thế
riêng biệt của các bên;
− Giảm thiểu các rủi ro nhờ chia cơ chế sẻ trách nhiệm giữa các bên tham gia.
Mặc dù những lợi ích của liên kết kinh tế là rất lớn, tuy nhiên nó cũng tồn chứa
một vài bất lợi nếu không có cơ chế kiểm soát để khắc phục, đó là:
− Có thể tạo ra sự độc quyền, cản trở cạnh tranh làm phương hại đến lợi ích của
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
103
các thành phần khác trong xã hội;
− Dễ dẫn tới tình trạng sụp đổ dây chuyền khi một trong những chủ thể tham gia
liên kết bị khủng hoảng, phá sản.
Vì vậy, để đảm bảo cho sự thành công của liên kết kinh tế, ngoài việc phải nâng
cao trình độ tổ chức quản lý, năng lực kinh doanh, thiện chí hợp tác của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, còn cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hữu hiệu
để can thiệp, điều chỉnh khi cần thiết.
2. Thực trạng liên kết giữa các địa phương “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”
trong chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, có diện tích tự nhiên
28.878km2
Để làm được điều này, trước hết chính bản thân các doanh nghiệp trong cùng
ngành nghề phải tự ý thức liên kết, hợp tác, hỗ t rợ lẫn nhau để phát triển ngành nghề
vững mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là lãnh đạo các địa phương phải thấy được tính
cấp bách của việc liên kết kinh tế đối với vận mệnh phát triển của địa phương mình.
Chính điều này sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo địa phương cùng ngồi lại với nhau để thảo
luận nhằm xây dựng hệ thống các chính sách phát triển chung cho toàn vùng, tạo môi
trường thuận lợi để nuôi dưỡng sự hợp tác ở cấp doanh nghiệp. Việc chính phủ phê
duyệt quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng không ngoài
mong muốn đó.
, dân số năm 2006 khoảng 6,72 triệu người, chiếm 8,4% về diện tích tự nhiên
và gần 8,2% dân số cả nước. So với các vùng kinh tế của cả nước, VKTTĐMT có
những thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Mục tiêu phát triển của Vùng là đạt
được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 1,2
lần và giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước.
Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước khoảng 5,5% năm 2010 và 6,5%
năm 2020.
Với xuất phát điểm thấp và điều kiện phát triển không thuận lợi, vì vậy để đạt
được mục tiêu trên, đòi hỏi các địa phương trong vùng phải nỗ lực rất lớn, phải tận dụng
hết mọi tiềm năng sẵn có cùng với sự chi viện mạnh mẽ từ trung ương để đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, trong đó chú trọng đến phát triển công nghiệp, coi đó là tiền đề
để thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH.
Do đặc điểm của các địa phương trong VKTTĐMT (trừ Đà Nẵng) đều có điều
kiện phát triển tương tự nhau, do đó nếu mỗi địa phương tự hoạch định chính sách để phát
triển công nghiệp thì khả năng thành công không cao, do phải đối đầu, cạnh tranh với
nhau. Tuy nhiên, nếu các địa phương trong VKTTĐMT liên k ết chặt chẽ với nhau cùng ra
những chính sách chung, có sự phân công và hợp tác trong phát triển công nghiệp thì sẽ
tạo ra được động lực phát triển chung cho toàn vùng. Trong sự liên kết đó, các địa phương
vẫn hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh riêng của mình mà không sợ ảnh hưởng đến việc
phát huy lợi thế chung của vùng nhờ có sự phân công lao động hợp lý.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
104
Rất tiếc, thời gian qua việc liên kết này vẫn chưa thực hiện được. Điều này thể
hiện rất rõ qua thực trạng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mở (sau đây gọi
chung là khu công nghiệp: KCN) tại các địa phương VKTTĐMT như sau:
Trong những năm qua, việc đẩy mạnh phát triển các KCN tại VKTTĐMT rất
được các địa phương quan tâm và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy
nhiên, tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư và thiếu qui hoạch tổng thể trong toàn vùng
đang là vấn đề nan giải. Từng tỉnh, thành có qui hoạch tổng thể phát triển KCN riêng,
nhưng các tỉnh, thành trong Vùng lại không có qui hoạch chung, không có qui hoạch
định hướng của vùng, nên các địa phương “mặc sức” thu hút đầu tư mà không có định
hướng tập trung rõ ràng. Các KCN gần như giống nhau, trong đó chủ yếu phát triển
những ngành nghề truyền thống như chế biến nông, lâm thủy sản, giày dép, dệt may...,
còn những ngành có tính hiện đại hóa cao, có khả năng tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế của tỉnh, của Vùng thì không có, hoặc không đáng kể.
