Báo cáo Luận văn Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành in thuộc hệ thống các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàotạo ra các ấn phẩm phục vụ cho nhu cầu thông tin kinh tế, văn hoá,xã hội trong đờisống kinh tế hiện nay. Sản phẩm của ngành in rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại ấn phẩm báo chí, tranh ảnh, bao bì, nhãn mác hàng hóa, thiệp mừng, được in trên giấy hoặc các chất liệu khác nhau. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu xã hội đối với chất lượng in ấn, công tác in ấn đòi hỏi phải có quy trình công nghệ hiện đại, trang thiết bị nhiều máy móc kỹ thuật và phương tiện phục vụ sản xuất. Đóng vai trò đầu tàu của toàn ngành,ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển đáng kể, luôn dẫn đầu trong việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới, chiếm gần ½ sản lượng của toàn ngành. Theo số liệu đăng ký chính thức tại Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, chỉ riêng máy in offset được cấp giấy chứng nhận và biển số kiểm soát cho đến nay đã là 957 máy. Năng lực thiết kế của ngành in thành phố ước khoảng 271 tỉ trang in 13 x 19 cm và năng lực thực tế khoảng 135 tỉ trang in. Hoạt động của ngành in TPHCM góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hoá xã hội nói chung. Thực tế quản lý doanh nghiệp ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây cho thấy nổi lên hiện tượng một số doanh nghiệp lớn bị phá sản, mất khả năng chi trả dẫn đến giựt nợ ngân hàng và giựt nợ lẫn nhau hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Hàng loạt các xínghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn đến thanh lý phá sản. Đó là hệ quả tất yếu của sự quản lý chủ quan và yếu kém nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, mà chủ yếu là công tác quản trị tài chính kế toán nội bộ tại doanh nghiệp bị buông lõng và xem nhẹ. Sự nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn nhiều hạn chế. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là lợi nhuận. Để đạt được điều này đòi hỏi quá trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, kịp thời đáng tin cậy để giúp những nhà quản trị ra được những quyết định đúng đắn. Hệ thống thông tin được đề cập ở đây ngoài kế toán tài chính không thể thiếu được kế toán quản trị. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai,đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với cácnhà quản trị – bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cố gắng đảm bảo cho doanh nghiệp - 6 - tồn tại và không ngừng phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều kiện kinh doanhtheo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của nó không khác gì hơn là lợi nhuận. Dĩ nhiên, lợi nhuậnđạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sách lược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợinhuận không phải là giống nhau. Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính sáng sủa phải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trong quá trình hoạt động kinhdoanh không có những rủiro khách quan bất ngờ và đáng kể. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trong công tác chỉ đạomọi mặt của doanh nghiệp. Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cần phải hiểu biết, nắm bắt được công tác tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định và kiểm soát mọi thứ trong doanh nghiệp hầu chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tài chính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích, đánh giá và đề ra những dự án cho tương lai. Tómlại, ở mọi lĩnh vực trong hệ thống kinh tế, cácthông tin có liên quan đến quyết định cần phải được lựa chọn, phân tích, ghi chép và sử dụng trước khisự xét đoán được hình thành và quyết đoán được đưa ra. Kế toán quản trị là nguồn cung cấp tốt nhất những thông tin cần thiết này. Trong xu thế toàn cầu hóavề kinh tế đang diễn ramạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia là hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tạo dựng và củng cố vị trí kinh tế của mình trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Đảng và Nhànước ta đã và đang dốc hếtmọi nỗ lực để vực dậy nền kinh tế nước nhà. Chúng ta đã tham gia vào tổ chức khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Chính phủ cũng đang từng bước cố gắng thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến sự phát triểncủa doanh nghiệp nhưng vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được mình trên thương trường. Sự cạnh tranh tất yếu của sản phẩm bán ra, việc kiểm tra trên quy mô riêng: giờ công lao động, chi phí một sản phẩm, mứclợi nhuận thu được trên một sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm bánra, đã là một yếu tố cần thiết ngày càng lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp.Như vậy, với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạtđộng kinh tế tài chính xí nghiệp, kế - 7 - toán quản trị đã và đang là công cụ thực sự quan trọng,một cần thiết khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế nếu được vận dụng và phát huy tối đa trong môi trường quản lý của mọi doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, việc “xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng

pdf102 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Luận văn Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục sơ đồ Mở đầu Trang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ NGÀNH IN --------------------------------------------------------- - 1 - 1.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ--------------------------------------------------------- - 9 - 1.1.1 Kế toán quản trị với hoạt động quản lý doanh nghiệp---------------- - 9 - 1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị------------------------------------------- - 9 - 1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị đối với hoạt động kinh doanh [17, 42] - 11 - 1.2 BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ: ------------------------------------------ 13 - 1.2.1 Đối tượng sử dụng báo cáo kế toán quản trị và nhu cầu thông tin của họ: ---------------------------------------------------------------------------------- 13 - 1.2.2. Mục đích của báo cáo kế toán quản trị:-------------------------------- 15 - 1.2.3. Yêu cầu đối với các báo cáo kế toán quản trị:------------------------ 16 - 1.3 VÀI NÉT VỀ NGÀNH IN ---------------------------------------------------- 17 - 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành in trên thế giới -------------- 17 - 1.3.1.1 Giai đoạn trước 1440 ------------------------------------------------- 18 - - 2 - 1.3.1.2 Giai đoạn 1440-1850-------------------------------------------------- 19 - 1.3.1.3 Giai đoạn 1850-1900-------------------------------------------------- 19 - 1.3.2 Lịch sử phát triển ngành in Việt Nam----------------------------------- 20 - 1.3.3 Qui trình công nghệ ngành in -------------------------------------------- 26 - 1.3.3.1 Công đoạn 1: Sắp chữ và chế bản ---------------------------------- 26 - 1.3.3.2 Công đoạn 2: in------------------------------------------------------- 26 - 1.3.3.3 Công đoạn 3: bế, xén và đóng thành phẩm.------------------------ 27 - CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ----------------------------------------------------------------------------------- 28 - 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM --------- 28 - 2.1.1. Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. (Trước tháng 12/1986)------------------------------------ 28 - 2.1.2. Giai đoạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế - cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.(Từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991).---------------------------------------------- 35 - 2.1.3. Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.(Từ tháng 6/1991 đến nay) - 40 - 2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY----------------------------------------------------------------------------------- 47 - 2.2.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành in thành phố hồ chí minh - 47 - 2.2.1.1 Thời kỳ trước giải phóng --------------------------------------------- 47 - - 3 - 2.2.1.2 Thời kỳ từ năm 1975-1985-------------------------------------------- 50 - 2.2.1.3 Từ năm 1986 đến nay ------------------------------------------------- 52 - 2.2.2 Khảo sát tình hình tổ chức công tác kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. -------------------------------- 60 - 2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc ngành in tại TPHCM-------------------------------- 67 - CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ------------------------------------------------------ 73 - 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG ------------------------------------------------------------- 73 - 3.1.1 Các báo cáo phục vụ cho chức năng lập kế hoạch in ----------------- 74 - 3.1.1.1 Dự toán số lượng trang in (13 x 19 cm) tiêu thụ ------------------- 74 - 3.1.1.2 Dự toán chi phí trực tiếp --------------------------------------------- 74 - 3.1.1.3 Dự toán chi phí gián tiếp --------------------------------------------- 74 - 3.1.2 Các báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá kết quả của nhà quản trị ngành in------------------------------------------------------------------ 75 - 3.1.2.1 Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố-------------------------------- 75 - 3.1.2.2 Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp------------------------------------------- 75 - 3.1.2.3 Báo cáo tình hình thực hiện định mức biến phí sản xuất chung:- 76 - 3.1.2.4 Báo cáo tình hình thực hiện định mức định phí sản xuất chung:- 76 - 3.1.2.5 Báo cáo giá thành sản phẩm----------------------------------------- 77 - 3.1.2.6 Báo cáo bộ phận:------------------------------------------------------ 77 - 3.1.2.7 Báo cáo trung tâm trách nhiệm-------------------------------------- 78 - 3.1.3 Báo cáo phản ánh các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định -- 79 - - 4 - 3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỤ THỂ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. -------------------------------------------------------------------------- 80 - 3.2.1 Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ chức năng lập kế hoạch ------- 80 - 3.2.2 Các báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá kết quả của nhà quản trị ----------------------------------------------------------------------------- 81 - 3.2.2.1 Các báo cáo về chi phí và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí-------------------------------------------------------------------------------- 81 - 3.2.2.2 Các báo cáo về giá thành sản phẩm -------------------------------- 84 - 3.2.2.3 Các báo cáo kế toán trung tâm trách nhiệm ----------------------- 87 - 3.2.3 Các báo cáo chứng minh cho việc ra quyết định ---------------------- 89 - 3.2.3.1 Các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn----------------------------------------------------------- 89 - 3.2.3.2 Các bảng tính toán, phân tích và xếp hạng dự án đầu tư--------- 90 - Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục - 5 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành in thuộc hệ thống các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho nhu cầu thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội trong đời sống kinh tế hiện nay. Sản phẩm của ngành in rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại ấn phẩm báo chí, tranh ảnh, bao bì, nhãn mác hàng hóa, thiệp mừng,… được in trên giấy hoặc các chất liệu khác nhau. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu xã hội đối với chất lượng in ấn, công tác in ấn đòi hỏi phải có quy trình công nghệ hiện đại, trang thiết bị nhiều máy móc kỹ thuật và phương tiện phục vụ sản xuất. Đóng vai trò đầu tàu của toàn ngành, ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển đáng kể, luôn dẫn đầu trong việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới, chiếm gần ½ sản lượng của toàn ngành.. Theo số liệu đăng ký chính thức tại Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, chỉ riêng máy in offset được cấp giấy chứng nhận và biển số kiểm soát cho đến nay đã là 957 máy. Năng lực thiết kế của ngành in thành phố ước khoảng 271 tỉ trang in 13 x 19 cm và năng lực thực tế khoảng 135 tỉ trang in. Hoạt động của ngành in TPHCM góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển văn hoá xã hội nói chung. Thực tế quản lý doanh nghiệp ngành in của Thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây cho thấy nổi lên hiện tượng một số doanh nghiệp lớn bị phá sản, mất khả năng chi trả dẫn đến giựt nợ ngân hàng và giựt nợ lẫn nhau hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ dẫn đến thanh lý phá sản. Đó là hệ quả tất yếu của sự quản lý chủ quan và yếu kém nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, mà chủ yếu là công tác quản trị tài chính kế toán nội bộ tại doanh nghiệp bị buông lõng và xem nhẹ. Sự nhận thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn nhiều hạn chế. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là lợi nhuận. Để đạt được điều này đòi hỏi quá trình tổ chức quản lý của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, kịp thời đáng tin cậy để giúp những nhà quản trị ra được những quyết định đúng đắn. Hệ thống thông tin được đề cập ở đây ngoài kế toán tài chính không thể thiếu được kế toán quản trị. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai, đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với các nhà quản trị – bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cố gắng đảm bảo cho doanh nghiệp - 6 - tồn tại và không ngừng phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của nó không khác gì hơn là lợi nhuận. Dĩ nhiên, lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sách lược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợi nhuận không phải là giống nhau. Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính sáng sủa phải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh không có những rủi ro khách quan bất ngờ và đáng kể. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trong công tác chỉ đạo mọi mặt của doanh nghiệp. Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cần phải hiểu biết, nắm bắt được công tác tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định và kiểm soát mọi thứ trong doanh nghiệp hầu chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tài chính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích, đánh giá và đề ra những dự án cho tương lai. Tóm lại, ở mọi lĩnh vực trong hệ thống kinh tế, các thông tin có liên quan đến quyết định cần phải được lựa chọn, phân tích, ghi chép và sử dụng trước khi sự xét đoán được hình thành và quyết đoán được đưa ra. Kế toán quản trị là nguồn cung cấp tốt nhất những thông tin cần thiết này. Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới hiện nay, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia là hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tạo dựng và củng cố vị trí kinh tế của mình trên trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dốc hết mọi nỗ lực để vực dậy nền kinh tế nước nhà. Chúng ta đã tham gia vào tổ chức khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Chính phủ cũng đang từng bước cố gắng thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được mình trên thương trường. Sự cạnh tranh tất yếu của sản phẩm bán ra, việc kiểm tra trên quy mô riêng: giờ công lao động, chi phí một sản phẩm, mức lợi nhuận thu được trên một sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm bán ra,…đã là một yếu tố cần thiết ngày càng lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp. Như vậy, với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính xí nghiệp, kế - 7 - toán quản trị đã và đang là công cụ thực sự quan trọng, một cần thiết khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế nếu được vận dụng và phát huy tối đa trong môi trường quản lý của mọi doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, việc “xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của báo cáo kế toán quản trị nhằm mục đích làm rõ vai trò, công dụng của thông tin từ các báo cáo kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp trong cơ chế quản lý mới. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Khảo sát tình hình thực tế về công tác xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu các chủ trương, chính sách chế độ và các tài liệu trong nước có liên quan đến kế toán quản trị của kế toán Việt Nam. - Nghiên cứu các báo cáo kế toán quản trị thông qua một số tài liệu về kế toán quản trị trong nước và nước ngoài nhằm chọn lọc và xây dựng các báo cáo cụ thể cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, toán kinh tế để phân tích, chứng minh và giải quyết vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của báo cáo kế toán quản trị Việt Nam kết hợp phân tích thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra những điểm nổi bật về thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng hệ thống các báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn: Luân văn bao gồm - 8 - Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị, báo cáo kế toán quản trị và ngành in chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh chương 3: Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp thuộc ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết luận Phụ lục - 9 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ NGÀNH IN 1.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1 Kế toán quản trị với hoạt động quản lý doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên Hoa kỳ thì kế toán quản trị là [51, 261]: “Quy trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích và lập báo biểu, giải trình và truyền đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản đó”. Theo cuốn từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ thì kế toán quản trị được định nghĩa như sau: [31, 98]: “ Kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ những nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính, đặc biệt là trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành”. Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán quốc gia (Mỹ) – National Association of Accountants (NAA) – văn kiện số 1A tháng 3/1981, thì “Kế toán quản trị là quá tình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát , điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý các thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.”[14,21] - 10 - Theo Giáo sư Tiến sĩ RONALD.HILTON trường Đại học CORNELL Hoa Kỳ: “Kế toán là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà các nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức’. [53,3] Theo các Giáo sư Tiến sĩ SACK L.SMITH, ROBET M.KEITS, WILLIAM L.STEPHENS trường Đại học SOUTH FLORIDA HOA KỲ: Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”. [18,11] Hiện nay giữa các nước, hai lĩnh vực Kế toán tài chính và Kế toán quản trị có những cách gọi khác nhau, phổ biến theo cách gọi của tiếng Anh. Kế toán tài chính “Financial Accounting” và Kế toán quản trị “Management Accounting”. Trong khi đó nhiều nước Châu âu như Pháp, Bồ Đào Nha thì kế toán tài chính gọi là Kế toán tổng quát “Compatabilité General” và Kế toán quản trị là Kế toán phân tích “Comptabilité Analitique”, hoặc kế toán quản lý “Comptabilité des Gestion”. Qua đây để khẳng định kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và Kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết như nhiều người đã quan niệm. Như vậy, có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về kế toán quản trị, nhưng đứng trên góc độ tiếp cận về sử dụng thông tin của kế toán cho hoạt động quản trị, thì định nghĩa về kế toán quản trị có thể được thể hiện như sau: “Kế toán quản trị là hệ thống ghi chép, đo lường, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho các cấp độ quản trị trong một doanh nghiệp để đánh giá và ra quyết định kinh doanh”. - 11 - Kế toán quản trị cũng như kế toán tài chính trước hết phải nhận diện được các loại tài sản tham gia hoạt động kinh doanh và xác định nguồn tài trợ để trang bị các loại tài sả
Tài liệu liên quan