Tình trạng chung là các địa phương, các khu công nghiệp trong Vùng thu hút
đầu tư mang tính chất dàn trải, chưa theo một hướng chiến lược cụ thể để đảm bảo cho
các hoạt động đầu tư có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau trên cơ sở các mối liên kết kinh tế
được thiết lập ngay trong bản thân mỗi khu công nghiệp, giữa các khu công nghiệp với
các đơn vị kinh tế ngoài khu công nghiệp; giữa các khu công nghiệp trong cùng địa
phương và giữa các địa phương trong vùng với nhau.
Ví dụ, các ngành sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất động cơ, linh kiện; sản xuất lắp
ráp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu; chế biến nông, lâm, thủy sản; giày da,
may mặc… đều được tất cả các địa phương thu hút đầu tư.
Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc các doanh nghiệp hoạt động trong các
KCN sử dụng các bộ phận, chi tiết, nguyên liệu từ các địa phương trong vùng, trong
nước để đưa vào sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh còn rất thấp. Theo số liệu ước tính
từ các khu công nghiệp, tỷ lệ này hiện tại chỉ mới đạt khoảng 16% về số lượng và 11%
về giá trị.
Việc cung ứng bán thành phẩm, chi tiết và nguyên liệu giữa các doanh nghiệp
trong VKTTĐMT rất hạn chế. Hầu hết các địa phương trong vùng đều cố gắng tận dụng
các nguồn tài nguyên hiện có của địa phương để tổ chức sản xuất tại chỗ, bất kể quy
mô. Đây chính là lý do dẫn đến các sản phẩm công nghiệp do Vùng sản xuất ra có năng
lực cạnh tranh thấp vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên chất lượng hạn chế, giá thành cao.
Các doanh nghiệp trong khu ch ế xuất, khu công nghiệp không thể tự mình giải
quyết được vấn đề liên kết này, chính các địa phương, những người quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất cần phải quan tâm đến vấn đề này ngay khi kêu gọi đầu tư.
Cần phải có sự điều phối chung giữa các khu, các địa phương trong việc định hướng
cho các nhà đầu tư vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào một cách chủ động và có chiến
lược lâu dài nhằm tạo ra một hệ thống liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất tại nhiều
địa phương khác nhau trong vùng.
Để hiểu rõ hơn thực trạng này, ta đi vào xem xét chính sách ưu đãi đầu tư mà
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
105
các địa phương đang áp dụng. Các thông tin từ trang web của các KCN cho thấy, tất cả
các địa phương đều sử dụng công cụ thu hút đầu tư tương tự nhau, đó là: ưu đãi thuế
nhập khẩu các yếu tố đầu vào; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức độ
khác nhau; miễn giảm tiền thuê đất; hỗ trợ đào tạo và các dịch vụ ưu đãi khác. Với
chính sách thu hút đầu tư như vậy nên chủ đích cũng chỉ là lôi kéo được càng nhiều các
dự án đầu tư về địa phương mình hoặc là để “lấp đầy” các KCN (thực tế là tỷ lệ này rất
thấp), rất khó để có một định hướng đầu tư rõ ràng.
Ví dụ, khu công nghiệp Phú Bài thành lập từ năm 1998, nhưng đến nay mới có
17 dự án đầu tư đi vào hoạt động với diện tích sử dụng 20%. Khu Kinh tế Dung Quất có
tổng diện tích trên 10.000 ha (đến năm 2010) được thành lập từ năm 2000 nhưng đến
nay cũng mới chỉ có 94 dự án đăng ký đầu tư (thực sự đã đầu tư mới có 25); sử dụng
chưa đến 1.000 ha, chiếm dưới 10%.
Tình trạng chung của các KCN trong vùng hiện nay là “đói dự án” dẫn đến việc
các KCN phải tìm mọi cách để thu hút đầu tư đủ loại, bất cứ dự án nào có nhu cầu cũng
đều được chấp nhận. Do động cơ như vậy nên các chính sách thu hút đầu tư thường
cũng chỉ là những giải pháp ngắn hạn, chưa đi vào giải quyết những vấn đề cốt lõi bên
trong giúp cho các nhà đầu tư đó là chi phí sản xuất mà quan trọ ng là đảm bảo các đầu
vào ổn định, chất lượng cao, chi phí hạ cho nhà đầu tư. Vì vậy, rất nhiều dự án đầu tư
vào KCN chỉ nhằm mục đích lợi dụng các ưu đãi đầu tư của các địa phương để thu lợi
trong ngắn hạn chứ chưa quan tâm đến mục tiêu dài hạn. Chính điều này đã dẫn đến
tình trạng ngay trong mỗi khu công nghiệp, khu kinh tế, quan hệ kinh tế và liên kết hỗ
trợ với nhau của các doanh nghiệp trong nội bộ hầu như không được thiết lập.
Các kết quả nghiên cứu trên có thể cho phép kết luận rằng, quan hệ liên kết giữa
các địa phương trong chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở vùng
KTTĐMT hiện nay hầu như chưa được quan tâm thiết lập. Vì vậy, chưa tạo được sự hỗ
trợ lẫn nhau giữa các khu công nghiệp, các địa phương với nhau để phát huy lợi thế
chung của vùng trong phát triển kinh tế.
3. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu liên kết giữa các địa phương
VKTTĐMT
Việc thiếu liên kết giữa các địa phương VKTTĐMT trong chính sách thu hút
đầu tư phát triển công nghiệp thời gian qua có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể
chỉ ra một số nguyên nhân chính sau đây:
− Các doanh nghiệp công nghiệp trong Vùng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân bố rời
rạc, chưa kết nối được thành hệ thống nên rất khó để liên kết với nhau. Chính
điều này đã làm giảm tính cấp bách của việc phải thiết lập liên kết kinh tế trong
cùng địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau.
− Các địa phương trong vùng (trừ Đà Nẵng) đều có điều kiện kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên khá giống nhau, các tiềm năng, lợi thế tương tự nhau (đều dựa vào
ưu thế về cảng biển, vị trí nằm ở Trung bộ cả nước, đất đai rộng rãi, giá nhân
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
106
công rẻ…) để làm cơ sở phát triển kinh tế nhưng lại không có sự phân công lao
động trên phạm vi vùng nên khả năng liên kết và phối hợp phát triển khó khăn
hơn.
− Hiện nay, các KCN đều là những chủ thể kinh tế độc lập, do đó chúng phải cạnh
tranh lẫn nhau, phải tìm mọi cách để “lấp đầy” diện tích của mình vì mục tiêu lợi
nhuận. Mục đích của các đơn vị này là thu được tiền thuê đất và các dịch vụ hỗ
trợ khác, họ không quan tâm nhiều đến việc các doanh nghiệp thuê đất để làm
gì? Hiệu quả bao nhiêu? Điều quan trọng đối với họ sẽ thu được bao nhiêu tiền.
− Do cơ chế điều phối kinh tế của các địa phương. Mặc dù đều nằm trong Vùng
KTTĐ đã được quy hoạch song mỗi địa phương là một chủ thể kinh tế độc lập,
không có cơ cấu điều hành nào cho vùng vì vậy sẽ chẳng ai nghe ai, chẳng ai
quan tâm đến ai khi hoạch định các chính sách phát triển kinh tế của mình.
Chính phủ có chính sách phát triển vùng nhưng lại chẳng có cơ chế để điều phối
và quản lý nên chính sách thường chỉ nằm trên giấy, không có nhiều giá trị trong
thực hiện.
− Việc tạo ra sự “vượt trội” so với các địa phương khác đang được xem là tiêu chí
quan trọng để đánh giá “năng lực” lãnh đạo. Vì vậy, điều quan tâm của lãnh đạo
địa phương là tìm mọi cách để lôi kéo được nhiều dự án đầu tư về địa phương
mình, bất kể hiệu quả cũng như hậu quả lâu dài. Ví dụ, việc đồng ý cho tập đoàn
công nghiệp thép Posco xây dựng nhà máy luyện thép lớn nhất Việt Nam ở vịnh
Vân Phong có thể mang lại lợi ích nhất thời cho tỉnh Khánh Hòa, những hậu quả
lâu dài về môi trường đối với vịnh biển này chắc chắn là rất lớn nhưng chưa
được tính toán cụ thể.
− Do bản tính cục bộ, địa phương của người miền Trung rất mạnh nên động cơ
phải cạnh tranh để vượt trội đã phần nào làm cản trở tư duy hợp tác, liên kết với
các địa phương khác trong khu vực.
4. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương vùng KTTĐMT
trong việc hoạch định chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế
4.1. Đổi mới công tác quy hoạch các khu công nghiệp
Để tránh tình trạng các địa phương chạy theo lợi ích cục bộ địa phương làm tổn
hại tới lợi ích chung của vùng, của cả nước. Trong thời gian đến công tác quy hoạch
phát triển các KCN cần đổi mới theo hướng sau đây:
− Chính phủ cần thống nhất quy hoạch phát triển KCN chung cho cả nước chứ
không riêng quy hoạch cho vùng hay khu vực. Các tỉnh, thành phố sẽ không tiến
hành quy hoạch tổng thể mà chỉ tiến hành quy hoạch phát triển trên cơ sở quy
hoạch tổng thể cả nước đã được công bố. Việc triển khai thực hiện quy hoạch
phát triển khu công nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp với
quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
107
− Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ
để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều
chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương.
− Xây dựng các tiêu chí thành lập khu công nghiệp trên cơ sở xem xét toàn diện
điều kiện thực tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân
cư, lao động, đất đai, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư...
− Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn cả nước ,
xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp
để chuyển đổi thành đất khu công nghiệp hợp lý, đảm bảo cân đối giữa các
ngành kinh tế trên địa bàn.
− Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN, cần phải xác định chi tiết cơ cấu công
nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn lực tại chỗ của từng vùng, địa phương như
vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, điện năng... từ
đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Ưu tiên phát
triển khu công nghiệp ở những địa phương có thế mạnh ở một số ngành công
nghiệp và phân chia một cách hợp lý mục tiêu thu hút đầu tư giữa các địa
phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.
− Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các khu công nghiệp đã được thành lập.
Đối với các khu công nghiệp triển khai thuận lợi và khu vực còn quỹ đất để phát
triển, thì có thể xem xét việc mở rộng khu công nghiệp. Đối với các khu công
nghiệp gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các
vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu khu công nghiệp không có triển vọng, cần
kiên quyết xem xét việc rút giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc
chuyển đổi mục đích sử dụng.
4.2. Thống nhất các chính sách thu hút đầu tư cho toàn vùng
Để tránh tình trạng các địa phương ban hành chính sách thu hút đầu tư tràn lan
như hiện nay, trong thời gian đến Chính phủ cần nhanh chóng triển khai các biện pháp
sau đây: